Nghị định 148/2017/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
Số hiệu: | 148/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 25/12/2017 |
Ngày công báo: | 03/01/2018 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 148/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2017 |
VỀ ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và Nghị định số 147/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2013/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành và thay thế Nghị định số 57/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 148/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ)
1. Trong Điều lệ này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a) “Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước” (sau đây gọi tắt là SCIC) là doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; được Nhà nước đầu tư vốn điều lệ và giao quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chuyển giao;
b) “Đơn vị thuộc SCIC” là các đơn vị hạch toán phụ thuộc nằm trong cơ cấu tổ chức của SCIC;
c) “Công ty con của SCIC” là công ty do SCIC thành lập và nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (không bao gồm các doanh nghiệp tiếp nhận theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC);
d) “Công ty liên kết của SCIC” là công ty có vốn góp của SCIC ngoài các công ty nêu tại điểm c khoản 1 Điều này (bao gồm cả các doanh nghiệp tiếp nhận);
đ) “Người đại diện phần vốn của SCIC tại doanh nghiệp khác” là người được SCIC cử, ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của SCIC đối với một phần hoặc toàn bộ phần vốn của SCIC tại doanh nghiệp khác, bao gồm cả người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử làm đại diện và được SCIC kế thừa, ủy quyền tiếp tục làm người đại diện khi tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Người đại diện).
2. Các từ ngữ khác trong Điều lệ này đã được giải nghĩa trong Bộ luật Dân sự, Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác thì có nghĩa như trong các văn bản pháp luật đó. Danh từ “pháp luật” được hiểu là pháp luật Việt Nam.
1. Tên Công ty:
a) Tên tiếng Việt: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;
b) Tên Tiếng Anh: State Capital Investment Corporation;
c) Tên viết tắt: SCIC.
2. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Trụ sở công ty:
a) SCIC có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội, các chi nhánh, công ty, văn phòng đại diện, đơn vị hạch toán độc lập và phụ thuộc ở trong và ngoài nước;
b) Trụ sở chính: Tầng 23, Tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam;
c) Website: http://www.scic.vn;
d) Điện thoại: 84-4-38240703; Fax 84-4-62780136.
4. Biểu tượng (logo):
Biểu tượng (logo) của SCIC là màu nâu đỏ, vàng nhạt, xám được đăng ký theo Giấy chứng nhận đăng ký số 116473 do Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp theo Quyết định số 26963/QĐ-SHTT ngày 18 tháng 12 năm 2008.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thay đổi tên, trụ sở của SCIC theo quy định của pháp luật.
1. SCIC tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp và theo Điều lệ này.
2. SCIC có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng riêng và được mở tài khoản tiền Đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Quy định về con dấu và sử dụng con dấu:
a) SCIC có 01 con dấu, Hội đồng thành viên quyết định về hình thức, nội dung con dấu của SCIC;
b) Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc SCIC quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. SCIC có các chi nhánh, công ty, văn phòng đại diện trong và ngoài nước.
1. Mục tiêu hoạt động:
a) Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại SCIC và vốn của SCIC đầu tư tại doanh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ khác do đại diện chủ sở hữu nhà nước giao;
b) Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
2. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư theo nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
- Tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;
- Tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, bán vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp đã tiếp nhận theo quy định hiện hành.
b) Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Đầu tư và kinh doanh vốn vào ngành, lĩnh vực, dự án đem lại hiệu quả kinh tế theo quy định của pháp luật;
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn: Đầu tư, tài chính; chuyển đổi, quản trị, mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật;
- Các ngành, nghề khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
3. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này, Hội đồng thành viên SCIC quyết định ban hành, sửa đổi phụ biểu ngành đăng ký kinh doanh khớp theo mã ngành kinh tế Việt Nam sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính để thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với SCIC.
2. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Bộ Tài chính.
3. Bộ Tài chính thực hiện quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
4. Hội đồng thành viên của SCIC là đại diện trực tiếp của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại SCIC, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp và phần vốn góp do SCIC tiếp nhận và đầu tư.
Người đại diện theo pháp luật của SCIC là Tổng giám đốc SCIC.
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong SCIC hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Các tổ chức chính trị - xã hội trong SCIC hoạt động theo Hiến pháp và Điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội đó phù hợp với quy định của pháp luật.
3. SCIC tạo điều kiện và có trách nhiệm hỗ trợ để tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong SCIC hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ của các tổ chức đó.
1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; góp vốn vào doanh nghiệp khác.
2. Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ.
3. Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ.
4. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của SCIC; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng SCIC.
5. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển.
6. Phê duyệt chủ trương đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, huy động vốn, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của SCIC theo thẩm quyền.
7. Quy định chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm.
8. Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; quyết định mức lương đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc SCIC, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng SCIC.
9. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.
10. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của SCIC; đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng SCIC.
11. Các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Đầu tư đủ vốn điều lệ cho SCIC theo quy định của pháp luật.
2. Tuân thủ Điều lệ SCIC.
3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của SCIC trong phạm vi số vốn điều lệ của SCIC; xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu nhà nước và tài sản của SCIC.
4. Tuân thủ pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, huy động vốn, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của SCIC.
5. Bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của SCIC.
6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ của SCIC theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Ban hành, sửa đổi và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định:
a) Tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại SCIC;
b) Vốn điều lệ của SCIC khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động;
c) Chủ trương đầu tư đối với các dự án do SCIC thực hiện đầu tư nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 31 Luật đầu tư;
d) Chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án do SCIC thực hiện đầu tư nêu tại khoản 2 Điều 54 Luật đầu tư; phê duyệt dự án góp vốn liên doanh của SCIC với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
đ) Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc SCIC theo đề nghị của Bộ Tài chính, thẩm định của Bộ Nội vụ và ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ.
e) Quy hoạch, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC theo đề nghị của Bộ Tài chính, thẩm định của Bộ Nội vụ.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
a) Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm; Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu SCIC;
b) Chủ trương thành lập, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại công ty con do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của SCIC.
3. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của Chính phủ.
Bộ Tài chính là cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên SCIC, có các quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Trình Chính phủ ban hành:
a) Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ của SCIC theo đề nghị của Hội đồng thành viên SCIC;
b) Sửa đổi và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC theo đề nghị của Hội đồng thành viên SCIC.
2. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định:
a) Tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại SCIC;
b) Mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của SCIC;
c) Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên sau khi được Bộ Nội vụ thẩm định;
d) Bổ nhiệm Tổng Giám đốc SCIC sau khi được Bộ Nội vụ thẩm định.
3. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
a) Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới SCIC;
b) Chủ trương thành lập, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại công ty con do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của SCIC.
4. Quyết định các nội dung sau:
a) Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội đồng thành viên (trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên), Kiểm soát viên SCIC và trả lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác cho chức danh Kiểm soát viên;
b) Tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên; quỹ tiền lương, thù lao hằng năm của người quản lý doanh nghiệp và Kiểm soát viên SCIC;
c) Ban hành Quy chế quản lý tài chính của SCIC.
5. Phê duyệt chủ trương:
a) Thay đổi tỷ lệ sở hữu của SCIC tại các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước phải giữ cổ phần chi phối (ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC), việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;
b) Huy động vốn, đầu tư đối với từng dự án do SCIC thực hiện đầu tư (trừ các dự án nêu tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 12 Điều lệ này) với quy mô vốn đầu tư trên 25% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm phê duyệt chủ trương huy động vốn, đầu tư dự án hoặc trên mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công;
c) Mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị trên 25% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định mua, bán tài sản cố định, đầu tư hoặc lớn hơn mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công; dự án đầu tư ra nước ngoài theo thẩm quyền và dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
6. Có ý kiến bằng văn bản để Hội đồng thành viên SCIC:
a) Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của SCIC;
b) Quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Tổng Giám đốc SCIC.
7. Thực hiện giám sát, kiểm tra và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, sử dụng lao động; chế độ tiền lương, tiền thưởng của SCIC; có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại SCIC.
8. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của SCIC; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên.
9. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Có ý kiến về mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản SCIC; đề án thành lập công ty con do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ; chiến lược kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm của SCIC; đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới SCIC; việc điều chỉnh vốn điều lệ của SCIC trong quá trình hoạt động;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của SCIC;
c) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của đại diện chủ sở hữu và Điều lệ này.
2. Bộ Nội vụ:
a) Thẩm định việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC theo đề nghị của Bộ Tài chính;
b) Thẩm định việc bổ nhiệm đối với Tổng Giám đốc SCIC theo đề nghị của Bộ Tài chính;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện giám sát, kiểm tra việc chấp hành quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ tại SCIC;
d) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của đại diện chủ sở hữu và Điều lệ này.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hàng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng, thù lao của SCIC;
b) Có ý kiến tham gia để Bộ Tài chính quyết định phê duyệt quỹ lương, thù lao, tiền thưởng hàng năm của người quản lý SCIC;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý phù hợp với tính chất đặc thù của SCIC;
d) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của đại diện chủ sở hữu và Điều lệ này.
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp.
2. Được đào tạo một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh được đào tạo.
3. Không phải là người lao động của SCIC.
4. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:
a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của SCIC;
b) Thành viên Hội đồng thành viên SCIC;
c) Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của SCIC;
d) Kiểm soát viên khác của SCIC.
5. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác.
6. Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.
7. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan và Điều lệ này.
1. Ban Kiểm soát SCIC có 03 Kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm với nhiệm kỳ là 03 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên tại SCIC không quá 02 nhiệm kỳ. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và đánh giá hoạt động của Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên tại SCIC trên cơ sở đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát.
3. Trưởng Ban kiểm soát làm việc chuyên trách tại SCIC, các thành viên khác có thể tham gia Ban kiểm soát của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính.
4. Trưởng Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằng năm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng thành viên.
5. Kiểm soát viên độc lập và chủ động thực hiện các nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện các nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết.
6. Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát.
7. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo Bộ Tài chính.
1. Nhiệm vụ của Ban Kiểm soát.
a) Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, thực hiện các mục tiêu chiến lược và mục tiêu kế hoạch của SCIC;
b) Giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc SCIC;
c) Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc SCIC trong tổ chức thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu, trong quản lý, điều hành công việc kinh doanh của SCIC;
d) Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị nội bộ khác của SCIC;
đ) Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;
e) Giám sát các giao dịch của SCIC với các bên có liên quan;
g) Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn, giao dịch mua, bán và giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn hoặc giao dịch kinh doanh bất thường của SCIC;
h) Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung quy định tại các điểm a, b, d, c, đ, e và g khoản này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên;
i) Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình đại diện chủ sở hữu SCIC hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình đại diện chủ sở hữu SCIC báo cáo thẩm định;
k) Kiến nghị đại diện chủ sở hữu SCIC các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của SCIC;
l) Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính, phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ này.
2. Quyền hạn của Ban Kiểm soát và Kiểm soát viên
a) Tham gia các cuộc họp giao ban tại SCIC, họp Hội đồng thành viên, họp Ban Tổng Giám đốc, họp chuyên đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên tại SCIC, các cuộc tham vấn và trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; có quyền chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc về các kế hoạch, dự án hay chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý điều hành SCIC. Khi tham dự các cuộc họp, Kiểm soát viên có quyền phát biểu nhưng không có quyền biểu quyết trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 40 Điều lệ này;
b) Được cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, báo cáo về các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc có liên quan đến việc điều hành hoạt động kinh doanh của SCIC;
c) Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và bất kỳ hồ sơ, tài liệu khác của SCIC tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của SCIC để nghiên cứu, xem xét thực hiện nhiệm vụ theo quy định; kiểm tra công việc quản lý điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Trong trường hợp cần thiết phải xem xét hồ sơ, tài liệu của doanh nghiệp mà SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp khác có vốn góp của SCIC thì Kiểm soát viên phối hợp với Người đại diện phần vốn nhà nước của SCIC tại các doanh nghiệp này sau khi được sự chấp thuận của SCIC;
d) Xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của SCIC, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ của SCIC;
đ) Yêu cầu thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và những người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin về bất cứ việc gì trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của SCIC;
e) Yêu cầu Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng về kết quả kinh doanh của công ty con, công ty liên kết khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ này;
g) Trường hợp phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc và những người quản lý khác làm trái các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ hoặc có nguy cơ làm trái các quy định đó; hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, làm trái các quy định về quản lý kinh tế, trái quy định Điều lệ này hoặc các quy chế quản trị nội bộ của SCIC phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện chủ sở hữu SCIC, các thành viên khác của Ban kiểm soát và cá nhân có liên quan;
h) Đề nghị Bộ Tài chính thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao;
i) Được sử dụng con dấu của SCIC cho các văn bản, hồ sơ, tài liệu thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm soát viên; SCIC phối hợp với Kiểm soát viên xây dựng quy chế sử dụng con dấu bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật;
k) Được đào tạo nghiệp vụ kiểm soát do cơ quan quản lý nhà nước tổ chức và các hội thảo, đào tạo liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của Kiểm soát viên do SCIC tổ chức;
l) Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ SCIC, quyết định của đại diện chủ sở hữu và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này.
2. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của SCIC và đại diện chủ sở hữu SCIC.
3. Trung thành với lợi ích của SCIC và đại diện chủ sở hữu SCIC. Quản lý và bảo mật thông tin theo quy định của đại diện chủ sở hữu và quy định của SCIC. Không lợi dụng quyền hạn được giao để gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của SCIC. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của SCIC. Không lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của SCIC để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật liên quan và Điều lệ này.
5. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà gây thiệt hại cho SCIC thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và thiệt hại còn có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
6. Mọi thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên trực tiếp hoặc gián tiếp có được do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này đều phải trả lại cho SCIC.
7. Trường hợp phát hiện có Kiểm soát viên vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì thành viên khác của Ban kiểm soát có nghĩa vụ báo cáo bằng văn bản đến Bộ Tài chính yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
1. Kiểm soát viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 16 của Điều lệ này;
b) Có đơn xin từ chức và được Bộ Tài chính chấp thuận;
c) Được Bộ Tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền khác điều động, phân công thực hiện nhiệm vụ khác;
d) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ này và pháp luật có liên quan.
2. Kiểm soát viên bị cách chức trong các trường hợp sau đây:
a) Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công;
b) Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 03 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên quy định tại Điều lệ này;
d) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ này và pháp luật có liên quan.
1. Tiền lương, thù lao, lợi ích khác của Kiểm soát viên:
a) Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao tiền thưởng trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của SCIC;
b) Bộ Tài chính quyết định mức và chi trả tiền lương, thù lao tiền thưởng của Kiểm soát viên căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quy định của pháp luật;
c) Chế độ chi trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành;
d) Chi phí hoạt động của Kiểm soát viên được tính vào chi phí quản lý của SCIC theo quy định của pháp luật;
đ) Kiểm soát viên chuyên trách được hưởng chế độ ưu đãi, phúc lợi và tham gia các hoạt động của SCIC như cán bộ, nhân viên khác tại SCIC.
2. Mối quan hệ giữa Kiểm soát viên với đại diện chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc SCIC và giữa các Kiểm soát viên theo quy định của pháp luật hiện hành và Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên.
1. Lựa chọn và quyết định lĩnh vực, hình thức đầu tư và kinh doanh vốn theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm hiệu quả, có khả năng sinh lời và phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn có mục tiêu chính trị - xã hội do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, SCIC phải tổ chức theo dõi để xác định rõ kết quả việc thực hiện những nhiệm vụ này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý.
2. Góp vốn, tài sản với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để liên doanh, liên kết bằng các hình thức: Mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác, đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh; các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Được quyền chủ động quyết định đầu tư thêm vốn, bán vốn tại các doanh nghiệp nhận chuyển giao từ các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ này; chủ động lựa chọn các hình thức bán vốn mà SCIC đã tiếp nhận hoặc đầu tư tại các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Điều lệ này; được thỏa thuận mua lại cổ phần, vốn góp đã bán cho nhà đầu tư để đảm bảo các quyền và lợi ích của Nhà nước.
4. Nhận ủy thác các nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.
5. Được thành lập, tham gia góp vốn thành lập công ty con, công ty liên kết (bao gồm cả các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư) theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
6. Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương.
7. Thực hiện các quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ; quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn SCIC đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (bao gồm cả phần vốn SCIC tiếp nhận) theo quy định của pháp luật.
8. Cử, ủy quyền và đánh giá hoạt động của Người đại diện; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định mức thù lao, thưởng và các lợi ích khác của Người đại diện tại các doanh nghiệp được giao quản lý. Giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định những nội dung theo quy định của pháp luật, quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Điều lệ này. Tham gia lựa chọn Người đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao vốn về SCIC.
9. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư và vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được giao quản lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
2. Báo cáo Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước được giao quản lý.
3. Báo cáo Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm.
4. Thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ; nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn SCIC đầu tư vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (bao gồm cả phần vốn SCIC tiếp nhận) theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC.
5. Thực hiện công bố, công khai thông tin theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của SCIC gồm có:
1. Hội đồng thành viên.
2. Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc của Tổng Giám đốc.
3. Kiểm soát viên.
1. Hội đồng thành viên là đại diện trực tiếp của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại SCIC, quyết định các vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của SCIC theo phân cấp quy định tại Điều lệ này trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp quản lý.
2. Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và trước pháp luật về mọi hoạt động và sự phát triển của SCIC.
Hội đồng thành viên của SCIC có không quá 07 thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên và thành viên của Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách. Tổng Giám đốc là thành viên Hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ.
1. Đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại SCIC.
2. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của SCIC sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi quyết định đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, giám sát.
3. Quyết định thành lập, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại công ty con do SCIC năm giữ 100% vốn điều lệ; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của SCIC sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương.
4. Thực hiện Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu SCIC sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Quyết định việc thay đổi tỷ lệ sở hữu của SCIC tại các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước phải giữ cổ phần chi phối, việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương.
6. Đề nghị Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ:
a) Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC.
b) Bổ nhiệm Tổng Giám đốc SCIC.
7. Đề nghị Bộ Tài chính: Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với thành viên Hội đồng thành viên; ban hành Quy chế quản lý tài chính của SCIC.
8. Quyết định phương án huy động vốn, đầu tư từng dự án nêu tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 12 và điểm b khoản 5 Điều 13 sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương; Quyết định hoặc phân cấp cho Tổng Giám đốc quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư không quá 25% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn, quyết định đầu tư nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
9. Quyết định phương án mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nêu tại điểm c khoản 5 Điều 13 và dự án góp vốn liên doanh của SCIC với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương; Quyết định hoặc phân cấp cho Tổng Giám đốc quyết định việc mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp không quá 25% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định việc mua, bán tài sản cố định, đầu tư dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
10. Phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập, sử dụng các quỹ hằng năm của SCIC sau khi được Bộ Tài chính có ý kiến bằng văn bản.
11. Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Tổng Giám đốc SCIC sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
12. Quyết định lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với các chức danh do Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu đối với công ty con, công ty liên kết của SCIC theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
14. Cử Người đại diện phần vốn của SCIC tại doanh nghiệp khác; cho ý kiến bằng văn bản để Người đại diện phần vốn của SCIC tham gia biểu quyết các nội dung theo quy định của pháp luật.
15. Chấp thuận để Tổng Giám đốc ban hành các quy chế quản lý nội bộ của SCIC.
16. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của SCIC.
17. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành SCIC tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các quyết định của đại diện chủ sở hữu; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả; báo cáo kịp thời cho đại diện chủ sở hữu về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.
18. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của SCIC.
19. Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của SCIC.
20. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.
1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của SCIC.
3. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.
4. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng; Kiểm soát viên tại SCIC.
5. Không phải là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc không phải là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên.
6. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
7. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 12 của Điều lệ này. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoạt động theo chế độ chuyên trách và không kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của SCIC và các doanh nghiệp khác;
b) Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền hạn và nghĩa vụ sau đây:
- Thay mặt Hội đồng thành viên ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho SCIC;
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên SCIC hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên SCIC;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thành viên theo quy định tại Điều lệ này;
- Thay mặt Hội đồng thành viên ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
- Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; có quyền thay mặt Hội đồng thành viên đình chỉ các quyết định của Tổng Giám đốc trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
- Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một trong số các thành viên Hội đồng thành viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC khi Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC vắng mặt. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thành viên về các công việc được ủy quyền;
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các thành viên Hội đồng thành viên:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bổ nhiệm các thành viên Hội đồng thành viên, quy trình bổ nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật. Thành viên Hội đồng thành viên hoạt động theo chế độ chuyên trách.
b) Các thành viên Hội đồng thành viên có quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Tham dự họp thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
- Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép hoặc trích lục sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm, sổ biên bản họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ và tài liệu khác của SCIC;
- Thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm khác theo quyết định bổ nhiệm, Điều lệ này và pháp luật có liên quan.
1. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 28 của Điều lệ này;
b) Có đơn xin từ chức và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản (đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên) và Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản (đối với thành viên Hội đồng thành viên khác);
c) Có quyết định điều chuyển, bố trí công việc khác hoặc nghỉ hưu;
d) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
đ) Không đủ sức khỏe hoặc không còn uy tín để giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên;
e) Các trường hợp bị miễn nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên bị cách chức trong những trường hợp sau đây:
a) SCIC không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh trong 02 năm liên tục; không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân không được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính chấp thuận;
b) Bị truy tố và bị Tòa án tuyên là có tội;
c) Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của SCIC để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của SCIC.
3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm, cách chức, Hội đồng thành viên SCIC phải họp để kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định bổ nhiệm người thay thế thành viên Hội đồng thành viên SCIC hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ nhiệm người thay thế Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC.
1. Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ tập thể; họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc, quyền, nghĩa vụ của mình. Đối với những vấn đề không yêu cầu thảo luận thì Hội đồng thành viên có thể lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản theo quy định tại Điều lệ SCIC.
Hội đồng thành viên có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu SCIC hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên Hội đồng thành viên được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền có trách nhiệm chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu, triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên. Các thành viên Hội đồng thành viên có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương trình họp. Nội dung và các tài liệu cuộc họp phải gửi đến các thành viên Hội đồng thành viên và các đại biểu được mời dự họp (nếu có) trước ngày họp ít nhất 03 ngày làm việc. Riêng tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến việc kiến nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu sửa đổi, bổ sung Điều lệ SCIC, thông qua phương hướng phát triển, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổ chức lại hoặc giải thể SCIC phải được gửi đến các thành viên chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày họp.
3. Thông báo mời họp có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax hoặc các phương tiện điện tử khác và được gửi trực tiếp đến từng thành viên Hội đồng thành viên và đại biểu khác được mời dự họp. Nội dung thông báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình họp. Hình thức họp trực tuyến có thể được áp dụng khi cần thiết.
4. Cuộc họp lấy ý kiến các thành viên của Hội đồng thành viên hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng thành viên tham dự. Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên tham dự biểu quyết tán thành; trường hợp có số phiếu ngang nhau thì nội dung có phiếu tán thành của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền chủ trì cuộc họp là nội dung được thông qua. Thành viên Hội đồng thành viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình và kiến nghị lên cơ quan đại diện chủ sở hữu.
5. Trường hợp lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên bằng văn bản thì Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa tổng số thành viên tán thành.
Nghị quyết có thể được thông qua bằng cách sử dụng nhiều bản sao của cùng một văn bản lấy ý kiến thành viên Hội đồng thành viên nếu mỗi bản sao đó có ít nhất một chữ ký của thành viên Hội đồng thành viên.
6. Căn cứ vào nội dung và chương trình cuộc họp, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng thành viên có quyền hoặc có trách nhiệm mời đại diện có thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự và thảo luận các vấn đề cụ thể trong chương trình cuộc họp. Đại diện các cơ quan, tổ chức được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến nhưng không tham gia biểu quyết. Các ý kiến phát biểu của đại diện được mời dự họp được ghi đầy đủ vào biên bản của cuộc họp.
7. Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết, các quyết định được Hội đồng thành viên thông qua và kết luận của các cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản. Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của biên bản họp Hội đồng thành viên. Biên bản họp Hội đồng thành viên phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm, mục đích, chương trình họp; danh sách thành viên dự họp; vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận;
b) Số phiếu biểu quyết tán thành và không tán thành đối với trường hợp không áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng hoặc số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến đối với trường hợp có áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng;
c) Các quyết định được thông qua; họ, tên, chữ ký của thành viên dự họp.
8. Thành viên Hội đồng thành viên có quyền yêu cầu Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý, điều hành trong SCIC, công ty do SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn của SCIC tại các doanh nghiệp khác cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp theo quy chế thông tin do Hội đồng thành viên quy định hoặc theo nghị quyết của Hội đồng thành viên. Người được yêu cầu cung cấp thông tin phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đồng thành viên, trừ trường hợp Hội đồng thành viên có quyết định khác.
9. Hội đồng thành viên sử dụng bộ máy điều hành, bộ phận giúp việc (nếu có) và con dấu của SCIC để thực hiện nhiệm vụ của mình.
10. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thành viên tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia tư vấn trong nước và ngoài nước trước khi quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của SCIC.
11. Nghị quyết của Hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực ghi trong nghị quyết đó, trừ các trường hợp phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu của SCIC chấp thuận.
Chi phí hoạt động của Hội đồng thành viên, các chuyên gia, cố vấn cho Hội đồng thành viên được tính vào chi phí quản lý của SCIC. Tổng Giám đốc SCIC bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thành viên.
1. Các thành viên Hội đồng thành viên không giữ các chức vụ quản lý, điều hành tại các công ty con của SCIC.
2. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng; Kiểm soát viên của doanh nghiệp.
Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của SCIC theo mục tiêu, kế hoạch và các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng thành viên, phù hợp với Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
1. Tổng Giám đốc là thành viên Hội đồng thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ Tài chính, thẩm định của Bộ Nội vụ và ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ. Tổng Giám đốc được bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Hội đồng thành viên quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc SCIC sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
2. Người được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh của SCIC;
c) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết; hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật; là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
d) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của SCIC;
đ) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Kiểm soát viên tại SCIC;
e) Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
g) Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc tại SCIC hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác;
h) Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác;
i) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
3. Miễn nhiệm Tổng Giám đốc trong các trường hợp sau:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có đơn xin nghỉ việc.
4. Tổng Giám đốc bị cách chức trong các trường hợp sau:
a) SCIC không bảo toàn được vốn theo quy định pháp luật;
b) SCIC không hoàn thành các mục tiêu kế hoạch kinh doanh trong 02 năm liên tục;
c) Không có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của SCIC;
d) Vi phạm một trong số các nghĩa vụ của người quản lý quy định tại Điều 96 Luật doanh nghiệp;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
1. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản và các nguồn lực khác của SCIC trong phạm vi thẩm quyền được giao.
2. Tổ chức xây dựng để trình Hội đồng thành viên chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của SCIC; đề án, phương án sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu SCIC; kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm của SCIC; các phương án huy động và sử dụng vốn; chuẩn bị các dự án đầu tư, phân bổ các nguồn lực, chuẩn bị các đề án tổ chức, quản lý; dự thảo Điều lệ, sửa đổi Điều lệ SCIC; dự thảo Quy chế quản lý tài chính của SCIC và các quy chế quản lý nội bộ của SCIC; xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và kiểm tra việc thực hiện hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật, đơn giá tiền lương; chuẩn bị các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự; các phương án đề phòng rủi ro; chuẩn bị các báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của SCIC và các đề án, dự án khác.
3. Trình Hội đồng thành viên để Hội đồng thành viên trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt các nội dung thuộc thẩm quyền của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với SCIC quy định tại Điều lệ này.
4. Trình Hội đồng thành viên xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
5. Quyết định các vấn đề được Hội đồng thành viên phân công, phân cấp hoặc ủy quyền theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật.
6. Quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, tham gia góp vốn thành lập mới công ty và hợp đồng kinh tế khác theo phân cấp hoặc ủy quyền của Hội đồng thành viên và quy định của pháp luật.
7. Đề nghị Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng SCIC.
Tổ chức xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương, chế độ trả lương đối với người lao động sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Quyết định cử, ủy quyền, thay thế, chấm dứt ủy quyền Người đại diện của SCIC tại các doanh nghiệp tiếp nhận hoặc có vốn đầu tư trực tiếp của SCIC theo phân cấp của Hội đồng thành viên.
9. Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, khen thưởng, kỷ luật, mức lương và phụ cấp đối với các chức danh theo phân cấp của Hội đồng thành viên và thẩm quyền của Tổng Giám đốc. Quyết định phân công nhiệm vụ cho các Phó Tổng Giám đốc SCIC.
10. Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư và các hoạt động hàng ngày; công tác kiểm toán, kiểm tra và các công tác khác nhằm thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên và cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước; điều hành hoạt động của SCIC nhằm thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
11. Báo cáo trước Hội đồng thành viên định kỳ hoặc đột xuất về kết quả hoạt động kinh doanh của SCIC; thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của chế độ tài chính và Điều lệ này.
12. Thực hiện các quyền và trách nhiệm về kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý cán bộ đối với các đơn vị trực thuộc theo phân cấp của Hội đồng thành viên, Quy chế quản lý tài chính và các quy định của Điều lệ này.
13. Ban hành các quy chế quản lý nội bộ của SCIC sau khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
14. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
15. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Luật doanh nghiệp, Điều lệ này và theo quyết định của Hội đồng thành viên.
1. Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc SCIC được hưởng tiền lương hoặc thù lao, tiền thưởng và các lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của SCIC theo quy định của pháp luật và quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC.
2. Bộ Tài chính phê duyệt Quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các lợi ích khác đối với Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc SCIC theo quy định của pháp luật. Thù lao, tiền lương và các lợi ích khác của Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc SCIC được tính vào chi phí quản lý của SCIC theo quy định của pháp luật và được thể hiện thành mục riêng trên báo cáo tài chính hàng năm của SCIC.
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc SCIC có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC, quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của SCIC và chủ sở hữu nhà nước;
c) Trung thành với lợi ích của SCIC và chủ sở hữu nhà nước. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của SCIC và lợi dụng chức vụ, quyền hạn quản lý, sử dụng vốn và tài sản của SCIC để thu lợi riêng cho bản thân hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Không được đem tài sản của SCIC cho người khác; tiết lộ bí mật của SCIC trong thời gian đang thực hiện chức trách là thành viên Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc SCIC và trong thời hạn tối thiểu là 03 năm sau khi thôi làm thành viên Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc SCIC, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên SCIC chấp thuận;
d) Khi SCIC không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì Tổng Giám đốc SCIC phải báo cáo Hội đồng thành viên SCIC tìm biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính và thông báo tình hình tài chính của SCIC cho tất cả chủ nợ biết. Trong trường hợp này, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc SCIC không được quyết định tăng tiền lương, không được trích lợi nhuận trả tiền thưởng cho cán bộ quản lý và người lao động của SCIC;
đ) Khi SCIC không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả mà không thực hiện các quy định tại điểm d khoản này thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ;
e) Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc SCIC vi phạm Điều lệ, quyết định vượt thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho SCIC và Nhà nước thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và Điều lệ này;
g) Không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức danh Kế toán trưởng, thủ quỹ của SCIC;
h) Phải báo cáo Bộ Tài chính, SCIC về sở hữu cổ phần, phần vốn góp và công khai các lợi ích đối với các doanh nghiệp có liên quan đến SCIC; doanh nghiệp mà họ và vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ có liên quan đến SCIC.
2. Các thành viên Hội đồng thành viên SCIC phải cùng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và trước pháp luật về các quyết định của Hội đồng thành viên SCIC, kết quả và hiệu quả hoạt động của SCIC.
3. Tổng Giám đốc SCIC chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên SCIC và trước pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của SCIC, về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
4. Khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc SCIC không được thưởng, không được nâng lương và bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm:
a) Để SCIC lỗ;
b) Để mất vốn nhà nước;
c) Quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư, không trả được nợ;
d) Không bảo đảm tiền lương và các chế độ khác cho người lao động ở SCIC theo quy định của pháp luật về lao động;
đ) Để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định.
5. Chủ tịch Hội đồng thành viên thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình mà dẫn đến một trong các vi phạm tại khoản 4 Điều này thì bị miễn nhiệm, tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp SCIC lâm vào tình trạng phá sản mà Tổng Giám đốc SCIC không nộp đơn yêu cầu phá sản thì bị miễn nhiệm và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; nếu Tổng giám đốc SCIC không nộp đơn mà Hội đồng thành viên SCIC không yêu cầu Tổng Giám đốc SCIC nộp đơn phá sản thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên SCIC bị miễn nhiệm.
7. Trường hợp SCIC thuộc diện tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc SCIC bị miễn nhiệm.
8. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc SCIC có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, chính xác, trung thực và kịp thời các nội dung theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phân công của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
9. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc SCIC có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho cơ quan đại diện chủ sở hữu về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do cơ quan đại diện chủ sở hữu giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.
1. Trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, nếu thấy có vấn đề không có lợi cho SCIC thì Tổng Giám đốc báo cáo với Hội đồng thành viên để xem xét điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Trường hợp Hội đồng thành viên không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Tổng Giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng phải có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
2. Tổng Giám đốc có trách nhiệm báo cáo định kỳ với Hội đồng thành viên về tình hình hoạt động kinh doanh của SCIC. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành viên yêu cầu Tổng Giám đốc trực tiếp báo cáo với Hội đồng thành viên hoặc cử đại diện của Hội đồng thành viên tham dự các cuộc họp của SCIC.
3. Hội đồng thành viên phân cấp cho Tổng Giám đốc thực hiện nhiệm vụ của SCIC và chịu trách nhiệm về việc phân cấp. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về công việc được phân cấp.
4. Tổng Giám đốc được áp dụng các biện pháp cần thiết trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật, đồng thời phải báo cáo ngay Hội đồng thành viên và các cơ quan có thẩm quyền.
1. Hợp đồng, giao dịch giữa SCIC với các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc và các Kiểm soát viên SCIC xem xét, quyết định theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết:
a) Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;
b) Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên;
c) Người có liên quan của những người quy định tại điểm b Khoản này;
d) Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó;
đ) Người có liên quan của những người quy định tại điểm d Khoản này.
Người đại diện theo pháp luật của SCIC phải thông báo cho Hội đồng thành viên và Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; đồng thời, kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch đó.
2. Trường hợp Điều lệ SCIC không có quy định khác, Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết; người có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.
3. Hợp đồng, giao dịch quy định tại khoản 1 của Điều này chỉ được chấp thuận khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền và nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;
b) Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện;
c) Chủ sở hữu tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê giữa SCIC và chủ sở hữu.
4. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu hóa và xử lý theo quy định của pháp luật nếu được giao kết không đúng quy định tại khoản 1 Điều này, Người đại diện theo pháp luật của SCIC và các bên của hợp đồng phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho SCIC các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.
1. SCIC có các Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng do Hội đồng thành viên SCIC bổ nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, miễn nhiệm, thay thế, cách chức, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc SCIC.
Số lượng Phó Tổng Giám đốc không quá 05 người. Trường hợp cần nhiều hơn 05 Phó Tổng giám đốc, Hội đồng thành viên SCIC đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Các Phó Tổng Giám đốc giúp Tổng Giám đốc điều hành SCIC theo phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
3. Kế toán trưởng SCIC có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của SCIC; giúp Tổng Giám đốc SCIC giám sát tài chính tại SCIC theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước Hội đồng thành viên SCIC và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công hoặc ủy quyền.
4. Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng SCIC được bổ nhiệm, ký hợp đồng với thời hạn tối đa là 05 năm và có thể được bổ nhiệm, ký hợp đồng lại.
5. Chế độ lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng của Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng SCIC thực hiện theo quy định của pháp luật và của SCIC.
1. Bộ máy giúp việc của SCIC bao gồm các bộ phận chức năng nghiệp vụ do Hội đồng thành viên quyết định thành lập theo đề nghị của Tổng Giám đốc.
2. Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của SCIC có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ của SCIC.
3. Tổng Giám đốc quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật các chức danh lãnh đạo các bộ phận chức năng và quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận này theo phân cấp của Hội đồng thành viên.
1. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc, chi nhánh của SCIC là đơn vị không có vốn và tài sản riêng. Toàn bộ vốn, tài sản của đơn vị hạch toán phụ thuộc, chi nhánh thuộc sở hữu của SCIC và hạch toán tập trung tại SCIC; được tổ chức theo khu vực, phù hợp với quy mô và nhu cầu quản lý, hoạt động của SCIC do Hội đồng thành viên quyết định thành lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương.
2. Mỗi đơn vị hạch toán phụ thuộc và chi nhánh có Giám đốc, các Phó giám đốc và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ. Quy chế tổ chức, hoạt động của đơn vị trực thuộc và chi nhánh do Tổng Giám đốc SCIC quy định theo phân cấp của Hội đồng thành viên.
Văn phòng đại diện trong nước và ngoài nước của SCIC là các đơn vị trực thuộc SCIC do Hội đồng thành viên quyết định thành lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương để thực hiện một số công việc và không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.
Người lao động tham gia quản lý SCIC thông qua các hình thức và tổ chức sau đây:
1. Hội nghị người lao động.
2. Đối thoại tại nơi làm việc.
3. Tổ chức Công đoàn SCIC.
4. Ban Thanh tra nhân dân.
5. Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật
Người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến và đề xuất với các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật khác có liên quan.
Tập thể người lao động trong SCIC có quyền tham gia giám sát việc thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động; thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, Điều lệ của SCIC; thực hiện thỏa ước lao động tập thể; thực hiện hợp đồng lao động; thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động; việc thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp lao động; kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm của người lao động.
Hàng năm SCIC có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động để bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh mà Hội đồng thành viên đã thông qua; đánh giá việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế của SCIC và những vấn đề khác liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
1. Quan hệ giữa SCIC và người lao động thực hiện theo các quy định pháp luật về lao động hiện hành.
2. Tổng Giám đốc SCIC lập kế hoạch để Hội đồng thành viên thông qua các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng lao động, buộc thôi việc, tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với người quản lý và người lao động trong SCIC cũng như mối quan hệ giữa SCIC với các tổ chức Công đoàn của người lao động.
Việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về SCIC, bán vốn nhà nước do SCIC tiếp nhận và trực tiếp đầu tư, hoạt động đầu tư kinh doanh vốn của SCIC được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC.
1. Hoạt động tư vấn
SCIC được cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đầu tư tài chính
SCIC được thành lập hoặc tham gia góp vốn thành lập các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư và các hình thức đầu tư tài chính khác theo quy định của pháp luật và quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Điều lệ này.
3. Nhận ủy thác đầu tư
SCIC được nhận ủy thác từ Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư và được hưởng phí theo hợp đồng ủy thác.
4. Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu công ty sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương; quyết định vốn điều lệ khi thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; quyết định điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động, giải thể và yêu cầu phá sản công ty.
2. Ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty.
3. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Kiểm soát viên của công ty.
4. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của công ty.
5. Phê duyệt, sửa đổi điều lệ của công ty.
6. Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định nhưng không vượt quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn quy định tại Điều lệ của công ty.
7. Phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của công ty.
8. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc đầu tư tăng, giảm vốn, thu hồi vốn hoặc chuyển nhượng quyền mua, quyền góp vốn đầu tư vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật và điều lệ của SCIC.
2. Quy định tiêu chuẩn, cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và quyền lợi khác của Người đại diện phần vốn của SCIC theo quy định tại các Điều 55, Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59 của Điều lệ này.
3. Giao nhiệm vụ cho người đại diện phần vốn của SCIC bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của SCIC tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Giao người đại diện phần vốn của SCIC yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên kịp thời chuyển phần lợi nhuận, cổ tức được chia hoặc thu hồi vốn đầu tư về SCIC; giám sát việc thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận, cổ tức được chia.
5. Yêu cầu người đại diện phần vốn của SCIC báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện trong việc định hướng doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp trên 50% vốn điều lệ để thực hiện các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp.
6. Yêu cầu người đại diện phần vốn của SCIC báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
7. Kiểm tra, giám sát hoạt động của người đại diện phần vốn của SCIC nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời thiếu sót, yếu kém của người đại diện.
8. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. SCIC trực tiếp quản lý hoặc thực hiện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thông qua hệ thống Người đại diện theo quy định pháp luật hiện hành, Điều lệ của SCIC, Quy chế Người đại diện của SCIC do Hội đồng thành viên SCIC ban hành.
2. Các hình thức cử, ủy quyền Người đại diện:
a) SCIC thực hiện cử hoặc ủy quyền Người đại diện thông qua quyết định ủy quyền làm người đại diện phần vốn của SCIC tại doanh nghiệp;
b) Các trường hợp SCIC không cử, ủy quyền cho Người đại diện vốn, SCIC sẽ trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh tại doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
c) Các hình thức ủy quyền khác theo Quy chế Người đại diện của SCIC.
1. Người đại diện được SCIC cử, ủy quyền làm đại diện một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của SCIC tại doanh nghiệp để thực hiện toàn bộ hoặc một số quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cổ đông Nhà nước hoặc thành viên góp vốn tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và quy định của SCIC, bao gồm:
a) Người đại diện là cán bộ SCIC, được SCIC cử, ủy quyền làm Người đại diện kiêm nhiệm hoặc làm Người đại diện chuyên trách tại doanh nghiệp;
b) Người đại diện là cán bộ doanh nghiệp được SCIC cử, ủy quyền làm Người đại diện hoặc được SCIC kế thừa khi nhận bàn giao doanh nghiệp;
c) Người đại diện là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử làm Người đại diện kiêm nhiệm tại doanh nghiệp trước khi chuyển giao vốn cho SCIC và được SCIC kế thừa làm Người đại diện theo quy định của pháp luật;
d) Các trường hợp khác theo Quy chế Người đại diện của SCIC.
2. Trường hợp SCIC cử nhiều Người đại diện tại một doanh nghiệp thì phải quy định cụ thể tỷ lệ vốn cho từng người nắm giữ và phân công người phụ trách chung.
3. Thời hạn ủy quyền Người đại diện không quá 05 năm và phù hợp với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp có vốn đầu tư của SCIC. Trường hợp Người đại diện được ủy quyền vào giữa nhiệm kỳ Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên doanh nghiệp thì thời hạn ủy quyền Người đại diện phải phù hợp với thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp đó.
4. Việc cử, bãi miễn, thôi làm Người đại diện, chấm dứt ủy quyền Người đại diện, đánh giá Người đại diện, các hình thức xử lý vi phạm đối với Người đại diện theo quy định của pháp luật, Quy chế Người đại diện của SCIC.
1. Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
2. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật.
4. Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của vị trí, chức danh được cử làm người đại diện.
5. Không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật.
6. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp.
7. Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế người đại diện của SCIC.
1. Quyền của Người đại diện:
a) Thực hiện các quyền đại diện chủ sở hữu vốn theo ủy quyền của SCIC;
b) Được tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp có vốn góp theo quy định của quy chế người đại diện, hợp đồng ủy quyền đại diện vốn giữa người đại diện với SCIC và các quy định của pháp luật liên quan;
c) Giám sát, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng liên quan đến phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, Quy chế Người đại diện của SCIC;
d) Được hưởng thù lao, thưởng theo quy định của pháp luật, Quy chế Người đại diện của SCIC;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật, Quy chế Người đại diện của SCIC.
2. Trách nhiệm của Người đại diện:
a) Báo cáo, xin ý kiến doanh nghiệp đã cử người đại diện trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh;
- Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc;
- Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp;
- Tổ chức lại, giải thể, phá sản;
- Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
b) Báo cáo kịp thời về việc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác;
c) Định kỳ hằng quý, hằng năm và đột xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tổng hợp, báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và kiến nghị giải pháp;
d) Yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên kịp thời nộp về SCIC khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn SCIC đầu tư tại công ty;
đ) Không được tiếp tục làm người đại diện khi thực hiện không đúng quyền, trách nhiệm được giao hoặc không còn đáp ứng tiêu chuẩn của người đại diện;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm gây tổn thất vốn của doanh nghiệp;
g) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Quy chế Người đại diện của SCIC.
Người đại diện hưởng thù lao, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các lợi ích khác theo quy định của pháp luật, Quy chế Người đại diện của SCIC.
Việc cử, bãi miễn, thôi làm Người đại diện, chấm dứt ủy quyền Người đại diện, đánh giá Người đại diện, các hình thức xử lý vi phạm đối với Người đại diện theo quy định của pháp luật, Quy chế Người đại diện của SCIC.
1. Quyền và nghĩa vụ của SCIC đối với công ty con, công ty liên kết theo quy định tại Điều 52, Điều 53 của Điều lệ này.
2. Hội đồng thành viên nhân danh SCIC tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do SCIC chủ sở hữu 100% vốn điều lệ; quản lý phần vốn mà SCIC đầu tư tại các công ty liên kết thông qua Người đại diện theo quy định tại Điều 52, Điều 53 Điều lệ này.
1. SCIC đại diện cho các công ty con, công ty liên kết trong quan hệ với bên thứ ba trong và ngoài nước hoặc các hoạt động khác nhân danh SCIC theo thỏa thuận giữa SCIC với công ty con, công ty liên kết và quy định của pháp luật có liên quan.
2. SCIC sử dụng quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên tại các công ty con, công ty liên kết để quyết định, phối hợp, định hướng hoạt động của các công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
1. Chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu SCIC về bảo đảm mục tiêu kinh doanh ngành nghề chính và các mục tiêu khác do cơ quan đại diện chủ sở hữu SCIC quy định. Chịu sự giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu SCIC về danh mục đầu tư, các dự án đầu tư trọng điểm theo quy định của Chính phủ.
2. Quản lý danh mục đầu tư của SCIC nhằm đảm bảo điều kiện về đầu tư và cơ cấu ngành nghề theo quy định của pháp luật; theo dõi, giám sát danh mục đầu tư của SCIC tại các công ty con; theo dõi giám sát ngành nghề kinh doanh của các công ty con.
3. Cung cấp thông tin và báo cáo các nội dung hoạt động của SCIC theo quy định của pháp luật.
4. Thiết lập tổ chức cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp thành viên SCIC.
5. Báo cáo cơ quan quản lý cạnh tranh và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý cạnh tranh về tập trung kinh tế trong SCIC.
6. Thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp phù hợp với các loại hình đã đăng ký và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
7. Xây dựng và thực hiện hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động áp dụng với Người đại diện theo ủy quyền tại các doanh nghiệp thành viên.
8. Xây dựng và thực hiện chính sách nhân sự quản lý tại SCIC và đối với Người đại diện theo ủy quyền tại các doanh nghiệp thành viên.
9. Hướng dẫn các công ty con để hình thành hệ thống điều hành, hạch toán thống nhất, các quỹ tập trung.
SCIC có thể sử dụng các hình thức sau đây để bảo đảm tính liên kết giữa các công ty con, công ty liên kết;
1. Đầu tư, mua, bán sản phẩm, dịch vụ; hỗ trợ về công nghệ; phát triển thương hiệu giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau theo quy định của pháp luật.
2. Thỏa thuận về cơ chế tín dụng nội bộ SCIC; cơ chế bảo lãnh tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức hội nghị hoặc các cuộc họp tham vấn:
a) Giữa người quản lý, điều hành tại SCIC và người đại diện theo ủy quyền của mình tại các công ty con, công ty liên kết để định hướng, điều hòa, phối hợp các hoạt động của SCIC và triển khai các nội dung của chiến lược, định hướng phát triển quan trọng của SCIC;
b) Giữa các bộ phận chức năng của SCIC và của các công ty con, công ty liên kết để triển khai các vấn đề chuyên môn.
SCIC, các công ty con, công ty liên kết của SCIC đăng ký các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính; chịu sự giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu SCIC, chủ sở hữu doanh nghiệp về việc đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.
1. Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ của SCIC quy định tại Điều 5 Điều lệ này có thể tăng lên do:
a) Vốn do Nhà nước cấp trực tiếp bằng tiền hoặc tài sản;
b) Vốn tiếp nhận theo giá trị sổ kế toán từ các công ty nhận chuyển giao;
c) Vốn tự bổ sung từ Quỹ đầu tư phát triển;
d) Các nguồn tài trợ không hoàn lại;
đ) Các nguồn vốn khác có nguồn gốc từ Nhà nước;
e) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh vốn điều lệ của SCIC trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ này.
3. Trong trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ, SCIC phải tiến hành điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối tài sản, công bố vốn điều lệ và làm các thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ trong Điều lệ này.
SCIC thực hiện quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC, Quy chế quản lý tài chính của SCIC.
Trong quá trình hoạt động, SCIC được huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
1. Việc huy động vốn của SCIC được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp;
b) Phương án huy động vốn phải bảo đảm khả năng thanh toán nợ;
c) Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra bảo đảm vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả;
d) Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện thông qua hợp đồng vay vốn với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; trường hợp vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay hoặc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền phê duyệt phương án huy động vốn:
a) Hội đồng thành viên SCIC quyết định hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc SCIC quyết định phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động không quá 25% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Việc huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh (bao gồm các khoản bảo lãnh đối với công ty con) phải bảo đảm tổng số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu của SCIC được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn.
b) SCIC có nhu cầu vay vốn cao hơn mức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì phải báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn có hiệu quả.
1. SCIC có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động như sau:
a) Quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của pháp luật;
b) Mua bảo hiểm tài sản;
c) Xử lý tổn thất tài sản, nợ không có khả năng thu hồi;
d) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá các khoản đầu tư tài chính, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo quy định của pháp luật và quy định của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC;
đ) Các biện pháp khác về bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng thành viên có trách nhiệm:
a) Bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp;
b) Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu về biến động vốn chủ sở hữu của SCIC.
Thực hiện theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Các hình thức tổ chức lại SCIC bao gồm: Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc tổ chức lại SCIC do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết theo đề nghị của Bộ Tài chính và thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp cụ thể tổ chức lại SCIC theo quy định của pháp luật.
1. SCIC thực hiện đa dạng hóa sở hữu trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định cổ phần hóa, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước tại SCIC.
2. Trình tự, thủ tục đa dạng hóa sở hữu SCIC thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng với hình thức đa dạng hóa sở hữu.
1. SCIC bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của Hội đồng thành viên sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
c) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. SCIC chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và SCIC không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
3. Việc giải thể SCIC phải phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trường hợp việc giải thể SCIC chưa được quy định tại Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thì Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp SCIC mất khả năng thanh toán nợ đến hạn phải trả, mặc dù đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết nhưng vẫn không có khả năng thanh toán được các khoản nợ này thì xử lý theo quy định của Luật phá sản.
1. Định kỳ hàng quý, năm, SCIC có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có liên quan các báo cáo theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp đột xuất, các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu (bằng văn bản) SCIC cung cấp bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào liên quan đến việc tổ chức thực hiện quyền quản lý nhà nước và quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
3. Ngoài việc yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu chuẩn bị cho các cuộc họp thường kỳ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên có quyền yêu cầu Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người giữ chức vụ quản lý của SCIC cung cấp mọi hồ sơ, tài liệu liên quan đến tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên.
4. Tổng Giám đốc SCIC là người chịu trách nhiệm tổ chức việc lưu giữ hồ sơ, tài liệu của SCIC theo quy định của SCIC và của pháp luật.
5. Người lao động trong SCIC có quyền tìm hiểu thông tin về SCIC theo quy định của Điều lệ này và của pháp luật.
1. SCIC phải thực hiện công bố thông tin định kỳ hoặc thông tin bất thường theo quy định tại Điều 108 và Điều 109 Luật doanh nghiệp, Điều 61 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và theo các quy định của pháp luật.
2. Tổng Giám đốc SCIC là người quyết định và chịu trách nhiệm về việc công khai thông tin ra ngoài SCIC. Các đơn vị trực thuộc, các ban và bộ phận lưu giữ hồ sơ, tài liệu của SCIC chỉ được cung cấp thông tin ra bên ngoài theo quy định của SCIC và quy định của pháp luật.
3. Biểu mẫu, nội dung và nơi gửi thông tin thực hiện theo quy định của SCIC và của pháp luật.
4. Trường hợp có yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, Tổng Giám đốc SCIC là người chịu trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
1. Việc giải quyết tranh chấp nội bộ SCIC được căn cứ theo Điều lệ này trên nguyên tắc hòa giải.
2. Trường hợp tranh chấp nội bộ không thể giải quyết bằng hòa giải thì bất cứ bên nào cũng có quyền đưa ra các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
1. Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này.
2. Hội đồng thành viên SCIC báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này.
1. Điều lệ này là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của SCIC. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, các cá nhân và đơn vị trong SCIC chịu trách nhiệm thi hành Điều lệ này.
2. Các bộ ngành, địa phương liên quan thực hiện quản lý nhà nước đối với SCIC theo quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC của Chính phủ và quy định của pháp luật.
3. Các công ty con, công ty liên kết của SCIC căn cứ vào các quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của mình và Điều lệ này để xây dựng Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của mình trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc và các công ty con, công ty liên kết được xây dựng phù hợp với Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan./
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 148/2017/ND-CP |
Hanoi, December 25, 2017 |
ORGANIZATIONAL AND OPERATIONAL CHARTER OF STATE CAPITAL INVESTMENT CORPORATION
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Management and Use of State Capital Invested in Business Activities of Enterprises dated November 26, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No. 151/2013/ND-CP dated November 1, 2013 on functions, duties and mechanism for operations of State Capital Investment Corporation and the Government’s Decree No. 147/2017/ND-CP dated December 25, 2017 on amendments and supplements to the Decree No. 151/2013/ND-CP;
Upon the request of the Minister of Finance;
The Government hereby promulgates the Decree on the Organizational and Operational Charter of State Capital Investment Corporation.
Article 1. The Organizational and Operational Charter of State Capital Investment Corporation shall be annexed hereto.
Article 2. This Decree shall enter into force from the signature date and shall replace the Government’s Decree No. 57/2014/ND-CP dated June 16, 2014 on the Organizational and Operational Charter of the State Capital Investment Corporation.
Article 3. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, Board of Directors and Director General of the State Capital Investment Corporation shall be responsible for implementing this Decree./.
|
PP. GOVERNMENT |
ORGANIZATIONAL AND OPERATIONAL CHARTER
OF STATE CAPITAL INVESTMENT CORPORATION
(Annexed to the Government’s Decree No. 148/2017/ND-CP dated December 25, 2017)
1. For the purposes of this Charter, terms used herein shall be construed as follows:
a) “State Capital Investment Corporation” (hereinafter referred to as SCIC) refers to an enterprise which is established under the Prime Minister’s decision; receives the state capital investment in its charter capital and is authorized to administer state capital invested in other enterprises in trust for Ministries, Ministry-level agencies, People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities;
b) “SCIC-controlled entity" refers to any dependent accounting unit belonging in the SCIC organizational structure;
c) “SCIC’s subsidiary” refers to a company that SCIC has established and in which SCIC is holding more than 50% of charter capital (except receiving companies prescribed in the Government’s regulations on SCIC’s functions, duties and operational mechanism);
d) “SCIC’s affiliate” refers to a company in which SCIC owns a portion of shares, except the company defined in point c of clause 1 of this Article (including receiving companies);
dd) “Representative of portion of SCIC’s capital contribution to another enterprise” refers to a person assigned or authorized by SCIC in writing to carry out SCIC’s rights and responsibilities over a part or the whole of SCIC’s shares at other enterprises, including persons that competent regulatory authorities designated as their representatives whom SCIC continues to accept and authorize to act as its representatives upon receipt of rights to represent state ownership interests in other enterprises (hereinafter referred to as representative).
2. Definitions of other terms used herein shall be the same as those in the Civil Code, the Corporate Law and other legislative instruments. The term “law” means Vietnamese law.
Article 2. Name and head office
1. Company’s name:
a) Vietnamese name: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;
b) English name: State Capital Investment Corporation;
c) Abbreviated name: SCIC.
2. Business type: Single-member limited liability company.
3. Head office:
a) SCIC has its head office located in Hanoi and its domestic and overseas branches, companies, representative offices and independent or dependent accounting entities;
b) Head office address: 23rd floor, Charmvit building, 117 Tran Duy Hung street, Cau Giay district, Hanoi, Vietnam;
c) Website: http: //www.scic.vn;
d) Telephone: 84-4-38240703; Fax 84-4-62780136.
4. Logo:
SCIC’s logo is designed in brownish red, pale yellow and gray color and is registered according to the Registration Certificate No. 116473 issued by the National Office of Intellectual Property controlled by the Ministry of Science and Technology under the Decision No. 26963/QD-SHTT dated December 18, 2008.
5. The Prime Minister shall be accorded authority to make decisions on any change in SCIC’s name and head office as per law.
Article 3. Legal status and legal personality
1. SCIC shall be organized and operated in a form of a single-member limited liability company whose charter capital is wholly held by the State under the provisions of corporate laws and clauses of this Charter.
2. SCIC shall have its own legal personality, stamp and emblem and may hold Vietnamese dong and any other foreign currency accounts opened at the State Treasury, domestic and foreign banks under the provisions of relevant laws.
3. Regulations on SCIC's stamp and use thereof:
a) SCIC shall have 01 stamp of which the form and contents are subject to the decision issued by its Board of Directors;
b) SCIC’s Board of Directors and Director General shall be vested with authority to manage and use its corporate stamp under laws currently in force.
4. SCIC may have domestic and overseas branches, companies and representative offices.
Article 4. Business purposes and scope
1. Business purposes:
a) Do business for profit, preserve and appreciate state owner’s capital invested in SCIC and SCIC’s investments in other enterprises, and fulfill other duties assigned by state owner’s representatives;
b) Innovate its management approach, improve efficiency in management of state capital invested in enterprises.
2. Scope of business;
a) Core business lines:
- Invest capital and manage invested capital within its duties assigned by the Government and the Prime Minister;
- Obtain and exercise rights to represent state owners at enterprises according to the Government’s regulations;
- Continue to carry out corporate restructuring, equitization and sell shares under the state ownership at enterprises that SCIC has acquired in trust for the State.
b) Other business activities pertaining to core business lines:
- Invest capital and perform capital trades in business sectors, industries or projects achieving economic efficiency in accordance with laws;
- Provide advisory services in such fields as investment and finance; corporate transformation, business management, corporate merger and acquisition, and other corporate support services prescribed by law;
- Other business lines permitted by the Government and the Prime Minister.
3. Pursuant to regulations laid down in clause 2 of this Article, SCIC’s Board of Directors may decide to adopt and revise the schedule of its registered business lines aligned with Vietnam’s industrial classification codes after receipt of approval from the Ministry of Finance as a basis to apply for business registration under the provisions of laws.
1. SCIC’s charter capital shall be VND 50,000 billion (fifty thousand billion dong).
2. Adjustment to SCIC’s charter capital shall be subject to provisions of laws and regulations laid down in Article 65 herein.
Article 6. State owner’s representative to SCIC
1. The Government shall be accorded the central authority to carry out rights and obligations of a state owner’s representative to SCIC.
2. The Prime Minister shall directly implement rights and obligations of a state owner’s representative under his duties assigned by the Government, or shall mandate the Ministry of Finance to do so.
3. The Ministry of Finance shall implement rights and obligations of a state owner’s representative under its duties assigned by the Government or its authority delegated by the Prime Minister.
4. SCIC’s Board of Directors shall act as a direct agent of the state owner’s representative to SCIC, implement rights and obligations of a state owner's representative to enterprises and shares that SCIC are assigned and invest.
Article 7. SCIC’s legal representative
SCIC’s legal representative must be SCIC’s Director General.
Article 8. Party’s organization and sociopolitical associations inside SCIC
1. The organization of Communist Party of Vietnam inside SCIC shall be operated under the Constitution, the legislation and the Charter of the Communist Party of Vietnam.
2. Sociopolitical associations inside SCIC shall be operated under the Constitution and their Charters conforming to law.
3. SCIC shall provide necessary conditions and assume its responsibilities for support for Party’s organization, trade union and other sociopolitical associations inside SCIC to ensure SCIC’s business conforms to legislation and their Charters.
RIGHTS, RESPONSIBILITIES AND OBLIGATIONS OF A STATE OWNER’S REPRESENTATIVE TO SCIC, AND ASSIGNMENT OF RIGHTS, RESPONSIBILITIES AND OBLIGATIONS OF A STATE OWNER’S REPRESENTATIVE
Section 1. RIGHTS, RESPONSIBILITIES AND OBLIGATIONS OF A STATE OWNER’S REPRESENTATIVE
Article 9. Rights and responsibilities of a State owner’s representative to SCIC
1. Make the decision on establishment, objectives, duties and business lines of SCIC; corporate restructuring, ownership transition, business insolvency and bankruptcy petition; capital contribution to other enterprises.
2. Issue, amend and supplement the Charter.
3. Make the decision on charter capital increases; adjust and dispose of a part or all of SCIC’s charter capital.
4. Decide SCIC‘s management structure; appointment, re-appointment, discharge, resignation, signing and termination of the contract with, offer of awards to and imposition of punishment on the Chairperson and members of Board of Directors, Comptrollers, Director General, Deputy Directors General and Chief Accountant of SCIC.
5. Make decision on the business strategy, plan and investment and development plan.
6. Approve policies for investment, construction and trading of fixed assets, capital mobilization and external investment projects of SCIC under the jurisdiction of that representative.
7. Regulate the financial regime, distribution of profits, establishment and use of funds; approve annual financial statements.
8. Set regulations on staff recruitment, salaries, wages or bonuses; decide pay rates applied to SCIC's Chairperson, members of Board of Directors, Comptrollers, Director General, Deputy Director General and Chief Accountant.
9. Make decisions on market growth, promotion and technological solutions; regulate the mechanism for assignment of tasks and involvement in provision and adequacy of public products and utilities essential for the economy.
10. Superintend, inspect and assess compliance with laws; assess fulfillment of specified objectives and assigned tasks, business outcomes and efficiency; manage, use, preserve and appreciate SCIC’s capital; assess SCIC‘s Chairperson, members of Board of Directors, Comptrollers, Director General, Deputy Director General and Chief Accountant.
11. Implement other rights and duties as stipulated by law.
Article 10. Obligations of the state owner’s representative
1. Make adequate investments in SCIC’s charter capital as per law.
2. Comply with SCIC’s Charter.
3. Accept liability to pay SCIC’s debts and other asset obligations within the range of SCIC’s charter capital; identify and distinguish the state owner’s assets and SCIC’s property.
4. Comply with laws when approving policies for investment, construction and trading of fixed assets, capital mobilization and external investment projects of SCIC.
5. Assure SCIC’s legal business rights.
6. Fulfill other obligations as stipulated by law.
Section 2. ASSIGNMENT OF DUTIES TO IMPLEMENT RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF THE STATE OWNER’S REPRESENTATIVE
Article 11. Rights and responsibilities of the Government
1. Promulgate, amend and supplement SCIC’s Charter upon the request of the Minister of Finance.
2. Identify, change or modify SCIC’s functions, duties and business mechanism upon the request of the Minister of Finance.
3. Implement other rights and duties as stipulated by law.
Article 12. Rights and responsibilities of the Prime Minister
1. The Prime Minister shall be mandated to make his decision on:
a) Reorganization, ownership transition and restructuring of SCIC;
b) SCIC’s charter capital upon incorporation and modification of its charter capital during the business period;
c) Investment policies for investment projects funded by SCIC as stated in clause 1, 2 and 4 of Article 31 in the Investment Law;
d) Policies for overseas investment in projects funded by SCIC as stipulated in clause 2 of Article 54 in the Law on Investment; approval of projects for SCIC’s contribution of capital to joint ventures with foreign investors operating within Vietnam.
dd) Appoint the Chairperson of the Board of Directors and Director General after receiving the request from the Ministry of Finance, verification results from the Ministry of Home Affairs and unanimous collective opinions from the Government’s Party Staff Division.
e) Planning, re-appointment, discharge, dispatch, rotation, dismissal, offer of rewards to, imposition of punishment on, resignation and retirement of the Chairperson of SCIC's Board of Directors after receiving the request from the Ministry of Finance and verification results from the Ministry of Home Affairs.
2. The Prime Minister shall be mandated to approve:
a) Business strategy, proposal, investment and developmental plan to be carried out during the period of 5 years; the general program for reorganization, reform and restructuring of SCIC;
b) Policies for establishment, transition of ownership and restructuring of subsidiaries wholly owned by SCIC; establishment, reorganization and closure of branches, representative offices and dependent accounting units of SCIC.
3. Implement other rights and duties as stipulated by law or under his authority delegated by the Government.
Article 13. Rights and responsibilities of the Ministry of Finance
The Ministry of Finance shall directly supervise SCIC's Board of Directors, shall have rights and responsibilities as follows:
1. Propose the followings to seek the Government’s decision to adopt:
a) SCIC's Charter, amendments and supplements to SCIC’s Charter upon the request of SCIC’s Board of Directors;
b) Change or modification of SCIC’s functions, duties and business mechanism as requested by SCIC’s Board of Directors.
2. Petition the Prime Minister to make his decision on:
a) Reorganization, ownership transition and restructuring of SCIC;
b) Amount of SCIC’s charter capital and adjustment to SCIC’s charter capital;
c) Planning, appointment, re-appointment, discharge, dispatch, rotation, dismissal, offer of rewards to, imposition of punishment on, resignation and retirement of the Chairperson of SCIC's Board of Directors after receiving verification results from the Ministry of Home Affairs;
d) Appointment of SCIC’s Director General after receiving verification results from the Ministry of Home Affairs.
3. Petition the Prime Minister to approve:
a) Business strategy, proposal, investment and developmental plan to be carried out during the period of 05 years; the general program for reorganization, reform and restructuring of SCIC;
b) Policies for establishment, transition of ownership and restructuring of subsidiaries wholly owned by SCIC; establishment, reorganization and closure of branches, representative offices and dependent accounting units of SCIC.
4. Make decisions on the followings:
a) Planning, appointment, re-appointment, dismissal, offer of rewards to or imposition of punishment on any member of the Board of Directors (except the Board’s Chairperson), Comptrollers, and payment of wages, salaries, remunerations and bonuses as well as other benefits to persons who hold office as Comptrollers;
b) Wages, salaries, remunerations, bonuses and other benefits paid to the Board’s Chairperson, members of the Board of Directors and Comptrollers; funds for payment of wages, salaries and remunerations to SCIC's management and Comptrollers;
c) Promulgation of Regulations on financial management over SCIC.
5. Approve policies for:
a) Change in the rates of SCIC’s ownership at enterprises belonging to the list of enterprises whose controlling shares are held by the State (except as prescribed in point b of clause 2 of Article 15 in the Government’s Decree No. 151/2013/ND-CP dated November 1, 2013 on SCIC’s functions, duties and business mechanism), and acceptance of enterprises voluntarily participating as its subsidiaries or affiliates;
b) Mobilization of capital and investment with respect to any SCIC-funded investment project (except those projects specified in point c and d of clause 1 of Article 12 herein) for which the investment fund accounts for more than 25% of its equity specified in the financial statement made in the most recent quarter or year preceding the date of grant of approval of a policy for capital mobilization and investment in such project, or is greater than the amount of capital required for any group-B investment project as provided in the Law on Public Investment;
c) Sale or purchase of fixed assets, investment projects outside of SCIC in which the investment fund accounts for more than 25% of its equity specified in SCIC's financial statement made in the most recent quarter or year preceding the date of grant of the decision on sale and purchase of fixed assets or investment, or is greater than the amount of capital required for any group-B investment project under the provisions of the Law on Public Investment; overseas investment projects under its jurisdiction and projects for investment in other enterprises that serve the purposes of providing public products and utilities.
6. Give its written opinions to SCIC’s Board of Directors to help them:
a) Approve business plans, financial statements, profit distribution and setting aside of profits for funds of SCIC on an annual basis;
b) Make decision on planning, re-appointment, resignation, discharge, secondment, rotation, offer of rewards to, imposition of disciplinary actions on, dismissal and retirement of SCIC’s Director General.
7. Carry out supervision, inspection and assessment of compliance with laws; management, use, preservation and appreciation of capital; implementation of strategies and plans; implementation of the regime for recruitment and hiring of employees; the regime on payment of wages and salaries; give its opinions on supervision, inspection and assessment of other entities accorded authority over investment, use and management of state capital at SCIC.
8. Assess fulfillment of specified objectives, assigned tasks or implementation of permitted business lines, business outcomes and efficiency; assess the extent to which office holders and comptrollers fulfill their management and governance tasks.
9. Implement other rights and duties as stipulated by law or under its authority delegated by the Government or the Prime Minister.
Article 14. Rights and responsibilities of other sectoral ministries
1. The Ministry of Planning and Investment:
a) Give opinions on SCIC’s objectives, tasks and business lines; corporate reorganization, ownership transition, insolvency and bankruptcy petition of SCIC; proposal for establishment of any subsidiary whose charter capital is wholly owned by SCIC; SCIC’s investment and developmental strategy, plan and business proposal to be carried out for the period of 5 years; general program for restructuring and reform of SCIC; adjustment in SCIC’s charter capital during its business period;
b) Cooperate with the Ministry of Finance in supervising and inspecting implementation of SCIC’s strategies, plans, specified objectives and assigned tasks;
c) Implement other rights and obligations according to law, under its duties assigned and authority delegated by the state owner’s representatives, as well as in compliance with this Charter.
2. The Ministry of Home Affairs:
e) Verify the planning, appointment, re-appointment, dismissal, discharge, dispatch, rotation, offer of rewards to, imposition of punishment on, resignation and retirement of the Chairperson of SCIC's Board of Directors after receiving the request from the Ministry of Finance;
b) Verify the appointment of SCIC’s Director General after receiving the request from the Ministry of Finance;
c) Cooperate with the Ministry of Finance in carrying out inspection and assessment of compliance with regulations of the Party and State on SCIC’s staff affairs;
d) Implement other rights and obligations according to law, under its duties assigned and authority delegated by the state owner’s representatives, as well as in compliance with this Charter.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs:
a) Cooperate with the Ministry of Finance in legally carrying out the annual control, inspection and assessment of conformance of SCIC to the regime for recruitment, salaries, bonuses and remunerations;
b) Consult with the Ministry of Finance to make decision to approve the annual payroll, compensation and bonus package applied to SCIC’s office holders;
c) Preside over and cooperate with ministries and sectoral administrations concerned in providing instructions about the regime for wages, salaries, compensation and bonuses applied to employees and office holders provided that such instructions are relevant to the particular nature of SCIC;
d) Implement other rights and obligations according to law, under its duties assigned and authority delegated by the state owner’s representatives, as well as in compliance with this Charter.
Article 15. Rights and responsibilities of SCIC’s Board of Members
Carry out rights and responsibilities prescribed in Article 27 herein.
Section 3. CONTROL BOARD AND COMPTROLLERS
Article 16. Eligibility standards and requirements for Comptrollers
1. Have full civil capacity and not a subject of the regulation laid down in clause 2 of Article 18 in the Law on Enterprises.
2. Hold degrees in such majors as finance, accounting, audit, law and business administration, gain at least 3 years' experience in holding the same office. In particular, the Head of the Control Board must acquire at least 5 years' experience in his/her trained majors like those mentioned above.
3. Not an employee working for SCIC.
4. Not a wife or husband, blood father or mother, foster father or mother, natural or adoptive child, blood brother, sister, brother-in-law or sister-in-law of the following person:
a) Head or deputy head of an agency representing an owner of SCIC;
b) Member of SCIC’s Board of Directors;
c) SCIC’s Deputy Director General and Chief Accountant;
d) Other comptrollers of SCIC.
5. Do not hold dual office as a Director or Director General of another enterprise.
6. Not a holder of multiple offices such as a comptroller, member of the Board of Directors and member of the Governing Board of a non-state enterprise.
7. Satisfy other eligibility standards and requirements stipulated in relevant laws and this Charter.
Article 17. Employment rules of the Control Board and Comptrollers
1. SCIC’s Control Board must be composed of 03 Comptrollers appointed by the Minister of Finance, each of whom will hold office for the term of 03 years and may be re-appointed to the extent that each Comptroller holds office for 2 terms at maximum. Appointment, re-appointment, dismissal, offer of rewards to, imposition of punishment on and assessment of performance of each Comptroller shall be subject to laws and provisions set forth herein.
2. Minister of Finance shall be authorized to give his/her consent to Employment Regulations of SCIC’s Comptrollers upon the request of the Head of the Control Board.
3. The Control Board’s Head shall work full time for SCIC while other members may participate in the Control Board in charge of no more than 04 state enterprises, subject to the requirement under which they have to obtain the written consent to this from the Ministry of Finance.
4. The Control Board’s Head shall set up a monthly, quarterly and yearly plan to be carried out by the Board; shall assign specific tasks and duties to each member.
5. A comptroller must work independently and actively towards assigned tasks and duties; may propose or recommend other relevant tasks or duties not specified in the plan or not falling within his/her assigned jurisdiction where necessary.
6. The Control Board shall hold a meeting each month to review, assess and ratify the report on control results achieved during a month and submit it to the state owner’s representative agency; discuss and adopt the upcoming work plan of the Control Board.
7. The Control Board’s decision shall be adopted and ratified if a majority of members present at the meeting give their unanimous opinions. Any disagreements with the adopted decision must be recorded in full, accurately and must be reported to the Ministry of Finance.
Article 18. Duties and powers of the Control Board
1. Duties of the Control Board.
a) Superintend implementation of business growth strategies, plans and fulfillment of strategic goals and planned objectives of SCIC;
b) Inspect and assess implementation of rights and obligations of members of the Board of Directors and the Board of Directors itself and Director General of SCIC;
c) Check legality, authenticity and discretion of the Board of Directors and Director General of SCIC during the period of implementation of the rights delegated to the state owner's representative and administration of SCIC’s business activities;
d) Check and evaluate efficiency and level of compliance with regulations on internal audit, management and prevention of risks, reporting regulations and other internal administration regulations of SCIC;
dd) Carry out supervision to ensure legitimacy, systematicness and authenticity of accounting activities, accounting books, contents of financial statements, appendices and relevant materials;
e) Superintend SCIC’s transactions with related parties;
g) Supervise execution of major projects, trades or other business deals on a large scale or irregular business transactions of SCIC;
h) Make reports on assessment and give recommendations on contents prescribed in points a, b, d, c, dd, e and g of this clause, and send them to the state owner’s representative agencies and the Board of Directors;
i) Verify financial statements, business performance reports, management activity review reports and other reports before submitting them to the state owner's representative to SCIC or other relevant state regulatory authorities; submit reports on verification results to the state owner's representative to SCIC;
k) Propose amendments, modifications and structure of management and governance of SCIC’s business activities to seek approval from the SCIC’s state owner's representative;
l) Perform other duties according to the requirements and decisions of the Prime Minister and the Minister of Finance in accordance with laws and this Charter.
2. Rights of the Control Board and Comptrollers
a) Attend regular meetings, meetings of the Board of Directors or the Director General’s Executive Board, thematic meetings about assessment of performance of Comptrollers at SCIC, formal or informal consultations and discussions of the state owner’s representative agency with the Board of Directors; have the rights to put questions to the Board of Directors, members of the Board of Directors and Director General as to investment and development plans, projects or programs and other decisions related to SCIC management and governance activities. In these meetings, Comptrollers shall be accorded the rights to speak but not be entitled to vote, unless otherwise prescribed in clause 1 and 2 of Article 40 herein;
b) Have access to adequate information, data, documents and reports on matters under the authority delegated to the Board of Directors or Director General with regard to governance of SCIC’s business activities;
c) View accounting records, books, reports, contracts, transactions and any other documents or materials stored at SCIC's head office, branches and representative offices to consider performing prescribed duties; assess performance of the Board of Directors, members of the Board and Director General on their management and governance duties where necessary or upon the request of the state owner’s representative agency. Where it is necessary to view documents of any enterprise of which charter capital is wholly owned by SCIC or any enterprise to which SCIC makes its capital contribution, a Comptroller must collaborate with a representative of state capital that SCIC invests in these enterprises after obtaining consent from SCIC;
d) Review and assess the current state of SCIC’s business, SCIC's financial status, current operational conditions and effectiveness of regulations on internal management of SCIC;
dd) Request any member of the Board of Directors, Director General, Deputy Director General, Chief Accountant and other office holders to report and provide information on any matter within their jurisdiction, and on investment and business activities of SCIC;
e) Request the Board of Directors, Director General, Deputy Director General and Chief Accountant to report on the current status and conditions of business results of SCIC’s subsidiaries and affiliates if they aware that it is necessary to perform duties prescribed in laws and this Charter;
g) In case where they discover that any member of the Board of Directors, Director general and any office holder is in breach of regulations on their rights, obligations and responsibilities, or poses any risk of contravening these regulations; or any violation against laws, breach of regulations on economic administration, provisions of this Charter or SCIC's internal management rules, they must promptly report to the state owner’s representative agency to SCIC, other members of the Control Board and individuals concerned;
h) Request the Ministry of Finance to establish a unit performing accounting tasks to counsel and directly assist the Control Board in carrying out assigned rights and obligations;
i) Have the right to affix SCIC’s corporate stamp to documents or records within the scope of a Comptroller’s duties, functions and authority. SCIC must cooperate with Comptrollers in setting out regulations on use of the corporate stamp in order to ensure compliance with laws;
k) Have access to training courses in a Comptroller’s profession which are provided by regulatory authorities, seminars and other training courses in Comptroller's professional skills that are organized by SCIC;
l) Assume other rights and authority in accordance with laws and decisions of the Prime Minister and the Minister of Finance.
Article 19. Comptroller’s responsibilities
1. Comply with laws, SCIC’s Charter, decisions of the state owner’s representative and professional ethics in the course of carrying out rights and obligations prescribed in relevant laws and this Charter.
2. Carry out assigned rights and obligations in an honest, discreet and due manner in the best legal interests of SCIC and state owner’s representative to SCIC.
3. Give commitment to acting in the best interests of SCIC and state owner’s representatives to SCIC. Manage information and ensure information security in accordance with regulations of the state owner's representative and SCIC’s regulations. Do not abuse delegated powers to hinder any of SCIC’s business activities. Avoid misusing SCIC’s business information, trade secrets and business opportunities. Prohibit abusing the position, title and property of SCIC for personal purposes or in the interests of other organizations or individuals.
4. Fulfill other obligations prescribed in relevant laws and this Charter.
5. In cases where any violation of obligations specified in clause 1, 2, 3 and 4 of this Article inflicts any loss on SCIC, the in-charge Comptroller shall be held joint or several liability for such loss; depending on the nature and level of violation and loss, the violating Comptroller shall be subject to permissible disciplines, administrative penalties or criminal prosecution.
6. All income and other benefits that a Comptroller directly or indirectly obtains due to any breach of obligations specified in clause 1, 2, 3 and 4 of this Article must be given back to SCIC.
7. In case where it is discovered that a Comptroller is in breach of obligations in the course of carrying out assigned rights and obligations, another member of the Control Board shall be obliged to report to the Ministry of Finance in writing to request such breach and decide on any possible remedy.
Article 20. Discharge and dismissal of Comptrollers
1. A Comptroller shall be discharged in the following cases:
a) He/she does not meet eligibility standards and requirements stipulated in Article 16 herein;
b) He/she has filed the resignation letter and is subject to the approval decision issued by the Ministry of Finance;
c) He/she is dispatched or assigned another task under the decision of the Ministry of Finance or any other regulatory authority;
d) He/she falls into other cases prescribed in this Charter and other relevant laws.
2. A Comptroller shall be dismissed in the following cases:
a) He/she fails to fulfill assigned tasks and duties;
b) He/she fails to carry out his/her own rights and obligations during 3 consecutive months, except in force majeure cases;
c) He/she seriously or repeatedly violates obligations of a Comptroller as provided herein;
d) He/she falls into other cases prescribed in this Charter and other relevant laws.
Article 21. Wages, salaries, remunerations, other benefits and relationship of Comptrollers
1. Wages, salaries, remunerations and other benefits of Comptrollers:
a) He/she shall be entitled to wages, salaries, remuneration and bonuses determined on the basis of the level of fulfillment of their assigned tasks and SCIC's business efficiency;
b) The Ministry of Finance shall decide the levels of wages, salaries, remunerations and bonuses, and payments thereof to Comptrollers, based on the levels of fulfillment of their assigned tasks and as per law;
c) The regime on payment of wages, salaries, remunerations and other benefits to Comptrollers shall be subject to regulations currently in force;
d) Operational costs of Comptrollers shall be recorded into the account of SCIC’s administrative expenses in accordance with laws;
dd) Full-time Comptrollers shall be entitled to preferential treatment, welfare benefits and participation in operations of SCIC like those granted to SCIC’s other officers and employees.
2. Relationship between Comptrollers on one side and the state owner’s representatives, the Board of Directors or Director General of SCIC on the other side, or between Comptrollers, shall be subject to laws currently in force and regulations on operations of Comptrollers.
1. Select and decide a capital investment or business sector or form according to the market principles, ensure efficiency and profitability and conformance to laws.
In case of carrying out capital investment and business tasks to achieve sociopolitical targets within the scope of its duties assigned by the Government or the Prime Minister, SCIC must prepare a monitoring report clearly specifying results gained after carrying out these tasks for submission to the Prime Minister to seek his decision on possible actions to be taken.
2. Make capital and property contributions to domestic and foreign investors for the purposes of entering into joint venture or affiliation in the following forms: Acquiring part or all of other companies, investing in establishment of new enterprises, and signing business cooperation contracts; doing so in other forms as provided by law.
3. At their discretion, decide additional capital investments, sell shares of capital available at enterprises receiving state capital from ministries, ministry-level bodies and provincial People’s Committees under laws currently in force and this Charter; of their own accord, select the approach to selling capital that SCIC has received from or invested in enterprises under the Government’s regulations on functions, duties and regime of SCIC’s operations and this Charter; enter into agreements to redeem shares and contributed capital already sold to investors to assure the State’s rights and interests.
4. Receive investment capital in trust from the State, domestic and overseas organizations and individuals.
5. Establish and make equity participation in establishing subsidiaries and affiliates (including fund management companies and investment funds) in accordance with laws and this Charter.
6. Make decision on establishment of domestic and overseas branches, representative offices and dependent accounting units under laws after receipt of the Prime Minister’s approval decision on policies for such establishment.
7. Carry out rights and responsibilities of the state owner to single-member limited liability companies of which charter capital is wholly owned by SCIC; rights and obligations of a state owner to SCIC’s portions of capital contribution to joint stock companies and multiple-member limited liability companies (including those that SCIC has received) in accordance with laws.
8. Appoint, authorize and assess performance of representatives; discharge, reward and punish representatives; decide the levels of remunerations, bonuses and other benefits of which representatives to enterprises are authorized to take control. It may mandate representatives to decide matters prescribed in laws or the Government’s regulations on functions, duties and regime for operations of SCIC and this Charter. It may involve in the process of selection of representatives for shares to enterprises that must transfer their capital to SCIC.
9. Exercise other rights as stipulated by law.
Article 23. SCIC’s obligations
1. Effectively manage and use, preserve and appreciate state capital that the State invests and owns at enterprises under the state management in accordance with laws and this Charter.
2. Request the Ministry of Finance to assess and propose the general program for restructuring and reform of single-member limited liability companies with their wholly state-owned charter capital that are put under SCIC’s delegated authority to seek the Prime Minister's approval decision.
3. Request the Ministry of Finance to assess and propose the business strategy, plan, investment and development proposal for the period of 5 years to seek the Prime Minister’s approval decision.
4. Carry out the state owner’s obligations to single-member limited liability companies of which charter capital is wholly owned by SCIC; obligations of a state owner’s representative of SCIC’s portions of capital contribution to joint stock companies and multiple-member limited liability companies (including those that SCIC has received) in accordance with the Government’s regulations on functions, duties and regime for operations of SCIC.
5. Make public disclosure and dissemination of information in accordance with laws.
6. Fulfill other obligations as stipulated by law.
SCIC'S EXECUTIVE MANAGEMENT STRUCTURE
Article 24. SCIC’s executive management structure
The organizational structure for management and governance of SCIC’s business activities shall be composed of the followings:
1. Board of Directors.
2. Director General and his/her assisting apparatus.
3. Comptrollers.
Article 25. Functions of the Board of Directors
1. The Board of Directors is a direct representative of the state owner’s representative to SCIC that can make decisions on matters regarding identification and implementation of SCIC’s objectives, duties and rights under its delegated authority as provided herein, except those matters subject to decisions issued by the Government, the Prime Minister, the Ministry of Finance under their jurisdiction, and by other state regulatory authorities according to regulations on decentralization.
2. The Board of Directors shall be held accountable to the Government, the Prime Minister, the Ministry of Finance, and before laws, for all activities and growth of SCIC.
Article 26. Personnel structure of SCIC’s Board of Directors
SCIC’s Board of Directors is composed of 07 members at maximum. The Board’s Chairperson and members shall work under the full-time regime. Director General is a member of the Board of Directors. A member may hold office for the maximum period of 5 years, and can be re-appointed to serve no more than 2 terms of office.
Article 27. Rights and responsibilities of SCIC’s Board of Directors
1. Request the Ministry of Finance to verify and petition a relevant competent regulatory authority to approve and adjust SCIC’s charter capital; revise SCIC’s Charter, functions, duties and operational mechanism; carry out the corporate reorganization, ownership transition and restructuring of SCIC.
2. Make decision on SCIC’s business strategy, plan, investment and development proposal for the 5-year period; SCIC‘s annual business plan after receipt of a competent entity’s approval decision and submit such decision to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for compiling and monitoring purposes.
3. Make decision on establishment, transition of ownership and restructuring of wholly SCIC-owned subsidiaries; establishment, reorganization and closure of branches, representative offices and dependent accounting units of SCIC after obtaining the Prime Minister’s decision to approve policies for such activities.
4. Execute the general program for reorganization, reform and restructuring of SCIC after receiving any request and a competent regulatory authority’s approval decision.
5. Make decision on change in SCIC‘s proportion of ownership at enterprises belonging to the list of enterprises whose controlling shares are held by the State or receipt of enterprises voluntarily participating as SCIC’s subsidiaries and affiliates after filing a request for such receipt and obtaining a competent regulatory authority's decision to approve policies for such receipt.
6. Request the Ministry of Finance to seek the Prime Minister’s consent to:
a) Planning, appointment, re-appointment, discharge, dispatch, rotation, resignation, offer of rewards to, imposition of punishment on, dismissal and retirement of the Chairperson of SCIC's Board of Directors.
b) Appointment of the Director General for SCIC.
7. Request the Ministry of Finance to consent to: Plan, appoint, re-appoint, discharge, reward, discipline, pay wages, salaries, remuneration, bonuses and other interests to the Board’s members; issue SCIC’s financial management Regulations.
8. Make decision on the plan to mobilize capital and investment in specific projects stated in point c and d of clause 1 of Article 12 and point b of clause 5 of Article 13 after requesting and receiving a competent regulatory authority's approval of policies for such activities; grant decisions on its own or authorize the Director General to make decision on the capital mobilization plan and investment projects funded by no greater than 25% of the equity specified in SCIC’s financial statement made in the most recent quarter or year preceding the date of capital mobilization or grant of the investment decision on condition that such investment does not exceed the allowable maximum amount of investment in group-B investment projects as provided in the Law on Public Investment.
9. Make decision on the plan to sell and purchase fixed assets and external investment projects outside of SCIC as provided in point c of clause 5 of Article 13 and projects funded by joint venture between SCIC and foreign investors in Vietnam, projects for SCIC’s making investments in other enterprises to supply public products and services after receipt of a competent regulatory authority’s approval of policies for such activities; make decision or authorize the Director General to make decision on sale or purchase of fixed assets and external investment projects funded by no greater than 25% of the equity specified in the financial statement made in the most recent quarter or year preceding the date of grant of the decision on sale and purchase of fixed assets or investment in projects provided to extent that such investment capital does not exceed the permissible maximum amount of investment in group-B projects prescribed in the Law on Public Investment.
10. Approve SCIC’s financial statements, distribution of SCIC’s annual profits, setting aside of amounts available for establishment and use of SCIC’s annual funds after receipt of the written opinion from the Ministry of Finance.
11. Make decision on planning, re-appointment, dismissal, discharge, secondment, rotation, offer of rewards to, imposition of disciplinary actions on, resignation and retirement of SCIC’s Director General after obtaining the written consent from the Ministry of Finance.
12. Make decision on wages, salaries, remuneration, bonuses and other interests to which appointees decided by the Board of Directors as per laws are entitled.
13. Carry out rights and responsibilities of a state owner to SCIC’s subsidiaries and affiliates under the provisions of relevant laws and this Charter.
14. Designate the representative of SCIC’s portions of capital contribution to other enterprises; give written opinions based on which representatives of SCIC’s portion of capital contribution cast their votes in accordance with laws.
15. Agree to allow the Director General to issue SCIC’s internal management regulations.
16. Make decision on SCIC’s market growth, promotion and technological solutions.
17. Bear responsibilities to manage and govern SCIC in compliance with laws and decisions of the state owner’s representative; manage the effective use, preservation and appreciation of capital; promptly report to the state owner’s representative on SCIC’s losses, insolvency, failure to fulfill objectives and duties assigned by the state owner or other cases in which SCIC has committed violations.
18. Assume legal liability for any violation resulting in any loss of SCIC’s capital and assets.
19. Conduct internal audits and make decision on establishment of an internal auditing unit under SCIC’s authority.
20. Implement other rights and duties as stipulated by law or under its authority delegated by the Government, the Prime Minister and the Ministry of Finance.
Article 28. Eligibility standards and requirements of members of SCIC‘s Board of Directors
1. Being Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam.
2. Holding professional qualifications and practical experience in business administration or SCIC’s scope of business.
3. Having good health conditions, morals, showing honesty, straightforwardness, legal expertise and a good sense of compliance with laws.
4. Not being wives, husbands, blood fathers, foster fathers, blood mothers, foster mothers, natural children, adoptive children, younger or older blood brothers, blood sisters, younger or older brothers or sisters-in-law of heads or deputy heads of the state owners' representative agencies; members of the Board of Directors, the Director General, the Deputy Directors General and Chief Accountant; Comptrollers working at SCIC.
5. Not being public officers, servants or employees working for state regulatory authorities, political organizations, sociopolitical organizations, or not being persons holding office or managerial positions at SCIC's member companies.
6. Having not yet been dismissed from the title of Chairperson of the Board of Directors, members of the Board of Directors or the Chairpersons of companies, Directors, Deputy Directors or Directors General or Deputy Directors General of state enterprises.
7. Meeting other legibility standards and requirements prescribed in laws.
Article 29. Chairperson and members of the Board of Directors
1. Chairperson of the Board of Directors:
a) The Chairperson of the Board of Directors shall be subject to the Prime Minister’s decision on planning, appointment, re-appointment, resignation, discharge, secondment, rotation, rewarding, sanctioning, dismissal and retirement as provided in point dd and e of clause 1 of Article 12 herein. The term of office of the Chairperson shall not exceed 5 years, and upon expiration of such term, the Chairperson may be re-appointed to no more than 2 terms of office. The Chairperson shall hold office according to the full-time work regime and shall not be allowed to undertake multiple posts as Directors General of SCIC and other enterprises;
b) Chairperson of the Board of Directors shall assume the following rights and obligations:
- Act on behalf of the Board of Directors to certify acceptance of capital, land, natural and other resources that the State entrusts to SCIC;
- Convene and preside over meetings of SCIC‘s Board of Directors or collect opinions from members of SCIC’s Board of Directors;
- Lead fulfillment of duties assigned by the Board of Directors in accordance with this Charter;
- Sign documents on behalf of the Board of Director;
- Carry out the monitoring and surveillance of implementation of resolutions and decisions of the Board of Directors; have the right to act on behalf of the Board of Directors to revoke the Director General’s decision in breach of resolutions and decisions of the Board of Directors;
- Where necessary, the Chairperson of the Board of Directors may authorize one of the Board’s members in writing to perform functions and duties assigned to the Chairperson of SCIC’s Board of Directors in the absence of SCIC's Chairperson of the Board of Directors. The person receiving authorization shall be responsible to the Chairperson for tasks to be performed in trust;
- Carry out other rights and obligations under law and the authority delegated by the Prime Minister.
2. Members of SCIC’s Board of Directors:
a) Minister of Finance shall be accorded authority to appoint members of the Board of Directors and procedures for appointment subject to laws. Members of the Board of Directors shall work under the full-time employment regime.
b) Members of the Board of Directors shall have the following rights and responsibilities:
- Attend meetings to discuss, give recommendations cast their votes on matters under the jurisdiction of the Board of Directors;
- Check, examine, search, duplicate or make an extract of information contained in transaction registers, accounting books, records, annual financial statements and journals recording minutes on meetings of the Board of Directors, as well as other documents or materials under the SCIC's control;
- Carry out other tasks and responsibilities according to appointment decisions, this Charter and relevant laws.
Article 30. Dismissal and discharge of members of the Board of Directors
1. The Chairperson and other members of the Board of Directors shall be discharged from their office in the following cases:
a) Any of them have no longer met eligibility standards and requirements stipulated in Article 28 herein;
b) Any of them applies for his/her resignation which is then accepted in writing by the Prime Minister (applicable to the Chairperson of the Board of Directors) and the Ministry of Finance (applicable to other members of the Board of Directors);
c) Any of them has obtained a decision on secondment, transfer to another post or retirement;
d) Any of them does not have adequate competency and qualification to undertake assigned tasks; his/her civil capacity has been lost or constrained;
dd) Any of them is not healthy or prestigious enough to serve as a member of the Board of Directors;
e) Any of them falls into other cases in which he/she must be discharged in accordance with relevant laws.
2. The Chairperson and other members of the Board of Directors shall be dismissed in the following cases:
a) Any of them contributes to the fact that SCIC has not fulfilled objectives and targets specified in its business plans for 02 consecutive years; has failed to preserve and appreciate investment capital upon the request of the Prime Minister and the Ministry of Finance without giving objective reasons or explaining the reason why the Prime Minister or the Ministry of Finance does not give their consent;
b) Any of them is prosecuted and pleads guilty;
c) Any of them performs fraudulent acts in the course of carrying out rights and obligations, abuses professional ranks and positions, uses SCIC’s property to gain personal benefits or serve the interests of other organizations or individuals; provides incorrect financial information and business results of SCIC.
3. Within 60 days of receipt of a decision on discharge or dismissal, SCIC‘s Board of Directors must convene a meeting to request the Ministry of Finance to consider issuing a decision on appointment of a substitute member of SCIC‘s Board of Directors, or petition the Prime Minister to consider appointing a substitute Chairperson of SCIC‘s Board of Directors.
Article 31. Employment regime, conditions and manners of meetings of the Board of Directors
1. The Board of Directors shall work under the collective employment regime; shall hold a meeting on a quarterly basis in order to consider issuing decisions on matters under its powers and obligations. As for those matters that do not need to be discussed, the Board of Directors may collect written opinions in accordance with regulations laid down in SCIC’s Charter.
The Board of Directors may convene irregular meetings to deal with urgent issues upon the request of the state owner's representative agency to SCIC or the Chairperson of the Board of Directors or more than 50% of membership of the Board of Directors or the Director General.
2. The Chairperson or any member of the Board of Directors who is authorized by the Chairperson of the Board of Directors shall be responsible for setting the agenda and preparing documents or handouts necessary for a meeting, convening and chairing that meeting. Members of the Board of Directors may give written comments on the meeting's agenda. Matters to be discussed and documents used in a meeting must be sent to all members and guests (if any) 3 working days before. In particular, a meeting’s documents or handouts related to requests for consent of the state owner's representative agency to SCIC to amendments or supplements to the SCIC's Charter, for approval of corporate growth guidelines, annual financial statements, reorganization or dissolution of SCIC must be sent to all participating members within the maximum duration of 05 days before the meeting takes place.
3. A meeting’s invitation may be sent by letter, telephone, facsimile, or other electronic means, and may be addressed directly to each member of the Board of Directors and other guests. Contents of a meeting’s invitation need to clarify the meeting’s time, venue and agenda. An online meeting may take place where necessary.
4. A meeting in which opinions of the Board's members are collected will be deemed legitimate if at least two thirds of the Board’s membership is present. A Resolution of the Board of Directors shall be adopted if more than half of the Board's participating members votes for it; in case where the number of votes for and against a matter is equal, the Chairperson of the Board of Directors or the person authorized by the Board's Chairperson shall have the deciding vote. Any member of the Board of Directors may have his/her opinion submitted to the state owner’s representative agency for its consideration.
5. In a meeting where written opinions are collected from members of the Board of Directors, a Resolution of the Board of Directors shall be adopted only when more than half of membership cast their votes for it.
The Resolution may be adopted by using multiple copies of the same written request for opinions from members of the Board of Directors if each of these copies bears at least a signature of a member of the Board of Directors.
6. Based on a meeting’s contents and agenda, where necessary, the Board of Directors shall have the right or assume its responsibility to invite authorized representatives from organizations or entities concerned to participate and discuss specific matters mentioned in the meeting’s agenda. Representatives of entities or organizations invited to a meeting may speak but cannot vote. Invited representative’s opinions shall be fully recorded in the meeting’s minutes.
7. Matters to be discussed, oral presentations, voting results and vote results and decisions adopted by the Board of Directors and conclusions of a meeting of the Board of Directors must be minuted. The Chair and Secretary of a meeting shall have joint liability to ensure accuracy and integrity of the meeting's minutes. The meeting’s minutes must be written up and ratified before the meeting is ended. The followings must be contained in the minutes:
a) Time, venue, purposes and agenda of a meeting; list of participating members; matters to be discussed and vote on; summary of spoken opinions of members about specific matters to be discussed;
b) The number of votes for and against a matter that must be counted in case blank votes are not accepted, or the number of votes for and against and abstentions that must be counted in case blank votes are accepted;
c) Decisions that have already been ratified; full names and signatures of participating members.
8. Members of the Board of Directors may request the Director General, Deputy Directors General, Chief Accountant and other executives or officer holders of SCIC and wholly SCIC-owned companies, and representatives of SCIC’s portions of capital contribution to other enterprises, shall provide information and documents on financial and operational conditions of related companies in accordance with communication regulations imposed by the Board of Directors or resolutions of the Board of Directors. Persons requested to provide information must provide timely, full and accurate information and documents upon the requests made by members of the Board of Directors, unless otherwise decided by the Board of Directors.
9. While on duty, the Board of Directors may use an executive machinery or assisting unit (if any) and SCIC's official corporate stamp.
10. Where necessary, the Board of Directors can consult with domestic and foreign experts before making decisions on important matters under the Board’s jurisdiction. Expenses incurred from consultation with advisory experts shall be subject to SCIC’s Regulations on financial management.
11. A Resolution of the Board of Directors shall be in force from the date on which it is adopted or the effective date specified in such Resolution, except in cases where it must obtain consent from the state owner’s representative agency to SCIC.
Article 32. Operational expenses of the Board of Directors
All operational expenses of the Board of Directors, experts and consultants to the Board of Directors may be charged into the account of management expenses of SCIC. SCIC’s Director General must provide conditions and equipment necessary for operations of the Board of Directors.
Article 33. Requirements for eligibility of the Chairperson and members of the Board of Directors for involvement in management of other enterprises
1. In order to be eligible to get involved in management of other enterprises, any member of the Board of Directors shall not hold senior positions in SCIC’s subsidiaries.
2. Such member is not a wife, husband, blood father, foster father, blood mother, foster mother, natural child, adoptive child, younger or older blood brother, blood sister, younger or older brother or sister-in-law of the head or deputy head of a state owner’s representative agency; a member of the Board of Directors; the Director General, the Deputy Director General and Chief Accountant; a Comptroller working at SCIC.
Article 34. Functions of the Director General
The Director General must be a person in charge of SCIC’s daily activities according to predetermined objectives, plans and Resolutions or Decisions of the Board of Directors, this Charter and provisions of relevant laws; shall be held accountable to the Board of Directors and laws for implementation of his/her assigned rights and duties.
Article 35. Appointment, discharge and dismissal of the Director General
1. The Director General who is a member of the Board of Directors shall be appointed under the appointment decision that the Prime Minister issues after considering the request from the Ministry of Finance, assessment results from the Ministry of Home Affairs and unanimous opinions from the Government’s Party Staff Division. The Director General shall be appointed to the maximum 5 years’ term of office and may be re-appointed. The Board of Directors shall make decision on planning, re-appointment, dismissal, discharge, secondment, rotation, rewarding, disciplining, resignation and retirement of SCIC’s Director General after obtaining the written consent from the Ministry of Finance.
2. The person appointed as the Director General shall be obliged to meet the following standards and requirements:
a) Having full civil capacity and not being subject to prohibition on participation in corporate management in accordance with laws;
b) Holding professional qualifications and practical experience in business administration or SCIC’s scope of business;
c) Meeting health requirements, ethical standards, showing honesty and straightforwardness; proving awareness and consciousness of compliance with laws; being a Vietnamese citizen permanently residing in Vietnam;
d) Not a wife, husband, blood father, foster father, blood mother, foster mother, natural child, adoptive child, younger or older blood brother, blood sister, younger or older brother or sister-in-law of the head or deputy head of a state owner’s representative agency; a member of the Board of Directors; the Deputy Director General and Chief Accountant working for SCIC;
dd) Not a wife or husband, blood father or mother, foster father or mother, natural or adoptive child, younger or older blood brother or sister, younger or older brother-in-law or sister-in-law of a Comptroller working for SCIC;
e) Not serving as a cadre or public official of another state agency or political organization or sociopolitical association;
g) Having not yet been removed from the post of the Chairperson of the Board of Directors, member of the Board of Directors, Director General or Deputy Director General of SCIC or other state enterprises;
h) Not holding dual office as a Director or Director General of another enterprise;
i) Meeting other eligibility standards and requirements prescribed in laws and this Charter.
3. Discharge of the Director General in the following cases:
a) Having no longer met eligibility standards and requirements stipulated in Article 2 herein;
b) Submitting the resignation letter.
4. The Director General shall be dismissed from office in the following cases:
a) SCIC has not preserved its capital in accordance with laws;
b) SCIC has not fulfilled goals and objectives specified in its business plan for 02 consecutive years;
c) He/she has no longer met qualification and competence requirements set out in the new business strategy and plan of SCIC;
d) He/she has committed one of the obligations that a person holding a senior position must take on as provided in Article 96 in the Law on Enterprises;
dd) Other situations stipulated by law arise.
Article 36. Rights and duties of the Director General
1. Bear responsibility to the Board of Directors for effective use and management of capital, assets and other available resources of SCIC within his/her delegated authority.
2. Take charge of preparing SCIC’s growth strategy, business plan, investment and development proposal for the 5-year period; the program and plan for reorganization, reform and restructuring of SCIC; the business plan and annual investment and development proposals of SCIC; plans for mobilization and use of capital, for submission to the Board of Directors; preparing investment projects, distributing resources and formulating organization and management programs; drafting and revising SCIC’s Charter; drafting SCIC’s Regulations on financial management and other internal management regulations; developing the plan for development of human resources; formulating and assessing application of sets of indicators, standards, socio-technical norms and wage rates; preparing economic or civil agreements; provisions for risks; preparing periodic reports, statistical reports and financial statements of SCIC and other programs or projects.
3. Submit matters under the jurisdiction of a state owner's representative to SCIC as provided herein to the Board of Directors that will then propose them to seek a competent regulatory authority’s decision on or approval of these matters.
4. Seek the Board of Directors’ decision on matters under the delegated authority of the Board of Directors.
5. Make decision on matters that he/she is authorized, mandated or entrusted to deal with by the Board of Directors as provided herein and provisions of laws.
6. Make decision on the plan for mobilization of capital, investment projects, construction, sale and purchase of fixed assets, external investment projects, and on making equity participation in incorporation of new companies and capital contribution to other economic agreements under the authority delegated or tasks entrusted by the Board of Directors and in accordance with laws.
7. Seek the Board of Directors’ decision on appointment, re-appointment or discharge, or the Board of Directors’ consent to resignation, signing, termination of employment contracts with, rewarding and sanctioning of a Deputy Director General or Chief Accountant working for SCIC.
Take charge of formulating the pay chart, grades and regime, and applying them to employees after receipt of a competent regulatory authority's approval.
8. Make decision on designation, mandate, substitution of and termination of authorization for SCIC’s representatives to enterprises receiving or holding direct investment funds of SCIC under his/her authority delegated by the Board of Directors.
9. Make decision on recruitment, contracting or termination of contracts with or appointment, re-appointment, discharge, approval of resignation, rewarding, sanctioning, pay and allowance levels of persons holding different positions under his/her authority delegated by the Board of Directors and his/her jurisdiction. Make decision to assign tasks to SCIC’s Deputy Directors General.
10. Take charge of carrying out and assess results gained from carrying out business plans, investment proposals and other daily activities; audits, inspections and other activities in order to ensure effective implementation of resolutions and decisions of the Board of Directors and the state owner’s representative agencies; govern activities of SCIC in order to implement resolutions and decisions of the Board of Directors.
11. Send periodic or irregular review reports on SCIC’s business results to the Board of Directors; make the public disclosure of financial statements under the provisions of financial regulations and this Charter.
12. Carry out rights and responsibilities regarding business, financial management and personnel administration to subordinate units under his/her authority delegated by the Board of Directors, Regulations on financial management and provisions laid down herein.
13. Issue SCIC’s internal management regulations after receipt of consent from the Board of Directors.
14. Submit to inspection and supervision of implementation of his/her roles and duties by the Board of Directors, Comptrollers and state regulatory authorities in accordance with law.
15. Carry out other rights and duties prescribed in laws, the Law on Enterprises, this Charter and in compliance with decisions of the Board of Directors.
Section 3. RIGHTS, OBLIGATIONS, RESPONSIBILITIES AND RELATIONSHIPS BETWEEN THE BOARD OF DIRECTORS AND DIRECTOR GENERAL OF SCIC
Article 37. Wages, salaries, remuneration and other benefit packages granted to the Chairperson and members of the Board of Directors and Director General of SCIC
1. The Chairperson, members of the Board of Directors, Director General of SCIC shall be entitled to wages, salaries, compensation packages, bonuses and other benefits, depending on their performance and business outcomes of SCIC, in accordance with laws and regulations of the Government on operational functions, duties and regimes of SCIC.
2. The Ministry of Finance shall grant approval of pay, compensation, bonus and other benefit packages applied to the Chairperson, members of the Board of Directors and Director General of SCIC under law. Compensation and other benefit packages paid to the Chairperson, members of the Board of Directors and Director General of SCIC shall be accounted for as SCIC’s management expenses under law, and must be recorded into separate accounts shown in SCIC's annual financial statements.
Article 38. Obligations and responsibilities of the Chairperson, members of the Board of Directors and Director General of SCIC for management and governance of SCIC
1. The Chairperson, any member of the Board of Directors or Director General of SCIC shall assume the following obligations:
a) Comply with laws, organizational and operational Charter of SCIC or decisions of the state owner’s representative agencies for implementation of assigned rights and duties;
b) Carry out assigned rights and obligations in an honest, discreet and due manner in the best legal interests of SCIC and SCIC’s state owner’s representative;
c) Commit to acting in the best interests of SCIC and state owner’s representative to SCIC. Prohibit using business information, trade secrets and opportunities of SCIC and abusing positions and rights of management and use of capital and assets of SCIC to gain personal interests and serve the interests of other organizations and individuals. Prohibit giving SCIC’s property to any person without permission; revealing SCIC's secrets during the period of performing his/her duties assigned to a member of the Board of Directors or Director General of SCIC and within the maximum duration of 03 years after removal from the post of member of the Board of Directors or the Director General of SCIC, unless otherwise approved by SCIC’s Board of Directors;
d) If SCIC fails to pay all debts and other asset-related obligations due, SCIC‘s Director General shall be obliged to report to SCIC‘s Board of Directors to seek remedies for its financial difficulty and inform on SCIC’s financial status to all of its creditors. To such extent, the Chairperson, members of the Board of Directors and Director General of SCIC shall not be allowed to make decision to increase wages, salaries, set aside its profits to pay bonuses to the management and staff of SCIC;
dd) To the extent that SCIC fails to pay all debts and other asset-related obligations due and no action stated in point d of this clause is taken, several liability for any loss inflicted on creditors must be held;
e) In cases where the Chairperson, any member of the Board of Directors or Director General of SCIC is in breach of this Charter, makes decision ultra vires, abuses his/her position or authority to inflict any loss on SCIC and the State, compensations stipulated by law and this Charter must be paid;
g) He/she shall prevent his/her spouse, natural parent, child or sibling from holding the position of SCIC’s Chief Account or Cashier;
h) Report to the Ministry of Finance and SCIC on ownership of shares, portions of contributed capital and make public disclosure of interests associated with SCIC's related enterprises; SCIC’s related enterprises which he/she and his/her spouse, natural parent, child or sibling jointly and severally own shares or portions of contributed capital accounting for more than 35% of each enterprise’s charter capital.
2. Members of SCIC’s Board of Directors shall be jointly responsible to the Prime Minister, the Ministry of Finance and laws for decisions of SCIC‘s Board of Members, business results and efficiency of SCIC.
3. SCIC’s Director General shall be accountable to SCIC’s Board of Directors and laws for management of SCIC’s daily activities and implementation of delegated rights and assigned duties.
4. If he/she commits one of the following violations which have not yet resulted in his/her facing criminal prosecution, he/she shall not be paid bonuses, shall not be entitled to any pay rise and shall be subject to disciplinary actions depending on the degree of his/her violation:
a) SCIC's losses are inflicted through his/her fault;
b) Any loss of state capital is inflicted through his/her fault;
c) He/she decides to execute investment projects that are not effective, do not recover investment capital and fail to repay debts;
d) SCIC staff's wages, salaries and other benefit packages prescribed in laws on employment are not insured;
dd) Violations arising from management of capital, assets and against accounting, auditing and other regulations promulgated by the State are attributable to his/her fault.
5. If any violation specified in clause 4 of this Article is attributable to the Chairperson’s lack of his/her responsibilities or failure to fulfill his/her assigned roles, duties and powers, he/she shall be dismissed from his/her post, depending on the extent of his/her violation and consequences of such violation that lead to the compensation requirement set out by law.
6. In case where SCIC goes into bankruptcy and SCIC’s Director General has not yet filed for such bankruptcy, he/she shall be dismissed from his/her post and shall be held responsible to laws; if SCIC's Director General fails to do so and SCIC's Board of Directors does not order him/her to file for bankruptcy, the Chairperson and members of the Board of Directors shall be dismissed.
7. If SCIC subject to the regulatory requirement for reorganization, dissolution or ownership transition does not carry out procedures for doing so, SCIC’s Chairperson, members of the Board of Directors and Director General shall be dismissed.
8. SCIC’s Chairperson, members of the Board of Directors and Director General shall be responsible for sending full, accurate, authentic and timely reports on matters required by the state owner's representative agency to serve the purposes of performing tasks of inspection, supervision and assessment by competent regulatory authorities within the duties assigned by the state owner's representative agency.
9. SCIC’s Chairperson, members of the Board of Directors and Director General shall be responsible for sending timely reports to the state owner’s representative agency on the fact that it is running at a loss, is incapable of making payments, fails to fulfill objectives and tasks assigned by the state owner's representative agency or commits other violations.
Article 39. Coordination between the Board of Director and Director General in management and governance of SCIC
1. In the course of implementing resolutions and decisions of the Board of Directors, on seeing that SCIC's interests are likely to be adversely affected, the Director General must inform on this to the Board of Directors to seek its consent to any amendment to such resolutions and decisions. In cases where the Board of Directors fails to make necessary amendments, the Director General must observe them and then report to the Ministry of Finance to seek its decision on possible actions to be taken under its delegated authority.
2. The Director General shall be responsible for periodically reporting to the Board of Directors on business conditions of SCIC. Where necessary, the Board’s Chairperson may request the Director General to directly report to the Board of Directors or send a representative of the Board of Directors to SCIC’s meetings.
3. The Board of Directors must authorize the Director General to act on behalf of SCIC to perform its duties and shall be responsible for such authorization. The Director General shall be responsible to the Board of Directors and laws for duties that he/she perform on behalf of SCIC.
4. The Director General may take necessary actions in case of emergency as per law, and must concurrently submit immediate reports to the Board of Directors and other competent regulatory authorities.
Article 40. Contracts and transactions between SCIC and related persons
1. Contracts and transactions between SCIC and the following persons shall be subject to decisions issued by the Board of Directors, the Director General and Comptrollers of SCIC according to the majority rules under which each person holds a vote:
a) Company’s owners and their related persons;
b) Members of the Board of Directors, Director General and Comptrollers;
c) Persons related to those persons stipulated in point b of this clause;
d) Managers for company’s owners, persons authorized to appoint such managers;
dd) Persons related to those persons stipulated in point b of this clause.
SCIC’s legal representatives must inform the Board of Directors and Comptrollers of persons involved in these contracts and transactions, enclosing draft contracts or major contents of these transactions.
2. Unless otherwise required by the SCIC’s Charter, the Board of Directors and Comptrollers shall be obligated to decide whether these contracts or transactions are accepted within 10 days of receipt of such notification according to the majority rules under which each participating person may cast a vote; interested persons shall not have voting rights.
3. Contracts or transactions prescribed in clause 1 of this Article shall be approved only when the following requirements are satisfied:
a) Parties entering into contracts or performing transactions are legal persons that are independent, have separate rights, obligations, property and interests;
b) Contractual or transactional prices are market prices determined when these contracts are signed or these transactions are performed;
c) Owners must comply with laws on contracts and other regulations on purchase, sale, lease or rental transactions between SCIC and owners.
4. If contracts or transactions which are invalidated and handled in accordance with laws are effected in breach of regulations laid down in clause 1 of this Article, SCIC’s legal representative and contracting parties shall be obliged to pay compensations for any loss incurred and reimburse profits gained from execution of these contracts or transactions to SCIC.
Section 4. DEPUTY DIRECTORS GENERAL, CHIEF ACCOUNTANT AND ASSISTING APPARATUS
Article 41. Deputy Directors General, Chief Accountant
1. Appointment, contracting, termination of contracts with, dismissal, substitution, discharge, rewarding and sanctioning of SCIC's Deputy Directors General and Chief Accountant shall be subject to SCIC’s decision issued upon the request of SCIC’s Director General.
The number of Deputy Directors General shall be restricted to 5 persons. In case where more than 05 Deputy Directors General are needed, SCIC shall request the Ministry of Finance to petition the Prime Minister to seek his decision.
2. Deputy Directors General shall be charged with assisting SCIC's Director General in governing SCIC according to their duties assigned and their authority delegated by the Director General; shall be accountable to the Director General and laws for performing their assigned or entrusted tasks.
3. SCIC’s Chief Accountant shall assume the prime responsibility for SCIC’s accounting and statistical activities; shall assist SCIC’s Director General to carry out financial supervision over all of SCIC’s business in accordance with laws on finance and accounting; shall be held accountable to the Director General and Board of Directors and laws for carrying out assigned duties and delegated authority.
4. Deputy Directors General and Chief Accountant shall be appointed and contracted to the term of office lasting for 5 years at maximum and may be re-appointed or granted a renewal of their employment contracts.
5. Compensation packages, responsibility allowances and bonuses granted to Deputy Directors General and Chief Accountant shall be subject to laws and SCIC’s regulations.
Article 42. SCIC’s assisting machinery
1. SCIC’s assisting apparatus is composed of different operations departments established under the decision of the Board of Directors upon the Director General’s request.
2. These departments shall play their roles in advising and assisting the Board of Directors and the Director General in performing SCIC’s assigned duties.
3. The Director General shall make decision on appointment, re-appointment, discharge, resignation or contracting, termination of contracts with, rewarding and disciplining of persons holding managerial positions in these departments, and shall regulate functions and duties of these departments under his/her authority delegated by the Board of Directors.
Section 5. DEPENDENT ACCOUNTING UNITS, BRANCHES AND REPRESENTATIVE OFFICES
Article 43. Dependent accounting units and branches
1. Dependent accounting units and branches established by SCIC are those entities do not have their own capital and property. All of their capital and property shall be owned and centrally accounted for by SCIC; shall be organized into sites, depending on their size and managerial and operational needs of SCIC, which are formed under the decision of the Board of Directors issued after receipt of the Prime Minister’s consent to policies for such formation.
2. Each dependent accounting unit and branch shall be led by a Director and Deputy Directors, and shall be composed of operations departments. Organizational and operational regulations of SCIC’s subordinate units and branches shall be set out by SCIC's Director General under his/her authority delegated by the Board of Directors.
Article 44. Representative offices
SCIC’s domestic and overseas representative offices are units directly controlled by SCIC and established under the decision of the Board of Directors after receipt of the Prime Minister's approval of policies for such establishment to serve the purposes of performing several tasks, but not getting directly involved in performing business tasks.
Article 45. Forms of employee’s involvement in corporate management
Employees may engage in management of SCIC’s business in the forms and by participating in organizations as follows:
1. Employees’ meetings.
2. Dialogues at work.
3. SCIC’s trade union.
4. People’s Inspectorate.
5. Exercise of their rights to file suggestions, complaints and accusations in accordance with laws.
Employees may get involved in discussions, submit their opinions and suggestions to competent regulatory authorities in accordance with laws on employment and other relevant laws.
SCIC’s staff shall have the right to engage in supervision over implementation of the resolution made by the staff's meeting; implementation of SCIC’s internal rules, regulations and Charter; implementation of the collective bargaining agreement; implementation of employment contracts; implementation of regulations and policies granted to employees; collection and use of funds to which employees make their contributions; results gained from handling employment-related complaints, accusations and disputes; annual emulation and rewarding results of employees.
Article 48. Employees’ meetings
On an annual basis, SCIC shall be responsible for presiding over and cooperating with the Executive Committee of Trade Union in holding an employee’s meeting to discuss solutions to fulfilling business goals that the Board of Directors has approved; assess implementation of the collective bargaining agreement, internal rules and regulations and other matters related to legal and sound rights and interests of employees.
Article 49. Relationship between SCIC and its employees
1. Relationship between SCIC and its employees shall be subject to regulations laid down in laws on employment currently in force.
2. SCIC’s Director General shall submit a plan to the Board of Directors to seek its ratification of matters related to recruitment of employees, lay-off, salaries, social insurance, benefits, rewarding and disciplining of the management and staff of SCIC, as well as relationship between SCIC and employee’s trade unions.
BUSINESS INVESTMENT AND MANAGEMENT OF INVESTMENTS OF SCIC
Section 1. BUSINESS INVESTMENT
Article 50. Business investment
Receipt of the rights of the state owner’s representative to SCIC, sale of state capital that SCIC has received and directly invested and SCIC’s capital investment and business activities shall be subject to the Government’s regulations on SCIC’s functions, duties and operational mechanisms.
1. Consultancy
SCIC shall be provided with such consultancy services as investment, finance, equitization, corporate management, ownership transition, corporate merger and acquisition, and other corporate support services prescribed by law.
2. Financial investment
SCIC shall be established or shall contribute capital to establishment of fund management companies, investment trusts and other forms of financial investment as prescribed in laws and the Government’s regulations on functions, duties and operational mechanisms of SCIC and this Charter.
3. Receipt of investment trust
SCIC may receive investments in trust for the State and other domestic and foreign organizations or individuals for investing purposes and may be paid fiduciary fees agreed upon in trust agreements.
4. Other activities stipulated in law.
Section 2. SCIC’S CONTROL OVER SCIC-INVESTED ENTERPRISES
Article 52. SCIC’s control over wholly SCIC-owned single-member limited liability companies (hereinafter referred to as SCIC-controlled companies)
1. SCIC can make decisions on establishment, reorganization and transformation of ownership of SCIC-controlled companies after receipt of the Prime Minister’s decision on approval of policies for such activities; on their charter capital upon establishment, objectives, duties and their business lines; on adjustment to their charter capital during the period of operation, dissolution and petition for bankruptcy of SCIC-controlled companies.
2. SCIC may adopt and impose Regulations on financial management of SCIC-controlled companies.
3. SCIC may make decisions on appointment, re-appointment, discharge, rewarding and disciplining of Chairpersons, members of Board of Directors or Presidents, Director Generals, Directors or Comptrollers of SCIC-controlled companies.
4. SCIC may approve 5-year investment and development plans and strategy, and annual business plans of SCIC-controlled companies.
5. SCIC may approve and revise charters of SCIC-controlled companies.
6. SCIC may grant these companies approval of their plans for mobilization of capital, projects for investment in construction, purchase and sale of fixed assets which account for more than 50% of equity of these companies specified in financial statements made in the most recent quarter or year preceding the date on which such activities and projects take place to the extent that such investment is not greater than the allowable amount of funding for group-B projects as provided in the Law on Public Investment or makes up another percentage of equity specified in their Charters.
7. SCIC may approve financial statements, distribution of profits and setting aside of part of profits for formation of annual funds of SCIC-controlled companies.
8. SCIC shall implement other rights and obligations as stipulated by law.
Article 53. SCIC’s management of its portions of contributed and received capital at joint stock companies and multiple-member limited liability companies
1. SCIC can make decisions or seek a competent regulatory authority’s decisions on investment in increase or decrease in capital, recovery of capital or disposition of its rights to purchase of capital and contribute capital to joint stock companies or multiple-member limited liability companies under the provisions of laws and SCIC’s Charter.
2. SCIC shall regulate eligibility criteria for, designation, discharge, dismissal, rewarding, disciplining, decisions on wages, salaries, allowances, bonuses and other benefits of representatives for SCIC's shares according to Article 55, 56, 57, 58 and 59 herein.
3. SCIC may assign tasks to representatives of SCIC’s shares in protecting SCIC’s legitimate rights and interests at joint stock companies or multiple-member limited liability companies.
4. SCIC may authorize SCIC’s representatives of its shares to request joint stock companies or multiple-member limited liability companies to transfer profits, distributed dividends or recovered capital to SCIC; oversee recovery of investments, collection of profits and distributed dividends in a timely manner.
5. SCIC may request representatives of SCIC’s shares to report on their assigned duties, rights and responsibilities to/for orientation of enterprises in which SCIC’s shares or portions of contributed capital make up more than 50% of their charter capital towards implementation of its general business objectives and strategies.
6. SCIC shall request representatives of SCIC's shares to prepare and submit periodic or irregular review reports on financial conditions and business activities of joint stock companies or multiple-member limited liability companies.
7. SCIC shall inspect and oversee activities of representatives of SCIC’s shares in order to prevent and take timely actions against their errors or mistakes.
8. SCIC shall implement other rights and obligations as stipulated by law.
Article 54. Methods for controlling and managing state investments in enterprises
1. SCIC shall directly manage or take control of state investments in enterprises through representatives authorized by laws currently in force, SCIC's Charter and Regulations on SCIC’s representatives that are adopted and promulgated by SCIC’s Board of Directors.
2. Forms of designation and authorization of representatives:
a) SCIC shall designate or authorized representatives through its decision to authorize a representative of SCIC’s shares to enterprises;
b) In cases where SCIC does not designate or mandate its representative, it may directly carry out rights and obligations of a shareholder, a member making capital contribution or business partner in another company in accordance with the Law on Enterprises;
c) Other forms of authorization shall be subject to SCIC’s Regulations on representatives.
Section 3. REPRESENTATIVES OF SCIC’S SHARES IN OTHER ENTERPRISES
Article 55. Representatives of SCIC’s shares
1. They shall be designated or authorized to represent part or all of SCIC’s shares in enterprises in order to entirely or partially carry out rights, responsibilities and obligations of a state shareholder or member contributing capital to enterprises in accordance with laws and SCIC’s regulations, including the followings:
a) Representatives who are officeholders that work for SCIC, are designated or authorized by SCIC to act as full-time or part-time representatives to enterprises;
b) Representatives who are officeholders that work for enterprises, are designated or authorized by SCIC to act as representatives, or SCIC allows remaining in office upon acceptance of transfers of enterprises;
c) Representatives who are persons who are designated by competent regulatory authorities as representatives holding dual office at enterprises before these enterprises dispose of their capital to SCIC, and whom SCIC allows to continue to hold the post of representative in accordance with laws;
d) Representatives that fall in other cases prescribed in SCIC’s Regulations on representatives.
2. In case where SCIC designates multiple representatives to an enterprise, the proportion of capital held by each representative must be clearly regulated and a person charged with the general supervision of these representatives must be assigned.
3. The term of authorization of a representative shall not exceed 05 years and shall correspond to the tenure of the Governing Board or the Board of Directors of a SCIC-invested enterprise. In case where that representative obtains authorization amidst such tenure, the term of authorization of that representative shall be equal to the number of days left within such tenure.
4. Designation, discharge, dismissal and resignation of a representative, termination of representative’s rights, assessment of a representative’s performance and forms of handling of violations committed by a representative shall be subject to laws and SCIC’s Regulations on representatives.
Article 56. Eligibility criteria and requirements of a representative
1. Being a Vietnamese citizen permanently residing in Vietnam.
2. Meeting regulatory requirements concerning political qualities, ethics, civil capacity and health in order to fulfill assigned duties.
3. Having legal expertise and awareness of compliance with laws.
4. Demonstrating professional competency, qualification and past performance in engaging in duties in conformity with requirements of the representative post.
5. Not being kept in custody while in office, not waiting for decisions on disciplinary actions, and not being subject to investigation, prosecution, court proceedings and not serving prison sentence, or not being susceptible to disciplinary actions.
6. Not a wife, husband, blood father, foster father, blood mother, foster mother, natural child, adoptive child, younger or older blood brother, blood sister, younger or older brother or sister-in-law of the Chairperson or member of the Board of Directors, Chairperson and member of the Governing Board, the President, the Comptroller, Director General or Director, Deputy Director General or Deputy Director or Chief Accountant of an SCIC-invested enterprise.
7. Meeting other standards according to laws and SCIC’s Regulations on representatives.
Article 57. Rights and responsibilities of representatives
1. A representative’s rights:
a) Carry out rights to represent the capital owner in trust for SCIC;
b) Participate as a candidate for a member of the corporate management and governance machinery of a SCIC-invested enterprise under the regulations on representatives, a trust agreement on capital representation between a representative and SCIC and other provisions of relevant laws;
c) Supervise and protect sound rights and interests related to portions of state capital at SCIC-invested enterprises in accordance with laws and SCIC’s Regulations on representatives;
d) Receive compensation packages and bonuses prescribed by laws and SCIC’s Regulations on representatives;
dd) Exercise other rights according to laws and SCIC’s Regulations on representatives.
2. Representative’s responsibilities:
a) Report to and consult with SCIC-invested enterprises serving as principals sending them before contributing opinions, casting votes and making decisions at a shareholders' general meeting or meeting of the Governing Board or the Board of Directors on the following matters:
- Scope of business, investment and developmental objectives, duties, strategies and plans, business proposals;
- Promulgation and revision of the charter; increases or decreases in the charter capital; appointment, discharge, dismissal, rewarding and disciplining of any member of the Governing Board, Board of Directors, Director General or Director, Deputy Director General or Deputy Director.
- Profit distribution and setting aside of profits for formulation of annual funds of a SCIC-invested enterprise;
- Reorganization, dissolution and bankruptcy;
- Other matters under the jurisdiction accorded the shareholders’ general meeting, the Governing Board or the Board of Directors.
b) Submit timely reports on losses, payment incapacity and failure to fulfill assigned tasks and other violations of joint stock companies or multiple-member limited liability companies;
c) Compile and submit quarterly, annual and spontaneous review reports on business conditions and financial status, enclosing recommended solutions, upon the request of a SCIC-invested enterprise or a representative of shares thereof;
d) Request joint stock companies or multiple-member limited liability companies to pay SCIC profits or share dividends proportionate to SCIC’s portions of capital contribution to these companies in a timely manner;
dd) If a representative fails to carry out assigned rights and responsibilities, or has no longer met prescribed eligibility standard, he/she shall be deprived from representative’s rights;
e) Assume responsibility to laws for any violation resulting in any loss of a SCIC-invested enterprise’s capital and assets.
g) Take on other obligations according to laws and SCIC’s Regulations on representatives.
Article 58. Compensation, bonus packages and other benefits of representatives
A representative shall be entitled to receive remuneration and responsibility allowances (if any), bonuses and other benefits prescribed in laws or SCIC’s Regulations on representatives.
Article 59. Designation, discharge and dismissal of representatives and other matters relating to representatives
Designation, discharge, dismissal and resignation of a representative, termination of representative’s rights, assessment of a representative’s performance and forms of handling of violations committed by a representative shall be subject to laws and SCIC’s Regulations on representatives.
Section 4. RELATIONSHIPS BETWEEN SCIC AND ITS SUBSIDIARIES OR AFFILIATES
Article 60. Ownership type-specific relationships between SCIC and its subsidiaries or affiliates
1. SCIC’s rights and obligations to its subsidiaries and affiliates shall be subject to regulations laid down in Article 52 and 53 herein.
2. The Board of Directors acting in the name of SCIC shall take charge of carrying out rights, obligations and responsibilities at single-member limited liability companies of which charter capital is wholly owned by SCIC; managing SCIC’s portions of investment in affiliates through its representatives as provided in Article 52 and 53 herein.
Article 61. Intra-SCIC relationship and collaboration
1. SCIC shall play its role as representative for its subsidiaries or affiliates to deal with relationship with domestic or foreign third parties, or perform other activities in the SCIC’s name according to an agreement between SCIC and its subsidiaries or affiliates, and provisions of relevant laws.
2. SCIC may take over rights and obligations of state owners, shareholders and members of subsidiaries and affiliates to decide, coordinate and orient operations of these companies in accordance with laws and this Charter.
Article 62. Responsibilities of SCIC for general management and governance
1. Bear responsibility to the state owner’s representative agency to SCIC for accomplishment of business objectives of main business lines and others under the regulations adopted by such agency. Be put under the supervision by the state owner's representative agency to SCIC in terms of investment portfolios and key investment projects under the Government's regulations.
2. Take control of SCIC’s investment portfolios in order to meet investment requirements and match the professional structure according to law; oversee and monitor SCIC’s investment portfolios at subsidiaries; supervise scopes of business of subsidiaries.
3. Provide information and reports on SCIC’s operations as per law.
4. Initiate and conduct supply of services to SCIC member enterprises.
5. Report to competition authorities and be put under the supervision by competition authorities with respect to the economic centralism inside SCIC.
6. Carry out corporate obligations relevant to registered business types and others under laws.
7. Develop and implement the system for performance assessment of SCIC’s authorized representatives to its member enterprises.
8. Formulate and implement policies granted to managerial personnel at SCIC and for SCIC's authorized representatives to its member enterprises.
9. Instruct subsidiaries to establish uniform administration and accounting systems and concentrated funds.
Article 63. SCIC’s internal Management and governance practices delivered through forms of investment and connection
SCIC may use the following forms in order to ensure connectivity between subsidiaries and affiliates;
1. Invest in, purchase and sell products and services; give technological support; develop brands by cooperation between member enterprises in accordance with laws.
2. Make agreement on SCIC’s internal credit system and credit guarantee mechanism in accordance with laws.
3. Organize conferences or consultative meetings;
a) Between SCIC's senior staff and authorized representatives to subsidiaries and affiliates in order to orient, regulate and coordinate SCI’'s operations and inform details of SCIC’s important growth strategies and guidelines;
b) Between SCIC’s functional units, subsidiaries and affiliates in order to disseminate professional matters.
Article 64. SCIC’s internal management of its business scope
SCIC, its subsidiaries and affiliates may register its main business lines and others related thereto; shall be kept under the supervision by the state owner's representative agency to SCIC and its owners with respect to investment, proportion of investment and return on investment in main business lines and others related thereto.
Article 65. Adjustment to SCIC’s charter capital
1. In the course of doing business, SCIC’s charter capital prescribed in Article 5 herein may be increased for the following reasons:
a) Cash or assets allocated by the State;
b) Capital in book value received from transferor companies;
c) Capital supplements provided of its own accord from its investment and development fund;
d) Non-refundable aids;
dd) Other funding sources of state origin;
e) Other legitimate funds prescribed by laws.
2. The Prime Minister shall be accorded authority to decide any adjustment to SCIC's charter capital upon the request received from the Ministry of Finance in conformance to laws and this Charter.
3. In case of any adjustment to SCIC’s charter capital, SCIC shall be obliged to make timely adjustments in its asset balance sheet, publicly disclose its charter capital after adjustment and carry out required procedures for adjusting the charter capital in its Charter.
Article 66. Management of capital, assets, revenues and expenses
SCIC shall manage its capital, assets, revenues and expenses under the Government’s regulations on SCIC’s functions, duties and operational mechanism, and SCIC’s financial management regulations.
Article 67. SCIC’s capital mobilization
During its life, SCIC may pool funding sources from domestic and foreign organizations and individuals to serve its business purposes.
1. SCIC’s capital mobilization shall conform to the following rules:
c) Consult its 5-year investment and development plan and strategy, and the annual business plan;
b) Capital mobilization plan must ensure capabilities of repaying debts;
c) Approver of the capital mobilization plan must be put under the supervision and inspection in order to ensure pooled capital is used to serve right purposes and in an efficient manner;
d) Mobilizing capital from domestic organizations and individuals must be based on loan agreements with them made in accordance with laws; in case of receiving loans from state capital credit, capital credit and other relevant regulations must be observed;
dd) Mobilizing capital from foreign organizations and individuals, borrowing or issuing Government-guaranteed bonds shall be subject to laws on public debt management and other provisions of relevant laws;
e) Mobilizing capital in the form of issuance of corporate bonds shall be subject to laws.
2. Authority to approve the capital mobilization plan:
a) SCIC’s Board of Directors shall be authorized or authorize SCIC's Director General to make decision on capital mobilization plans with respect to specific projects in which the amount of capital that need to be mobilized accounts for no more than 25% of the equity specified in the financial statement in the most recent quarter or year preceding the date of capital mobilization, but does not exceed the allowed amount of funding for group-B projects as provided in the Law on Public Investment.
Mobilization of capital used for production and business activities (including amounts required as guarantees for subsidiaries) must conform to the rules under which total liability is not three times more than total equity specified in the financial statement in the most recent quarter or year preceding the date of capital mobilization.
b) If SCIC needs the amount of mobilized capital to be greater than the allowed amount specified in point a of clause 2 of this Article, it must report to the Ministry of Finance to consider granting its decision based on effective capital mobilization projects.
Article 68. Capital preservation
1. SCIC shall be responsible for implementing regulations on assurance of capital safety by performing the following tasks:
a) Managing and using capital and assets in accordance with laws;
b) Purchasing asset insurance;
c) Dealing with asset losses and irrecoverable debts;
d) Setting aside amounts as provisions for devaluation of goods in stock, bad debts, devaluation in financial investments, warranty on products, goods and construction projects provided as per law and the Government's regulations on functions, duties and operational mechanism of SCIC;
dd) Taking other measures regarding capital preservation under laws.
2. Board of Directors shall assume the following responsibilities:
a) Preserve and appreciate corporate capital;
b) Report to the state owner’s representative agency on any variation in SCIC’s equity.
Article 69. Profits, profit distribution, accounting regime, accounting reports, financial statements, statistic and audit reports, and financial disclosure
They shall be subject to the Government’s regulations on SCIC’s functions, duties and operational mechanism and other provisions of relevant laws.
REORGANIZATION, OWNERSHIP DIVERSIFICATION, DISSOLUTION AND BANKRUPTCY
Article 70. SCIC’s reorganization
Forms of SCIC reorganization shall be as follows: Merger, consolidation, splitting, division, transformation and others prescribed by laws.
1. SCIC reorganization shall be subject to the Prime Minister’s decision where necessary upon the request of the Ministry of Finance and shall conform to legally required procedures and documentation requirements.
2. The Prime Minister shall decide specific solutions to SCIC reorganization as per law.
Article 71. Ownership diversification
1. SCIC must diversify ownership types to the extent that the Prime Minister decides to equitized and transfer part or all of state capital invested in SCIC.
2. Regulatory procedures and documentation requirements for diversification of ownership shall be subject to respective laws on ownership diversification approaches.
1. Dissolution of SCIC’s business shall be considered in the following cases:
a) Upon expiration of its lifetime specified in the Charter, no extension decision is granted;
b) Such dissolution is subject to the decision of the Board of Directors after receipt of consent from a competent regulatory authority;
c) Its Enterprise Registration Certificate is revoked;
d) Other circumstances prescribed in law arise.
2. SCIC may be dissolved only to the extent that all debts and other asset-related obligations are paid in full, and SCIC is not falling into the situation in which any dispute that it involves is resolved by a Court or arbitration authority.
3. Dissolution of SCIC’s business must conform to the general program on reorganization, reform and restructuring of state enterprises that the Prime Minister has approved; in case where such dissolution is not prescribed in that program, the Ministry of Finance shall petition the Prime Minister to consider granting his decisions.
In case where SCIC loses capacity to pay debts due, and even though necessary financial actions have been applied but it remains unable to repay these debts, regulations laid down in the Law on Bankruptcy shall be applied.
Article 74. Right of access to SCIC's documents and records
1. On a quarterly and annual basis, SCIC shall be responsible for sending reports prescribed by laws to the Ministry of Finance and other related regulatory authorities.
2. In case of emergency, state regulatory authorities and state owner’s representative agencies shall be accorded authority to request (in writing) SCIC to provide any document or record relating to implementation of state management rights and rights of the state owner’s representative agency in accordance with laws and this Charter.
3. Apart from requesting provision of documents and records necessary for preparations for regular meetings of the Board of Directors, the Chairperson and members of the Board of Directors may request the Director General, Deputy Directors General, Chief Accountant or officeholders of SCIC to provide all documents and records relating to implementation of functions and duties of the Board of Directors.
4. SCIC’s Director General shall undertake storage of SCIC’s documents and records under SCIC’s regulations and laws.
5. SCIC’s intra-company employees shall be entitled to get information about SCIC in accordance with regulations laid down in this Charter and laws.
1. SCIC must make public disclosure of regular or irregular information as provided in Article 108 and 109 in the Law on Enterprises, or Article 61 in the Law on Management and Use of State Capital invested in Production and Business Activities of enterprises, and in accordance with laws.
2. SCIC’s Director General shall be entitled to make decision on and bear responsibility for communicating information to the public. Subordinate units, departments and units storing SCIC’s documents and records may make information publicly known under SCIC’s regulations and laws.
3. Forms, contents and addressees to which such information is sent shall be subject to SCIC’s regulations and laws.
4. In case where there is a need for inspection or assessment by competent regulatory authorities, SCIC’s Director General shall be responsible for providing information stipulated by lawsoft on inspection and assessment.
RESOLUTION OF INTERNAL DISPUTES, AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS TO SCIC’S ORGANIZATIONAL AND OPERATIONAL CHARTER
Article 76. Internal dispute resolution
1. SCIC’s internal disputes may be resolved, subject to this Charter, according to the mediation principles.
2. In case where mediation fails to resolve internal disputes, any party involved may bring such disputes to competent regulatory authorities having jurisdiction to resolve them.
Article 77. Amendments and supplements to this Charter
1. The Government shall be vested with authority to make decision on any amendment or supplement to this Charter.
2. SCIC’s Board of Directors shall report to the Ministry of Finance to seek the Government’s decision on amendments and supplements to this Charter.
Article 78. Entry into force and scope of application
1. This Charter shall serve as a legal basis for organization and operation of SCIC. The Minister of Finance, Board of Directors, Director General, internal individuals and entities of SCIC shall be responsible for implementing this Charter.
2. Ministries, sectoral administrations and localities concerned shall be accorded state authority over SCIC in accordance with the Government’s regulations on SCIC’s functions, duties and operational mechanism and other provisions of relevant laws.
3. SCIC’s subsidiaries and affiliates shall consult regulations of respective lawsoft applied to their ownership types and this Charter to set up organizational and operational Charters or statutes of their own and submit them to seek approval from competent regulatory authorities. These Charters or statutes shall be conformable to this Charter and other provisions of relevant laws./
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực