Chương VI Nghị định 48/2017/NĐ-CP: Cơ chế hoạt động tài chính của SCIC
Số hiệu: | 148/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 25/12/2017 |
Ngày công báo: | 03/01/2018 | Số công báo: | Từ số 5 đến số 6 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ của SCIC quy định tại Điều 5 Điều lệ này có thể tăng lên do:
a) Vốn do Nhà nước cấp trực tiếp bằng tiền hoặc tài sản;
b) Vốn tiếp nhận theo giá trị sổ kế toán từ các công ty nhận chuyển giao;
c) Vốn tự bổ sung từ Quỹ đầu tư phát triển;
d) Các nguồn tài trợ không hoàn lại;
đ) Các nguồn vốn khác có nguồn gốc từ Nhà nước;
e) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh vốn điều lệ của SCIC trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ này.
3. Trong trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ, SCIC phải tiến hành điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối tài sản, công bố vốn điều lệ và làm các thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ trong Điều lệ này.
SCIC thực hiện quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC, Quy chế quản lý tài chính của SCIC.
Trong quá trình hoạt động, SCIC được huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
1. Việc huy động vốn của SCIC được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp;
b) Phương án huy động vốn phải bảo đảm khả năng thanh toán nợ;
c) Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra bảo đảm vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả;
d) Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện thông qua hợp đồng vay vốn với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; trường hợp vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay hoặc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền phê duyệt phương án huy động vốn:
a) Hội đồng thành viên SCIC quyết định hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc SCIC quyết định phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động không quá 25% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Việc huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh (bao gồm các khoản bảo lãnh đối với công ty con) phải bảo đảm tổng số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu của SCIC được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn.
b) SCIC có nhu cầu vay vốn cao hơn mức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì phải báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn có hiệu quả.
1. SCIC có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động như sau:
a) Quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của pháp luật;
b) Mua bảo hiểm tài sản;
c) Xử lý tổn thất tài sản, nợ không có khả năng thu hồi;
d) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá các khoản đầu tư tài chính, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo quy định của pháp luật và quy định của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC;
đ) Các biện pháp khác về bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng thành viên có trách nhiệm:
a) Bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp;
b) Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu về biến động vốn chủ sở hữu của SCIC.
Thực hiện theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Article 65. Adjustment to SCIC’s charter capital
1. In the course of doing business, SCIC’s charter capital prescribed in Article 5 herein may be increased for the following reasons:
a) Cash or assets allocated by the State;
b) Capital in book value received from transferor companies;
c) Capital supplements provided of its own accord from its investment and development fund;
d) Non-refundable aids;
dd) Other funding sources of state origin;
e) Other legitimate funds prescribed by laws.
2. The Prime Minister shall be accorded authority to decide any adjustment to SCIC's charter capital upon the request received from the Ministry of Finance in conformance to laws and this Charter.
3. In case of any adjustment to SCIC’s charter capital, SCIC shall be obliged to make timely adjustments in its asset balance sheet, publicly disclose its charter capital after adjustment and carry out required procedures for adjusting the charter capital in its Charter.
Article 66. Management of capital, assets, revenues and expenses
SCIC shall manage its capital, assets, revenues and expenses under the Government’s regulations on SCIC’s functions, duties and operational mechanism, and SCIC’s financial management regulations.
Article 67. SCIC’s capital mobilization
During its life, SCIC may pool funding sources from domestic and foreign organizations and individuals to serve its business purposes.
1. SCIC’s capital mobilization shall conform to the following rules:
c) Consult its 5-year investment and development plan and strategy, and the annual business plan;
b) Capital mobilization plan must ensure capabilities of repaying debts;
c) Approver of the capital mobilization plan must be put under the supervision and inspection in order to ensure pooled capital is used to serve right purposes and in an efficient manner;
d) Mobilizing capital from domestic organizations and individuals must be based on loan agreements with them made in accordance with laws; in case of receiving loans from state capital credit, capital credit and other relevant regulations must be observed;
dd) Mobilizing capital from foreign organizations and individuals, borrowing or issuing Government-guaranteed bonds shall be subject to laws on public debt management and other provisions of relevant laws;
e) Mobilizing capital in the form of issuance of corporate bonds shall be subject to laws.
2. Authority to approve the capital mobilization plan:
a) SCIC’s Board of Directors shall be authorized or authorize SCIC's Director General to make decision on capital mobilization plans with respect to specific projects in which the amount of capital that need to be mobilized accounts for no more than 25% of the equity specified in the financial statement in the most recent quarter or year preceding the date of capital mobilization, but does not exceed the allowed amount of funding for group-B projects as provided in the Law on Public Investment.
Mobilization of capital used for production and business activities (including amounts required as guarantees for subsidiaries) must conform to the rules under which total liability is not three times more than total equity specified in the financial statement in the most recent quarter or year preceding the date of capital mobilization.
b) If SCIC needs the amount of mobilized capital to be greater than the allowed amount specified in point a of clause 2 of this Article, it must report to the Ministry of Finance to consider granting its decision based on effective capital mobilization projects.
Article 68. Capital preservation
1. SCIC shall be responsible for implementing regulations on assurance of capital safety by performing the following tasks:
a) Managing and using capital and assets in accordance with laws;
b) Purchasing asset insurance;
c) Dealing with asset losses and irrecoverable debts;
d) Setting aside amounts as provisions for devaluation of goods in stock, bad debts, devaluation in financial investments, warranty on products, goods and construction projects provided as per law and the Government's regulations on functions, duties and operational mechanism of SCIC;
dd) Taking other measures regarding capital preservation under laws.
2. Board of Directors shall assume the following responsibilities:
a) Preserve and appreciate corporate capital;
b) Report to the state owner’s representative agency on any variation in SCIC’s equity.
Article 69. Profits, profit distribution, accounting regime, accounting reports, financial statements, statistic and audit reports, and financial disclosure
They shall be subject to the Government’s regulations on SCIC’s functions, duties and operational mechanism and other provisions of relevant laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực