Chương II Nghị định 126/2017/NĐ-CP: Xử lý tài chính khi cổ phần hóa
Số hiệu: | 126/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 27/11/2017 | Số công báo: | Từ số 847 đến số 848 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa theo danh mục doanh nghiệp thực hiện sắp xếp trong từng giai đoạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước thời điểm quyết định cổ phần hóa.
Phương án sử dụng đất của toàn bộ diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hóa đang quản lý, sử dụng phải bảo đảm phù hợp với pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương; phù hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp.
2. Khi nhận được quyết định thực hiện cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản, các nguồn vốn và quỹ doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng, đối chiếu và xác nhận công nợ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo chế độ Nhà nước quy định. Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không trùng với thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Khi cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con, các công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của công ty con phải trùng với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của công ty mẹ.
4. Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp trùng với thời điểm kết thúc năm tài chính, trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa phải có văn bản đề nghị cơ quan thuế trực tiếp quản lý thực hiện quyết toán các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không trùng với thời điểm kết thúc năm tài chính, trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa có công văn đề nghị cơ quan thuế trực tiếp quản lý thực hiện kiểm tra, xác định các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan thuế phải tiến hành kiểm tra, quyết toán. Nếu quá thời hạn này, cơ quan thuế chưa tiến hành kiểm tra, quyết toán thuế thì doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ vào số liệu đã kê khai để thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định.
5. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, kiểm toán báo cáo tài chính, quyết toán các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật những tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Trường hợp có vướng mắc hoặc vượt thẩm quyền thì doanh nghiệp cổ phần hóa phải kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
Trường hợp đã báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa được giải quyết thì doanh nghiệp phải ghi rõ những tồn tại này trong Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa để có căn cứ tiếp tục giải quyết trong giai đoạn từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
1. Đối với tài sản do doanh nghiệp cổ phần hóa thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp thì không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
Đối với các tài sản khác đã được hình thành từ tiền vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ được giao làm chủ đầu tư nhưng không được giao quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng kỹ thuật thì không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, Doanh nghiệp cổ phần hóa phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.
2. Đối với những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm chủ động xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về thanh lý, nhượng bán tài sản.
Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp các tài sản chưa xử lý, ngoại trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện chuyển giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật. Giá trị còn lại theo sổ sách của các tài sản này phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
3. Các tài sản không được phép loại trừ bao gồm:
a) Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc (bao gồm cả các công trình ngầm, đường xá, tường rào, sân bãi) mà doanh nghiệp có sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp; các tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mới đầu tư đưa vào sử dụng trong thời hạn 05 năm hoặc có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán từ 50% nguyên giá của tài sản trở lên, Doanh nghiệp phải tiếp tục quản lý, theo dõi và xử lý dứt điểm theo quy định của pháp luật hiện hành đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
b) Đối với tài sản thuộc diện phải hủy bỏ là hóa chất, chất gây nguy hại, thuốc trừ sâu đã quá hạn ... doanh nghiệp chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xử lý, hủy bỏ theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý môi trường trước thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu.
Sau khi xác định nguyên nhân, trách nhiệm, bồi hoàn theo quy định của pháp luật hiện hành, phần tổn thất doanh nghiệp được xử lý vào kết quả kinh doanh theo quy định.
c) Đối với các tài sản là chi phí xây dựng cơ bản dở dang của các dự án, công trình bị đình hoãn theo quyết định của cấp có thẩm quyền, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm tiếp tục kế thừa, theo dõi và xử lý theo quy định của pháp luật. Riêng các khoản chi phí của các dự án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chưa hình thành hiện vật, không có giá trị thu hồi như: chi phí lập phương án tiền khả thi, chi phí khảo sát, thiết kế công trình thì doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi hoàn theo quy định của pháp luật hiện hành, phần tổn thất được xử lý vào kết quả kinh doanh theo quy định.
d) Các tài sản đảm bảo đã được doanh nghiệp sử dụng để thế chấp cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng.
đ) Đối với tài sản của các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, trong thời gian phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ để tái cơ cấu lại doanh nghiệp trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, doanh nghiệp cổ phần hóa không được tổ chức thanh lý, nhượng bán các tài sản nằm trong danh mục đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định công bố giá trị doanh nghiệp theo quy định.
4. Đối với công trình phúc lợi là nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi thì chuyển giao cho tổ chức công đoàn tại công ty cổ phần quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong công ty cổ phần.
Đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên đầu tư bằng nguồn Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý.
5. Đối với tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp cổ phần hóa nếu có đầy đủ hồ sơ chứng từ sẽ được đánh giá lại và tính vào giá trị doanh nghiệp để công ty cổ phần tiếp tục sử dụng trong sản xuất, kinh doanh.
6. Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, việc kiểm kê, đánh giá, phân loại tài sản là vốn bằng tiền, tài sản cho thuê tài chính và các khoản công nợ (nợ phải thu, nợ phải trả) được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
7. Không tách, điều chuyển các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và khám, chữa bệnh trong các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty khi các Tập đoàn, Tổng công ty này thực hiện cổ phần hóa. Các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và khám, chữa bệnh thực hiện cổ phần hóa cùng Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước.
8. Khi cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con có đơn vị sự nghiệp có thu (ngoại trừ các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và khám, chữa bệnh) thì xử lý như sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục kế thừa, phải tổ chức định giá tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định của pháp luật hiện hành về chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần.
b) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa, Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển giao cho các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan để thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chưa chuyển giao, doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục thực hiện quản lý cho đến khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
1. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải thu (bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn; đối với các tổ chức tín dụng phải đối chiếu, xác nhận cả các khoản nợ phải thu ngoại bảng), đồng thời thực hiện thu hồi các khoản nợ đến hạn trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Những khoản nợ không có đủ hồ sơ pháp lý chứng minh khách nợ còn nợ hoặc không có khả năng thu hồi theo quy định thì không được loại trừ ra ngoài giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm rõ nguyên nhân để xử lý theo nguyên tắc sau:
a) Xác định trách nhiệm xử lý bồi thường của tập thể, cá nhân có liên quan đến khoản nợ phải thu không xác định được khách nợ, phần tổn thất còn lại được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
b) Hoàn thiện hồ sơ, tiếp tục theo dõi để xử lý thu hồi đối với những khoản nợ không chứng minh được là không có khả năng thu hồi.
2. Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa mà vẫn còn một số khoản nợ phải thu có đầy đủ hồ sơ nhưng chưa được đối chiếu, xác nhận thì Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên doanh nghiệp cổ phần hóa phải giải trình rõ nội dung các khoản nợ, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan phải hoàn tất việc đối chiếu công nợ trước thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định theo giá trị đang theo dõi trên sổ sách kế toán; đồng thời phải công bố công khai trong quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp cũng như phương án cổ phần hóa làm cơ sở bán đấu giá cổ phần.
Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, khi lập báo cáo tài chính để bàn giao sang công ty cổ phần, các khoản nợ đã làm thủ tục đối chiếu nhưng vẫn chưa đối chiếu được thì phải xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường đối với tập thể, cá nhân có liên quan. Giá trị khoản nợ còn lại (sau khi bù trừ khoản bồi thường của các cá nhân, tập thể, dự phòng các khoản phải thu khó đòi - nếu có) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa và thực hiện chuyển giao hồ sơ cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (bao gồm cả các khoản nợ khó đòi đã được xử lý bằng nguồn dự phòng trong vòng 05 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp) kèm theo đầy đủ hồ sơ, các tài liệu liên quan cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ (như tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải trả, tiền mua bảo hiểm dài hạn, tiền thuê đất của khu công nghiệp đã trả tiền một lần cho cả thời gian thuê) đã được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đối chiếu với hợp đồng, khối lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp để hạch toán giảm chi phí (tương ứng với phần hàng hóa, dịch vụ chưa được cung cấp hoặc thời gian thuê chưa thực hiện) và hạch toán tăng khoản chi phí trả trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
1. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải trả các tổ chức, cá nhân (bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn) trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa mà vẫn còn một số khoản nợ phải trả có đầy đủ hồ sơ nhưng chưa được đối chiếu, xác nhận thì Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên doanh nghiệp cổ phần hóa phải giải trình rõ nội dung các khoản nợ, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan phải hoàn tất việc đối chiếu công nợ trước thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định theo giá trị đang theo dõi trên sổ sách kế toán; đồng thời phải công bố công khai trong quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp cũng như phương án cổ phần hóa làm cơ sở bán đấu giá cổ phần.
Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, khi lập báo cáo tài chính để bàn giao từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, nếu các khoản công nợ này đã làm đủ thủ tục đối chiếu nợ nhưng không xác nhận được chủ nợ thì được hạch toán ghi tăng vốn nhà nước giá trị nợ phải trả nhưng không có chủ nợ xác nhận. Công ty cổ phần (sau chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước) có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, tiếp tục kế thừa, theo dõi để thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi có yêu cầu của chủ nợ và hạch toán khoản chi trả nợ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc thỏa thuận bằng văn bản với các chủ nợ để xử lý trong đó có việc chuyển nợ phải trả thành vốn góp cổ phần.
Việc chuyển nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thành vốn góp cổ phần phải được quy định trong phương án cổ phần hóa, công khai trong bản cáo bạch bán cổ phần lần đầu và được thực hiện thông qua kết quả đấu giá thành công của chủ nợ. Theo đó chủ nợ tham gia mua cổ phần tại cuộc bán đấu giá công khai cổ phần lần đầu ra công chúng và quy đổi số lượng cổ phần tương ứng với số nợ theo kết quả đấu giá thành công của chủ nợ.
3. Nợ thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước:
a) Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm nộp thuế và các khoản nợ ngân sách nhà nước trước khi chuyển đổi;
b) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước thì công ty cổ phần có trách nhiệm kế thừa toàn bộ các khoản nợ.
4. Trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, nếu doanh nghiệp có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ vay quá hạn của các tổ chức tín dụng (bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam) do kinh doanh thua lỗ thì xử lý nợ theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
1. Số dư các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi (nếu có) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, số còn lại hoàn nhập vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa.
2. Đối với khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa được giữ lại số dư đã trích lập tương ứng với nghĩa vụ bảo hành theo hợp đồng còn hiệu lực.
3. Đối với khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện đánh giá lại theo quy định và không thực hiện kết chuyển vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, số dư khoản chênh lệch tỷ giá này tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục theo dõi trong giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
4. Quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng, dự phòng nghiệp vụ của bảo hiểm, sau khi bù đắp các tổn thất theo quy định được để lại cho doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng phải tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
5. Các khoản lãi phát sinh để bù lỗ năm trước (nếu có) theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại phân phối theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
6. Các khoản lỗ sau khi đã xử lý theo các quy định nêu trên tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà vẫn còn các khoản nợ đọng của các tổ chức tín dụng (bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thì doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định này.
1. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa kế thừa vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp khác thì toàn bộ số vốn này được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 32 Nghị định này.
2. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác thì báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để xử lý như sau:
a) Thống nhất với các bên góp vốn để thực hiện chuyển giao cho doanh nghiệp nhà nước khác làm đối tác.
b) Bán lại phần vốn góp cho đối tác hoặc các nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn không thể bán hoặc chuyển giao được khoản đầu tư cho đối tác khác thì phải kế thừa theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà trong Hợp đồng hoặc Giấy phép đầu tư góp vốn có điều khoản cam kết khi kết thúc thời hạn hoạt động của các doanh nghiệp này, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp phải chuyển giao không bồi hoàn cho bên Việt Nam mà doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục kế thừa phải được tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo nguyên tắc quy định tại Điều 32 Nghị định này. Khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết thúc thời hạn hoạt động trong Hợp đồng hoặc Giấy phép đầu tư, công ty cổ phần phải chuyển giao tài sản không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải công bố công khai cho các nhà đầu tư biết và quy định rõ trong biên bản bàn giao và điều lệ công ty cổ phần nội dung này.
1. Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được sử dụng để bù đắp các khoản đã chi vượt chế độ cho người lao động (nếu có), chi cho người lao động theo chế độ quy định đối với doanh nghiệp nhà nước, phần còn lại chia cho người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp theo số tháng công tác tại doanh nghiệp cổ phần hóa. Việc chi số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng cho người lao động được thực hiện xong trước thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.
2. Số dư bằng tiền của Quỹ phúc lợi tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được sử dụng để bù đắp các khoản đã chi vượt chế độ cho người lao động (nếu có), chi cho người lao động theo chế độ quy định đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, phần còn lại chia cho người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên đang làm việc ở doanh nghiệp theo số tháng công tác tại doanh nghiệp cổ phần hóa. Việc chi số dư bằng tiền của Quỹ phúc lợi cho người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên được thực hiện xong trước thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.
3. Số dư bằng tiền của Quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được tiếp tục để lại sử dụng theo chế độ quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và được xử lý theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 21 Nghị định này.
4. Khi cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con, việc xử lý số dư các Quỹ quy định tại khoản 1, khoản 2, và khoản 3 Điều này được thực hiện trên nguyên tắc người lao động, người quản lý thuộc doanh nghiệp nào (công ty mẹ hoặc doanh nghiệp cấp II) sẽ được hưởng trên nguồn tương ứng của doanh nghiệp đó.
1. Số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp cổ phần hóa (nếu có) được xác định là vốn nhà nước và phải nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
2. Số dư Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được để lại cho doanh nghiệp, công ty cổ phần mới kế thừa và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng Quỹ theo đúng chế độ quy định.
1. Doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục thực hiện các quy định về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
2. Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa lập báo cáo tài chính theo chế độ tài chính quy định đối với doanh nghiệp nhà nước làm cơ sở để thực hiện chuyển giao từ doanh nghiệp cổ phần hóa cho công ty cổ phần, trong đó:
a) Số dư các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi (nếu có) được sử dụng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, số còn lại hoàn nhập vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa.
Khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng (đối với các hợp đồng đã ký, thời gian bảo hành còn hiệu lực) doanh nghiệp cổ phần hóa được trích theo hợp đồng đã ký và được giữ lại để thực hiện bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng theo hợp đồng.
Doanh nghiệp cổ phần hóa phải lập bảng kê chi tiết đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình kèm theo hồ sơ cổ phần hóa. Hết thời gian bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng nếu khoản trích lập dự phòng này không chi hết, còn số dư thì công ty cổ phần có trách nhiệm phải nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn bảo hành theo hợp đồng.
Trường hợp công ty cổ phần không thực hiện nộp đầy đủ và kịp thời thì phải chịu thêm tiền lãi theo quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
b) Đối với khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa đánh giá lại theo quy định và không thực hiện kết chuyển vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, số dư khoản chênh lệch tỷ giá tại thời điểm này thực hiện chuyển giao cho công ty cổ phần (sau chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước) theo dõi và xử lý theo quy định.
c) Đối với khoản lợi nhuận sau thuế, cổ tức được chia từ hoạt động đầu tư tài chính (đã có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên tại tổ chức nhận góp vốn) phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần nhưng chưa thu được tiền, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính đồng thời ghi tăng nợ phải thu.
d) Đối với cổ phiếu doanh nghiệp cổ phần hóa đã được nhận thêm từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần mà không phải trả tiền, doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ số lượng cổ phiếu nhận được để ghi tăng giá trị vốn nhà nước (theo giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 32 Nghị định này) đồng thời ghi tăng giá trị khoản đầu tư tài chính.
đ) Việc phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ, doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước.
Trường hợp thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần không trùng với thời điểm lập báo cáo tài chính năm nên không thực hiện được việc xếp loại doanh nghiệp làm căn cứ để trích lập các quỹ của doanh nghiệp; doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện trích lập Quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên và hai quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi tại thời điểm này theo nguyên tắc sau:
- Căn cứ vào kết quả xếp loại doanh nghiệp của năm trước gần nhất với thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
- Căn cứ nguồn lợi nhuận theo chế độ quy định được sử dụng để trích lập, phân phối các quỹ của doanh nghiệp.
- Mức trích các quỹ bằng mức trích theo chế độ phân phối lợi nhuận quy định đối với doanh nghiệp nhà nước chia 12, nhân với số tháng tính từ đầu năm đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
e) Quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện quản lý và chi theo đúng quy định. Trường hợp sau khi xử lý vẫn còn số dư thì doanh nghiệp cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
3. Trong thời gian 90 ngày kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành các công việc sau:
a) Lập báo cáo tài chính tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu;
b) Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Quyết toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước với cơ quan thuế;
d) Sau khi hoàn thành các quy định tại điểm a, b và c khoản này, doanh nghiệp cổ phần hóa đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần và quyết toán: tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa theo quy định.
4. Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần của doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý các tồn tại tài chính của doanh nghiệp và ban hành quyết định phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán tiền thu từ cổ phần hóa, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần, xác định số phải nộp bổ sung theo quy định về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (nếu có).
5. Căn cứ quyết định phê duyệt của cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm lập lại báo cáo tài chính tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu làm căn cứ bàn giao sang công ty cổ phần.
Việc lập lại báo cáo tài chính để bàn giao sang công ty cổ phần dựa trên cơ sở thực hiện điều chỉnh theo các nội dung xử lý tài chính quy định tại Nghị định này, quyết toán tiền thu từ cổ phần hóa, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần (không điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại).
6. Khoản lợi nhuận sau thuế phát sinh từ giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải sử dụng để bù đắp phần vốn nhà nước đã điều chỉnh do lỗ trong sản xuất kinh doanh tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (nếu có), phần còn lại doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện phân phối và trích lập các quỹ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
Khoản lợi nhuận trích lập vào Quỹ đầu tư phát triển theo quy định và khoản chênh lệch vốn nhà nước tăng từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần sau khi trừ các khoản chi theo quy định, doanh nghiệp cổ phần hóa phải nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
7. Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm giá trị phần vốn nhà nước thì doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu để phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân và xử lý như sau:
a) Nếu do nguyên nhân khách quan (do thiên tai; địch họa; do Nhà nước thay đổi chính sách hoặc do biến động của thị trường quốc tế và các nguyên nhân bất khả kháng khác), doanh nghiệp cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định việc sử dụng tiền thu từ bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa này để bù đắp tổn thất sau khi trừ đi bồi thường của bảo hiểm (nếu có).
Trường hợp tiền thu từ bán cổ phần không đủ bù đắp giá trị vốn nhà nước bị giảm, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét thông qua Đại hội đồng cổ đông để điều chỉnh giảm vốn nhà nước góp trong công ty cổ phần, vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần cho phù hợp với thực tế.
b) Nếu do nguyên nhân chủ quan được xử lý như sau:
- Nếu lỗ do việc không xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước thì phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có liên quan: doanh nghiệp, tổ chức tư vấn, cơ quan kiểm toán, kiểm toán nhà nước và cơ quan quyết định cổ phần hóa để xử lý bồi thường vật chất.
- Nếu lỗ do điều hành sản xuất, kinh doanh; quản lý gây thất thoát vốn và tài sản thì những người quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường tổn thất do chủ quan gây ra theo quy định hiện hành.
- Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm bồi thường không có khả năng thực hiện việc bồi thường theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phần tổn thất còn lại được xử lý như trường hợp do nguyên nhân khách quan theo quy định tại điểm a khoản này.
8. Đối với các tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này, trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyết định bàn giao tài sản cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bảo quản và bàn giao các tài sản này cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
SETTLEMENT OF FINANCIAL ISSUES WHEN EQUITIZING
Article 13. Stocktaking and classification of assets and settlement of financial issues
1. Enterprises on the lists of enterprises that have to be equitized compiled by competent authorities shall review all land area that they are managing or using for making a land use plan in accordance with regulations of law on land, re-arrangement or settlement of housing and land under state ownership and request a competent state authority to consider approving it before the equitization is decided.
The land use plan for the entire land area managed or used by the equitized enterprise shall ensure the compliance with regulations of law on re-arrangement or settlement of housing and land under state ownership; planning, land use scheme or local construction planning; or the development strategy of the enterprise.
2. When receiving a decision on equitization from a competent authority, the enterprise shall carry out stocktaking or classify the assets, sources of capital and funds managed by the enterprise; use, verify debts on the date of enterprise valuation.
3. The equitized enterprise shall audit annual financial statements in accordance with the State's regulations. If the date of enterprise valuation is not on the ending date of the fiscal year, the equitized enterprise shall make the financial statement on the former date.
When the parent company is equitized, all subsidiaries 100% of charter capital of which is held by the parent company shall have undergo enterprise valuation in accordance with this Decree. The enterprise value of the subsidiaries and the parent company shall be determined on the same date.
4. If the date of enterprise valuation is not on the ending date of the fiscal year, the equitized enterprise shall request the supervisory tax authority to settle the amounts payable to state budget before determining the enterprise value.
If the date of enterprise valuation is not on the ending date of the fiscal year, the equitized enterprise shall request the supervisory tax authority to inspect or determine amounts payable to state budget before determining the enterprise value.
Within 30 days from the date of receiving the written request from the enterprise, the tax authority shall carry out inspections or make settlement. If the tax authority fails to conduct inspections or make financial statements after the aforesaid time limit, the equitized enterprise shall determine the enterprise value according to the declared figures.
5. The equitized enterprise shall cooperate with relevant authorities in settling financial issues before determining the enterprise value on the basis of stocktaking results, audit of financial statements and financial statements on amounts transferred to state budget.
The equitized enterprise shall promptly inform a competent authority of any issues ultra vires.
If the aforesaid issues fail to be settled by the competent authority, the enterprise shall specify such issues in a record on the equitized enterprise value from the date of enterprise valuation to the official date of equitization.
Article 14. Disposal of assets rented, borrowed or received under joint-venture or cooperation agreements, redundant assets and assets purchased with reward or welfare funds
1. The asset that is rented, borrowed, received from joint-venture or associated capital and other assets not owned by the enterprise shall not be added to the enterprise value before equitization.
Other assets formed by the investment assistance capital from state budget that the equitized enterprise shall only be responsible for acting as the investor but not responsible for managing, using or exploiting technical infrastructure shall not be added to the enterprise value for equitization and the equitized enterprise shall request the competent state authority to consider making a decision on disposal of such assets in accordance with regulations of law on management of state assets.
2. The equitized enterprise shall dispose of redundant assets in conformity with regulations of law on liquidation and sale of assets.
If such assets fail to be disposed of on the date of enterprise valuation, apart from the provision of Clause 3 this Article, the equitized enterprise shall transfer them to the DATC. The remaining value stated in books of such assets shall be aggregated with business expenses of the enterprise in the current period.
3. Assets that must not be excluded from the enterprise value:
a) In case of housing or structures (including underground construction works, streets, walls or fields) that the enterprise uses directly or indirectly; machines, equipment or vehicles used for 5 years or having the remaining value accounting for 50% of the cost or over stated in the accounting record, the enterprise shall continue to manage, monitor and settle such assets in accordance with regulations of law until the official date of equitization.
b) The enterprise shall cooperate with law enforcement authorities in treating or destructing chemicals, hazardous substances, expired pesticides, etc. in compliance with regulations of law on environmental safety before the equitized enterprise obtains the certification of first registration of JSC.
After the cause and responsibility to pay compensation are determined, the loss incurred by the enterprise shall be offset against its income.
c) In case of costs of construction in progress of a project or construction work delayed according to a competent authority’s decision, the equitized enterprise shall continue to inherit, monitor and settle such assets in accordance with regulations of law. The enterprise shall determine the entities liable for the unrecoverable costs of intangible items (such as costs of prefeasibility study, construction survey, design); the loss shall be offset against revenue as prescribed.
d) Assets that the enterprise has put up as collateral for loans at credit institutions.
dd) In case of the enterprise assets stated in Clause 2 Article 4 herein, during the cooperation with the DATC and creditors of the enterprise in developing the debt sale plan to restructure the enterprise and request the representative authority for approval, the equitized enterprise shall not liquidate or sell assets on the list that the representative authority publishes the enterprise value.
4. The welfare construction work that are nurseries, kindergartens, health facilities and others purchased with the reward or welfare fund shall be managed or used by the labor union of the JSC in order to serve its staff.
The housing of officials or employees funded by the welfare fund of the enterprise including housing funded by the state budget shall be managed by the local land authority.
5. The assets used for production or sale purchased with the reward or welfare fund shall be reassessed and added to the enterprise value for the JSC to continue using if they have adequate documentation.
6. Stocktaking, assessment or classification of assets that are capital in cash, finance lease assets and debts receivable and debts payable of a state-owned commercial bank shall comply with specific guidance provided by the Ministry of Finance.
7. Vocational training centers and health facilities in economic groups or corporations shall not be divided or transferred when such groups or corporations are equitized. Vocational training centers and health facilities shall be equitized together with the parent company.
8. In case of equitization of the parent company having financially autonomous public service providers (except for vocational training centers and health facilities):
a) If the equitized enterprise inherits the assets, their values shall be assessed and added to the enterprise value in accordance with regulations of law on conversion of public service providers into JSCs.
b) If the equitized enterprise does not inherit the assets, the steering committee shall request the representative authority to consider making a decision or request the Prime Minister to decide to transfer such assets to relevant ministries or provincial People’s Committees. Before the assets are transferred, the equitized enterprise shall be entitled use them until a decision is issued by a competent authority.
1. The equitized enterprise shall verify all debt receivables (including due and undue debts; off-balance sheet receivables shall be verified by a credit institution (if any)) and collect due debts before the equitized enterprise value is determined.
Debts whose debtors or irrecoverability is not adequately proven by documents shall not be excluded from the enterprise value is dealt with as follows:
a) Assign responsibility for debts with unidentified debtors, the remaining loss shall be dealt with in accordance with regulations of law on dealing with outstanding debts.
b) Complete documents and continue to monitor unproven irrecoverable debts.
2. If some debt receivables have adequate documents but fail to be verified on the date of enterprise valuation, the chairperson or the board of members of the equitized enterprise shall explain clearly contents of the debts and assign people in charge of verification before the equitized enterprise obtains the certification of first registration of JSC and request the representative authority to consider deciding according to the value followed on accounting records; and specify such contents in the decision on approval for the enterprise value and the equitization plan as the basis for the auction of shares.
If the debts are not verified when the equitized enterprise obtains the certification of first registration of JSC, when making financial statements to transfer to the JSC, responsibility for compensation shall be assigned. The remaining debts (after offsetting compensation for entities or making provisions for bad debts (if any)) shall be aggregated with business expenses of the equitized enterprise and documents shall be transferred to the DATC.
3. The equitized enterprise shall transfer the debts not added to the equitized enterprise value (including bad debts that have been handled by provisions within 5 consecutive years preceding the date of enterprise valuation) and all related documents to the DATC.
4. In the cases where prepayments (such as: house rent, land rent, goods payment, remuneration, long-term insurance payment, lump-sum industrial park land rent) have been aggregated with business expenses, the enterprise shall compare to the contract and quantity of provided goods/services to aggregate so as to reduce costs (corresponding to the goods/services that have not been provided or the lease term has not been set) and aggregate to increase prepaid costs when the equitized enterprise value is determined.
1. The equitized enterprise shall verify all debt payables to other entities (including due and undue debts) before the equitized enterprise value is determined.
If some debt payables have adequate documents but fail to be verified on the date of enterprise valuation, the chairperson or the board of members of the equitized enterprise shall explain clearly contents of the debts and assign people in charge of verification before the equitized enterprise obtains the certification of first registration of JSC and request the representative authority to consider deciding according to the value followed on accounting records; and specify such contents in the decision on approval for the enterprise value and the equitization plan as the basis for the auction of shares.
When the equitized enterprise obtains the certification of first registration of JSC, when making financial statements to transfer from the state-owned enterprise to the JSC, the values of the debts without identified debtors may be recorded as increases in state capital. The JSC (after converted from the state-owned enterprise) shall retain documents and continue to monitor the debts and pay them if required by the creditors and aggregate the repaid debts with business expenses of the enterprise in the current period.
2. The equitized enterprise shall mobilize sources of legal capital to pay for due debts that must be prepaid when the equitized enterprise value is determined or reach an agreement with the creditor including conversion from payables into stake.
The conversion of debt payables on the date of enterprise valuation into stake shall be specified in the equitization plan, stated in the prospectus of initial offering and carried out through the successful bid made by the creditor. Accordingly, the creditor shall purchase shares at the IPO auction and convert the number of shares corresponding to the debts based on the successful bid of the creditor.
3. Tax debts and other payables to the State:
a) The equitized enterprise shall transfer tax and debts to the State before conversion;
b) If the equitized enterprise has not transferred tax and payables to the State, the JSC shall inherit the entire debts.
4. Any difficulties of possibility to pay for outstanding debts to the credit institution by the enterprise in the course of equitization (including the Vietnam Development Bank) due to business loss shall be handled in accordance with regulations of the State on dealing with outstanding debts.
Article 17. Provisions, loss and profit
1. Unused provisions for devaluation of stocks, financial investments or bad debts (if any) on the date of determining may be offset against the loss. Any remainder after offsetting shall be offset against the income of the equitized enterprise.
2. The equitized enterprise is entitled to the remainder of the provisions for warranty of goods or construction works on the date of enterprise valuation corresponding to the warranty obligation stated in an effective contract.
3. The exchange gain due to reassessment of foreign currency monetary items on the date of enterprise valuation shall be reassessed in accordance with regulations and shall not be aggregated with income. The equitized enterprise shall keep monitoring the exchange gain accrued from the date of enterprise valuation to the official date of equitization.
4. The provisions for risks of the bank or provisions for profession of insurance after being offset against the loss shall be given to the equitized enterprise and added to the state capital value of the equitized enterprise.
5. The profit after being offset against the loss in the previous year (if any) in accordance with regulations of the Law on Corporate income tax contributed to the scientific and technological development fund shall be deducted in accordance with regulations of law, the corporate income tax shall be transferred and the remaining profit shall be distributed in accordance with regulations for the state-owned enterprise on the date of enterprise valuation.
6. If the debts of credit institutions are still outstanding after the loss has been handled in accordance with the aforesaid regulations until the date of enterprise valuation (including the Vietnam Development Bank), the equitized enterprise shall cooperate with relevant authorities to deal with such debts under regulations of law and the provision of Clause 4 Article 16 herein.
Article 18. Capital of equitized enterprises invested in other enterprises
1. If the equitized enterprise inherits the stakes in other enterprises, the stakes shall be determined according to the rules stated in Article 32 herein.
2. Where the equitized enterprise fails to inherit the stakes in other enterprises, the representative authority shall:
a) reach an agreement with capital contributors to transfer the stakes to another state-owned enterprise.
b) sell the stakes to another partner or investor.
c) The equitized enterprise failing to sell or transfer the stakes to another partner by the date of determining shall inherit such stakes in compliance with the provision of Clause 1 this Article.
3. In the cases where the investment value of the equitized enterprise in foreign-invested enterprise but there is a commitment provision on termination of operating term of such enterprise stated in the contract or license for capital contribution, the entire assets of the enterprise transferred without refunding to the domestic enterprise that the equitized enterprise continues to inherit shall be added to the enterprise value to equitize in compliance with the rules mentioned in Article 32 herein. When the foreign-invested enterprise terminates the operating term stated in the contract or the investment license, the JSC shall transfer non-refundable assets to the State in conformity with regulations of law on management and use of public assets. The equitized enterprise shall publish information about such contents to the investor and specify them in the asset transfer record and the charter of JSC.
Article 19. Unused reward or welfare fund and fund for reward of enterprise managers and controllers
1. The unused reward fund on the date of enterprise valuation shall be used to offset the expenses exceeding policies for employees (if any), expenses paid to employees in accordance with regulations of the state-owned enterprise and the remaining amount shall be paid to employees of the enterprise based on the number of months that they work for the equitized enterprise. The payment for unused reward fund for employees shall be made before the date of equitization.
2. The unused welfare fund on the date of enterprise valuation shall be used to offset the expenses exceeding benefits for employees (if any), expenses paid to employees in accordance with regulations of the equitized enterprise and the remaining amount shall be paid to employees, managers and controllers of the enterprise based on the number of months that they work for the equitized enterprise. The payment for the unused welfare fund for employees, managers and controllers of the enterprise shall be made before the date of equitization.
3. The unused reward fund for the enterprise managers and controllers on the date of enterprise valuation shall be continuously used under policies for the state-owned enterprise and handled according to the provision of Point e Clause 2 Article 21 herein.
4. When the parent company is equitized, the unused funds mentioned in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 this Article shall be handled according to the fund of the enterprise (parent company or level II enterprise) provided for employees and managers thereof.
Article 20. Unused funds of enterprise assistance funds and scientific and technological development funds
1. The unused fund of the enterprise assistance fund of the equitized enterprise (if any) shall be considered the state capital and transferred to Enterprise Assistance and Development Fund.
2. The unused fund of the scientific and technological development fund shall be inherited, managed or used by the enterprise or the JSC.
Article 21. Settlement of financial issues on the official date of equitization
1. The equitized enterprise shall continue to comply with regulations on settlement of financial issues for the state-owned enterprise from the date of enterprise valuation to the official date of equitization.
2. From the day on which the equitized enterprise obtains the certification of first registration of JSC, the equitized enterprise shall make financial statements according to financial policies for state-owned enterprises as the basis for equitization, in which:
a) The unused provisions for devaluation of stocks, financial investments or bad debts (if any) may be used to offset the loss. Any remainder after offsetting shall be added to the income of the equitized enterprise.
The remainder of the provisions for warranty of goods or construction works (if the concluded contract or warranty period is effective) of the equitized enterprise shall be deducted according to the contract and retained to provide warranty for goods or construction works under the contract terms.
The equitized enterprise shall make specific declaration for each type of goods or construction work and documents on equitization. If such provisions fail to be paid off and there is still remainder if the warranty period of goods or construction works runs out, the JSC shall transfer the unused provisions to the Enterprise Assistance and Development Fund within 30 days from the day on which the warranty period expires.
The JSC shall pay an interest under regulations on management and use of the Enterprise Assistance and Development Fund if it fails to transfer these amounts in full and on schedule.
b) The exchange gain due to reassessment of currency items derived from the foreign currency on the date of official conversion into the joint-stock company shall be reassessed in accordance with regulations and shall not be aggregated with income. The exchange gained accrued on such date shall be transferred to the joint-stock company (after converted from the state-owned enterprise).
c) In case of the profit after tax, dividend distributed through financial investment (when the resolution of the General meeting of shareholders or board of members has been given at an organization receiving capital contribution) arising from the date of enterprise valuation to the official date of equitization but the payment fails to be collected, the equitized enterprise shall add the revenue earned from financial operations and add the debt receivables.
d) The equitized enterprise may record the unpaid shares it has received over the period from the enterprise valuation date to the official date of equitization.
dd) Distribution of profit and contribution to funds shall comply with regulations of law applying to state-owned enterprises.
If the official date of equitization and the date of making the annual financial statement are not on the same date that leads to failure to rank the enterprise as the basis for making provisions for the enterprise's funds, the equitized enterprise shall make the reward fund for the enterprise managers and controllers and the reward and welfare funds according to:
- The ranking of the enterprise in the year preceding the year in which the enterprise is converted into the JSC.
- The profit under policies for deduct or distribute the enterprise's funds.
- The contribution to funds equal to that under policies for profit distribution applied to the state-owned enterprise divided by (:) 12 and multiply by the number of months from the beginning of year until the official date of equitization.
e) The equitized enterprise shall manage and spend the reward fund for enterprise managers and controllers on the official date of equitization. If there is still unused fund after being settled, the equitized enterprise shall request the representative authority to consider deciding to transfer it to the Enterprise Assistance and Development Fund.
3. Within 90 days from the date of issuance of the certification of first registration of JSC, the equitized enterprise shall:
a) make the financial statement on the date of obtaining the certification of first registration of JSC;
b) audit the financial statement;
c) make a statement of taxes and other payables to state budget and send them to the tax authority;
d) After fulfilling the tasks mentioned in Point a, b and c this Clause, the equitized enterprise shall request the representative authority to approve the state capital value on the official date of equitization and make terminal statements on the revenue earned from equitization, expenses for redundancy policies and equitization expenses.
4. Within 60 days from the day on which the request for approval for the state capital value is received on the official date of equitization, the representative authority shall cooperate with relevant authority in conducting inspections and settling financial issues of the enterprise and giving the decision on approval for financial statements, terminal statements on revenue earned from equitization, equitization expenses, expenses for redundancy policies and the decision on publishing the actual state capital value on the date of official conversion from the equitized enterprise into the JSC and determining the additional payment in accordance with regulations on the Enterprise Assistance and Development Fund (if any).
5. The equitized enterprise shall remake the financial statement on the date of obtaining the certification of first registration of JSC to transfer to the JSC according to the decision on approval made by the representative authority.
The financial statement shall be remade to transfer to the JSC according to the adjustment of settlement of financial issues stated herein, making terminal statements on revenue earned from equitization, equitization expenses, expenses for redundancy policies and the decision on publishing the actual state capital value on the date of official conversion from the equitized enterprise into the JSC (not adjusted according to the revaluation results).
6. The equitized enterprise shall utilize the profit after tax arising from the date of enterprise valuation to the date of obtaining the certification of first registration of JSC to offset the state capital adjusted due to loss in business on the date of enterprise valuation (if any), distribute the remaining amount and make provisions for the funds mentioned in Point dd Clause 2 this Article.
The equitized enterprises shall transfer the profit deducted from the development investment fund and the difference in the state capital increasing from the date of enterprise valuation to the official date of equitization after deducting expenses to the Enterprise Assistance and Development Fund.
7. If the difference in reduction of the state capital value, the equitized enterprise shall report the representative authority to cooperate with relevant authorities in investigating and finding causes, assigning responsibilities of cooperatives and dealing with the following cases:
a) In case of force majeure events (acts of God, enemy-inflicted destruction; change in polices made by the State or change in international market and other force majeure events), the equitized enterprise shall request the representative authority to consider making a decision on utilization of revenue earned from offering of shares to offset the loss after deducting the compensation for insurance (if any).
In the cases where such revenue fails to offset the reduced state capital value, the representative authority shall consider through the General meeting of shareholders to reduce the state capital contributed to the JSC, charter capital and structures of charter capital of the JSC accordingly.
b) In case of other causes:
- If the loss fails to settle financial issues in accordance with regulations of the State, responsibilities of the enterprise, consulting firm, auditing authority, State Audit Office of Vietnam and authority deciding equitization shall be identified to provide compensation.
- If the loss arises due to the execution of business or management causing damage to capital and assets, the enterprise manager shall provide compensation for such damage.
- If the entity responsible for providing compensation fails to compensate according to a decision made by a competent authority due to a force majeure event, the remaining damage shall be handled as the same as that caused by a force majeure event mentioned in Point a this Clause.
8. In case of the assets stated in Clause 4 Article 10 herein, the equitized enterprise shall store such assets and transfer it to the DATC within 15 days from the day on which the representative authority gives a decision on asset transfer to the DATC.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Đối tượng và điều kiện mua cổ phần
Điều 8. Chi phí thực hiện cổ phần hóa
Điều 11. Thực hiện công khai, minh bạch thông tin và niêm yết trên thị trường chứng khoán
Điều 13. Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính
Điều 15. Các khoản nợ phải thu
Điều 16. Các khoản nợ phải trả
Điều 17. Các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi
Điều 18. Vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tư vào doanh nghiệp khác
Điều 21. Xử lý tài chính ở thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần
Điều 22. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Điều 25. Điều chỉnh giá trị doanh nghiệp
Điều 26. Kiểm toán nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa
Mục 2. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN
Điều 27. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản
Điều 29. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp
Điều 30. Giá trị quyền sử dụng đất
Điều 31. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
Điều 32. Xác định giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác
Điều 33. Xác định vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần lần đầu
Điều 34. Phương thức đấu giá công khai
Điều 37. Xử lý số lượng cổ phần không bán hết
Điều 39. Quản lý và sử dụng số tiền thu từ cổ phần hóa
Điều 42. Chính sách bán cổ phần cho người lao động
Điều 43. Chính sách đối với người lao động dôi dư
Điều 45. Quyền hạn và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện cổ phần hóa