Chương 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP: Chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội
Số hiệu: | 136/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 07/11/2013 | Số công báo: | Từ số 771 đến số 772 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
c) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng.
4. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội bao gồm:
a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
b) Người không thuộc diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
Đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 25 Nghị định này khi sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định sau đây:
1. Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi;
b) Hệ số 4,0 đối với trẻ em từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người từ đủ 60 tuổi trở lên;
c) Hệ số 3,0 đối với người từ 16 tuổi đến đủ 60 tuổi;
d) Hệ số đối với người khuyết tật, trẻ em khuyết tật thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
2. Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế;
3. Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội;
4. Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định;
5. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng khác nhau quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một mức cao nhất;
6. Trường hợp đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng quy định tại Khoản 1 Điều này thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng quy định tại Điều 6 Nghị định này.
1. Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất, nhưng không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.
4. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.
5. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và trợ cấp xã hội hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.
1. Người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội quyết định tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 25 Nghị định này.
2. Người đứng đầu cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội quyết định đưa đối tượng ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 25 Nghị định này.
3. Người đứng đầu cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội quyết định tiếp nhận hoặc đưa ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định này.
1. Hợp đồng dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa đối tượng với cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là hợp đồng dịch vụ) phải được lập thành văn bản.
2. Hợp đồng dịch vụ bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng. Trường hợp đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng phải có người giám hộ thì phải có ý kiến của đối tượng.
3. Hợp đồng dịch vụ phải có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tình trạng sức khỏe của đối tượng;
b) Thời gian, địa điểm, phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng;
c) Chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng, phương thức thanh toán;
d) Quyền, nghĩa vụ của đối tượng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
e) Các nội dung khác (nếu có).
4. Việc ký kết, thực hiện, sửa đổi, bổ sung và chấm dứt hợp đồng dịch vụ chăm sóc do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật.
1. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định này, bao gồm:
a) Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
b) Sơ yếu lý lịch của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
d) Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch;
đ) Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
e) Biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt;
g) Quyết định tiếp nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp nhà xã hội thuộc cấp xã quản lý;
h) Quyết định tiếp nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc cấp huyện quản lý;
i) Quyết định tiếp nhận của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc cấp tỉnh quản lý;
k) Giấy tờ liên quan khác (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định này, bao gồm:
a) Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
b) Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
c) Bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);
d) Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng;
đ) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp;
e) Quyết định tiếp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hồ sơ tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định này, bao gồm:
a) Giấy tờ theo quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều này;
b) Hợp đồng dịch vụ chăm sóc;
c) Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
1. Thủ tục tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ có giấy tờ theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 30 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Hội đồng xét duyệt có trách nhiệm xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày làm việc, trừ những thông tin về HIV của đối tượng.
Hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội thuộc cấp xã quản lý hoặc văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trường hợp có khiếu nại trong thời gian niêm yết thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Hội đồng xét duyệt có trách nhiệm xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và công khai trước nhân dân, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội thuộc cấp xã quản lý hoặc có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc thẩm quyền quản lý;
e) Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ của đối tượng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Khi phát hiện thấy có đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội lập biên bản, nếu thấy cần thiết phải đưa đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thì hướng dẫn đối tượng, gia đình làm hồ sơ theo quy định;
b) Căn cứ hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại nhà xã hội thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định;
c) Khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc thẩm quyền quản lý;
đ) Trường hợp đối tượng không được tiếp nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ của đối tượng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức đưa và bàn giao đối tượng cho cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
3. Thủ tục quyết định tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ làm hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định này gửi cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
b) Khi nhận được hồ sơ của đối tượng, người đứng đầu cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội quyết định tiếp nhận và ký hợp đồng dịch vụ chăm sóc theo quy định.
CARE AND NURTURE AT THE SOCIAL PROTECTION ESTABLISHMENTS OR SOCIAL HOUSES
Article 25. Subjects entitled to the care and nurture at the social protection establishments or social houses
1. The social protection subjects with particularly difficult situation include:
a) The subjects specified in Paragraph 1 and 3, Article 5 of this Decree have difficult situation and cannot take care of themselves and there is no one receiving them for care and nurture in community;
b) The elderly people subject to care and nurture at the social protection establishments or social houses in accordance with law on elderly people;
c) The disabled children and disabled people subject to care and nurture at the social protection establishments or social houses in accordance with law on disabled people;
2. The subjects who need the urgent protection are:
a) Victims of family violence; victims of sexual abuse; victims of trafficking and victims of forced labor;
b) Children and beggars pending taken to the shelter.
c) Other subject in need of urgent protection as decided by the Chairman of provincial People’s Committee.
3. The time of care and nurture to the subjects specified in Paragraph 2 of this Article at the social protection establishments or social houses is no more than 03 months.
4. The subjects who voluntarily live at the social protection establishments or social houses include:
a) The elderly people under the care delegation contract;
b) The people who are not subject to the provisions in Paragraph 1 and 2 of this Article, do not have conditions to live with family or wish to live in the social protection establishments or social houses.
Article 26. Benefits of care and nurture at the social protection establishments or social houses
The subjects specified in Paragraph 1 and 2, Article 25 of this Decree shall receive the benefits of care and nurture at the social protection establishments or social houses as follows:
1. The lowest monthly nurturing allowance rate for each subject is equal to the standard social support rate specified in Paragraph 1, Article 4 of this Decree multiplied by the respective coefficient as follows:
a) Coefficient 5.0 for children under 04 years;
b) Coefficient 4.0 for children between 04 and under 16 years or people from full 60 years or older;
c) Coefficient 3.0 for people between 16 and full 60 years;
d) The coefficient for the disabled people and disabled children shall comply with the provisions in Decree No. 28/2012/ND-CP;
2. Are issued with health insurance cards free of charge in accordance with regulations of law on health insurance;
3. Are provided with funeral costs upon death with the rate equal to 20 times of standard social support rate;
4. Are provided with items for daily activities such as blankets, mosquito nets, mats, summer clothes, winter clothes, underwear, towels, shoes, slippers, toothbrush, conventional medicine, monthly personal sanitation for female subjects of childbearing age, books, notebooks and school supplies for the subjects who are attending school and other prescribed expenses.
5. Where the subjects are entitled to different monthly nurturing allowance rates specified in Clause 1 of this Article, they only receive the highest rate.
6. Where the subjects are receiving the monthly nurturing allowance specified in Clause 1 of this Article, they shall be entitled to the social allowance specified in Article 6 of this Decree.
Article 27. Support for education, training and job creation
1. The subjects who are cared for and nurtured at the social protection establishments or social houses shall receive the support policies for attending preschool, intermediate vocational school, high school, college and university and learning trade as prescribed by law.
2. The subject specified in Clause 1, Article 5 of this Decree from 16 years of age or more are attending intermediate vocational school, high school, college and university and learning trade shall continue to receive the care and nurture at the social protection establishments or social houses until graduation of first degree but not exceeding 22 years of age.
3. The children from 13 years of age shall be cared for and nurtured at the social protection establishments or social houses and introduced to learn trade if not attending high school.
4. If the subjects specified in Paragraph 1, Article 5 of this Decree from 16 years of age do not continue to attend high school, intermediate vocational school, college and university or learn trade, they shall be taken back to their residence before entering the social protection establishments or social houses. The communal People’s Committee of the subjects’ previous shelter shall have to receive and create conditions to have job for stable life.
5. If the subjects specified in Paragraph 1, Article 5 of this Decree from 16 years of age or older do not continue attending high school, intermediate vocational school, college and university or learn trade, the social protection establishments, social houses or localities shall consider a support for them to have shelter, job and monthly social allowance until they can manage their life but not exceeding 24 months.
Article 28. Authority to receive the subjects to the social protection establishments or social houses and bring back the subject to live in community
1. The head of body directly managing the social protection establishments or social houses shall decide upon receiving the subjects specified in Paragraph 1 and 2, Article 25 of this Decree.
2. The head of social protection establishments or social houses shall decide to take the subjects out of the social protection establishments or social houses for the subjects specified in Clause 1 and 2, Article 25 of this Decree.
3. The head of social protection establishments or social houses shall decide to receive or take the subjects specified in Paragraph 4, Article 25 of this Decree out of the social protection establishments or social houses.
Article 29. Care and nurture service contract
1. The care and nurture service contract between the subjects with the social protection establishments or social houses (hereafter referred to as service contract) must be made in writing.
2. The service contract ensures the principle of respect and protection of subjects’ legitimate rights and interests. Where the subjects are cared and nurtured and must have their guardian, there must be opinions from these subjects.
3. The service contract must have the following main contents:
a) Subjects’ health condition;
b) Time, location and mode of care and nurture;
c) Care and nurture expenses and mode of payment;
d) Subjects’ rights and obligations;
dd) Rights and obligations of the social protection establishments or social houses;
e) Other contents (if any).
4. The signing, implementation, modification, addition and termination of care service contract shall be agreed by the party as prescribed by law;
Article 30. Dossier for admission to the social protection establishments or social houses
1. The dossier for admission to the social protection establishments or social houses for the subjects specified in Paragraph 1, Article 25 of this Decree, including:
a) Application of the subject or guardian under the Form specified by the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs;
b) Résumé of the subject under the Form specified by the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs with certification of communal People’s Committee;
c) Declaration to request the social support under the Form specified by the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs;
d) Copy of certificate of birth for children. In case of abandoned children, the procedures for registration of certificate of birth is according to regulations of law on registration of civil status;
dd) Certification of competent medical body in case of HIV infection;
e) Record of conclusion of the approval Council;
g) Admission decision of Chairman of communal People’s Committee if the social houses are under the management of the communal level;
h) Admission decision of Chairman of district-level People’s Committee if the social protection establishments or social houses are under the management of the district level;
i) Admission decision of Director of Department of Labor - Invalids and Social Affairs if the social protection establishments or social houses are under the management of the provincial level;
k) Other relevant papers (if any);
2. Dossier for admission to the social protection establishments for the subjects specified in Paragraph 2, Article 25 of this Decree, including:
a) Application of the subject or guardian under the Form specified by the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs;
b) Declaration to request the social support under the Form specified by the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs;
c) Copy of ID card or personal papers of the subjects (if any);
d) Record in urgent case at risk of threatening the subjects’ life;
dd) Written request of Chairman of provincial People’s Committee where the subject is living or the place which detects the urgent need of protection.
e) Admission decision of competent state authorities.
3. Dossier for admission to the social protection establishments or social houses for the subjects specified in Paragraph 4, Article 25 of this Decree, including:
a) Papers as stipulated under Points a, b, c and d, Paragraph 1 of this Article;
b) Care service contract;
c) Other relevant papers (if any)
Article 31. Procedures for admission to the social protection establishments or social houses
1. The procedures for admission for care and nurture to the subjects specified in Paragraph 1, Article 25 of this Decree are as follows:
a) Subjects or their guardians who have the papers specified under Points a, b, c, d và dd, Paragraph 1, Article 20 of this Decree and send the, to the Chairman of communal People’s Committee;
b) Within 15 days after receiving the subjects’ dossier, the approval Council shall verify, approve and publicly list the result at the head office of communal People’s Committee within 07 working days, except for information on HIV of the subjects.
When the time of public listing is over, if there is no complaint, the approval Council shall add the record of conclusion of the approval Council and submit it to the Chairman of communal People’s Committee to decide on admitting the subjects to the social houses under the management of communal level for care and nurture or send a written request to the Division of Labor – Invalids and Social Affairs.
In case of complaint during the time of listing, within 10 working days after receiving the complaint, the approval Council shall verify, inspect, give specific and public conclusion before people and submit it to the Chairman of communal People’s Committee to decide on admitting the subjects to the social houses under the management of communal level for care and nurture or send a written request to the Division of Labor – Invalids and Social Affairs.
c) Within 07 working days after receiving the subject’s dossier and the written request of the Chairman of communal People’s Committee, the Division of Labor – Invalids and Social Affairs shall verify and submit it to the Chairman of district People’s Committee for decision;
d) Within 03 working days after receiving the document from the Division of Labor – Invalids and Social Affairs, the Chairman of district People’s Committee shall decide on the admission of subjects to the social protection establishments or social houses for care and nurture under its management or send a written request to the Director of Department of Labor – Invalids and Social Affairs;
dd) Within 07 working days after receiving the subjects’ dossier and the written request of the Chairman of district People’s Committee, the Director of Department of Labor – Invalids and Social Affairs shall decide on the admission of subjects to the social protection establishments or social houses for care and nurture under its management
e) Where the subjects are not admitted for care and nurture, the body receiving the subjects’ dossier must reply in writing and specify the reasons.
2. The procedures for admission to the social protection establishments or social houses for the subjects specified in Paragraph 2, Article 25 of this Decree are as follows:
a) When detecting any subject needs urgent protection, the provincial public servant in charge of Labor - invalids and social affairs shall make a record, if he finds it necessary to take such subject to the social protection establishments or social houses for care and nurture, he should instruct the subject or his family members to prepare the prescribed dossier;
b) Based on the subject’s dossier, the Chairman of communal People’s Committee shall decide upon the admission of subject to the social protection establishments or social houses for care and nurture or send a written request to the Division of Labor – Invalids and Social Affairs for decision;
c) When receiving the subject’s dossier and the written request of the Chairman of communal People’s Committee, the Division of Labor – Invalids and Social Affairs shall verify and submit to the Chairman of district People’s Committee to decide on the admission of subjects to the social protection establishments or social houses for care and nurture under his management or send a written request to the Director of Department of Labor – Invalids and Social Affairs;
d) When receiving the subjects’ dossier and the written request of the Chairman of district People’s Committee, the Director of Department of Labor – Invalids and Social Affairs shall decide on admission of subjects to the social protection establishments or social houses for care and nurture under his management;
dd) Where the subjects are not admitted for care and nurture, the body receiving the subjects’ dossier must reply in writing and specify the reasons.
e) The Chairman of communal People’s Committee is responsible for transporting and handing over the subjects to the social protection establishments or social houses.
3. The procedures for deciding on admission to the social protection establishments or social houses for the subjects specified in Paragraph 4, Article 25 of this Decree are as follows:
a) The subjects or their guardian should prepare dossier specified in Paragraph 3, Article 30 of this Decree and it to the social protection establishments or social houses;
b) When receiving the subjects’ dossier, the heads of social protection establishments or social houses shall decide on the admission and sign the care service contract according to the regulations.