Chương 2 Nghị định 136/2013/NĐ-CP: Trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng
Số hiệu: | 136/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2014 |
Ngày công báo: | 07/11/2013 | Số công báo: | Từ số 771 đến số 772 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
k) Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
3. Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
4. Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
6. Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Hệ số 2,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này dưới 04 tuổi;
b) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này từ 04 tuổi trở lên;
c) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
d) Hệ số 2,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này dưới 04 tuổi;
đ) Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi.
e) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên;
g) Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này đang nuôi 01 con;
h) Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này đang nuôi từ 02 con trở lên;
i) Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
k) Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 80 tuổi trở lên;
l) Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định này;
m) Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định này;
n) Hệ số đối với đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định này thực hiện theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật (sau đây gọi chung là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP).
2. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo hệ số khác nhau quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con đồng thời là đối tượng quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 5 Nghị định này thì ngoài chế độ đối với người đơn thân nghèo đang nuôi con còn được hưởng chế độ đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 5 hoặc Khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
1. Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã).
3. Bản sao giấy khai sinh đối với trường hợp trẻ em.
4. Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV.
5. Bản sao giấy khai sinh của con của người đơn thân đối với trường hợp người đơn thân nghèo đang nuôi con.
6. Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
1. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt) thực hiện xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày, trừ những thông tin liên quan đến HIV của đối tượng.
Khi hết thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt bổ sung biên bản họp kết luận của Hội đồng xét duyệt vào hồ sơ của đối tượng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Hội đồng xét duyệt kết luận và công khai về vấn đề khiếu nại, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản (kèm theo hồ sơ của đối tượng) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng.
Thời gian hưởng trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của đối tượng khác, kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.
2. Thủ tục điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân liên quan có kiến nghị về việc đối tượng không còn đủ điều kiện hưởng hoặc thay đổi điều kiện hưởng gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trình tự thẩm định, quyết định điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này;
c) Thời gian điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng ngay sau tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định.
3. Trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bị chết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Thời gian thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng ngay sau tháng đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chết.
4. Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có đơn đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.
5. Thủ tục quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng thay đổi nơi cư trú có đơn đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại nơi cư trú cũ và gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng kể từ tháng ngay sau tháng ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng.
1. Đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 5 Nghị định này;
b) Con của người đơn thân nghèo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c) Người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng;
d) Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác mà chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này là đối tượng được cấp nhiều thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.
1. Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và 6 Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Con của người đơn thân nghèo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
2. Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm:
a) Văn bản hoặc đơn đề nghị của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng;
b) Bản sao giấy chứng tử;
c) Bản sao quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người đơn thân đang nuôi con và bản sao giấy khai sinh của người con bị chết đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc văn bản xác nhận của công an cấp xã, bản sao quyết định thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
4. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng:
a) Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.
REGULAR SOCIAL SUPPORT IN COMMUNITY
Article 5. Subjects entitled to the monthly social allowance
1. Children under 16 years old having no nurture source subject to one of the cases prescribed as follows:
a) Being abandoned and not yet adopted;
b) Being orphans;
c) Being orphans whose mother or father has died and the remaining parent is missing as stipulated by law;
d) Being orphans whose mother or father has died and the remaining parent is receiving the care and nurture benefits at the social protection establishments or social houses;
Being orphans whose mother or father has died and the remaining parent is serving prison term in jail or is exercising the decision on handling of administrative violation at the reform schools, compulsory educational establishments and compulsory detoxification establishments;
e) Both mother and father are missing as stipulated by law;
g) Both mother and father are receiving the care and nurture benefits at the social protection establishments or social houses,
h) Both mother and father are serving the prison term in jail or is exercising the decision on handling of administrative violation at the reform schools, compulsory educational establishments and compulsory detoxification establishments;
i) Mother or father is missing as stipulated by law and the remaining parent is receiving the care and nurture benefits at the social protection establishments or social houses,
k) Mother or father is missing as stipulated by law and the remaining parent is serving prison term in jail or is exercising the decision on handling of administrative violation at the reform schools, compulsory educational establishments and compulsory detoxification establishments;
l) Mother or father is receiving the care and nurture benefits at the social protection establishments or social houses and the remaining is serving prison term in jail or is exercising the decision on handling of administrative violation at the reform schools, compulsory educational establishments and compulsory detoxification establishments;
2. Persons between 16 and 22 years subject to one of the cases specified in Clause 1 of this Article are in high school, vocational school, professional school, college and university of first degree.
3. Children infected with HIV of poor households and persons infected with HIV of poor households without monthly pension, social insurance allowance, monthly preferential allowance for revolutionary contributors and other monthly allowances.
4. People of poor households who are not married; are married but the wife or husband has died or is missing as stipulated by law and is raising children under 16 years or child from 16 to 22 years old and these children is in high school, vocational school, professional school, college and university of first degree (hereafter referred to as poor people who are raising children)
5. The elderly people subject to one of the following cases:
a) The elderly people of poor households do not have any person with obligations and rights to serve them or have person with obligations and rights to serve them but this person is receiving the monthly social allowance.
b) The elderly people from 80 years or older not subject to the provisions under Point a of this Paragraph have no monthly pension, social insurance allowance or social allowance;
c) The elderly people of poor households do not have any person with obligations and rights to serve them; have no condition to live in community, meet the conditions to be admitted to the social protection establishments or social houses but there are other people who wish to take care of them in community.
6. Disabled children and disabled people eligible for social allowance as stipulated by law on disabled people.
Article 6. Monthly social allowance rate
1. The subjects specified in Article 5 of this Decree are entitled to the monthly social allowance with the lowest rate equal to the standard social support rate specified in Clause 1, Article 4 of this Decree multiplied by the respective coefficient as follows:
a) Coefficient 2.5 for the subjects specified in Paragraph 1, Article 5 of this Decree under 04 years;
b) Coefficient 1.5 for the subjects specified in Paragraph 1, Article 5 of this Decree from 04 years or more;
c) Coefficient 1.5 for the subjects specified in Paragraph 1, Article 5 of this Decree.
d) Coefficient 2.5 for the subjects specified in Paragraph 3, Article 5 of this Decree under 04 years;
dd) Coefficient 2.0 for the subjects specified in Paragraph 3, Article 5 of this Decree between 04 and under 16 years;
e) Coefficient 1.5 for the subjects specified in Paragraph 3, Article 5 of this Decree from 16 years or older;
g) Coefficient 1.0 for the subjects specified in Paragraph 4, Article 5 of this Decree who are raising 01 child.
h) Coefficient 2.0 for the subjects specified in Paragraph 5, Article 5 of this Decree who are raising 02 children or more.
i) Coefficient 1.0 for the subjects specified under Point a, Paragraph 5, Article 5 of this Decree between 60 and 80 years;
k) Coefficient 2.0 for the subjects specified under Point a, Paragraph 5, Article 5 of this Decree from 80 years or older;
l) Coefficient 1.0 for the subjects specified under Point b, Paragraph 5, Article 5 of this Decree.
m) Coefficient 3.0 for the subjects specified under Point c, Paragraph 5, Article 5 of this Decree.
n) The coefficient for the subjects specified in Paragraph 6, Article 5 of this Decree shall comply with the provisions in Decree No. 28/2012/ND-CP dated 10/4/2012 of the Government detailing and guiding the implementation of some articles of the Disability Law (hereafter referred to as Decree No. 28/2012/ND-CP).
2. Where the subjects are entitled to the rates of different coefficients specified in Clause 1 of this Article, they only receive the highest rate. For poor and single people who are raising children and are the subjects specified in Paragraphs 3, 5 and 6, Article 5 of this Decree, in addition to the benefits for poor and single people who are raising children, they also receive the benefits for the subjects specified in Paragraph 3 or 5, Article 6 of this Decree.
Article 7. Dossier for monthly social allowance
1. Declaration of the subject under the Form specified by the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs.
2. Copy of family booklet of the subject or written certification of police agency of commune, ward or townlet (hereafter referred to as communal-level police agency).
3. Copy of certificate of birth in case of being children.
4. Papers certifying HIV infection of the competent medical body in case of HIV infection.
5. Copy of certificate of birth of the child of the single person where the single person is raising children.
6. Résumé of the person who takes care of the elderly person with certification of Chairman of People’s Committee of commune, ward or townlet (hereafter referred to as communal People’s Committee) and the application of the person who receives the care and nurture specified by the Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs for the subjects specified under Point c, Paragraph 5, Article 5 of this Decree.
Article 8. Procedures for implementation, modification or stoppage of entitlement to monthly social allowance
1. The procedures for monthly social allowance are stipulated as follows:
a) The subject or his guardian prepares dossier as specified in Article 7 of this Decree and send it to the Chairman of communal People’s Committee;
b) Within 15 days after fully receiving the dossier, the social support approval Council (hereafter referred to as the approval Council) shall make review and approval and publicly list the result of review and approval at the head office of communal People’s Committee within 07 days, excluding the information pertaining to HIV status of the subject.
When the listing time is over, if there is no complaint, the approval Council shall add its minutes of conclusion in the dossier of the subject and submit it to the Chairman of communal People’s Committee.
In case of complaint, within 10 working days, from the date of receipt of complaint, the approval Council shall conclude and publicize the complaint issue and submit it to the Chairman of communal People’s Committee;
c) Within 03 working days after receiving the minutes of conclusion of the approval Council, the Chairman of communal People’s Committee shall send a document (with dossier of the subject) to the Division of Labor – Invalids and Social Affairs;
d) Within 07 working days, after receiving the dossier of the subject and the written request of the communal People’s Committee, the Division of Labor – Invalids and Social Affairs shall verify and submit the decision on social allowance to the subject to the Chairman of People’s Committee of district, townlet and provincial city (hereafter referred to as district-level People’s Committee). Where the subject is not eligible for entitlement, the Division of Labor – Invalids and Social Affairs shall reply in writing and specify the reasons;
dd) Within 03 working days after receiving the document from the Division of Labor – Invalids and Social Affairs, Chairman of district-level People’s Committee shall review and decide upon the monthly social allowance to the subject.
The time to receive the social allowance for the elderly people specified under Point b, Paragraph 5, Article 5 of this Decree from the time the elderly people are 80 years of age. The time to receive the monthly social allowance of other subjects, from the month the Chairman of district-level People’s Committee signs the decision on monthly social allowance.
2. Procedures for modification, stoppage of entitlement to monthly social allowance comply with the following provisions:
a) The subjects and their guardians or relevant organizations and individuals send their recommendations about their ineligibility for entitlement or change of entitlement conditions to the Chairman of communal People’s Committee;
b) The order of verification, decision on modification or stoppage of entitlement to the monthly social allowance shall comply with the provisions under Points b, c and dd, Paragraph 1 of this Article;
c) The time to modify and stop the entitlement to the monthly social allowance from the month right after the month the Chairman of district-level People’s Committee signs the decision;
3. Where the subject entitled to the monthly social allowance died, the Chairman of communal People’s Committee requires the Division of Labor – Invalids and Social Affairs to report to the Chairman of district-level People’s Committee on the decision on stoppage of entitlement to the monthly social allowance.
The time of stoppage of entitlement to the monthly social allowance from the month right after the month the subject who is receiving the monthly social allowance died.
4. The procedures for payment of monthly social allowance when the subjects change their residence in the same area of district, townlet and provincial city shall comply with the following provisions:
a) The subjects and their guardians send their request to the Chairman of communal People’s Committee of the new residence;
b) Within 03 working days after receiving the request, the Chairman of communal People’s Committee shall or send a written request to the Division of Labor – Invalids and Social Affairs;
c) Within 03 working days after receiving the document from the Chairman of communal People’s Committee, the Division of Labor – Invalids and Social Affairs shall verify and pay the monthly social allowance to the subjects by the address of their new residence.
5. The procedures and decision on monthly social allowance when the subjects change their residence between districts, townlets and provincial cities shall comply with the following provisions:
a) The subjects who change their residence send the request to the Chairman of communal People’s Committee where they are receiving the monthly social allowance;
b) The Chairman of communal People’s Committee sends document to the Division of Labor – Invalids and Social Affairs.
The Division of Labor – Invalids and Social Affairs shall submit the decision on stoppage of payment of monthly social allowance at the old residence and send document with dossiers of the subjects to the Chairman of communal People’s Committee of the subjects’ new residence.
c) Within 03 working days after receiving the subjects’ dossiers, the Chairman of communal People’s Committee shall make certification and transfer the subjects’ dossiers to the Division of Labor – Invalids and Social Affairs;
d) Within 05 working days after receiving the subjects’ dossiers, the Division of Labor – Invalids and Social Affairs shall verify and submit to the Chairman of district-level People’s Committee the decision on monthly social allowance to the subjects from the month right after the month specified in the decision on stoppage of entitlement to the monthly social allowance of the Chairman of district-level People’s Committee of the subjects’ old residence.
Article 9. Issue of health insurance card
1. The social protection subjects shall be issued with health insurance card by the State, including:
a) Subjects specified in Paragraphs 1, 2, 3 and 5 and Article 5 of this Decree;
b) Children of poor single people specified in Clause 4, Article 5 of this Decree;
c) People with serious disability and particularly serious disability;
d) People from full 80 years of age or older are receiving the monthly survivor allowance from social insurance and other monthly social allowances but have not yet issued with health insurance cards free of charge;
2. Subjects specified in Paragraph 1 of this Article are the ones issued with many health insurance cards and issued with only one health insurance card.
Article 10. Support for education, training and vocation
The subjects specified in Paragraphs 1, 2, 3 and 6, Article 5 of this Decree are attending preschool, intermediate vocational school, high school, college and university and learning trade and shall receive the policies on support for education, training and vocation as stipulated by law.
Article 11. Funeral cost support
1. The following subjects shall receive the funeral cost support after death:
a) Subjects specified in Paragraphs 1, 2, 3, 5 and 6, Article 5 of this Decree are receiving the monthly social allowance;
b) Children of poor single people specified in Paragraph 4, Article 5 of this Decree;
c) People of full 80 years of age or older are receiving the monthly survivor allowance from social insurance and other monthly social allowances.
2. The support rate for funeral costs for the subjects specified in Paragraph 1 of this Article is equal to 20 times of the standard rate of social support specified in Paragraph 1, Article 4 of this Decree. Where the subjects specified in Paragraph 1 of this Article are given the funeral cost support with different rates, they shall be entitled to the highest rate.
3. Dossier to request the funeral cost support comprises of:
a) Document or request of bodies, organizations, households or individuals that come forward to hold funeral for the subjects;
b) Copy of Certificate of death;
c) Copy of decision on entitlement to social allowance of single people who are raising children and copy of certificate of birth of the dead children in cases specified under Point b, Paragraph 1 of this Article;
d) Copy of family booklet or written certificate of communal police, copy of decision on stoppage of entitlement to social allowance or other allowances from the competent body in cases specified under Point c, Paragraph 1 of this Article.
4. Procedures for funeral cost support:
a) Bodies, organizations, households or individuals holding the funeral for the subjects should prepare dossiers as stipulated in Paragraph 3 of this Article and send them to the Chairman of communal People’s Committee;
b) Within 02 working days after fully receiving dossiers, the Chairman of communal People’s Committee shall send a written request with the subjects’ dossiers to the Division of Labor – Invalids and Social Affairs;
c) Within 03 working days, after receiving document from the Chairman of communal People’s Committee, the Division of Labor – Invalids and Social Affairs shall verify the dossiers and submit them to the Chairman of district-level People’s Committee to decide on funeral cost support.