Chương 4 Nghị định 136/2013/NĐ-CP: Chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng
Số hiệu: | 136/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 07/11/2013 | Số công báo: | Từ số 771 đến số 772 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Đối tượng thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định này;
c) Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm:
a) Trẻ em có cả cha, mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
c) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
d) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thời gian nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này là không quá 03 tháng.
1. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này được hưởng các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
c) Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
d) Hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này khi sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định sau đây:
a) Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế;
c) Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
3. Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Khoản 2 Điều này.
Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng được hưởng các chế độ sau đây:
1. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 04 tuổi là đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi là đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này, đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định này;
c) Hệ số đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
2. Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
3. Ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật liên quan;
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Khoản 2 Điều này.
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội bao gồm:
a) Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có xác nhận đủ điều kiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
b) Bản sao sổ hộ khẩu của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc văn bản xác nhận của công an cấp xã về việc cư trú của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
c) Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Trình tự xem xét hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định này thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Thời gian hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng.
3. Hồ sơ, thủ tục hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
1. Thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trưởng thôn lập danh sách đối tượng và tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình có điều kiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thuộc địa bàn thôn gửi Hội đồng xét duyệt;
b) Hội đồng xét duyệt xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Thủ tục đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c và d Khoản 2 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có đơn kèm theo biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại và văn bản xác nhận tình trạng thương tật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội nơi trẻ em, người lang thang xin ăn không có nơi cư trú ổn định bị bạo hành, xâm hại có trách nhiệm lập hồ sơ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, xác minh và có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em;
c) Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em;
đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
2. Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này không bảo đảm điều kiện quy định tại các điểm a, c và d Khoản 1 Điều này vẫn được xem xét hưởng chính sách quy định tại Điều 20 Nghị định này.
3. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;
b) Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;
c) Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;
d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em:
a) Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;
c) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
d) Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
1. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
2. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Có sức khoẻ và kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi;
c) Có nơi ở ổn định và nơi ở cho người cao tuổi;
d) Có điều kiện kinh tế;
đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
3. Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật:
a) Có hành vi đối xử tệ bạc đối với người cao tuổi, người khuyết tật;
b) Lợi dụng việc nhận việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;
c) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật;
d) Vi phạm nghiêm trọng quyền của người được nhận nuôi dưỡng, chăm sóc.
Article 18. Subjects entitled to care and nurture in community
1. The subjects who are entitled to the monthly care and nurture in community are:
a) Subjects specified in Paragraph 1, Article 5 of this Decree;
b) Subjects specified under Point c, Paragraph 5, Article 5 of this Decree;
c) Particularly serious disabled children and people according to the regulations of law on disable people.
2. The subjects who need urgent protection entitled to temporary care and nurture in community are:
a) Children whose parents died or are missing as stipulated by law without relative to care and nurture them or their relatives cannot afford to care and nurture them.
b) Victims of family violence; victims of sexual abuse; victims of trafficking and victims of forced labor must receive the urgent protection pending taken to their residence or social protection establishments or social houses;
c) Children and beggars pending taken to the shelter or social protection establishments or social houses;
d) Other subject in need of urgent protection as decided by the Chairman of provincial People’s Committee.
3. The time for care and nurture in community for the subjects specified in Paragraph 2 of this Article is not more than 03 months.
Article 19. Benefits for subjects entitled to care and nurture
1. The subjects specified in Clause 1, Article 18 of this Decree are entitled to the following benefits:
a) Receive the monthly social allowance as specified in Article 6 of this Decree;
b) Are issued with health insurance cards as specified in Article 9 of this Decree;
c) Are provided with support of education, training and vocational teaching as specified in Article 10 of this Decree;
d) Receive the funeral cost support as specified in Article 11 of this Decree;
2. The subjects specified in Paragraph 2, Article 18 of this Decree shall receive the prescribed support when they live in the households for care and nurture as follows:
a) Food expenses during the time of living in households for care and nurture;
b) Treatment expenses in case of being treated in medical facility without health insurance card;
c) Expenses of transportation to the residence, social protection establishment or social house.
3. Ministry of Finance and Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs provide instructions on Paragraph 2 of this Article.
Article 20. Benefits for households and individuals that take care of the subjects
The households and individuals that take care of the social protection subjects in community shall receive the following benefits:
1. The lowest monthly funding support for care and nurture for each subject equal to the standard social support rate specified in Paragraph 1, Article 4 of this Decree multiplied by the respective coefficient as follows:
a) Coefficient 2.5 in case of care and nurture for children under 04 years as the subjects specified in Paragraph 1, Article 5 of this Decree;
b) Coefficient 2.5 in case of care and nurture for children between 04 years and under 16 years as the subjects specified in Paragraph 1, Article 5 of this Decree and the subjects specified under Point c, Paragraph 5, Article 5 of this Decree.
c) The coefficient of case of taking care of the particularly serious disabled people shall comply with the provisions specified in Decree No. 28/2012/ND-CP;
2. Instructions and training of care and nurture techniques;
3. Prioritized capital borrowing, vocational teaching for job creation, economic development of household and other benefits according to the relevant laws.
4. The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs provide instructions on Paragraph 2 of this Article.
Article 21. Procedures for receiving the social protection subjects for care and nurture
1. The dossier to request the funding support for care and nurture to the social protection subjects comprises of:
a) Declaration of care and nurture implementation with certification of eligibility of the Chairman of communal People’s Committee under the Form specified by the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs;
b) Copy of family booklet of the person who receives the subjects for care and nurture or a written certification of communal police on residence of such person.
c) Declaration of the subjects who are given care and nurture under the Form specified by the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs;
2. The order of consideration for funding support for care and nurture to the subjects specified in Paragraph 1, Article 5 and Point c, Paragraph 5, Article 5 of this Decree shall comply with the provisions in Article 8 of this Decree.
The time for funding support for care and nurture from the month the Chairman of district People’s Committee signs the decision on funding support for care and nurture.
3. The dossier and procedures for funding support for care and nurture to the subjects specified under Point c, Paragraph 1, Article 18 of this Decree shall comply with the provisions in Decree No. 28/2012/ND-CP.
Article 22. Procedures for receiving subjects in need of urgent protection for care and nurture
1. The procedures for receiving the subjects specified under Point a, Paragraph 2, Article 18 of this Decree for care and nurture shall comply with the following provisions:
a) Heads of villages make a list of subjects, organizations, individuals or households meeting conditions for receiving these subjects for care and nurture in the areas of village and send it to the approval Council;
b) The approval Council shall review and submit it to the Chairman of communal People’s Committee to or send a written request to the Division of Labor - Invalids and Social Affairs;
c) The Division of Labor - Invalids and Social Affairs shall verify and submit it to the Chairman of district-level People’s Committee for support decision. In case of disapproval for support, there must be a written reply specifying the reasons.
d) The Chairman of communal People’s Committee shall organize the transportation of subjects and hand them over to the organizations, individuals or households for care and nurture right after the support decision of the Chairman of district-level People’s Committee.
2. The procedures for the subjects specified under Points b, c and d, Paragraph 2, Article 18 of this Decree are as follows:
a) The subjects or their guardians send the petition with the record of violence or abuse and the record of certification of injury status of the medical facility (if any) to the Chairman of communal People’s Committee.
The communal public servant in charge of labor, invalids and social affairs at the place where children and beggars without stable residence suffer from violence and abuse are responsible for dossier preparation;
b) The Chairman of communal People’s Committee shall organize the verification of dossier and or send a written request to the Division of Labor - Invalids and Social Affairs;
c) The Division of Labor - Invalids and Social Affairs shall verify and submit it to the Chairman of district-level People’s Committee for decision. In case of disapproval for support, there must be a written reply specifying the reasons.
d) The Chairman of communal People’s Committee shall organize the transportation of subjects and hand them over to the organizations, individuals or households responsible for care and nurture right after the support decision of the Chairman of district-level People’s Committee.
Article 23. Conditions and responsibility of the persons receiving the children for care and nurture
1. The persons receiving the children for care and nurture must ensure the following conditions:
a) Have full capacity for civil acts and well comply with the policies and guidelines of the Party and law of the State;
b) Voluntarily receive children for care;
c) Have stable accommodation and shelter for the children received for care and nurture;
d) Have economic conditions, health and experience in child care;
dd) Are living with their husband or wife and the husband or wife must ensure the conditions specified under Point a and b of this Paragraph.
2. Where the grandfather, grandmother, aunt, uncle or siblings receiving the children as the subjects specified in Paragraph 1, Article 5 of this Decree for care and nurture do not meet the conditions specified under Points a, c and d, Paragraph 1 of this Article are still considered to receive the policies specified in Article 20 of this Decree.
3. The persons who receive children for care and nurture must fulfill their responsibility as follows:
a) Ensure the conditions for the children for school, health care, entertainment and recreation;
b) Ensure safe and hygienic accommodation for the children;
c) Provide equal treatment for the children;
d) Fulfill other obligations according to regulations of law.
4. In case of not permitted to continue the child care and nurture:
a) Have mistreatment acts to the children received for care and nurture;
b) Take advantage of the child care and nurture for profit;
c) Have economic condition or other reasons resulting in no longer capable of ensuring the child care and nurture;
d) Seriously violate the rights of children received for care and nurture.
Article 24. Condition and responsibility of the persons who receive for care and nurture the particularly serious disabled people and the elderly people eligible for living in the social protection establishment and social houses
1. The persons who receive the particularly serious disabled people for care and nurture must ensure their conditions and responsibility as specified in Decree No. 28/2012/ND-CP.
2. The persons who receive the elderly people eligible for living in the social protection establishment and social houses must ensure the following conditions:
a) Have full capacity for civil acts and well comply with the policies and guidelines of the Party and law of the State;
b) Be fit and have experience in care of elderly people;
c) Have stable accommodation and shelter for elderly people
d) Have economic conditions;
dd) Are living with their husband or wife and either side must ensure the conditions specified under Point a and b of this Paragraph.
3. In case of not permitted to continue the care and nurture to the elderly people and disable people:
a) Have mistreatment acts to the elderly people and disable people;
b) Take advantage of the care and nurture for profit;
c) Have economic condition or other reasons resulting in no longer capable of ensuring the care and nurture to the elderly people and disable people;
d) Seriously violate the rights of people received for care and nurture.