Chương VI Nghị định 126/2017/NĐ-CP: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 126/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 27/11/2017 | Số công báo: | Từ số 847 đến số 848 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch các doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 2, căn cứ vào Nghị định này để chuyển doanh nghiệp cấp II sang công ty cổ phần.
2. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, những tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý chưa được xử lý, ngoại trừ các trường hợp tài sản không được phép loại trừ như quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này, doanh nghiệp cấp II hạch toán giá trị còn lại theo sổ sách của các tài sản này vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện chuyển giao các tài sản này cho Công ty mẹ để tiếp tục quản lý và thực hiện thanh lý, nhượng bán theo quy định. Khoản tiền thu được từ thanh lý, nhượng bán tài sản, Công ty mẹ hạch toán vào kết quả kinh doanh.
3. Trên cơ sở kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đã được cơ quan tư vấn xác định và ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi định giá đối với doanh nghiệp cấp II có vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp từ 1.800 tỷ đồng trở lên.
4. Tiền thu từ bán cổ phần của doanh nghiệp cấp II theo quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau khi trừ giá vốn (giá trị theo sổ sách) của số cổ phần bán ra, chi phí cổ phần hóa, chi phí giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí ưu đãi cho người lao động, nghĩa vụ thuế (nếu có) theo quy định, số tiền còn lại nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp cấp II không đủ để chi các khoản chi theo quy định khi cổ phần hóa các doanh nghiệp này (chi phí cổ phần hóa, chi phí giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí ưu đãi cho người lao động) thì công ty mẹ có trách nhiệm chi bù đắp phần còn thiếu và được tính vào chi phí hoạt động tài chính của công ty mẹ.
1. Thủ tướng Chính phủ:
a) Phê duyệt danh mục các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này chuyển thành công ty cổ phần.
b) Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước theo sổ kế toán từ 1.800 tỷ đồng trở lên và các doanh nghiệp cấp II có mức vốn chủ sở hữu theo sổ sách kế toán từ 1,800 tỷ đồng trở lên.
c) Quyết định cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước sau cổ phần hóa tại các đơn vị nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, ngoại trừ các doanh nghiệp cấp II.
d) Xem xét, quyết định xử lý các vấn đề đặc thù, các nội dung phát sinh trong quá trình cổ phần hóa tại từng doanh nghiệp chưa được quy định cụ thể trong Nghị định này trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ danh mục doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
a) Thành lập Ban Chỉ đạo để giúp cơ quan đại diện chủ sở hữu tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này.
Thành lập Ban Chỉ đạo để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa các đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần hóa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo các nội dung quy định tại Nghị định này.
c) Quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa, lựa chọn tổ chức bán đấu giá cổ phần, công bố giá trị doanh nghiệp và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa các đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
d) Quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa, lựa chọn tổ chức bán đấu giá cổ phần; công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý kèm theo dự thảo Điều lệ công ty cổ phần được xây dựng phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định của pháp luật liên quan.
đ) Quyết định phê duyệt phương án mua bán nợ tái cơ cấu, phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sau khi có thỏa thuận bằng văn bản với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp về phương án mua bán nợ tái cơ cấu lại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Thời gian hoàn thành việc phê duyệt phương án mua bán nợ tái cơ cấu, phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này không vượt quá 03 tháng kể từ ngày quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.
e) Quyết định điều chỉnh vốn nhà nước tại công ty cổ phần theo quy định; quyết định bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam đối với tài sản thừa (nếu có) quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này.
g) Quyết định phê duyệt phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư đối với doanh nghiệp cổ phần hóa.
h) Trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này, cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp với các cơ quan liên quan quyết định phê duyệt quyết toán tài chính; quyết toán chi phí cổ phần hóa; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư; quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu (bao gồm cả các đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này).
i) Giải quyết những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo tại các doanh nghiệp cổ phần hóa theo thẩm quyền đúng quy định của pháp luật hiện hành.
k) Chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện đăng ký, lưu ký cổ phần trúng đấu giá tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch tại các sàn giao dịch chứng khoán theo quy định.
l) Chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa lập hồ sơ và thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần (sau chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước) cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định.
m) Quyết định phê duyệt tiêu chí và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược đối với các doanh nghiệp có bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, bao gồm cả các doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch các doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp cấp II theo danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Thành lập Ban Chỉ đạo để giúp Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp cấp II, ngoại trừ các đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
c) Quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn, lựa chọn tổ chức bán đấu giá cổ phần, xử lý các tồn tại về tài chính, công bố giá trị doanh nghiệp, phê duyệt phương án cổ phần hóa, phê duyệt phương án sử dụng lao động, quyết định phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp cấp II theo quy định tại Nghị định này, ngoại trừ các đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
d) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần hóa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo các nội dung quy định tại Nghị định này.
đ) Quyết định phê duyệt tiêu chí và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược của các doanh nghiệp cấp II có bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, ngoại trừ các doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Quyền hạn, trách nhiệm và thành phần Ban Chỉ đạo:
a) Ban Chỉ đạo có quyền hạn, trách nhiệm sau:
- Giúp cơ quan quyết định cổ phần hóa chỉ đạo và tổ chức thực hiện cổ phần hóa một hoặc một số doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này:
- Được sử dụng con dấu của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Thành lập Tổ giúp việc triển khai công tác cổ phần hóa tại doanh nghiệp.
- Chỉ đạo doanh nghiệp căn cứ kế hoạch cổ phần hóa đã được phê duyệt:
+ Chủ động thực hiện chuẩn bị hồ sơ, tài liệu pháp lý về tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả nhà cửa, đất đai); phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa; kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ tại thời điểm lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng kế hoạch tiến độ cổ phần hóa (bao gồm cả mốc thời gian cho từng bước công việc) trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt để thực hiện. Trường hợp không thực hiện được tiến độ cổ phần hóa thì Ban lãnh đạo doanh nghiệp được xác định là không hoàn thành nhiệm vụ.
- Chỉ đạo xử lý các vấn đề về tài chính, lao động, tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
- Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn phương thức bán cổ phần lần đầu.
- Chỉ đạo xây dựng phương án cổ phần hóa và dự thảo Điều lệ lần đầu của công ty cổ phần.
- Chỉ đạo xây dựng phương án sử dụng lao động trình cơ quan đại diện chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp nhà nước) hoặc Hội đồng thành viên/Chủ tịch doanh nghiệp nhà nước (đối với doanh nghiệp cấp II, ngoại trừ các đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này) phê duyệt.
- Thẩm tra và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa, lựa chọn tổ chức bán đấu giá cổ phần, công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa.
- Chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa phối hợp với các tổ chức đấu giá bán cổ phần theo quy định.
- Chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa xác định số tiền thu về cổ phần hóa phù hợp với hình thức cổ phần hóa công ty, lập báo cáo quyết toán (quyết toán tài chính thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần, quyết toán chi phí cổ phần hóa, chi phí giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn) báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổng hợp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu kết quả bán cổ phần.
- Tổng hợp và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh phương án cổ phần hóa, quyết định điều chỉnh giá trị doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm tra và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt quyết toán tài chính; quyết toán chi phí cổ phần hóa; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư; quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa và công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu các doanh nghiệp.
- Xem xét và đề xuất với cơ quan đại diện chủ sở hữu cử người đại diện phần vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện công bố công khai kịp thời, đầy đủ quá trình cổ phần hóa trên cổng thông tin điện tử Chính phủ và gửi về Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp để theo dõi.
b) Thành phần Ban Chỉ đạo do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng thành viên Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con quyết định.
Đối với các đơn vị nêu tại điểm b khoản 1 Điều này thì thành viên Ban Chỉ đạo có đại diện của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Bộ Tài chính.
5. Tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp vái Ban Chỉ đạo:
a) Tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân viên tại doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện chính sách cổ phần hóa của Nhà nước.
b) Tham gia giám sát quá trình cổ phần hóa.
c) Cử người đại diện phần vốn của tổ chức công đoàn tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.
d) Sử dụng nguồn quỹ của công đoàn theo quy định của pháp luật mua cổ phần tại doanh nghiệp, tham gia quản lý doanh nghiệp với tư cách cổ đông và tổ chức thực hiện bảo vệ quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng thành viên/Chủ tịch các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con có trách nhiệm báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Bộ Tài chính các nội dung có liên quan trong quá trình cổ phần hóa như: kết quả xử lý các tồn tại về tài chính, kết quả định giá, quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và điều chỉnh giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hóa, kết quả bán cổ phần, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần, các hành vi vi phạm của tổ chức tư vấn trong quá trình cổ phần hóa. Đồng thời, chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện công bố đầy đủ, kịp thời các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
Việc tiến hành cổ phần hóa thực hiện theo trình tự các bước công việc cụ thể quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, bao gồm các bước cơ bản sau:
1. Xây dựng Phương án cổ phần hóa
a) Thành lập Ban Chỉ đạo và tổ giúp việc.
b) Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu (trong đó có phương án sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt).
c) Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.
d) Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp.
đ) Hoàn tất Phương án cổ phần hóa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hóa
3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
a) Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp.
b) Tổ chức quyết toán, bàn giao sang công ty cổ phần.
IMPLEMENTATION
Article 44. Conversion from wholly state-owned single-member LLCs into JSCs
1. The board of members of chairperson of the state-owned enterprise stated in Clause 2 Article 2 shall comply with provisions of this Decree to convert the level II enterprise into the JSC.
2. From the date of enterprise valuation, redundant assets that have not been disposed of, except for the assets that shall not be excluded from the enterprise value mentioned in Clause 3 Article 14 herein, the level II enterprise shall aggregate the remaining value stated in books of such assets with business expenses of the enterprise and transfer such assets to the parent company in order to continue the management and liquidation or sale of such assets. The parent company shall aggregate the proceeds earned from liquidation or sale of assets with the company’s income.
3. On the basis of the enterprise value for equitization that has been determined by the consulting firm and comments of the representative authority, the State Audit Office of Vietnam shall audit the enterprise value and settle financial issues before carrying out assessment for the level II enterprise having equity stated in accounting records on the date of enterprise valuation of at least VND 1,800 billion.
4. The revenue earned from offering shares of the level II enterprise shall be stated in the terminal statement approved by a competent authority after deducting the prime cost (value stated in books) of the number of offered shares, equitization expenses, expenses for redundancy policies, incentives for employees or tax obligations (if any), the remaining amount shall be transferred to the Enterprise Assistance and Development Fund within 5 working days from the day on which a decision made by the competent authority is given.
If the revenue earned from equitization of the level II enterprise fails to pay for expenses when such enterprise is equitized (equitization expenses, expenses for redundancy policies or incentives for employees), the parent company shall offset the inadequate amount the and add it to finance expenses of the parent company.
Article 45. Rights and responsibilities when carrying out equitization
1. The Prime Minister shall:
a) Adopt the list of enterprises mentioned in Clause 2 and Clause 3 Article 2 herein to convert into JSCs.
b) Make decisions on approval for equitization plans for economic groups, state corporations or enterprises having state capital stated in accounting records of at least VND 1,800 billion and level II enterprises having equity stated in accounting records of at least VND 1,800 billion.
c) Select representative authorities of state capital after equitization carried out in the organizations mentioned in Point b Clause 1 this Article apart from level II enterprises.
d) Consider and handle particular problems or contents arising in the course of equitization carried out in each enterprise that has not been specified herein at the request of representative authorities.
2. The representative authority, according to the list of equitized enterprises approved by the Prime Minister, shall:
a) Set up steering committees to assist representative authorities in carrying out equitization stated herein.
Set up steering committees to assist the Prime Minister in carrying out equitization for the organizations mentioned in Point b Clause 1 this Article.
b) Provide guidelines, carry out inspections and supervision of the equitization process for organizations stated herein.
c) Select equitization consulting firms, choose auctioneering organizations, publish the enterprise value and request the Prime Minister to adopt equitization plans for the organizations mentioned in Point b Clause 1 this Article.
d) Select equitization consulting firms, choose auctioneering organizations; publish the enterprise value and make decisions on equitization plans for enterprises under their management and drafts of charters of JSCs developed in accordance with provisions of the Law on Enterprises and regulations of relevant law.
dd) Make decisions on approval for debt sale plans to restructure enterprises and equitization plans for enterprises sustaining losses after reaching agreements with the DATC and creditors of enterprises on debt sale plans to restructure enterprises stated in Clause 2 Article 4 herein.
Time limit for completing approval for debt sale plans to restructure enterprises or equitization plans for enterprises sustaining losses stated in Clause 2 Article 4 herein shall be 3 months from the date of publishing the enterprise value.
e) Adjust the state capital for JSCs; transfer surplus assets (if any) to the DATC according to the provision of Clause 4 Article 10 herein.
g) Make decisions on approval for plans to manage employees and settle redundancy policies for equitized enterprises.
h) Within the time limit stated in Clause 4 Article 21 herein, representative authorities shall cooperate with relevant authorities in approving financial statements; terminal statements on equitization expenses, expenses for redundancy policies; the revenue earned from equitization and publishing the actual state capital value from the date of obtaining the certification of first registration of JSC (including the organizations mentioned in Point b Clause 1 this Article).
i) Settle complaints at equitized enterprises within their competence.
k) Direct equitized enterprises to follow procedures for depository or registration of shares of the successful bid at the Vietnam Securities Depository and transaction registration at stock exchanges.
l) Direct equitized enterprises to prepare documents and transfer state capital ownership at JSCs (after converted from state-owned enterprises) to the State Capital Investment Corporation.
m) Make decisions on approval for criteria and selection of strategic investors for enterprises offering shares to strategic investors including enterprises stated in Point b Clause 1 this Article.
3. The board of members or chairperson of a state-owned enterprise mentioned in Clause 2 Article 2 herein shall:
a) Implement plans for equitization of level II enterprises on the list of equitized enterprises approved by the Prime Minister.
b) Set up a steering committee to assist the board of members/chairperson of the enterprise in carrying out equitization of level II enterprises, apart from the organizations mentioned in Point b Clause 1 this Article.
c) Select consulting firms or auctioneering organizations to settle financial issues, publish the enterprise value, approve equitization plans, adopt employee use plans; make decision on approval for financial statements; terminal statements on equitization expenses, expenses for redundancy policies and revenue earned from equitization; and publishing the actual state capital value from the date of obtaining the certification of first registration of JSC of level II enterprises stated herein, except for the organizations mentioned in Point b Clause 1 this Article.
d) Provide guidance, carry out inspections and supervision of the equitization of organizations under their management in accordance with this Decree.
dd) Make decisions on approval for criteria and selection of strategic investors for level II enterprises offering shares to strategic investors, excluding the enterprises stated in Point b Clause 1 this Article.
4. Rights, responsibilities and members of steering committees:
a) Rights and responsibilities of the steering committee:
- Assist authorities deciding equitization in directing and carrying out equitization for one or some enterprises stated herein to:
- Use the seal of the representative authority when performing tasks.
- Set up the assistance team to carry out equitization for the enterprise.
- According to the approved equitization plan, the steering committee shall direct the enterprise to:
+ Prepare legal documents on the enterprise’s property (including housing and land); land use plan after equitization; carry out stocktaking and verify debts on the date of making financial statements.
+ Prepare the equitization schedule (including time marks for each task) to request the representative authority for approval. The steering committee of the enterprise that fails to meet such schedule shall be considered not fulfilling tasks.
- Direct to handle financial or personnel problems and determine the enterprise value according to provisions stated herein.
- Request the representative authority to select methods of initial offering.
- Direct to develop the equitization plan and the first draft of the charter of JSC.
- Direct to develop the plan for managing employees to request the representative authority (for the state-owned enterprise) or the board of members/chairperson of the state-owned enterprise (for the level II enterprise) in carrying out equitization for the level II enterprises, apart from the organizations mentioned in Point b Clause 1 this Article) for approval.
- Verify and request the representative authority to select equitization consulting firms, choose auctioneering organizations, publish the enterprise value or adopt equitization plans.
- Direct the equitized enterprise to cooperate with auctioneering organizations in conducting auctions of shares.
- Direct the equitized enterprise to determine the revenue earned from equitization in accordance with the form of equitization of the enterprise, make terminal statements (financial statements made on the official date of equitization, terminal statements on equitization expenses, expenses for redundancy policies, incentives for employees and the labor union) in order to request a competent authority for approval.
- Consolidate and report results of offering shares to the representative authority.
- Consolidate and request the representative authority to adjust the equitization plan or the enterprise value after the enterprise is converted into the JSC.
- Cooperate with relevant authorities in verifying and requesting the representative authority to approve financial statements; terminal statements on equitization expenses, expenses for redundancy policies or revenue earned from equitization; and publishing the actual state capital value from the day on which the JSC obtains the certification of first registration of JSC.
- Consider and request the representative authority to appoint a representative of state capital at the equitized enterprise.
- Direct the equitized enterprise to publish promptly and fully the equitization process on the Government’s website and send it to the Ministry of Finance and the steering committee of enterprise reform and development.
b) The steering committee shall be decided by ministers, heads of ministerial and governmental authorities, Chairpersons of provincial People’s Committees or boards of members of parent companies.
In case of the organizations mentioned in Point b Clause 1 this Article, the steering committee shall have the steering committee of enterprise reform and development and the Ministry of Finance.
5. The labor union of the equitized enterprise shall cooperate with the steering committee in:
a) Disseminate and mobilize officials and public employees of the equitized enterprise to follow equitization policies of the State.
b) Supervise the equitization process.
c) Appoint a representative of the labor union capital to self-nominate to the board of directors or board of supervisors of the JSC.
d) Use the labor union fund to purchase shares from the enterprise, manage the enterprise as a shareholder and protect benefits of employees working for the enterprise.
Ministers, heads of ministerial and governmental authorities, Chairpersons of provincial People’s Committees, boards of members/chairpersons of parent companies shall promptly report to the steering committee of enterprise reform and development and the Ministry of Finance relevant contents in the course of equitization such as: results of settling financial issues, enterprise value, publishing of the enterprise value and adjustment thereof, equitization plans, results of offering shares, terminal statements on equitization expenses, terminal statements on conversion into JSCs and violations committed by consulting firms in the equitization process (if any) and direct equitized enterprises to publish promptly and fully the contents mentioned in Clause 1 Article 11 herein.
Article 47. Equitization procedures
Equitization shall follow the procedures provided in Appendix II attached hereto including the following basic steps:
1. Developing the equitization plan
a) Establish the steering committee and assistance team.
b) Prepare relevant documents (including the land use plan approved by the competent authority).
c) Carry out stocktaking, settle financial issues and determine the enterprise value.
d) Make decisions on and publish the enterprise value.
dd) Complete the equitization plan to request a competent authority for approval.
2. Implementing the equitization plan
3. Finalizing the equitization.
a) Hold the first General meeting of shareholders and register the enterprise.
b) Make financial statements and convert to the JSC.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Đối tượng và điều kiện mua cổ phần
Điều 8. Chi phí thực hiện cổ phần hóa
Điều 11. Thực hiện công khai, minh bạch thông tin và niêm yết trên thị trường chứng khoán
Điều 13. Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính
Điều 15. Các khoản nợ phải thu
Điều 16. Các khoản nợ phải trả
Điều 17. Các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi
Điều 18. Vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tư vào doanh nghiệp khác
Điều 21. Xử lý tài chính ở thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần
Điều 22. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Điều 25. Điều chỉnh giá trị doanh nghiệp
Điều 26. Kiểm toán nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa
Mục 2. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN
Điều 27. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản
Điều 29. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp
Điều 30. Giá trị quyền sử dụng đất
Điều 31. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
Điều 32. Xác định giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác
Điều 33. Xác định vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần lần đầu
Điều 34. Phương thức đấu giá công khai
Điều 37. Xử lý số lượng cổ phần không bán hết
Điều 39. Quản lý và sử dụng số tiền thu từ cổ phần hóa
Điều 42. Chính sách bán cổ phần cho người lao động
Điều 43. Chính sách đối với người lao động dôi dư
Điều 45. Quyền hạn và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện cổ phần hóa