Chương V Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014: Nhà giáo và người học
Số hiệu: | 147/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 25/12/2017 |
Ngày công báo: | 01/01/2018 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành.
2. Nhà giáo trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp được gọi là giáo viên; nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên.
3. Chức danh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp.
4. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;
c) Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Có lý lịch rõ ràng.
1. Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp.
2. Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ trung cấp phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ trung cấp phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp.
3. Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng.
4. Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo dạy thực hành theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
6. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành ở các trình độ; quy định nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
1. Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo.
2. Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.
3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
4. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
5. Tham gia quản lý và giám sát cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.
6. Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao.
7. Được ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
8. Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo.
9. Nhà giáo phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định.
10. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc tuyển dụng nhà giáo phải bảo đảm các tiêu chuẩn, trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại khoản 4 Điều 53 và Điều 54 của Luật này và được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức, ưu tiên tuyển dụng làm nhà giáo đối với người có kinh nghiệm trong thực tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.
2. Nhà giáo phải được đánh giá, phân loại hằng năm theo quy định của pháp luật.
3. Việc bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề, tin học, ngoại ngữ; thực tập tại doanh nghiệp đối với nhà giáo được thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được mời người có đủ tiêu chuẩn và trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 53 và Điều 54 của Luật này đến giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng.
2. Người được mời thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 55 của Luật này.
3. Người được mời thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức khác phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
1. Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng các chính sách sau đây:
a) Được hưởng chế độ tiền lương theo chức danh quy định tại khoản 3 Điều 53 của Luật này; phụ cấp ưu đãi theo ngành, nghề, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, phụ cấp đặc thù cho nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành, nhà giáo dạy thực hành các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhà giáo cho người khuyết tật theo quy định của Chính phủ;
b) Chính sách đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách khác đối với nhà giáo theo quy định của Chính phủ.
2. Được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Chính phủ.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích nhà giáo đến công tác tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo được biệt phái đến làm việc tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
4. Nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
5. Nhà giáo là tiến sĩ, nghệ nhân hoặc có trình độ kỹ năng nghề cao công tác trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu, có thể nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn để làm việc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về lao động.
6. Nhà nước có chính sách đầu tư đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp sư phạm đối với nhà giáo đào tạo nghề nghiệp cho người khuyết tật.
Người học là người đang học các chương trình giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng; học sinh của chương trình đào tạo trung cấp và chương trình đào tạo sơ cấp; học viên của chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật này.
1. Học tập, rèn luyện theo quy định của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
4. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.
5. Được tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.
6. Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng ưu tiên và chính sách xã hội.
7. Các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Người tốt nghiệp các khóa đào tạo theo chế độ cử tuyển, theo các chương trình do Nhà nước đặt hàng, cấp học bổng, chi phí đào tạo hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
2. Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
1. Người học được hưởng chính sách học bổng, trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các Điều 89, 90, 91 và 92 của Luật giáo dục.
2. Người học được Nhà nước miễn học phí trong các trường hợp sau đây:
a) Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;
b) Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp;
c) Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
3. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khi tham gia các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo dưới 03 tháng được hỗ trợ chi phí đào tạo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được tuyển thẳng vào học trường trung cấp, cao đẳng công lập.
5. Người học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật; người học là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật mà có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khi tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được hưởng chính sách nội trú theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Trong quá trình học tập nếu người học đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khỏe hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học tập hoặc đi làm thì được bảo lưu kết quả học tập và được trở lại tiếp tục học tập để hoàn thành khóa học. Thời gian được bảo lưu kết quả học tập không quá 05 năm.
7. Những kiến thức, kỹ năng mà người học tích lũy được trong quá trình làm việc và kết quả các mô-đun, tín chỉ, môn học người học đã tích lũy được trong quá trình học tập ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp được công nhận và không phải học lại khi tham gia học các chương trình đào tạo khác.
8. Người học sau khi tốt nghiệp được hưởng các chính sách sau đây:
a) Được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang theo quy định; ưu tiên đối với những người có bằng tốt nghiệp loại giỏi trở lên;
b) Được hưởng tiền lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động dựa trên vị trí việc làm, năng lực, hiệu quả làm việc nhưng không được thấp hơn mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu hoặc mức lương khởi điểm đối với công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước có chính sách tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho người lao động để đưa đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài.
2. Trường hợp người đang học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài thì được bảo lưu kết quả học tập. Thời gian được bảo lưu kết quả học tập không quá 05 năm.
1. Nhà nước khuyến khích người học tham gia các kỳ thi tay nghề. Người đạt giải trong các kỳ thi tay nghề quốc gia, thi tay nghề khu vực ASEAN hoặc thi tay nghề quốc tế được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề quốc gia có bằng tốt nghiệp trung cấp và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật thì được tuyển thẳng vào trường cao đẳng để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
3. Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật thì được tuyển thẳng vào trường đại học để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
Chapter V
Article 53. Educators in vocational education institutions
1. Educators in vocational education institutions include educators teaching theory, educators teaching practice, or educators teaching both theory and practice.
2. Educators in the vocational education centers or vocational training schools shall be called as educators; educators in colleges shall be called as lecturers.
3. Titles of educators in the vocational education institution include: teachers, principal teachers, senior teachers; lecturers, principal lecturers, and senior lecturers.
4. An educator in vocational education institutions must meet requirements below:
a) Has virtuous characters;
b) Achieves the qualifications in professional competence and proficiency;
c) Has good health as required by his/her job;
d) Has a clear criminal record.
Article 54. Qualifications of educators
1. An educator at elementary-level must obtain at least a degree of vocational secondary schools or a certificate in vocational skills used for teaching elementary-level.
2. An educator teaching theory at intermediate-level must obtain at least a bachelor’s degree; an educator teaching practice at intermediate-level must obtain a certificate in vocational skills used for teaching practice at intermediate-level.
3. An educator teaching theory at college-level must obtain at least a bachelor’s degree; an educator teaching practice at college-level must obtain a certificate in vocational skills used for teaching practice at college-level.
4. An educator teaching both theory and practice at intermediate-level or college-level must achieve acquire qualifications equivalent to qualifications of the educator teaching theory and educator teaching practice as prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
5. Any educator obtaining no college degree in pedagogy, college degree in technical pedagogy or bachelor’s degree in pedagogy, or bachelor’s degree in technical pedagogy is required to obtain a certificate in pedagogy.
6. The Head of vocational education authority in central government shall regulate the content of training programs, improve vocational skills and certificate in vocational skills used for teaching practice at all levels; content of pedagogical proficiency course provided for educators in the vocational education institution.
Article 55. Tasks and entitlement of educators
1. Teach according to objectives and training programs and ensure to carry out the sufficient and quality training programs.
2. Learn and improve their professional competence, proficiency and teaching methods.
3. Exemplarily fulfill civil obligations, law and regulations of organization and operation of vocational education institution.
4. Reserve the virtue, prestigious, or honor of educators; respect personality of learners, fairly treat learners, protect legitimate rights and interests of learners.
5. Manage and observe the vocational education institution; participate in the Communist Party, unions and other social work.
6. Use teaching materials, equipment or aids, equipment and facilities of the vocational education institution.
7. Conclude a visiting lecturer contract with other vocational education institution as prescribed.
8. Give opinion about policies or plans of the vocational education institution on programs, materials, methods of teaching and other issues related to their rights.
9. The educator must reserve time to take a probation at the enterprise to update and improve practice skills and access new technology as prescribed.
10. Other tasks and entitlement as prescribed in regulations of law.
Article 56. Employment, assessment and refresher course in professional competence and proficiency for educators
1. The employment of educator must satisfy requirements or qualifications prescribed in Clause 4 Article 53 and Article 54 of this Law and comply with regulations of law on labor and law on civil servants. Any educator gaining experience in the business in conformity with the disciplines shall be priorly employed.
2. The educators shall be assessed or classified annually as prescribed.
3. The refresher courses in improvement in professional competence in pedagogy, vocational skills, information technology, or foreign languages; probation in the enterprise shall comply with regulations of the Head of vocational education authority in the central government.
Article 57. Visiting lecturers
1. The vocational education institution may invite people satisfy requirements and qualifications as prescribed in Clause 4 Article 53 and Article 54 of this Law for the teaching in the form of visiting lecturers.
2. The visiting lecturers must fulfill obligations and exercise their rights as prescribed in Article 55 of this Law.
3. The visiting lecturers who are officials, officials and civil servants at other agencies or organizations must fulfill their obligations at the institutions they are working for.
Article 58. Policies applied to educators
1. Educators in public vocational education institutions shall benefit from the following policies:
a) Receive salaries according to their titles prescribed in Clause 3 Article 53 of this Law; receive incentive allowances according to their disciplines, receive seniority pay regarding educators, particular allowances regarding educators teaching both theory and practice, craftsmen, skilled educators teaching practice, educators teaching disciplines which are heavy and dangerous, and educators teaching the disabled as prescribed in regulations of the Government;
b) Incentive policies applied to educators teaching in special schools, schools in severely disadvantaged areas and other incentive policies applied to educators as prescribed in regulations of the Government.
2. Attend refresher courses in professional competence or proficiency as prescribed in regulations of the Government.
3. The State shall encourage educators to teach in vocational education institutions in severely disadvantaged areas; enable educators to teach in the vocational education institutions in disadvantaged or severely disadvantaged areas.
4. If any educator, administrative official, or scientific research official of vocational education satisfies requirements prescribed in regulations of law, he/she shall be conferred a title of People's Educator or Educator of Merit.
5. If the educators who are doctors, craftsmen or skilled people teaching in public vocational education institutions and having good health voluntarily extend their working time at the vocational education institution with the consent of the vocational education institutions, they may take later retirement as prescribed in law on labor.
6. The State adopts policies on investment in training and refresher courses in professional competence, skills, and pedagogical methods applied to educators teaching the disabled.
Learners are learners who are learning vocational education programs in the vocational education institutions, including students learning college-level training programs; students learning intermediate-level and elementary-level training programs; students learning continuing training programs as prescribed in Point a, b, c and d Clause 1 Article 40 of this Law.
Article 60. Rights and obligations of learners
1. Learn and practice as defined in regulations of the vocational education institution.
2. Respect educators, administrative officials, civil servants and workers in the vocational education institution; unite and help each other in learning and practicing.
3. Participate in labor and social work, actions on environmental protection, protection for security, order, prevention and control of crime, social evil.
4. Be respected and treated equally, regardless of sex, women, ethnic groups, religions, backgrounds, receive sufficient information about the study and practice.
5. Be facilitated in study, production, businesses, services, activities in culture, sports.
6. Benefit from policies applied to learners who are beneficiaries of social incentive policies.
7. Other rights and obligations as prescribed in regulations of law.
Article 61. Rights and obligations of learners
1. The learners graduated from training courses for appointed students, in the form of scholarship, training fees or orders from the State, or given by foreign countries under Agreements concluded with the Socialist Republic of Vietnam must execute the manoeuvre related to place of working given by the competent agency for a certain period; if not, they shall make a refund of scholarship or training fees.
2. The learners graduated from training courses as scholarship or training fees given by the employers must work for the employer according to the period as agreed in the training contract; in case they fail to fulfill their commitment, they must make a refund of scholarship or training fees.
Article 62. Policies applied to learners
1. The learners shall benefit from policies on scholarship, social allowances, appointed students, educational credit, exemption or reduction in public service charges as prescribed in Article 89, 90, 91 and 92 of the Law on Education.
2. The learners shall be exempt from tuition fees by the State in the following cases:
a) The learners studding at intermediate-level or college-level who are the people with meritorious services to the Resolution and their relatives as prescribed in law on preferential treatment for the people with meritorious to the Resolution; ethnic minorities in poverty or near poverty households; ethnic minorities in the disadvantaged areas or severely disadvantaged areas; helpless orphans;
b) The lower-secondary graduates continuing to learn intermediate-level;
c) The learners studying in disciplines facing difficulty in enrollment at intermediate-level or college-level but they are required by the social according to the List provided by the Head of vocational education authority; learners studying in special disciplines meeting the requirements pertaining to socio-economic development and national defense and security as prescribed in regulations of the Government.
3. The learners who are women, rural area workers and following training programs at elementary-level and training programs lasting for under 03 months shall be provided training fees as prescribed in regulations of the Prime Minister.
4. Boarding ethnic lower-secondary school graduates, boarding ethnic upper-secondary school graduates, including those enrolled by public vocational training schools or colleges without entrance examinations.
5. The learners who are ethnics in poverty or near poverty households, the disabled; the learners who are Kinh ethnics in poverty or near poverty households or the disabled whose normal residence in the severely disadvantaged areas, ethnic minority areas, border or island areas; the students of boarding ethnic upper-secondary schools following training programs at the intermediate-level or college-level shall benefit from policies on boarding schools as prescribed in regulations of the Prime Minister.
6. During the learning, if the learners do military services or fail to keep learning or working due to their sickness, accidents, unhealthy maternity or their families in difficulties, they may reserve study results and resume the study then. The time limit for the reserve of study results does not exceed 05 years.
7. The knowledge and skills that learners accumulate during the work and results of modules, credits, subjects which they had accumulated in the learning process at the levels of vocational education shall be recognized and be not required to learn them again in other training programs.
8. The graduates shall benefit from the following policies:
a) They are employed by authorities, socio-political organizations, public service agencies, the armed forces as prescribed; the learners obtaining at least very good graduation degrees;
b) Receive salaries as agreed with the employer according to their positions, competence, efficiency provided that they are not lower than the basic salaries, minimum wages or starting salaries with regard to jobs or positions as required intermediate-level or college-level as prescribed in regulations of law.
Article 63. Policies applied to learners sent to work abroad
1. The State shall carry out policies on vocational training programs provided for workers sent to work abroad.
2. If a learner studying at the vocational education institutions is sent to work abroad under a contract, he/she shall be reserved his/her study results. The time limit for the reserve of study results does not exceed 05 years.
Article 64. Policies applied to learners wining in workmanship contests
1. The State encourages learners to take part in workmanship contests. The winners in national workmanship contests, ASEAN workmanship contests shall be awarded as prescribed in law on emulation and commendation.
2. If the first-prize, second-prize and third-prize winners in the national workmanship contests obtain associate degrees and upper-secondary degrees or they are learned and passed the examinations satisfying the body of knowledge of upper-secondary level as prescribed, they shall be admitted into the colleges without examinations with the majors in conformity with the professions which they win the prizes.
3. If the first-prize, second-prize and third-prize winners in the ASEAN workmanship contests obtain associate degrees and upper-secondary degrees or they are learned and passed the examinations satisfying the body of knowledge of upper-secondary level as prescribed, they shall be admitted into the colleges without examinations with the majors in conformity with the professions which they win the prizes.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 16. Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng
Điều 48. Liên kết đào tạo với nước ngoài
Điều 51. Quyền của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Điều 52. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Điều 71. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp