Chương III Nghị định 113/2017/NĐ-CP: Kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và khoảng cách an toàn
Số hiệu: | 113/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 09/10/2017 | Ngày hiệu lực: | 25/11/2017 |
Ngày công báo: | 19/10/2017 | Số công báo: | Từ số 783 đến số 784 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định chi tiết yêu cầu về nhà xưởng, kho chứa hóa chất
Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất được Chính phủ ban hành ngày 09/10/2017.
Theo đó, yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất bao gồm:
- Đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất;
- Phải có lối, cửa thoát hiểm;
- Hệ thống thông gió phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió;
- Phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy;
- Thiết bị điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ;
- Nhà xưởng, kho chứa phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.
Nghị định 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2017; đồng thời:
- Thay thế Nghị định 108/2008/NĐ-CP và Nghị định 26/2011/NĐ-CP ;
- Bãi bỏ Điều 8 Nghị định 77/2016/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Danh mục Hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được ban hành tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.
3. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại Điều 39 của Luật hóa chất.
4. Hồ sơ đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
a) Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại khoản 9 Điều này;
b) Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 09 bản.
5. Thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch là 22 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại điểm b, điểm đ khoản 6 Điều này.
6. Thủ tục thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan thẩm định qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
c) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định Kế hoạch. Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định theo quy định tại khoản 7 Điều này;
d) Trường hợp Kế hoạch không được thông qua, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xây dựng lại Kế hoạch. Hồ sơ, thủ tục thẩm định thực hiện như đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ lần đầu;
đ) Trường hợp Kế hoạch được thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu nêu tại Biên bản thẩm định và gửi văn bản giải trình, 01 bản điện tử và 07 bản in Kế hoạch đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định cho cơ quan thẩm định;
e) Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân, cơ quan thẩm định xem xét, phê duyệt Kế hoạch, trường hợp không phê duyệt Kế hoạch, phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do. Mẫu Quyết định phê duyệt Kế hoạch được quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;
g) Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, cơ quan thẩm định chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân, các cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện dự án bao gồm: Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp địa điểm thực hiện dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
7. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
a) Hội đồng thẩm định do cơ quan phê duyệt Kế hoạch thành lập. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện cơ quan thẩm định và các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi thực hiện dự án bao gồm cơ quan quản lý chuyên ngành; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Hội đồng có thể bao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan;
b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên phản biện, Ủy viên thư ký và các Ủy viên. Tổng số thành viên Hội đồng tối thiểu là 07 người, tối đa là 09 người;
c) Hội đồng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra thực tế việc thực hiện quy định về an toàn hóa chất, tiến hành đánh giá, thẩm định Kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định;
d) Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể giữa các thành viên trong Hội đồng và lập Biên bản thẩm định theo mẫu quy định. Việc đánh giá Kế hoạch thực hiện thông qua phiếu đánh giá. Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Kế hoạch được phê duyệt;
đ) Hội đồng thẩm định chỉ tiến hành họp khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 thành viên, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và ít nhất 01 ủy viên phản biện. Chỉ những thành viên Hội đồng tham gia họp Hội đồng thẩm định mới được tham gia bỏ phiếu đánh giá Kế hoạch;
e) Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt kết luận thẩm định Kế hoạch theo nguyên tắc sau: Kế hoạch được thông qua không phải chỉnh sửa, bổ sung nếu có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua và các thành viên còn lại đều đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; Kế hoạch không được thông qua nếu có trên 1/3 thành viên Hội đồng tham gia họp không đồng ý thông qua; các trường hợp khác, Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung.
8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
a) Trong quá trình hoạt động hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Lưu giữ Bản Kế hoạch đã được phê duyệt tại cơ sở hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
c) Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành trung ương hoặc địa phương;
d) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về cơ quan thẩm định xem xét, quyết định. Trường hợp phải xây dựng lại Kế hoạch, hồ sơ, thủ tục thẩm định và phê duyệt Kế hoạch thực hiện như lần đầu.
9. Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tổ chức việc thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
b) Hướng dẫn cách trình bày, bố cục và nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý;
d) Quy định các biểu mẫu theo quy định tại Điều này.
10. Trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh
Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.Bổ sung
1. Đối tượng phải xây dựng Biện pháp
a) Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;
b) Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật hóa chất.
3. Trách nhiệm thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân
a) Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng;
b) Biện pháp phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất;
c) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp.
4. Trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh
Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
5. Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
a) Hướng dẫn cách trình bày, bố cục và nội dung của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;
b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách an toàn cụ thể đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.
2. Trách nhiệm thực hiện thiết lập khoảng cách an toàn
a) Các dự án đầu tư có hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này được cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở sau ngày quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách an toàn có hiệu lực phải thiết lập khoảng cách an toàn đối với các điểm dân cư, công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu dự trữ thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài sinh cảnh, khu bảo tồn biển, nguồn nước sinh hoạt trong báo cáo nghiên cứu khả thi;
b) Tổ chức, cá nhân không được xây dựng nhà ở và công trình khác trong phạm vi khoảng cách an toàn, trừ công trình chuyên dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Tổ chức, cá nhân phải đảm bảo duy trì khoảng cách an toàn khi tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lựa chọn địa điểm xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các dự án liên quan.
PLANS AND MEASURES FOR PREVENTION OF AND RESPONSE TO CHEMICAL EMERGENCIES AND SAFETY DISTANCE
Article 20. Plans for prevention of and response to chemical emergencies (hereinafter referred to as “plans”)
1. The list of hazardous chemicals along with plans is provided in Appendix IV attached hereto.
2. Investors of projects that involve production, trade, storage or use of chemicals containing at least 1 chemical mentioned in Appendix IV attached hereto with the maximum storage volume at a period of time over or equal to the volume stated in such Appendix shall make plans for every hazardous chemical of projects and submit them to relevant ministries for inspection and approval before putting projects into operation.
3. The plans include basic contents prescribed in Article 39 of the Law on Chemicals.
4. Application for inspection of the plan
a) A completed application form provided in the specimen mentioned in Clause 9 this Article;
b) 9 copies of the plan.
5. The time limit for inspection and approval of the plan is 22 working days from the day on which the valid application is received, excluding the time for supplement the documents specified in Point b and Point d Clause 6 this Article.
6. Procedures for inspection and approval of the plan
a) The applicant shall make 1 set of application and send it, by post, in person or through the online public service system, to an inspecting authority;
b) If the application is invalid, the inspecting authority shall inform the applicant of additional documents within 3 days from the day on which the application is received;
c) After receiving the valid application, the inspecting authority shall carry out inspections of the plan. Inspection of the plan shall be carried out through the inspection council mentioned in Clause 7 this Article;
d) If the plan is rejected, the applicant shall re-make the plan. The application and procedures for inspection shall be carried out similarly to that for the first time;
dd) In the cases where the plan is approved or approved with requirements for revision, the applicant shall fulfill requirements stated in the inspection record and send a physical explanation, 1 soft copy and 7 hard copies of the plan revised at the request of the inspection council to the inspecting authority;
e) After receiving the request from the applicant, the inspecting authority shall consider approving the plan or provide the applicant with a written explanation if the plan is rejected. The specimen of the decision on approval of the plan is provided in Appendix VI attached hereto;
g) On the basis of the approved plan, the inspecting authority shall certify in the title page of the plan and send the decision on approval and the plan to specialized authorities, state authorities responsible for fire and environmental safety of the province; People’s Committees of districts; management unit of an industrial park, export-processing zone or economic zone if the project is located therein.
7. Organization and operation of the inspection council
a) The inspection council is founded by an approving authority of the plan. The inspection council is composed of representatives of the inspecting authority and state authorities of the province where the project is executed, including specialized authorities and state authorities responsible for fire and environmental safety. Such council may include experts in relevant fields;
b) The organizational structure of the inspection council consists of: Chair, Vice Chair, reviewer, secretary and members. The total minimum number of the council is 7 people and maximum is 9 people;
c) The inspection council shall conduct inspection visits of the compliance with regulations on chemical safety, assess and inspect the plan and take responsibility for inspection results;
d) The inspection council shall make decisions through discussions among the council's members and make inspection records in accordance with the prescribed specimen. The plan shall be assessed by votes. The inspection council shall cease operation and dissolve after the plan is approved;
dd) The inspection council shall only convene a meeting with participation of at least 2/3 of the council's members, including the Chair or Vice Chair and at least a reviewer. Only the council's members attending the meeting shall have the rights to vote for the plan;
e) If the Chair or the Vice Chair in case of absence of the Chair, the inspection results shall be concluded according to the following principles: The plan is deemed approved without revision if at least 2/3 of the council’s members attending the meeting approve and the remaining members all approve with requirements for revision; the plan is considered not approved if over 1/3 of the council’s members attending the meeting disapprove the plan; or the plan is approved with requirements for revision in other cases.
8. Responsibilities of entities having approved plans
a) Fulfill the requirements specified in the plan in the course of carrying out chemical-related activities;
b) Retain the plan at the factory/store as the basic for supervising safety at the chemical factory/store and present it to competent authorities if required;
c) Organize rehearsals on the response to chemical emergencies developed in the plan in the presence of representatives of the central or local specialized authorities annually;
d) Submit a report on any change to the investment process and activities related to contents stated in the plan to the inspection authority (if any). Re-making of the plan, application and procedures of inspection and approval of the plan shall be carried out similarly to those in the first time.
9. Responsibilities of relevant ministries
a) Take charge and cooperate with state authorities related to inspection and approval of plans;
b) Provide guidelines for presentation, layout and contents of plans under their management;
c) Develop inspection plans and carry out periodic or ad hoc inspections of the compliance with regulations on plans under their management;
d) Specify specimens of the documents mentioned in this Article.
10. Responsibilities of provincial authorities
Carry out inspections and supervision of the compliance with regulations on plans under their management.
Article 21. Measures for prevention of and response to chemical emergencies (hereinafter referred to as “measures”)
1. Entities proposing measures
a) Investors of projects that involve in production, trade, storage or use of chemicals except for the chemicals mentioned in Clause 2 Article 20 herein shall propose measures before projects come into operation;
b) Investors shall make decisions on issuance of such measures and present to competent authorities if required.
2. The measures include basic contents prescribed in Clause 3 Article 36 of the Law on Chemicals.
3. Responsibilities of entities implementing measures
a) In the course of production, trade, use or storage of chemicals, entities shall comply with contents stated in measures that have been proposed;
b) Measures shall be retained at factories/stores of entities and become the basis for them to carry out supervision of chemical safety;
c) Entities shall revise measures in case of any change to the investment process and activities related to the contents proposed in measures.
4. Responsibilities of provincial authorities
Carry out inspections and supervision of the compliance with regulations on measures by entities under their management.
5. Responsibilities of relevant ministries
a) Provide guidelines for presentation, layout and contents of measures under their management;
b) Develop inspection plans and carry out periodic or ad hoc inspections of the compliance with regulations on measures under their management.
Article 22. Determination of safety distance of hazardous chemical factories/stores
1. The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with relevant ministries and authorities in develop and issue technical regulations on specific safety distance for production, trade, storage or use of hazardous chemicals mentioned in Appendix IV herein.
2. Responsibilities of establishment of the safety distance
a) Projects involving in production, trade, storage or use of hazardous chemicals specified in Appendix IV herein and having the design of factories/stores inspected by inspecting authorities after the effective date of the technical regulations on safety distance shall establish the safety distance for residential areas, public works, historical and cultural sites, places of scenic beauty, natural reserves, national parks, biosphere reserves, habitat conservation zones, marine conservation zones and domestic water sources in the feasibility study reports;
b) Entities shall not construct housing or other works within safety distance, apart from specialized works permitted by a competent state authority;
c) Entities shall maintain the safety distance when making plans for land use and chemical industry and selecting locations for building industrial parks, export-processing zones and relevant projects.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 2. SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
Mục 3. SẢN XUẤT, KINH DOANH TIỀN CHẤT CÔNG NGHIỆP
Điều 11. Điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp
Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
Điều 13. Miễn trừ, thu hồi Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
Mục 4. SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT HẠN CHẾ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
Điều 20. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
Điều 21. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
Điều 24. Phiếu an toàn hóa chất
Điều 27. Khai báo hóa chất nhập khẩu
Điều 28. Các trường hợp miễn trừ khai báo
Điều 31. Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất
Điều 33. Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất