Chương IV Nghị định 126/2017/NĐ-CP: Bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa
Số hiệu: | 126/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 |
Ngày công báo: | 27/11/2017 | Số công báo: | Từ số 847 đến số 848 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp cổ phần hóa và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định quy mô vốn điều lệ theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp lớn hơn mức vốn điều lệ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xác định vốn điều lệ theo nhu cầu thực tế. Phần chênh lệch giữa giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp với mức vốn điều lệ xác định được nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
b) Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu, vốn điều lệ được xác định bằng giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại doanh nghiệp và giá trị cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá cổ phiếu.
2. Trên cơ sở vốn điều lệ đã được xác định, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định cơ cấu vốn cổ phần lần đầu, bao gồm:
a) Cổ phần Nhà nước nắm giữ theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ công bố trong từng thời kỳ.
Đối với các doanh nghiệp đặc thù, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tại địa phương, phục vụ chiến lược phát triển ngành, tập đoàn kinh tế (như: Quản lý, khai thác cảng biển; trường hợp Nhà nước nắm giữ 36% vốn điều lệ và các trường hợp đặc thù khác) cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể số cổ phần Nhà nước tiếp tục nắm giữ và số cổ phần ưu đãi biểu quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 113 và Điều 116 Luật doanh nghiệp.
b) Cổ phần bán cho tổ chức công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cổ phần hóa được sử dụng nguồn quỹ công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa (theo quy định tại Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012; không huy động, vay vốn) để mua cổ phần nhưng không quá 3% vốn điều lệ. Số cổ phần này do tổ chức công đoàn nắm giữ nhưng không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.
Giá bán cổ phần cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).
c) Cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 42 Nghị định này.
d) Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược (nếu có) theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
đ) Cổ phần bán đấu giá công khai ra công chúng tối thiểu bằng 20% vốn điều lệ.
3. Trường hợp số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp (tính theo mức ưu đãi tối đa) lớn hơn số lượng cổ phần dự kiến phát hành còn lại (sau khi đã trừ đi số cổ phần Nhà nước nắm giữ và số cổ phần bán cho các nhà đầu tư, tổ chức Công đoàn theo quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này) và doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định điều chỉnh giảm số lượng cổ phần Nhà nước nắm giữ để tăng số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động.
1. Phương thức đấu giá được áp dụng trong trường hợp bán đấu giá ra công chúng mà không có sự phân biệt nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân, trong nước và nước ngoài.
2. Việc tổ chức đấu giá công khai thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có khối lượng cổ phần bán ra có mệnh giá dưới 10 tỷ đồng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể xem xét, quyết định tổ chức đấu giá tại các công ty chứng khoán hoặc trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
3. Trước khi bán cổ phần lần đầu tối thiểu 20 ngày làm việc, Ban Chỉ đạo phải phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán hoặc tổ chức đấu giá thực hiện công bố thông tin tại doanh nghiệp, tại nơi bán đấu giá, trên các phương tiện thông tin đại chúng và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử Chính phủ.
4. Giá bán theo phương thức đấu giá công khai là giá đấu thành công của từng nhà đầu tư. Nhà đầu tư trúng ở mức giá nào thì mua cổ phần ở mức giá đó nhưng không thấp hơn giá khởi điểm.
1. Phương thức bảo lãnh phát hành là phương thức phát hành cổ phần với sự cam kết đảm bảo của tổ chức có chức năng bảo lãnh về việc thực hiện phân phối hết số lượng cổ phần bán ra bên ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp bảo lãnh phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về quyền mua, góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp Việt Nam.
Trường hợp không bán hết cổ phần, các tổ chức bảo lãnh phát hành có trách nhiệm mua hết số cổ phần còn lại theo giá bảo lãnh đã cam kết trong Hợp đồng bảo lãnh theo nguyên tắc không thấp hơn giá khởi điểm.
2. Nghĩa vụ và quyền hạn của tổ chức bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Hợp đồng bảo lãnh phát hành cổ phiếu được ký kết giữa tổ chức bảo lãnh với đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp cổ phần hóa.
1. Phương thức thỏa thuận trực tiếp là phương thức bán cổ phần cho các nhà đầu tư theo kết quả thương thảo giữa Ban Chỉ đạo hoặc tổ chức được Ban Chỉ đạo ủy quyền với từng nhà đầu tư.
2. Giá bán theo phương thức thỏa thuận theo quy định tại điểm d, điểm e khoản 3 Điều 6 và khoản 2, khoản 4 Điều 37 Nghị định này.
1. Trường hợp không có nhà đầu tư nào đăng ký mua cổ phần, Ban Chỉ đạo thực hiện bán cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp theo phương án cổ phần hóa đã duyệt, đồng thời thực hiện các thủ tục để chuyển doanh nghiệp sang công ty cổ phần, số lượng cổ phần chưa bán được sẽ được điều chỉnh lại vốn điều lệ, cơ cấu vốn điều lệ và thực hiện thoái vốn sau khi doanh nghiệp đã hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
2. Trường hợp chỉ có 01 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần, Ban Chỉ đạo thực hiện thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư đã đăng ký mua cổ phần với giá bán không thấp hơn giá khởi điểm với khối lượng đã đăng ký mua hợp lệ. Nếu nhà đầu tư không mua, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp sau khi bán đấu giá công khai tất cả các nhà đầu tư trúng đấu giá trong cuộc đấu giá công khai đều từ chối mua, doanh nghiệp cổ phần hóa được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp đã bán được một phần số cổ phần chào bán trong cuộc đấu giá công khai, số lượng cổ phần còn lại chưa bán được trong cuộc đấu giá công khai (bao gồm cả số lượng cổ phần các nhà đầu tư đã trúng giá nhưng từ chối mua) được thực hiện theo trình tự sau:
a) Ban Chỉ đạo tiếp tục thông báo đến các nhà đầu tư đã tham gia đấu giá hợp lệ (không bao gồm các nhà đầu tư đã trúng đấu giá trong cuộc đấu giá công khai) để bán thỏa thuận cho các nhà đầu tư này theo đúng khối lượng đã đăng ký và mức giá đã đặt mua tại phiên đấu giá theo nguyên tắc lựa chọn giá thỏa thuận từ mức giá đã trả cao nhất xuống mức thấp của cuộc đấu giá đã công bố trở xuống cho đủ số lượng cổ phần còn phải bán.
b) Nếu không bán hết cổ phần cho các nhà đầu tư sau khi đã thỏa thuận, Ban Chỉ đạo tiếp tục thông báo đến các nhà đầu tư đã trúng đấu giá trong cuộc đấu giá công khai (không bao gồm các nhà đầu tư đã trúng đấu giá nhưng từ chối mua) để thỏa thuận bán cho các nhà đầu tư này với giá bán là mức giá đã đặt mua tại phiên đấu giá của từng nhà đầu tư theo nguyên tắc lựa chọn giá thỏa thuận từ mức giá đã trả cao nhất xuống mức thấp của cuộc đấu giá đã công bố trở xuống cho đủ số lượng cổ phần còn phải bán.
c) Trường hợp số lượng cổ phiếu không bán hết theo quy định tại điểm a và b khoản này, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa, doanh nghiệp phải hoàn thành việc bán cổ phần (kể cả bán cổ phần theo phương thức bảo lãnh phát hành và bán thỏa thuận trực tiếp).
1. Xác định số tiền thu từ bán cổ phần lần đầu
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc đấu giá công khai, tổ chức thực hiện bán đấu giá có trách nhiệm chuyển tiền thu từ bán cổ phần lần đầu cho doanh nghiệp cổ phần hóa để xử lý lao động dôi dư và thanh toán chi phí cổ phần hóa theo dự toán chi phí đã xác định trong phương án cổ phần hóa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phần còn lại nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc bán đấu giá công khai, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp hoàn tất việc tổ chức bán cổ phần cho tổ chức công đoàn và người lao động theo quy định tại Nghị định này và phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt. Số tiền thu từ bán cổ phần cho tổ chức công đoàn và người lao động, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền.
c) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc bán đấu giá công khai, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp hoàn tất xong việc bán số cổ phần theo quy định tại khoản 4 Điều 37. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp chuyển tiền thu từ việc bán cổ phần này nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc bán đấu giá công khai, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp hoàn tất việc bán cổ phần theo phương thức thỏa thuận cho các nhà đầu tư chiến lược theo quy định tại Nghị định này. Số tiền thu được từ bán cổ phần này, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền.
đ) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền của nhà đầu tư tham gia cuộc bán đấu giá công khai, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp cùng tổ chức bán đấu giá hoàn tất việc bán đấu giá cho các nhà đầu tư chiến lược. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết hạn nộp tiền, Ban Chỉ đạo chuyển tiền thu từ việc bán cổ phần này nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
e) Trường hợp tổng số tiền thu từ bán cổ phần lần đầu quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này thấp hơn dự toán chi phí xử lý lao động dôi dư và dự toán chi phí cổ phần hóa theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt, doanh nghiệp cổ phần hóa được giữ lại toàn bộ khoản tiền thu này để thực hiện chi trả các khoản chi theo dự toán đã được duyệt và thực hiện quyết toán chính thức tại thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
2. Xác định số tiền thu từ cổ phần tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần
a) Trong thời hạn 90 ngày kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, căn cứ báo cáo tài chính tại thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và hướng dẫn xử lý tài chính tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, doanh nghiệp có trách nhiệm tự xác định khoản phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Trong đó các khoản được để lại doanh nghiệp gồm:
- Giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá.
- Phần thặng dư vốn của số cổ phần phát hành thêm được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư (nếu thiếu thì được xử lý theo quy định tại điểm d khoản này); số tiền còn lại (nếu có) để lại cho công ty cổ phần theo tỷ lệ tương ứng với cổ phần phát hành thêm trong cơ cấu vốn điều lệ, trong đó:
Phần thặng dư của số cổ phần phát hành thêm |
= |
Số lượng cổ phần phát hành thêm |
x |
Giá trúng đấu giá |
- |
Giá khởi điểm |
b) Trong phạm vi 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu về các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tiếp khoản chênh lệch tăng thêm so với số đã nộp xác định tại điểm a khoản 2 Điều này (nếu có) về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
c) Trường hợp số tiền phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quyết toán của cơ quan đại diện chủ sở hữu thấp hơn số doanh nghiệp tự xác định và đã nộp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp có công văn báo cáo Bộ Tài chính yêu cầu hoàn trả số tiền nộp thừa. Căn cứ văn bản đề nghị của doanh nghiệp và các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính quyết định xuất Quỹ hoàn trả số tiền doanh nghiệp đã nộp thừa trong thời hạn 10 ngày làm việc.
d) Trường hợp số tiền thực thu từ bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, tổ chức công đoàn, nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư khác theo kết quả IPO không đảm bảo đủ bù đắp được các chi phí liên quan (gồm chi phí cổ phần hóa, chi phí hỗ trợ lao động dôi dư, chi phí ưu đãi cho người lao động) theo quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét quyết định thông qua Đại hội đồng cổ đông để điều chỉnh giảm vốn nhà nước góp trong công ty cổ phần (nếu công ty cổ phần còn vốn nhà nước), vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần cho phù hợp với thực tế. Trường hợp sau khi điều chỉnh không còn vốn nhà nước thì doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị xuất Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp hoàn trả doanh nghiệp phần còn thiếu theo quy định tại điểm c khoản này.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tổ chức thực hiện bán đấu giá và doanh nghiệp chưa nộp tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp thì tổ chức thực hiện bán đấu giá và doanh nghiệp cổ phần hóa phải chịu thêm tiền lãi cho số tiền và thời gian chậm nộp theo cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Khoản phạt chậm nộp này không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và dùng nguồn lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp để bù đắp sau khi trừ đi các khoản bồi thường, xử lý trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và các tập thể, cá nhân có liên quan đến việc chậm nộp (nếu có).
4. Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức bộ máy quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo cơ chế được Thủ tướng Chính phủ quy định.
5. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chỉ đạo Ban Chỉ đạo và doanh nghiệp cổ phần hóa báo cáo đầy đủ, kịp thời việc quản lý và sử dụng các khoản thu từ cổ phần hóa gửi về Bộ Tài chính.
1. Điều lệ công ty cổ phần do Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn cổ phần hóa dự thảo và được công bố cho các nhà đầu tư trước khi bán cổ phần. Dự thảo Điều lệ công ty cổ phần không được trái với quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của pháp luật liên quan.
2. Điều lệ của công ty cổ phần được Đại hội đồng cổ đông lần đầu thông qua khi được ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của các nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần dự họp chấp thuận.
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc bán cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa phải tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần và thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm: quyết định chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan quyết định cổ phần hóa, quyết định cử người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần của cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có) và Điều lệ công ty cổ phần có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần.
INITIAL OFFERING, MANAGE AND USE OF REVENUE EARNED FROM EQUITIZATION
Article 33. Determination of charter capital and first share structures
1. According to the state capital value stated in accounting records of the equitized enterprise and business plans in the following years after it is converted into the JSC, the representative authority shall decide the scale of the charter capital as follows:
a) If the state capital value stated in accounting records of the enterprise higher than the charter capital used for the enterprise operation, the representative authority shall determine the charter capital in accordance with the actual needs. The difference between the state capital value stated in accounting records of the enterprise and the determined charter capital shall be transferred to the Enterprise Assistance and Development Fund.
b) In case of additional issuance of shares, the charter capital shall be determined according to the state capital value stated in accounting records and value of additionally issued shares based on the par value of share certificates.
2. According to the charter capital that has been determined, the representative authority shall decide the first equity structure including:
a) Shares held by the State in accordance with state-owned enterprise classification criteria announced by the Prime Minister in each period.
In case of special enterprises playing an important part in economic development of areas and serving development strategy of economy or state-owned economic groups, such as: seaport management and operations or the cases where the State holds 36% of the charter capital and other specific cases, the representative authority shall request the Prime Minister to make a specific decision on the number of shares that the Stated continue to hold and the number of preference shares voted in accordance with provisions of Clause 3 Article 113 and Article 116 of the Law on Enterprises.
b) Shares offered to labor unions of the equitized enterprises.
The labor union of the equitized enterprise shall be entitled to use its budget (according to Article 26 of the 2012 Law on Labor union; not mobilizing or applying for loan) to purchase shares provided that they are not exceeding 3% of the charter capital. Such shares shall be held by the labor union provided that they are not be transferred within 3 years from the date of equitization.
The selling price of shares offered to the labor union of the equitized enterprise shall be VND 10,000 per share.
c) Shares offered to employees of the enterprise stated in Clause 1 and Clause 2 Article 42 herein.
d) Shares offered to strategic investors (if any) stated in Clause 3 Article 6 herein.
dd) Shares offered at public auctions accounting for at least 20% of the charter capital.
3. If the number of preference shares offered to the enterprise employees (according to the maximum preference rate) is more than the number of remaining shares estimated to offered (after deducted from the number of shares held by the Stated and the number of shares offered to investors or labor unions mentioned in Points a, b, d and dd Clause 2 this Article) and the enterprise does not have shares governed by the State, the representative authority shall consider reducing the number of shares held by the State to increase the number of preference shares offered to employees.
1. A public auction is available to all investors whether they are organizations or individuals, domestic or foreign.
2. The public auction shall be held at the stock exchange. If the par value of shares offered (by the equitized enterprise) is under VND 10 billion, the representative authority may consider conducting the auction at a securities company, an auction center or auctioneering enterprise in accordance with regulations of law on asset auction.
3. The steering committee shall cooperate with the stock exchange or the auctioneering organization in publishing information at the enterprise, stock exchange, through mass media and on the Government’s website at least 20 working days before the initial offering.
4. The selling price shall be the successful bid offered by each investor. The investor shall be entitled to purchase shares at his/her successful bid, provided it is not lower than the starting price.
1. Underwriting means a guarantee provided by an underwriter that the number of offered shares approved by a competent authority will be distributed.
The underwriting services provided for foreign investors shall ensure conformity with regulations of law on the rights to purchase or contribute capital of foreign investors in Vietnamese enterprises.
If the shares are not completely sold, the underwriter shall purchase the remaining shares at the agreed price under the underwriting agreement provided that it is over or equal to the starting price.
2. Rights and obligations of the underwriter shall be fulfilled according to regulations of law on securities and stock market and underwriting agreement concluded between the underwriter and a competent representative of the equitized enterprise.
Article 36. Direct negotiation
1. Direct negotiation means the method of offering shares to investors through negotiation between the steering committee (or an organization authorized by the steering committee) and each investor.
2. The selling price shall be agreed upon according to provisions of Points d and e Clause 3 Article 6 and Clause 2 and Clause 4 Article 37 herein.
Article 37. Settlement of unsold shares
1. If there is no investor subscribing for shares, the steering committee shall offer shares to employees and labor union of the enterprise according to the equitization plan approved and shall follow procedures for converting the enterprise into the JSC. The number of stagnant shares shall be readjusted according to the charter capital and its structure and divested after the enterprise has been operating in the form of the JSC.
2. If there is only one investor subscribing for shares, the steering committee shall reach an agreement on share offering with such investor with the selling price over or equal to the starting price of the number of shares legally subscribed. If the investor has no demand for subscribing for shares, the equitized enterprise shall comply with the provision of Clause 1 this Article.
3. If all investors having successful bids (successful bidders) reject to subscribe for shares after the public auction is held, the equitized enterprise shall comply with the provision of Clause 1 this Article.
4. If part of the shares offered in the public auction has been sold, the unsold shares (including the number of shares rejected by successful bidders) shall be dealt with as follows:
a) The steering committee shall continue to inform investors that have legally attended the auction (excluding successful bidders in the public auction) of share offering to such investors in accordance with the number of shares and price subscribed in the auction. Shares will be sold to investors in order of their offered prices from highest to lowest.
a) The steering committee that fails to completely sell all shares to investors after the agreement shall continue to inform successful bidders (excluding those who reject to subscribe for shares) of the agreement on offering such investors with the selling price subscribed at the auction. Shares will be sold to investors in order of their offered prices from highest to lowest.
c) The equitized enterprise shall deal with the unsold shares mentioned in Points a and b this Clause in accordance with Clause 1 this Article.
Article 38. Time limit for sale of shares
Shares shall be sold within 4 months from the day on which the equitization plan is approved (by both underwriting and direct negotiation).
Article 39. Management and use of the revenue earned from equitization
1. Determination of the revenue earned from the initial offering
a) Within 5 working days from the deadlines for payment by the bidders, the auctioneering organization shall transfer the revenue earned from the initial offering to the equitized enterprise in order to settle redundancy policies and make payment for equitization expenses under the cost estimate stated in the equitization plan approved by the competent authority; the remainder shall be transferred to the Enterprise Assistance and Development Fund.
b) Within 20 working days from the deadlines for payment by the bidders, the steering committee shall direct the enterprise to complete the sale of shares to the labor union and employees in accordance with provisions stated herein and the equitization plan approved. The steering committee shall direct the enterprise to transfer the revenue earned from the sale of shares to the labor union and employees to the Enterprise Assistance and Development Fund within 5 days from the deadlines for payment.
c) Within 20 days from the deadlines for payment by the bidders, the steering committee shall direct the enterprise to complete the sale of shares in accordance with the provision of Clause 4 Article 37. Within 5 days from the deadlines for payment, the steering committee shall direct the enterprise to transfer the revenue earned from such sale of shares to the Enterprise Assistance and Development Fund.
d) Within 30 days from the deadlines for payment by the bidders, the steering committee shall direct the enterprise to complete the sale of shares by reaching an agreement with the strategic investor stated herein. The equitization steering committee shall transfer the revenue earned from such sale of shares to the Enterprise Assistance and Development Fund within 5 days from the deadlines for payment.
dd) Within 30 days from the deadlines for payment by the bidders, the steering committee shall direct the enterprise to cooperate with the auctioneering organization to in completing the auction for the strategic investor. The steering committee shall transfer the revenue earned from such sale of shares to the Enterprise Assistance and Development Fund within 5 days from the deadlines for payment.
e) Where the total revenue earned from the initial offering mentioned in Points a, b, c, d or dd Clause 1 this Article is lower than the estimate of expenses for redundancy policies and estimate of equitization expenses stated in the approved equitization plan, the equitized enterprise shall retain all of such revenue to pay for other expenses under the approved estimate and make official statements from the day on which the enterprise obtains the certification of first registration of JSC.
2. Determination of the revenue earned from sale of shares on the date of equitization
a) Within 90 days from the date of obtaining the certification of first registration of JSC, the enterprise shall determine the payables to the Enterprise Assistance and Development Fund according to the financial statement on such date to operate in the form of the JSC and guidance on settlement of financial issues on the date of converting into the JSC stated in Article 21 herein. The amounts retained at the enterprise include:
- The value equivalent to the number of additional shares offered under the par value.
- The extra capital from additional shares shall be used to make payment for equitization expenses and settle redundancy policies (or handled according to the provision of Point d this Clause if inadequate); the remaining amount of money (if any) shall be transferred to the JSC under the rate equivalent to additional shares offered in the charter capital structure, where:
Extra capital from additional shares |
= |
Number of additional shares |
x |
Successful bid |
- |
Starting price |
b) Within 5 working days from the day on which the decision on the contents stated in Clause 4 Article 21 herein is given by the representative authority, the enterprise shall continue to transfer the difference in the amount transferred that is determined under Point a Clause 2 this Article (if any) to the Enterprise Assistance and Development Fund.
c) If the amount transferred to the Enterprise Assistance and Development Fund stated in the terminal statement made by the representative authority is under the amount determined and transferred by the enterprise as mentioned in Point a Clause 2 this Article, the enterprise shall make an official dispatch to request the Ministry of Finance to refund the amount transferred by the enterprise. According to the official dispatch made by the enterprise and documents stated in regulations on management and use of the Enterprise Assistance and Development Fund, the Ministry of Finance shall decide to refund the enterprise within 10 working days.
d) According to the IPO results, if the net revenue earned from offering of preference shares to employees, labor union, the strategic investor and other investors fails to offset relevant expenses (including equitization expenses, expenses for redundancy policies and incentives for employees) under the terminal statement approved by a competent authority, the representative authority shall consider reducing the state capital contributed in the JSC (if the JSC still remain the state capital), charter capital and its structure of the JSC to meet actual needs through the General meeting of shareholders. If there is no state capital after the adjustment, the enterprise shall request the representative authority and the Ministry of Finance to extract the Enterprise Assistance and Development Fund to refund the enterprise the inadequate amount stated in Point c this Clause.
3. After the time limits mentioned in Clause 1 and Clause 2 this Article, if the auctioneering organization and enterprise fail to transfer money to the Enterprise Assistance and Development Fund, they shall bear the interest according to the mechanism for management and use of such fund. Such interest shall not be added to reasonable expenses when calculating corporate income tax and use the profit after tax to offset after deducting from compensation and relevant board of members, board of directors and entities shall take responsibilities for the interest (if any).
4. The Prime Minister shall decide the mechanism for management and use of the Enterprise Assistance and Development Fund. The Ministry of Finance shall organize the management of the Enterprise Assistance and Development Fund in accordance with the mechanism regulated by the Prime Minister.
5. The representative authority shall direct the steering committee and the equitized enterprise to report fully and promptly the management and use of receivables from the equitization to the Ministry of Finance.
Article 40. Charter of the JSC
1. The steering committee shall direct the enterprise to cooperate with the consulting firm providing equitization services in drawing up and publishing the charter of JSC to investors before offering shares. The draft of the charter of JSC shall not be against provisions of the Law on Enterprises and regulations of relevant law.
2. The charter of JSC shall be adopted by the first General meeting of shareholders when there are at least 65% of the total votes approved by investors participating in the meeting and contributing capital to subscribe for shares.
Article 41. First General meeting of shareholders and enterprise registration
1. Within 30 working days from the expiration of the time limit for selling shares, the equitized enterprise shall hold the first General meeting of shareholders to convert the enterprise into the JSC and apply for enterprise registration in accordance with regulations of law.
2. The application for enterprise registration shall include the decision on conversion into the JSC made by a competent authority, decision on appointment of the state capital representative of the JSC made by the representative authority (if any) and the charter of JSC with the legal representative’s signature of the JSC.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Đối tượng và điều kiện mua cổ phần
Điều 8. Chi phí thực hiện cổ phần hóa
Điều 11. Thực hiện công khai, minh bạch thông tin và niêm yết trên thị trường chứng khoán
Điều 13. Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính
Điều 15. Các khoản nợ phải thu
Điều 16. Các khoản nợ phải trả
Điều 17. Các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi
Điều 18. Vốn của doanh nghiệp cổ phần hóa đầu tư vào doanh nghiệp khác
Điều 21. Xử lý tài chính ở thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần
Điều 22. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Điều 25. Điều chỉnh giá trị doanh nghiệp
Điều 26. Kiểm toán nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa
Mục 2. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN
Điều 27. Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản
Điều 29. Các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp
Điều 30. Giá trị quyền sử dụng đất
Điều 31. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
Điều 32. Xác định giá trị vốn đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác
Điều 33. Xác định vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần lần đầu
Điều 34. Phương thức đấu giá công khai
Điều 37. Xử lý số lượng cổ phần không bán hết
Điều 39. Quản lý và sử dụng số tiền thu từ cổ phần hóa
Điều 42. Chính sách bán cổ phần cho người lao động
Điều 43. Chính sách đối với người lao động dôi dư
Điều 45. Quyền hạn và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện cổ phần hóa