Chương I Nghị định 102/2009/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 102/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/11/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 22/11/2009 | Số công báo: | Từ số 529 đến số 530 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Công nghệ thông tin, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định việc quản lý và thực hiện đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin đối với:
a) Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (được xác định trong Luật Ngân sách nhà nước), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) và cấp xã quản lý;
b) Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ do Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập và các tổ chức quản lý Quỹ khác (được xác định trong Luật Ngân sách nhà nước) quản lý;
c) Dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên hoặc lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án;
d) Phần ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong các dự án đầu tư xây dựng công trình và các dự án đầu tư không có xây dựng công trình được quản lý như đối với một dự án ứng dụng công nghệ thông tin độc lập theo quy định tại Nghị định này;
đ) Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc diện bí mật quốc gia không thuộc phạm vi Điều chỉnh của Nghị định này;
e) Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải thu hồi vốn, Chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi và hoàn trả vốn đầu tư;
g) Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), Chủ đầu tư thực hiện theo thỏa thuận tín dụng, cùng các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, và các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA;
h) Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, việc lập dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định này; việc thẩm định dự án, quyết định đầu tư và quản lý dự án thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ trên cơ sở đề xuất và kiến nghị của cơ quan có dự án;
i) Đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng không yêu cầu phải lập dự án, việc sử dụng kinh phí thực hiện theo đề cương và dự toán chi tiết được người có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Việc lập đề cương và dự toán chi tiết được thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính.
2. Đối tượng áp dụng:
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Khuyến khích tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn khác áp dụng các quy định tại Nghị định này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Dự án ứng dụng công nghệ thông tin" là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và cơ sở dữ liệu nhằm đạt được sự cải thiện về tốc độ, hiệu quả vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ trong ít nhất một chu kỳ phát triển của công nghệ thông tin.
2. “Phần mềm thương mại” gồm phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm tiện ích, phần mềm công cụ, phần mềm nhúng; được phát triển hoàn chỉnh, được đăng ký thương hiệu và nhân bản hàng loạt để cung cấp ra thị trường.
3. “Phần mềm nội bộ” là phần mềm được phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa theo các yêu cầu riêng của tổ chức, hoặc người sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù của tổ chức và được sử dụng trong nội bộ tổ chức đó.
4. “Phần mềm mã nguồn mở” là phần mềm được tác giả cung cấp với mã nguồn kèm theo, người sử dụng không phải trả chi phí bản quyền mua mã nguồn.
5. “Phát triển phần mềm” là việc gia công, sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng nội bộ hoặc nhằm Mục đích kinh doanh thương mại trên thị trường.
6. “Chỉnh sửa phần mềm” là việc sửa đổi, làm tăng hiệu năng của phần mềm đã có nhằm tối ưu hóa khả năng xử lý các yêu cầu của người sử dụng.
7. “Nâng cấp phần mềm” là việc chỉnh sửa phần mềm với việc tăng cường chức năng - khả năng xử lý của phần mềm đã có nhằm đáp ứng thêm một số yêu cầu của người sử dụng.
8. “Sự cố” là những sai hỏng, trục trặc (phần cứng và/hoặc phần mềm) khiến hệ thống không còn đáng tin cậy, trục trặc trong vận hành, hay hoạt động bất bình thường.
9. "Người có thẩm quyền quyết định đầu tư" là người đại diện theo pháp Luật của tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, được quy định tại các Điều 5, Điều 6 Nghị định này.
10. "Chủ đầu tư” là người được giao quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
11. "Tổng mức đầu tư" là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để Chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư.
12. "Tổng dự toán” là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư (chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, chi phí kết thúc đầu tư, và các chi phí khác của dự án ứng dụng công nghệ thông tin) không vượt tổng mức đầu tư được duyệt.
13. “Thiết kế sơ bộ” bao gồm phần thuyết minh và các sơ đồ bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật, và các nội dung khác bảo đảm thể hiện được phương án thiết kế. Thiết kế sơ bộ có thể gồm một hoặc nhiều hạng Mục ứng dụng công nghệ thông tin. Thiết kế sơ bộ trong dự án được duyệt là căn cứ để lập và xét duyệt thiết kế thi công.
14. “Thiết kế thi công” là các tài liệu thể hiện bằng thuyết minh, bản vẽ, các mô tả nội dung thiết kế, yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng khác; được triển khai trên cơ sở thiết kế sơ bộ cùng nội dung dự án được duyệt.
15. “Giám sát tác giả” là công việc kiểm tra, giải thích hoặc xử lý những vướng mắc, thay đổi, phát sinh nhằm đảm bảo việc thi công lắp đặt, cài đặt, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm thương mại, hoặc phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm nội bộ, cơ sở dữ liệu theo đúng thiết kế thi công và bảo vệ quyền tác giả của cá nhân, tổ chức tư vấn lập thiết kế thi công.
16. “Giám sát thi công” là hoạt động theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống của cá nhân, tổ chức giám sát thi công nhằm quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ các công tác lắp đặt, cài đặt, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị công nghệ thông tin và phần mềm thương mại, hoặc phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm nội bộ, cơ sở dữ liệu do nhà thầu thi công thực hiện theo: hợp đồng, thiết kế thi công được duyệt, hệ thống danh Mục tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin và các yêu cầu đối với giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin được áp dụng. Nội dung công tác giám sát thi công thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
17. “Bản vẽ hoàn công” là bản vẽ phản ảnh kết quả thực hiện thi công xây lắp, lắp đặt hạ tầng kỹ thuật do nhà thầu trúng thầu lập trên cơ sở thiết kế thi công được duyệt và kết quả đo kiểm các sản phẩm đã thực hiện tại hiện trường thi công được Chủ đầu tư xác nhận.
18. “Chủ trì khảo sát” là người trực tiếp tổ chức và thực hiện nhiệm vụ khảo sát, phương án khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát, chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả thực hiện nhiệm vụ khảo sát, phương án khảo sát.
19. “Chủ trì thiết kế sơ bộ” là người trực tiếp tổ chức và thực hiện nhiệm vụ thiết kế sơ bộ, chịu trách nhiệm cao nhất về nội dung và chất lượng của thiết kế sơ bộ.
20. “Chủ trì thiết kế thi công” là người trực tiếp tổ chức và thực hiện nhiệm vụ thiết kế thi công và lập dự toán, tổng dự toán, chịu trách nhiệm cao nhất về nội dung và chất lượng của thiết kế thi công và dự toán, tổng dự toán.
21. “Chỉ huy thi công tại hiện trường” là người đại diện cho nhà thầu trúng thầu thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tại hiện trường thi công, trực tiếp chỉ huy và chịu trách nhiệm về hoạt động thi công xây lắp, lắp đặt hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin.
1. Trình tự đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm 3 giai đoạn:
a) Chuẩn bị đầu tư;
b) Thực hiện đầu tư;
c) Kết thúc đầu tư, đưa vào khai thác sử dụng.
2. Các công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư có thể thực hiện tuần tự hoặc gối đầu, xen kẽ tùy theo Điều kiện cụ thể của từng dự án, và do Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xác định.
1. Tùy theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân loại thành các nhóm: dự án quan trọng quốc gia, nhóm A, nhóm B, nhóm C để quản lý. Đặc trưng của mỗi nhóm được quy định trong Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án, trong đó nếu từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án đó được thực hiện ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư như một dự án ứng dụng công nghệ thông tin độc lập.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ thông tin quan trọng quốc gia đã được Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Tổng công ty nhà nước, Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty nhà nước độc lập (được xác định trong Luật Ngân sách nhà nước), Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ thông tin các nhóm A, B, C đã có trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được duyệt hoặc đã có quyết định chủ trương đầu tư.
Trường hợp dự án nhóm A chưa nằm trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được duyệt, hoặc chưa có quyết định chủ trương đầu tư thì trước khi lập dự án phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét, đồng ý về chủ trương đầu tư. Việc xem xét chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy chế làm việc của Chính phủ.
Đối với các dự án nhóm B, C chưa nằm trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được duyệt thì trước khi lập dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư của Người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
3. Đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Tổng công ty nhà nước, Tập đoàn kinh tế nhà nước), Hội đồng quản trị Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế có thể ủy quyền cho giám đốc các đơn vị thành viên quyết định đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhóm C.
4. Tùy theo Điều kiện cụ thể của từng Bộ, ngành, địa phương, Người có thẩm quyền quyết định đầu tư được phép ủy quyền cho các đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này quyết định đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhóm B, C. Người ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp Luật về sự ủy quyền của mình. Người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp Luật và người ủy quyền.
5. Đối tượng được ủy quyền quyết định đầu tư:
a) Đối với cấp Bộ:
Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước, Tập đoàn kinh tế nhà nước, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước trực thuộc, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;
b) Đối với cấp tỉnh:
Giám đốc Sở, Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước trực thuộc, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương mình (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư đến 05 tỷ đồng (đối với cấp huyện) và đến 03 tỷ đồng (đối với cấp xã) tùy theo Điều kiện cụ thể của từng địa phương do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể trên cơ sở kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được duyệt của địa phương và năng lực thực hiện của các đối tượng được phân cấp.
6. Nội dung quyết định phê duyệt dự án ứng dụng công nghệ thông tin theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Chủ đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
a) Đối với dự án ứng dụng công nghệ thông tin do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Chủ đầu tư là một trong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
b) Đối với dự án ứng dụng công nghệ thông tin do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư thì Người quyết định đầu tư giao cho đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án làm Chủ đầu tư;
Trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án không đủ Điều kiện về tổ chức, nhân lực, thời gian và các Điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư hoặc chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án thì Người có thẩm quyền quyết định đầu tư lựa chọn đơn vị có đủ Điều kiện làm Chủ đầu tư.
2. Đối với dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn hỗn hợp thì Chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thoả thuận cử ra hoặc là đại diện của bên có tỷ lệ góp vốn cao nhất.
1. Tổ chức tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin là tổ chức nghề nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh (hoặc quyết định thành lập đối với cơ sở không có đăng ký kinh doanh) phù hợp, hoạt động tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định của pháp Luật.
2. Nội dung hoạt động tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin:
a) Cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp Luật, cơ chế chính sách đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; khảo sát, lập, quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin; thiết kế sơ bộ, thiết kế thi công; soạn thảo hồ sơ mời thầu; giám sát; lựa chọn nhà thầu; tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện các dịch vụ công nghệ thông tin khác có liên quan;
b) Tổ chức tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin này có thể ký hợp đồng lại với các tổ chức tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin khác để thực hiện một phần nhiệm vụ của công tác tư vấn đầu tư nếu được Chủ đầu tư chấp thuận.
3. Trách nhiệm của các tổ chức hoạt động tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin:
a) Khi hoạt động kinh doanh phải đảm bảo các Điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này và quy định tại các văn bản pháp Luật liên quan;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp Luật và Chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng, đặc biệt là các nội dung kinh tế - kỹ thuật được xác định trong sản phẩm tư vấn của mình và phải bồi thường thiệt hại gây ra (nếu có);
c) Trường hợp hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin có yêu cầu phải thuê tư vấn nước ngoài, tổ chức, cá nhân tư vấn trong nước được phép liên danh, liên kết hoặc thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài trong hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin;
d) Trong các sản phẩm tư vấn, nghiêm cấm chỉ định sử dụng các loại vật liệu hay vật tư kỹ thuật, thiết bị của một nơi sản xuất, cung ứng cụ thể, và không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ của nhà sản xuất;
Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn hiệu, catalô của một nhà sản xuất nào đó, hoặc vật tư kỹ thuật, thiết bị từ một nước nào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu kỹ thuật của các loại vật liệu hay vật tư kỹ thuật, thiết bị thì phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô hoặc xuất xứ nêu ra và quy định rõ khái niệm tương đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có tính năng sử dụng tương đương.
1. Hệ thống danh Mục tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin và các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật đối với sản phẩm công nghệ thông tin.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ công bố danh Mục tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin làm cơ sở để quản lý hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Các Bộ quản lý ngành căn cứ vào danh Mục tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, xây dựng và công bố các yêu cầu cần đáp ứng đối với các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin dành cho chuyên ngành mình quản lý.
3. Trong trường hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin Việt Nam chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được phép áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài nhưng phải đảm bảo phù hợp với các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật đối với sản phẩm công nghệ thông tin được Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ công bố.
Chủ đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin có trách nhiệm công bố công khai với các tổ chức chính trị, xã hội, chính quyền địa phương và các cơ quan dân cử trên địa bàn về Mục đích, nội dung các hoạt động, quy mô dự án; cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án (hoặc tổ chức tư vấn quản lý dự án) để tranh thủ sự giám sát của cộng đồng trong quá trình thực hiện.
1. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin là hoạt động theo dõi, kiểm tra và xác định mức độ đạt được so với yêu cầu của quá trình đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, đảm bảo đầu tư đạt hiệu quả, phù hợp với Mục tiêu, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của ngành, địa phương và đối với từng dự án.
2. Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải chịu sự giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ.
3. Giám sát, đánh giá đầu tư:
a) Ban quản lý dự án (hoặc tổ chức tư vấn quản lý dự án) có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra và xác định mức độ đạt được so với yêu cầu của quá trình đầu tư;
b) Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ Ban quản lý dự án (hoặc tổ chức tư vấn quản lý dự án) trong việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá đối với từng dự án. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc mà không tự xử lý được, Chủ đầu tư phải kịp thời đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết;
c) Cơ quan chủ quản có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quản lý; phản hồi đầy đủ và kịp thời các báo cáo của Chủ đầu tư dự án; tiến hành phân tích danh Mục các chương trình, dự án để xác định mức độ thực hiện;
d) Cơ quan chủ quản có trách nhiệm xem xét kết quả đánh giá đầu tư các dự án do Chủ đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quản lý tiến hành. Trong trường hợp cần thiết cơ quan chủ quản phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đánh giá đột xuất các dự án;
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc giám sát, đánh giá năng lực quản lý thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan chủ quản và giám sát, đánh giá đầu tư ở cấp quốc gia về các dự án ứng dụng công nghệ thông tin;
e) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và tổng hợp các chỉ tiêu thống kê định kỳ về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin để phản ánh vào hệ thống số liệu thống kê quốc gia về tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
4. Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư:
a) Trong quá trình triển khai dự án, Ban quản lý dự án (hoặc tổ chức tư vấn quản lý dự án) phải lập và gửi các báo cáo quy định dưới đây cho Chủ đầu tư, để Chủ đầu tư dự án gửi cơ quan chủ quản, và các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có liên quan:
- Báo cáo tháng, chậm nhất 10 ngày sau khi hết tháng (chỉ áp dụng đối với dự án ứng dụng công nghệ thông tin thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ);
- Báo cáo sáu tháng, chậm nhất vào ngày 15 tháng 07 của năm kế hoạch;
- Báo cáo năm, chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 năm sau;
- Báo cáo kết thúc, chậm nhất 6 tháng sau khi kết thúc dự án;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan hướng dẫn chế độ báo cáo và mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo ở các cấp và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
Article 1. Scope and regulated entities
1. Scope of regulation:
This Decree provides for the management and performance of the investment in application of information technology to:
a) Projects on the application of information technology (referred to as IT application) with funds from state budget that are managed by the Ministries, Ministerial-level agencies, Government agencies, political organizations, sociopolitical organizations, social organizations, socio-professional organizations (as regulated in the Law on stage budget), relevant authorities of provinces or central-affiliated cities (referred to as provincial authorities), relevant authorities of districts, towns or provincial cities (referred to as district authorities) and communal authorities;
b) Projects on IT application with funds from stage budget (referred to state-funded projects on IT application) that support state-owned enterprises or funds managed by state-owned economic groups, state-owned corporations, independent state-owned companies and other assets management companies (as regulated in the Law on stage budget);
c) Projects on IT application with the combination of different sources of capital, in which funds from state budget holds 30% or more, or holds the main proportion in total investment of relevant project;
d) Parts of IT application with funds from state budget in construction investment projects and non-construction investment projects which are managed as an independent project on IT application as regulated in this Decree;
dd) State-funded projects on IT application that belong to the national secret shall not apply this Decree;
e) As for state-funded projects on IT application with capital recovery, the main investors shall recover and return the investment capital;
g) As for the projects on IT application with funds from the Official Development Assistance (referred to as ODA), the main investors shall comply with credit agreements and relevant international treaties to which Vietnam is a signatory, and current regulations on management and use of ODA;
h) As for state-funded projects on IT application of Vietnamese agencies in foreign countries, the establishment of relevant project shall comply with this Decree; the appraisal, making decision on investment and management of relevant project shall comply with the Government's specific decision made on the grounds of proposal and suggestion of the project agency;
i) As for state-funded IT application without the establishment of project, funds from state budget shall be used on the grounds of outline and detailed estimate that are appraised and approved by the competent official.
Establishment of the outline and detailed estimate shall comply with regulations of the Ministry of Information and Communications and those of the Ministry of Finance.
2. This Joint Circular applies to:
This Decree is applicable to Entities engaging in investment in IT application with funds from state budget.
Entities engaging in investment in IT application with other sources of capital are encouraged to apply this Decree.
Article 2. Interpretation of terms
In this Circular, these terms are construed as follows:
1. “Project on IT application” refers to the set of proposals concerning investments in new construction, expansion or upgradation of infrastructure, software and database systems for the purpose of improving speed and operational efficiency, and increasing service quality within at least one IT development life-cycle.
2. “Commercial software” includes system software, application software, utility software, software development tool and embedded software. Commercial software is fully developed, trademarked and produced in large quantity for commercialization.
3. “Internal-use software” is developed, upgraded and modified according to specific requirements of an organization or software user for the purpose of meeting peculiar requirements of such organization and used internally in such organization.
4. “Open-source software – OSS" is software with its source code provided by the copyright holder. The users shall not pay for copyright of source code.
5. “Software development” refers to processing and production of software according to orders for the purpose of meeting demand for internal use or for commercialization.
6. “Software modification” is to innovate and increase its existing efficiency for the purpose of optimizing its capacity for processing users’ requirements.
7. “Software upgrading” refers to the modification of software by improving its existing functions and processing capacity for the purpose of meeting certain additional requirements of users.
8. “Problem” refers failures and breakdowns (of hardware and/or software) that cause the system unreliable, operating problems or irregular operation.
9. “Investment decision makers” are legal representatives of state organizations or agencies, or state-owned economic groups, state-owned corporations or independent state-owned companies as regulated in Article 5 and Article 6 of this Decree.
10. “Main investors” are assigned to manage and use the funds from the state budget for making investment in IT application.
11. “Total investment” is the total costs estimated for performing the investment which is specified in the decision on making investment and used by the main investor for making planning and management of capital during the investment performance.
12. “Total cost estimate” is the sum of necessary costs concerning the investment (costs for preparing, performing and finishing the investment, and other related costs of the project on IT application). Total cost estimate shall not exceed total approved investment capital.
13. “Preliminary design” includes notes and diagrams of arranging infrastructure system, and other contents for ensuring sufficient performance of design plan. Preliminary design may include one or many works of IT application. Preliminary design in the approved project is used as the ground for establishment and approval for construction design.
14. “Construction design” is a document shown by notes, drawings, description of designed contents and other technical requirements. Construction design is developed on the grounds of preliminary design and approved contents of project.
15. “Designer's supervision" refers to inspection, explanation or settlement of difficulties, changes and arisen problems for the purpose of ensuring the construction, installation, adjustment of materials, IT equipment and commercial software, or development, upgrading and modification of internal-use software and database in conformity with construction design, and protecting the copyright of the consultants in construction design.
16. “Construction supervision” refers to the regular, consecutive and systematic inspection of construction supervisor for the purpose of managing workload, quality and progress of the construction, installation, adjustment of materials, IT equipment and commercial software, or development, upgrading and modification of internal-use software and database which are performed by the contractor according to contract, approved construction design, List of technical standards in information technology sector and requirements on applied solutions for IT application. Contents of construction supervision shall comply with guidance of the Ministry of Information and Communications.
17. “As-built drawing” is a drawing that reflects results of construction and installation of infrastructure and is made by successful contractor on the grounds of approved construction design and results of measurement and verification of performed products at site with the main investor’s confirmation.
18. “Chief surveyor” is the person who directly organizes and performs the survey tasks and survey plans, prepares survey reports, and assumes the prime responsibility for survey results and survey plans.
19. “Preliminary design chief” is the person who directly organizes and performs the duties of preliminary design and assumes the prime responsibility for contents and quality of preliminary design.
20. “Construction design chief” is the person who directly organizes and performs the duties of construction design, makes cost estimate and total cost estimate, and assumes the prime responsibility for contents and quality of construction design, cost estimate and total cost estimate.
21. “On-site commander” represents the successful contractor to execute rights and obligations of the contractor at the construction site, directly manages and assumes responsibility for the construction and installation of IT infrastructure.
Article 3. Procedures for investment in IT application
1. Procedures for investment in project on IT application include the three following phases:
a) Investment preparation;
b) Investment performance;
c) Finalization of investment and transfer.
2. Works contained in the preparation and finalization of investment may be carried out in order or overlapped, or alternatively performed according to specific conditions of each project, and the determination of the investment decision maker.
Article 4. Classification of projects
1. Based on features of each project and investment scale, the state-funded project on IT application shall be classified into the following groups: national important project, group A, group B or group C for management. Specific characteristics of each group are regulated in Annex I of this Decree.
2. With regard to the national important project or group-A project that has many component projects or sub-projects, in which, if each component project or sub-project can be independently operated, exploited or performed according to the phasing of investment which is specified in decision on investment policies of the competent authorities, such component project or sub-project shall be performed as an independent project on IT application from its phase of investment preparation.
Article 5. Authority to make decision on investment in project on IT application
1. The Prime Minister makes decision on investment in national important projects on IT application whose investment policies have been approved by the National Assembly.
2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Government agencies, financial agencies of the Central Committee of the Communist Party, central agencies of sociopolitical organizations, political organizations, social organizations, socio-professional organizations, state-owned corporations, state-owned economic groups, independent state-owned companies (as regulated in the Law on stage budget), and Presidents of provincial people’s committees make decisions on investment in group-A, group-B and group-C projects on IT application which have been regulated in the approved plan for IT application or have been granted with decision on investment policies.
If group-A project is not regulated in the approval plan for IT application or decision on investment policy is not yet granted to group-A project, the investment policy for such project must be considered and approved by the Prime Minister before such project is established. Consideration of investment policy shall comply with the Government's working regulations.
If group-B or group-C projects are not regulated in the approval plan for IT application, decision on investment policy for relevant project must be granted by the investment decision maker before such project is established.
3. With regard to state-owned companies whose establishment decisions have been granted by the Prime Minister (state-owned corporations and state-owned economic groups), the Management Board of relevant state-owned corporation or state-owned economic group may authorize directors of its subsidiary companies to make decisions on investment in group-C projects on IT application.
4. The investment decision maker is entitled to authorize the persons regulated in Clause 5 of this Article to make decisions on investment in group-B and group-C projects on IT application depending on specific conditions of each ministry, regulatory body or local government. The investment decision maker shall assume responsibility before the law for his authorization. The authorized person must bear responsibility before the law and the authorizer for his decisions.
5. Persons who are authorized to make decisions on investment:
a) Ministry level:
Directors general of ministry’s general departments, directors of ministry’s departments, Chairpersons of the management boards of state-owned corporations and state-owned economic groups, Directors of ministry-affiliated state-owned enterprises and heads of ministry-affiliated agencies and units;
b) Provincial level:
Directors of services, Presidents of the people’s committees of districts, towns and provincial cities (referred to district people’s committees), Chairpersons of the management boards of state-owned corporations, Directors of province-affiliated state-owned enterprises and heads of provincial people committee-affiliated agencies;
Presidents of the people’s committees of districts or communes can make decisions on investment in projects within their local budgets (including funds supplemented by higher-level budgets) with total investment up to VND 05 billion (as for district-level projects) and VND 03 billion (as for commune-level projects) depending on specific conditions of each district or commune and as decided by provincial people's committee on the grounds of the approved plan for IT application of such province and capacity of authorized persons.
6. Contents of decision on approval for project on IT application shall comply with the form stated in Annex IV of this Decree.
Article 6. Main investor of project on IT application
1. The main investor of state-funded project on IT application is designated by the investment decision maker before such project is established in conformity with the Law on state budget.
a) As for the project on IT application in which the investment is decided by the Prime Minister, the main investor of such project is one of the following authorities: Ministries, Ministerial-level agencies, Government agencies, political organizations, sociopolitical organizations, social organizations, socio-professional organizations (referred to as ministerial-level agencies), the people’s committees of provinces or central-affiliated cities (referred to as provincial authorities);
b) As for the projects on IT application in which the investment is decided by Ministers, heads of Ministerial-level agencies or Presidents of people’s committees at all levels, the person making decision on investment in relevant project shall assign the manager and user of project's products to act as the main investor;
In case the manager and user of project’s products cannot meet requirements on organization, personnel, period and other necessary requirements to perform duties and powers of the main investor or manager and user of project’s products are not yet determined, the investment decision maker shall select a qualified unit to act as the main investor of such project.
2. With regard to the project on IT application with combination of sources of capital, the main investor of such project shall be appointed via the capital contributors’ agreement or the main investor shall be the representative of the holder of highest percentage of contributed capital.
Article 7. Consulting unit in investment in IT application
1. Consulting unit in investment in IT application is a professional organization of business sectors that has legal entity, has obtained a valid business registration certificate (or valid establishment decision if the organization did not apply for business registration certificate) and carries out consulting services in investment in IT application as regulated by the laws.
2. Consulting contents in investment in IT application:
a) Provide information about legislative documents and policies for investment in IT application; survey, preparation and management of project on IT application; preliminary design and construction design; preparation of bidding documents; supervision; selection of qualified contractor; provide consulting services in IT application and performance of other relevant IT services;
b) A consulting unit in investment in IT application can enter into contract with another consulting unit in investment in IT application for performing a part of consulting duties if such cooperation is approved by the main investor.
3. Responsibilities of consulting units in investment in IT application:
a) Requirements on capacity must be satisfied as regulated in this Decree and relevant legislative documents;
b) The consulting unit must bear responsibility before the law and the main investor for all contents stated in the consulting contract, especially economic and technical contents defined in its consulting products. The consulting unit must compensate for damages (if any);
c) In case the investment in IT application needs consultancy of foreign consultants, domestic consulting unit is entitled to set up joint venture, associate or contract foreign consultants to carry out consulting services in investment in IT application;
d) Consulting products specifying selection of usable materials or technical materials and equipment which are provided by a specific producer or supplier and requirements on brands and origin of producer are strictly prohibited;
In certain special cases, if brands or catalogues of a specific producer, or technical materials and equipment originated from a specific country must be specified for reference or illustration of relevant types of materials or technical materials and equipment, the phrase “or equivalent” must be specified after the stated brands, catalogues or origin and the concept of equivalency that refers to products having similar technical specifications and equivalent usable features must be specified.
Article 8. List of technical standards in information technology sector
1. List of technical standards in information technology sector includes Technical standards in information technology sector and basic requirements on functions and technical features of IT products.
2. The Ministry of Information and Communications shall periodically announce the list of technical standards in information technology sector to use as the grounds for management of investment in IT application with funds from state budget.
Concerned ministries shall base on the list of technical standards in information technology sector to establish and announce certain requirements on solutions for IT application in their managing sectors.
3. In case Technical standards in information technology sector of Vietnam are not yet announced or have been inadequately announced, international technical standards shall apply provided that such international technical standards must be in conformity with basic requirements on functions and technical features of IT products which are periodically announced by the Ministry of Information and Communications.
Article 9. Community supervision of investment in IT application
The main investor of project on IT application must publicly announce purposes and contents of activities, project scale and organizational structure of the project management unit (or consulting unit in project management) to political organizations, social organizations, local authorities and local elective bodies for the purpose of courting the community supervision during the investment performance.
Article 10. Supervision and appraisal of investment in IT application
1. Supervision and appraisal of investment in IT application are to monitor, inspect and determine the fulfillment of investment requirements. Such supervision and appraisal of investment in IT application shall be carried out by the competent state authorities to implement state management of information technology and ensure that the efficiency of such investment shall be achieved in consistent with objectives and plans for IT application of regulatory bodies and local government and those of each project.
2. State-funded projects on IT application must be under periodical supervision and appraisal of investment.
3. Supervision and appraisal of investment:
a) The project management board (or consulting unit in project management) shall regularly monitor, inspect and determine the fulfillment of investment requirements;
b) The main investor shall direct, expedite and facilitate the project management board (or consulting unit in project management) in carrying out inspection and appraisal of each project. All difficulties must be promptly reported to the competent authorities for settlement;
c) Managing agencies shall follow the performance of programs and projects within their authorities; response to the main investors in a sufficient and timely manner; analyze list of programs and projects to determine the level of performance;
d) Managing agencies shall consider the appraisal results of investment made by relevant main investors within their authorities. Governing bodies can cooperate with relevant authorities to carry out unscheduled appraisal of projects;
dd) The Ministry of Information and Communications shall take the prime responsibility and cooperate with the Ministry of Planning and Investment to carry out the supervision and appraisal of capability for management and performance of projects on IT application at the managing agencies and carry out national-scale supervision and appraisal of investment in projects on IT application;
e) The Ministry of Planning and Investment shall take the prime responsibility and cooperate with the Ministry of Information and Communications to set up and summarize norms of periodical statistics on investment in IT application for reflecting in the national statistical data system on socio-economic development.
4. Reports on supervision and appraisal of investment:
a) During the project performance, the project management board (or consulting unit in project management) must prepare and send the reports stated in the following parts to the main investor in order that the main investor submits to the managing agencies and relevant authorities:
- Monthly reports must be submitted within 10 days as of the ending day of relevant month (only project on IT application which is approved by the Prime Minister applies this report policy);
- Semi-annual reports must be submitted by July 15th of relevant fiscal year;
- Annual reports must be submitted by January 01st of the following year;
- Reports on investment finalization must be submitted within 6 months as of the finishing date of project;
b) The Ministry of Information and Communications shall take the prime responsibility and cooperate with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and relevant authorities to guide report policies and forms of supervision and appraisal of investment in IT application; supervise the compliance with report policies of relevant authorities and submit periodical reports to the Prime Minister on the performance of supervision and appraisal of investment in IT application.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 60. Quy định chung về Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
Điều 61. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế sơ bộ
Điều 62. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn lập dự án
Điều 63. Điều kiện năng lực của cá nhân làm Giám đốc tư vấn quản lý dự án
Điều 64. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án
Điều 65. Điều kiện năng lực của chủ trì khảo sát
Điều 66. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khảo sát
Điều 67. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế thi công
Điều 68. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế thi công
Điều 69. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công
Điều 70. Điều kiện năng lực của chỉ huy thi công tại hiện trường
Điều 71. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát