Chương VI Nghị định 113/2017/NĐ-CP: Huấn luyện an toàn hóa chất
Số hiệu: | 113/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 09/10/2017 | Ngày hiệu lực: | 25/11/2017 |
Ngày công báo: | 19/10/2017 | Số công báo: | Từ số 783 đến số 784 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định chi tiết yêu cầu về nhà xưởng, kho chứa hóa chất
Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất được Chính phủ ban hành ngày 09/10/2017.
Theo đó, yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất bao gồm:
- Đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất;
- Phải có lối, cửa thoát hiểm;
- Hệ thống thông gió phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió;
- Phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy;
- Thiết bị điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ;
- Nhà xưởng, kho chứa phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.
Nghị định 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2017; đồng thời:
- Thay thế Nghị định 108/2008/NĐ-CP và Nghị định 26/2011/NĐ-CP ;
- Bãi bỏ Điều 8 Nghị định 77/2016/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất hoặc cử các đối tượng được quy định tại Điều 32 của Nghị định này tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, định kỳ 02 năm một lần.
2. Hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.
3. Người đã được huấn luyện phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây: Khi có sự thay đổi chủng loại hóa chất, công nghệ, cơ sở vật chất, phương án sản xuất liên quan đến vị trí làm việc; khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu; khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần huấn luyện trước.
4. Quy định về huấn luyện an toàn hóa chất tại Chương này không điều chỉnh đối với tổ chức, cá nhân hoạt động xăng dầu, dầu khí, vật liệu nổ công nghiệp; tổ chức, cá nhân vận chuyển hóa chất bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
1. Nhóm 1, bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
2. Nhóm 2, bao gồm:
a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.
1. Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.
2. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1
a) Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
b) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
c) Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.
3. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2:
a) Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
b) Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
c) Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
d) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
đ) Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
4. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3:
a) Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
b) Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
c) Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
d) Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
5. Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất
Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.
6. Quy định về thời gian huấn luyện an toàn hóa chất:
a) Đối với Nhóm 1: Tối thiểu 8 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
b) Đối với Nhóm 2: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
c) Đối với Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất hoặc các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả huấn luyện an toàn hóa chất.
2. Quy định về kiểm tra
a) Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung huấn luyện;
b) Thời gian kiểm tra tối đa là 02 giờ;
c) Bài kiểm tra đạt yêu cầu phải đạt điểm trung bình trở lên.
3. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc huấn luyện và kiểm tra kết quả huấn luyện an toàn hóa chất, tổ chức, cá nhân tổ chức huấn luyện, kiểm tra ban hành quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất.
4. Hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất gồm:
a) Nội dung huấn luyện;
b) Danh sách người được huấn luyện với các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức danh, vị trí làm việc, chữ ký xác nhận tham gia huấn luyện;
c) Thông tin về người huấn luyện bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác, kèm theo các tài liệu chứng minh;
d) Nội dung và kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất;
đ) Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân.
5. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này trong thời gian 03 năm và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương định kỳ kiểm tra việc thực hiện quy định về huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân, tối đa 01 lần 01 năm.
2. Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân.
TRAINING COURSES IN CHEMICAL SAFETY
Article 31. Provision of training courses in chemical safety
1. Entities having chemical-related activities shall provide training courses in chemical safety or appoint the individuals specified in Article 32 herein to participate in training courses organized by chemical safety training centers every 2 years.
2. Chemical safety training activities may be organized separately or in combination with other safety training activities regulated by law.
3. Trained persons must be retrained in if there is a change in the categories of chemicals, technologies, facilities and production plans related to their working positions; if they change their working positions; they fail to meet the training requirements after taking the 2nd examination; 2 years after the previous training course.
4. Regulations on chemical safety training in this Chapter do not apply to entities engaging in petrol and oil, petroleum or industrial explosives; entities transporting chemicals by road, rail and inland waterways.
Article 32. Individuals provided with training courses in chemical safety
1. Group 1:
a) Heads of factories/stores, divisions and branches; heads of production/trade/technical departments; managers of factories or equivalents;
b) Vice heads of factories/stores mentioned in Point a Clause 1 this Article responsible for chemical safety.
2. Group 2:
a) Full-time or part-time officials responsible for chemical safety of factories/stores;
b) Supervisors directly overseeing chemical safety.
3. Group 3: Employees directly involving in chemicals.
Article 33. Programs, trainers and period of training courses in chemical safety
1. Programs of training courses in chemical safety shall be in line with positions of trainees; nature, types and hazards of chemicals in factories/stores.
2. Group 1 training programs:
a) Regulations of law on chemical-related activities;
b) Hazardous elements in production, trade, storage and use of chemicals in factories/stores;
c) Plans for cooperation with competent authorities in mobilizing internal and external resources of chemical factories/stores to take preventive and remedial measures for chemical emergencies.
3. Group 2 training programs:
a) Regulations of law on chemical-related activities;
b) Hazards of chemicals, safety data sheets of every hazardous chemical in production, trade, storage and use of chemicals of factories/stores; classification and labeling of chemicals;
c) Process of chemical safety management, safety techniques when working and contacting with hazardous chemicals;
d) Hazardous elements in production, trade, storage and use of chemicals in factories/stores;
dd) Preventive measures and response to chemical emergencies; plans for cooperation with competent authorities in mobilizing internal and external resources of factories/stores to take preventive and remedial measures for such emergencies; preventive measures for limiting pollution causes spreading to the environment; remedial measures for the environment after chemical emergencies.
4. Group 3 training programs:
a) Chemicals used for production, trade, storage and use of chemicals in factories/stores including names and hazards of chemicals, classification and labelling of chemicals and safety data sheets;
b) Risks of chemical unsafety in production, trade, storage and use of chemicals;
c) Processes of production, storage and use of chemicals suitable for working positions; regulations on chemical safety;
d) Procedures for responding to chemical emergencies: Use of rescue means to handle emergencies related to fire or spread of chemicals; first aid for victims in chemical emergencies; use, preservation and inspection of safety equipment, means and equipment for personal protection in order to cope with chemical emergencies; process and communication diagram of emergency notification; preventing and limiting sources of pollution spreading to the environment; collecting chemical spills and taking remedial measures for the environment after chemical emergencies.
5. Trainers of chemical safety:
Trainers of chemical safety shall obtain a bachelor’s degree or higher degree in chemicals and have at least 5 years of working in the field of chemical safety.
6. Period of training in chemical safety:
a) Group 1: At least 8 hours including time for examinations;
b) Group 2: At least 12 hours including time for examinations;
c) Group 3: At least 16 hours including time for examinations.
Article 34. Assessment of results and retention of documents on training in chemical safety
1. Entities having chemical-related activities or chemical safety training centers shall set examinations on to assess results of training in chemical safety.
2. Regulations on examinations
a) Examination contents shall be suitable for training programs;
b) The maximum time for an examination is 2 hours;
c) Pass examination shall reach at least average scores.
3. Within 15 working days from the day on which the training courses and examinations on chemical safety complete, entities providing training courses and setting examinations shall issue decisions on accreditation of chemical safety examination results.
4. Documents on training in chemical safety include:
a) Training programs;
b) The list of trainees including full name, date of birth, title, position and signature of each trainee;
c) Information about trainers including full name, date of birth, educational level, major, working experience and proving documents of each trainer;
d) Contents and results of examinations on chemical safety;
dd) Decisions on accreditation of chemical safety examination results;
5. Organizations and individuals shall retain all the documents stated in Clause 4 this Article for 3 years and present them to state authorities if required.
Article 35. Inspection of training courses in chemical safety
1. Departments of Industry and Trade of provinces shall carry out periodic inspections of the compliance with regulations on training courses in chemical safety provided by relevant entities once a year.
2. The Ministry of Industry and Trade and Departments of Industry and Trade of provinces may prepare inspection plans and carry out ad hoc inspections of the compliance with regulations on training courses in chemical safety provided by relevant entities if necessary.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 2. SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
Mục 3. SẢN XUẤT, KINH DOANH TIỀN CHẤT CÔNG NGHIỆP
Điều 11. Điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp
Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
Điều 13. Miễn trừ, thu hồi Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
Mục 4. SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT HẠN CHẾ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
Điều 20. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Điều 21. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Điều 24. Phiếu an toàn hóa chất
Điều 27. Khai báo hóa chất nhập khẩu
Điều 28. Các trường hợp miễn trừ khai báo
Điều 31. Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất
Điều 33. Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất