Chương II Nghị định 102/2009/NĐ-CP: Chuẩn bị đầu tư
Số hiệu: | 102/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/11/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 22/11/2009 | Số công báo: | Từ số 529 đến số 530 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Công nghệ thông tin, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nội dung công việc chuẩn bị đầu tư bao gồm:
1. Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
2. Xem xét khả năng về nguồn cung ứng thiết bị, nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
3. Tiến hành Điều tra, khảo sát phục vụ lập dự án và chọn địa điểm đầu tư.
4. Lập dự án ứng dụng công nghệ thông tin.
5. Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến Người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan thẩm định dự án.
1. Nhiệm vụ khảo sát do Chủ đầu tư phê duyệt và phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo sát.
2. Nhiệm vụ khảo sát bao gồm các nội dung sau:
a) Mục đích khảo sát;
b) Phạm vi khảo sát;
c) Các loại công tác khảo sát dự kiến;
d) Tiêu chuẩn kỹ thuật khảo sát dự kiến áp dụng;
đ) Thời gian thực hiện khảo sát dự kiến.
3. Trường hợp không đủ Điều kiện năng lực thì Chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thực hiện lập nhiệm vụ khảo sát, thực hiện khảo sát. Mỗi nhiệm vụ khảo sát phải có người chủ trì khảo sát. Chi phí khảo sát được tính vào chi phí tư vấn đầu tư trong tổng mức đầu tư.
1. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát bao gồm:
a) Nhiệm vụ khảo sát;
b) Đặc điểm, quy mô đầu tư;
c) Vị trí và hiện trạng mặt bằng của khu vực được khảo sát (đối với lắp đặt thiết bị và phụ kiện liên quan);
d) Mô tả yêu cầu người sử dụng (đối với phần mềm nội bộ);
đ) Tiêu chuẩn kỹ thuật khảo sát được áp dụng;
e) Khối lượng công tác khảo sát thực tế;
g) Quy trình, phương pháp và thiết bị (nếu có) dùng cho khảo sát;
h) Đánh giá về độ tin cậy của kết quả khảo sát thu được;
i) Đề xuất giải pháp kỹ thuật - công nghệ (nếu có) phục vụ cho việc thiết kế sơ bộ, hoặc thiết kế thi công (trong trường hợp khảo sát bổ sung);
k) Kết luận và kiến nghị (nếu có);
l) Nhật ký khảo sát;
m) Các phụ lục có liên quan để minh họa cho kết quả khảo sát thu được (nếu có).
2. Báo cáo kết quả khảo sát trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư phải được Chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu và là cơ sở cho triển khai lập thiết kế sơ bộ của dự án.
3. Báo cáo kết quả khảo sát bổ sung trong giai đoạn thực hiện đầu tư phải được Chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu và là cơ sở cho triển khai lập, hoặc thay đổi, bổ sung thiết kế thi công, hoặc thiết kế sơ bộ của dự án.
4. Tổ chức, cá nhân lập nhiệm vụ khảo sát, thực hiện khảo sát, chủ trì khảo sát phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp Luật về chất lượng công việc đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát được duyệt và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.
1. Trách nhiệm giám sát công tác khảo sát:
Chủ đầu tư thực hiện giám sát công tác khảo sát thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi kết thúc khảo sát. Trường hợp không đủ Điều kiện năng lực thì Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn giám sát công tác khảo sát. Chi phí giám sát công tác khảo sát được tính vào chi phí tư vấn đầu tư trong tổng mức đầu tư.
2. Nội dung giám sát công tác khảo sát của Chủ đầu tư bao gồm:
a) Kiểm tra Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, chủ trì khảo sát, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát (nếu có);
b) Theo dõi, kiểm tra hiện trường khảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực hiện theo nhiệm vụ khảo sát đã được phê duyệt. Kết quả theo dõi, kiểm tra phải được ghi chép vào nhật ký khảo sát do tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát lập;
c) Theo dõi và yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, chủ trì khảo sát đảm bảo:
- Bảo vệ môi trường theo các quy định hiện hành của nhà nước về tiếng ồn và chất thải các loại;
- Bảo vệ hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị được lắp đặt trong vùng, địa điểm khảo sát (nếu có). Nếu gây hư hại thì tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, chủ trì khảo sát phải bồi thường thiệt hại;
- Bảo đảm bí mật hệ thống công nghệ thông tin (nếu có).
1. Căn cứ để nghiệm thu kết quả khảo sát bao gồm:
a) Hợp đồng giao nhận thầu khảo sát;
b) Nhiệm vụ khảo sát được duyệt;
c) Tiêu chuẩn kỹ thuật khảo sát được áp dụng;
d) Báo cáo kết quả khảo sát.
2. Nội dung nghiệm thu bao gồm:
a) Đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát và tiêu chuẩn kỹ thuật khảo sát được áp dụng;
b) Kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát;
c) Nghiệm thu khối lượng công việc khảo sát theo hợp đồng đã ký kết. Trường hợp kết quả khảo sát thực hiện đúng hợp đồng nhưng không đáp ứng được Mục tiêu đề ra của Chủ đầu tư thì Chủ đầu tư vẫn phải thanh toán phần đã nghiệm thu theo hợp đồng.
3. Kết quả nghiệm thu phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập Dự án khả thi ứng dụng công nghệ thông tin, Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư và chịu trách nhiệm về các nội dung yêu cầu được đưa ra trong hồ sơ dự án.
Trường hợp cần thiết Chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm để lập dự án. Chi phí lập dự án được tính vào chi phí tư vấn đầu tư trong tổng mức đầu tư. Trường hợp dự án được lập đúng hợp đồng nhưng không đáp ứng được Mục tiêu đề ra của Chủ đầu tư thì Chủ đầu tư vẫn phải thanh toán phần đã nghiệm thu theo hợp đồng.
2. Thiết kế sơ bộ là một phần của dự án ứng dụng công nghệ thông tin. Mỗi thiết kế sơ bộ phải có người chủ trì thiết kế sơ bộ (trường hợp công tác lập dự án do cá nhân thực hiện thì cá nhân đó đóng vai trò là chủ trì thiết kế sơ bộ).
3. Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án nhóm A, Chủ đầu tư tổ chức lập Dự án khả thi ứng dụng công nghệ thông tin.
4. Đối với dự án nhóm B, C, Chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Dự án nhóm C có mức vốn đầu tư từ 3 tỷ đồng trở xuống chỉ phải lập Báo cáo đầu tư.
Thời gian lập dự án nhóm B tối đa là 05 tháng, nhóm C tối đa là 03 tháng kể từ khi có Chủ đầu tư dự án.
Đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhóm B, C, Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải bảo đảm cân đối vốn đầu tư để thực hiện dự án không quá 2 năm đối với dự án nhóm C, không quá 4 năm đối với dự án nhóm B.
5. Vốn sự nghiệp trong dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ được sử dụng cho các trường hợp đầu tư nâng cấp, mở rộng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hiện có (bao gồm cả việc đầu tư mới các hạng Mục ứng dụng công nghệ thông tin thuộc hệ thống đã có của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp).
Khi sử dụng vốn sự nghiệp có mức vốn từ 03 tỷ đồng trở lên để đầu tư nâng cấp, mở rộng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hiện có, phải thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
1. Sự cần thiết phải đầu tư, các Điều kiện thuận lợi và khó khăn.
2. Xác định Chủ đầu tư, hình thức đầu tư.
3. Dự kiến quy mô đầu tư: các yếu tố công nghệ, kỹ thuật phải đáp ứng; dự kiến về địa điểm đầu tư (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm).
4. Quy mô lắp đặt, cài đặt thiết bị.
5. Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; thiết kế sơ bộ của phương án chọn; Điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, phòng chống cháy nổ và an toàn vận hành, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
6. Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, loại nguồn vốn, thời hạn thực hiện dự án, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư (nếu có). Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư).
7. Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của các hạng Mục đầu tư hoặc tiểu dự án thành phần (nếu có).
8. Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư.
9. Kiến nghị áp dụng hình thức quản lý dự án.
Đối với các dự án mua sắm thiết bị không cần lắp đặt, nội dung Dự án khả thi ứng dụng công nghệ thông tin chỉ thực hiện theo các khoản 1, 2, 5, 6, 8, 9 của Điều này.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Dự án khả thi ứng dụng công nghệ thông tin tới Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, tổng hợp và đề xuất ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thời hạn lấy ý kiến:
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Dự án khả thi ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông gửi văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị, cơ quan được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong vòng 7 ngày sau khi nhận được văn bản trả lời theo thời hạn trên, Bộ Thông tin và Truyền thông lập báo cáo để trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
Tóm tắt nội dung Dự án khả thi ứng dụng công nghệ thông tin, tóm tắt ý kiến các Bộ, ngành và đề xuất ý kiến về việc phê duyệt dự án kèm theo văn bản ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
1. Nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi:
a) Sự cần thiết và Mục tiêu đầu tư;
b) Lựa chọn hình thức đầu tư và xác định Chủ đầu tư;
c) Dự kiến quy mô đầu tư: các yêu cầu kỹ thuật đối với các hạng Mục đầu tư chính và phụ; dự kiến về địa điểm đầu tư (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm);
d) Quy mô lắp đặt, cài đặt thiết bị;
đ) Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ;
e) Thiết kế sơ bộ của phương án chọn;
g) Điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, phòng chống cháy nổ và an toàn vận hành, bảo đảm an ninh, quốc phòng;
h) Loại nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư). Chi phí quản lý dự án cho toàn bộ quá trình thực hiện;
i) Phân tích hiệu quả đầu tư;
k) Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư;
l) Kiến nghị áp dụng hình thức quản lý dự án;
m) Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án.
Đối với các dự án mua sắm thiết bị không cần lắp đặt, nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ thực hiện theo các điểm a, b, d, e, g, h, i, k, l Khoản 1 Điều này.
2. Hồ sơ trình duyệt bao gồm:
a) Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi nêu tại khoản 1 Điều này;
c) Văn bản của cơ quan đầu mối thẩm định;
d) Ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có).
1. Nội dung của Báo cáo đầu tư:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết đầu tư (các căn cứ pháp lý, giải trình tóm tắt lý do cần phải đầu tư);
b) Tên dự án và hình thức đầu tư (cần được ghi rõ là thiết lập mới, nâng cấp, mở rộng hay bảo trì);
c) Chủ đầu tư (tên cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân làm Chủ đầu tư);
d) Địa điểm đầu tư: dự kiến về địa điểm đầu tư (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm);
đ) Dự kiến quy mô đầu tư: quy mô lắp đặt, cài đặt thiết bị và các yêu cầu kỹ thuật đối với các hạng Mục đầu tư chính, và phụ;
e) Thiết kế sơ bộ của phương án chọn;
g) Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư;
h) Loại nguồn vốn; Chi phí quản lý dự án cho toàn bộ quá trình thực hiện;
i) Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư);
k) Thời gian khởi công và hoàn thành;
l) Biện pháp an toàn vận hành, phòng chống cháy nổ.
2. Hồ sơ trình duyệt bao gồm:
a) Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo đầu tư nêu tại khoản 1 Điều này;
c) Văn bản của cơ quan đầu mối thẩm định;
d) Ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có).
1. Yêu cầu thiết kế sơ bộ:
a) Phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng;
b) Phải thể hiện được các thông số chủ yếu của hệ thống hạ tầng kỹ thuật;
c) Phải đảm bảo xác định được tổng mức đầu tư.
2. Nội dung thiết kế sơ bộ bao gồm:
a) Phần thuyết minh:
- Giới thiệu tóm tắt nội dung yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế;
- Danh Mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
- Yêu cầu đối với hạ tầng kỹ thuật của dự án;
- Phương án kỹ thuật và công nghệ, kết nối ra bên ngoài;
- Khối lượng sơ bộ các công tác xây lắp, vật liệu, vật tư, thiết bị chủ yếu, phần mềm thương mại; mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm nội bộ;
- Các vấn đề cần chú ý đối với phương án kỹ thuật, công nghệ;
b) Phần bản vẽ:
- Các tài liệu về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và các Điều kiện khác;
- Bản vẽ lắp đặt đối với hạ tầng kỹ thuật của dự án và kết nối ra bên ngoài.
1. Yêu cầu: Phải đảm bảo đủ Điều kiện để xác định giá trị của phần mềm nội bộ.
2. Mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm nội bộ:
a) Tên phần mềm;
b) Các thông số chủ yếu:
- Các quy trình nghiệp vụ cần được tin học hóa (tổ chức, vận hành của quy trình, sản phẩm của quá trình nghiệp vụ, các giao tác xử lý của quy trình nghiệp vụ);
- Các tác nhân tham gia vào quy trình nghiệp vụ và mối liên hệ giữa chúng (con người, các nguồn lực, sản phẩm, thiết bị phục vụ cho xử lý nghiệp vụ, các yếu tố đóng vai trò hỗ trợ khác);
- Danh sách các yêu cầu chức năng cần có của phần mềm và các yêu cầu phi chức năng (các ràng buộc đối với hệ thống: ràng buộc môi trường, sự phụ thuộc vào hệ nền);
- Bảng sắp xếp thứ tự ưu tiên các yêu cầu chức năng của phần mềm (chức năng bắt buộc phải có, chức năng mong muốn có, chức năng tùy chọn);
- Biểu đồ về các trường hợp sử dụng lập theo ngôn ngữ Mô hình hóa thống nhất (UML) trên cơ sở nhóm các chức năng từ Bảng sắp xếp thứ tự ưu tiên các yêu cầu chức năng của phần mềm;
c) Các yêu cầu phi chức năng:
- Yêu cầu cần đáp ứng đối với cơ sở dữ liệu (nếu cần có cơ sở dữ liệu);
- Yêu cầu về bảo mật (xác định chuẩn bảo mật được sử dụng, mô hình kiểm tra, xác thực, bảo mật dữ liệu);
- Yêu cầu về mỹ thuật, kỹ thuật cần đạt được của các giao diện chương trình;
- Các yêu cầu cần đáp ứng về thời gian xử lý, độ phức tạp xử lý của các chức năng phần mềm;
- Các yêu cầu về ràng buộc xử lý lôgic đối với việc nhập (hay chuyển đổi) dữ liệu thông qua sử dụng các ô nhập liệu do giao diện chương trình cung cấp;
- Các yêu cầu về cài đặt, hạ tầng, đường truyền, an toàn vận hành, khai thác, sử dụng;
- Các yêu cầu phi chức năng khác;
d) Các yêu cầu về năng lực của cán bộ tham gia phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm;
đ) Yêu cầu về môi trường cho phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm;
e) Yêu cầu về độ phức tạp kỹ thuật-công nghệ của phần mềm.
1. Giá trị của phần mềm nội bộ được xác định trên cơ sở các mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng được quy định tại Điều 22 Nghị định này.
2. Trình tự các bước thực hiện:
a) Đếm điểm các tác nhân;
b) Đếm điểm trường hợp sử dụng;
c) Tính hệ số phức tạp kỹ thuật-công nghệ của phần mềm;
d) Tính hệ số tác động môi trường cho phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm;
đ) Tính nỗ lực phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm;
e) Nội suy đánh giá kinh nghiệm, nội suy năng suất lao động trong phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm;
g) Xác định mức lương lao động bình quân cho nhân sự tham gia phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm;
h) Xác định giá trị phần mềm trên cơ sở các điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều này.
3. Nội dung hồ sơ phục vụ xác định giá trị và phương pháp xác định giá trị phần mềm nội bộ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Trường hợp trong danh Mục phần mềm có sẵn (đã được phát triển bằng vốn ngân sách nhà nước) có phần mềm mà chức năng, tính năng kỹ thuật tương đương với phần mềm nội bộ dự định phát triển, đơn vị có nhu cầu phải đề nghị cơ quan, tổ chức được giao quản lý phần mềm có sẵn cung cấp để:
a) Sử dụng ngay nếu xét thấy phần mềm có sẵn có chức năng, tính năng kỹ thuật tương đương, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của đơn vị;
b) Nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm có sẵn cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của đơn vị nếu xét thấy chi phí nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm có sẵn thấp hơn so với chi phí phát triển mới.
2. Trường hợp phần mềm nội bộ dự định phát triển có chức năng, tính năng kỹ thuật tương đương với phần mềm thương mại đang có trên thị trường, đơn vị có nhu cầu phải mua bản quyền phần mềm thương mại để:
a) Sử dụng ngay nếu xét thấy phần mềm đó có chức năng, tính năng kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu sử dụng của đơn vị và chi phí mua bản quyền thấp hơn chi phí phát triển mới;
b) Nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm đó cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của đơn vị nếu xét thấy:
- Phần mềm đó có thể nâng cấp, chỉnh sửa mà không cần sự cho phép của tổ chức, cá nhân giữ bản quyền nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm; và
- Tổng chi phí mua bản quyền, nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm đó thấp hơn chi phí phát triển mới.
3. Phần nội dung nâng cấp, chỉnh sửa dựa trên phần mềm có sẵn (gồm: phần mềm nội bộ, phần mềm thương mại, phần mềm mã nguồn mở) được mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
4. Việc xác định phần mềm có chức năng, tính năng kỹ thuật tương đương được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Trong quá trình nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, sau khi đã khảo sát thị trường trong nước và ngoài nước, nếu xét thấy phần mềm nội bộ dự định phát triển cần có giải pháp sáng tạo đặc biệt, hoặc buộc phải sử dụng giải pháp sáng tạo độc quyền được cung cấp duy nhất bởi một nhà thầu, Chủ đầu tư phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép thành lập Hội đồng tư vấn chuyên ngành công nghệ thông tin để xác định các yêu cầu của phần mềm nội bộ đó.
2. Hội đồng tư vấn chuyên ngành công nghệ thông tin gồm ít nhất ba chuyên gia có kinh nghiệm về phát triển phần mềm, và hai chuyên gia am hiểu lĩnh vực ứng dụng đang cần tin học hóa nghiệp vụ bằng phần mềm nội bộ (bao gồm chuyên gia nước ngoài nếu cần thiết).
3. Chi phí hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên ngành công nghệ thông tin được tính vào chi phí tư vấn đầu tư trong tổng mức đầu tư của dự án, được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xác định tại thời điểm cho phép thành lập Hội đồng tư vấn chuyên ngành công nghệ thông tin nêu tại khoản 1 Điều này.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên ngành công nghệ thông tin quy định tại Điều này.
1. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin trước khi phê duyệt.
a) Cơ quan cấp Bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc Người có thẩm quyền quyết định đầu tư theo phân cấp ủy quyền;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn giúp việc theo phân cấp ủy quyền;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc Người có thẩm quyền quyết định đầu tư;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư theo thẩm quyền được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách.
2. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án lấy ý kiến thẩm định thiết kế sơ bộ của đơn vị có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này (trừ trường hợp đơn vị đầu mối thẩm định dự án cũng chính là đơn vị thẩm định thiết kế sơ bộ) và lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án không đồng thời làm Chủ đầu tư dự án mà mình được giao thẩm định.
Trường hợp cần thiết đơn vị đầu mối thẩm định dự án có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực, kinh nghiệm để tư vấn thẩm định dự án. Chi phí thuê tư vấn thẩm định được trích từ lệ phí thẩm định dự án.
3. Trong quá trình thẩm định dự án, đơn vị đầu mối thẩm định dự án có quyền yêu cầu Chủ đầu tư giải trình, bổ sung hồ sơ dự án nhằm làm rõ các nội dung cần thẩm định theo quy định của Nghị định này và của pháp Luật có liên quan.
4. Thời gian thẩm định dự án (kể cả thời gian thẩm định thiết kế sơ bộ) không quá: 60 ngày làm việc đối với các dự án nhóm A, 30 ngày làm việc với các dự án B, 20 ngày làm việc với các dự án nhóm C, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đặc biệt, thời gian thẩm định dự án có thể dài hơn nhưng phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
5. Thẩm quyền thẩm định thiết kế sơ bộ:
a) Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án nhóm A, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định thiết kế sơ bộ;
b) Đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định thiết kế sơ bộ;
c) Đối với dự án do cơ quan cấp Bộ, các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập quyết định đầu tư, đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Người quyết định đầu tư thẩm định thiết kế sơ bộ;
d) Trường hợp cần thiết, đơn vị thẩm định thiết kế sơ bộ có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực, kinh nghiệm để tư vấn thẩm định. Chi phí thuê tư vấn thẩm định được trích từ lệ phí thẩm định dự án.
6. Thời gian thẩm định thiết kế sơ bộ không quá 30 ngày làm việc đối với dự án nhóm A, 15 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm C, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1. Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin chịu trách nhiệm trước pháp Luật về nội dung Báo cáo kết quả thẩm định của mình và trình Người có thẩm quyền quyết định đầu tư Báo cáo kết quả thẩm định, các hồ sơ có liên quan, kèm theo dự thảo quyết định đầu tư.
2. Nội dung thẩm định dự án gồm:
a) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công nghệ, tổng mức đầu tư, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
b) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: kinh nghiệm quản lý của Chủ đầu tư; kết quả thẩm định thiết kế sơ bộ; khả năng hoàn trả vốn đầu tư (nếu có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư); các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh; ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan.
3. Nội dung thẩm định thiết kế sơ bộ:
a) Sự phù hợp của thiết kế sơ bộ với với các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin và các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của bộ, ngành, địa phương; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác;
b) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn công nghệ-kỹ thuật, bảo đảm phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành, bảo mật;
c) Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn, năng lực nghiệp vụ của cá nhân chủ trì thiết kế sơ bộ.
1. Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án phù hợp với nội dung dự án và thiết kế sơ bộ.
2. Tổng mức đầu tư bao gồm:
a) Chi phí xây lắp:
- Chi phí lắp đặt phụ kiện mạng, đi dây cho mạng công nghệ thông tin và các chi phí khác phục vụ cho lắp đặt mạng;
- Các chi phí xây lắp trực tiếp khác có liên quan;
b) Chi phí thiết bị:
- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ thông tin: Thiết bị phải lắp đặt và cài đặt, thiết bị không phải lắp đặt và cài đặt, thiết bị đặc biệt là phần mềm nội bộ, các thiết bị phụ trợ và thiết bị ngoại vi;
- Chi phí mua sắm tài sản vô hình: Phần mềm hệ thống, phần mềm thương mại, tạo lập cơ sở dữ liệu, chuẩn hoá phục vụ cho nhập dữ liệu, thực hiện nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu, mua sắm các tài sản vô hình khác;
- Chi phí đào tạo chuyển giao công nghệ;
- Chi phí lắp đặt thiết bị, cài đặt phần mềm, kiểm tra và hiệu chỉnh thiết bị và phần mềm;
c) Chi phí quản lý dự án: Gồm các chi phí cần thiết để Chủ đầu tư tổ chức quản lý thực hiện dự án;
d) Chi phí tư vấn đầu tư: Chi phí khảo sát, giám sát công tác khảo sát; lập dự án đầu tư; Điều tra, nghiên cứu phục vụ lập dự án, tuyển chọn giải pháp; thiết kế sơ bộ; thiết kế thi công, Điều chỉnh, bổ sung thiết kế thi công; lập dự toán/tổng dự toán; lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công, tổng thầu, giám sát thi công; lập định mức, đơn giá; lập dự toán, tổng dự toán; Điều chỉnh dự toán, tổng dự toán; tư vấn quản lý dự án; kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị; đánh giá chất lượng sản phẩm; giám định công nghệ; quy đổi vốn đầu tư; chi phí tư vấn đầu tư và thực hiện các công việc tư vấn khác;
đ) Chi phí khác: phí và lệ phí; bảo hiểm, di chuyển thiết bị và lực lượng lao động; kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; lắp đặt và thuê đường truyền; lệ phí đăng ký và duy trì tên miền; và các chi phí đặc thù khác;
e) Chi phí dự phòng: Cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
3. Các chi phí nêu trên nếu chưa có quy định hoặc chưa tính được ngay thì được tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính.
1. Tổng mức đầu tư của dự án được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:
a) Tính theo thiết kế sơ bộ của dự án, trong đó chi phí xây lắp được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế sơ bộ, các khối lượng khác dự tính và giá vật tư, thiết bị, dịch vụ công nghệ thông tin phù hợp trên thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác liên quan khác (nếu có); chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí dự phòng; chi phí dự phòng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tính trên cơ sở số liệu của các dự án ứng dụng công nghệ thông tin có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện. Khi áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập dự án và Điều chỉnh các khoản Mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư cho phù hợp.
2. Dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính trên tổng các chi phí quy định tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 28 Nghị định này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian triển khai đầu tư của dự án có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
1. Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung trong thẩm định dự án ứng dụng công nghệ thông tin. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư bao gồm:
a) Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật, công nghệ và yêu cầu của dự án;
b) Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế của các khoản Mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
c) Các tính toán về hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, các yếu tố rủi ro, phương án tài chính, khả năng hoàn trả vốn đầu tư (nếu có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư);
d) Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án.
2. Tổng mức đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư do Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.
1. Dự án ứng dụng công nghệ thông tin đã được quyết định đầu tư chỉ được Điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất hiện những yếu tố mới đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
b) Khi xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh hoặc các sự kiện bất khả kháng khác và có tác động trực tiếp đến dự án;
c) Khi kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được cấp thẩm quyền Điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô, Mục tiêu của dự án.
2. Khi Điều chỉnh dự án không làm thay đổi quy mô, Mục tiêu đầu tư và không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì Chủ đầu tư được phép tự Điều chỉnh dự án. Trường hợp Điều chỉnh dự án làm thay đổi thiết kế sơ bộ về giải pháp kỹ thuật, công nghệ, quy mô, Mục tiêu đầu tư ban đầu hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì Chủ đầu tư phải trình Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định trước khi quyết định.
3. Người quyết định Điều chỉnh dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp Luật về quyết định của mình.
1. Dự án ứng dụng công nghệ thông tin thuộc loại nguồn vốn nào thì kinh phí cho việc lập, thẩm định hoặc Điều chỉnh dự án nằm trong loại nguồn vốn đó.
2. Sau khi thẩm định, nếu dự án không được phê duyệt thì chi phí cho công tác lập, thẩm định hoặc Điều chỉnh dự án được trích từ kinh phí sự nghiệp thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp hoặc trích từ vốn ngân sách nhà nước đã bố trí cho Chủ đầu tư để thanh toán.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất với Bộ Tài chính về mức lệ phí thẩm định trong hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
Article 11. Contents of investment preparation
Contents of investment preparation include:
1. Carry out research on necessity of the investment and investment scale.
2. Consider capacity for resources of equipment, sources of investment capacity and select form of investment.
3. Carry out investment and survey for establishing the project and select investment location.
4. Establish project on IT application.
5. Send project documents and relevant papers to the person who is authorized to make decision on investment and project appraisal unit.
Article 12. Establishment of survey tasks and organization of survey
1. Survey tasks must be approved by the main investor and in conformity with requirements on each type of survey job.
2. Survey tasks include the following main contents:
a) Survey purposes;
b) Survey scope;
c) Expected types of survey job;
d) Survey technical standards to be applied;
dd) Estimated period of survey.
3. If the requirements on capacity for survey are not satisfied, the main investor can contract qualified surveyors to establish the survey tasks and perform the survey. Each survey task is performed by a chief surveyor. Survey costs shall be aggregated in the investment consultancy costs of total investment.
Article 13. Contents of reports on survey results
1. Contents of reports on survey results include:
a) Survey tasks;
b) Investment features and scale;
c) Position and current conditions of surveyed area (as for installation of equipment and related accessories);
d) Description of users’ requirements (as for internal-use software);
dd) Applied survey technical standards;
e) Workload of field survey;
g) Procedures, methods and equipment (if any) used in the survey;
h) Appraisal of reliability of survey results;
i) Proposal for technical – technological solutions (if any) used in preliminary design or construction design (in case of additional survey);
k) Conclusion and recommendations (if any);
l) Survey diaries;
m) Relevant annexes illustrating survey results (if any).
2. Reports on survey results during the investment preparation must be checked and approved by the main investor. Such reports on survey results shall be used as grounds for establishment of project preliminary design.
3. Reports on additional survey results during the investment performance must be checked and approved by the main investor. Such reports on additional survey results shall be used as grounds for establishment or making amendments to construction design or project preliminary design.
4. Organizations and individuals establishing the survey tasks, performing the survey and directing the survey shall bear responsibility before the main investor and the law for quality on their undertaking works; compensate for damages if they did not comply with approved survey tasks or they have acts of violation causing damages.
Article 14. Survey supervision
1. Responsibility for survey supervision:
The Main investor shall supervise construction survey on a regular and systematic basis, from commencement till completion of such survey. If the requirements on capacity for survey are not satisfied, the main investor may contract qualified consultants to supervise such survey. Costs for supervising the survey shall be aggregated in the investment consultancy costs of total investment.
2. Contents of survey supervision carried out by the main investor include:
a) Examine requirements on capacity of organization or individual carrying out the survey, chief surveyors, equipment and machineries used in the survey (if any);
b) Monitor and examine the survey site, survey workload and the performance of survey according to approved survey tasks.
Monitoring and supervising results must be recorded in survey diaries of relevant surveying unit;
c) Monitor and request the surveying unit and chief surveyors to comply with the following requirements:
- Protect environment in accordance with state current regulations on noise and wastes;
- Protect infrastructure and equipment installed in survey area or survey site (if any). In case damage occurs, the surveying unit and chief surveyors must compensate for such damage;
- Keep secret of information technology system (if any).
Article 15. Acceptance of survey results
1. Grounds for acceptance of survey results include:
a) Surveying contract;
b) Approved survey tasks;
c) Applied survey technical standards;
d) Reports on survey results;
2. Contents of acceptance of survey results include:
a) Evaluate the quality of the survey against the survey tasks and the applied survey technical standards;
b) Check the reports on survey results in terms of their presentation and quantity;
c) Carry out the acceptance of the survey workload already performed under the signed surveying contract. Where the survey results are obtained in accordance with the surveying contract but fail to satisfy the investment objectives set by the main investor, the main investor must still pay for the workload already accepted in accordance with the contract.
3. Results of acceptance of survey results must be recorded in writing with the form stated in Annex III of this Decree.
Article 16. Establishment of project on IT application
1. The main investor shall establish feasible project on IT application, feasibility study report or investment report and bear responsibility for contents stated in the project documents.
The main investor may contract qualified organizations and individuals to establish the project. Project establishment costs shall be aggregated in the investment consultancy costs of total investment. Where the project is established in accordance with the signed contract but fail to satisfy the objectives set by the main investor, the main investor must still pay for the workload already accepted in accordance with the contract.
2. Preliminary design is a part of the project on IT application. Each preliminary design must be performed by a qualified preliminary design chief (if the project is established by individual, such individual shall also perform the role of a preliminary design chief).
3. As for national important projects and group-A projects, relevant main investors must establish feasible projects on IT application.
4. As for group-B and group-C projects, relevant main investors shall establish feasibility study reports. Only investment report is established if total investment of group-C project is up to VND 3 billion.
Maximum period for establishment of group-B project is 05 months and that of group-C project is 03 months since the project main investor is defined.
As for group-B and group-C projects on IT application, the investment decision maker must ensure the balance of investment capital for project performance within 2 years if relevant project is classified in group C and 4 years if relevant project is classified in group B.
5. Administrative capital in the budget estimates of administrative agencies is used for making investment in upgrading and expansion of existing capacity of IT application (including investment in new works of IT application of existing system of relevant administrative agency).
If the sum of administrative capital used for making investment in upgrading and expansion of existing capacity of IT application is VND 03 billion or more, investment procedures must be performed as regulated in this Decree.
Article 17. Contents of feasible project on IT application whose investment is decided by the Prime Minister
1. The necessity of investment, advantages and difficulties.
2. Selection of main investor and form of investment.
3. Expected investment scale: requirements on technological and technical factors; Forecast of investment location (including documents concerning the selection of investment location)
4. Scale of equipment installation.
5. Analysis and preliminary selection of technologies and techniques; preliminary design of selected plan; requirements on provision of materials, equipment, services, infrastructure, fire prevention and fighting and operational safety, guarantee of security and national defense.
6. Preliminary determination of total investment, sources of capital, period for project performance, socio-economic efficiency and phasing of investment (if any); and plan for investment capital return (as for project with recovery of investment capital).
7. Determination of the operational independence of investment works or component projects (if any).
8. Primary periods for investment performance.
9. Proposal for applicable methods of project management.
If project is established for acquisition of equipment without installation, contents of feasible project on IT application shall only include clauses 1, 2, 5, 6, 8 and 9 of this Article.
Article 18. Procedures for approval for feasible project on IT application whose investment is decided by the Prime Minister
1. The main investor shall submit the feasible project on IT application to the Ministry of Information and Communications. The Ministry of Information and Communications shall support the Prime Minister to take suggestions from relevant ministries, regulatory bodies and local governments, summarize such suggestions and submit general proposal to the Prime Minister.
2. Period for taking suggestions:
Within 05 working days as of the receiving date of valid feasible project on IT application, the Ministry of Information and Communications sends written requests for taking suggestions to relevant ministries, regulatory bodies and local governments.
Within 15 working days as of the receiving date of written requests for taking suggestions, relevant requested authorities must response via written suggestions about contents within their managing authority. Within 7 working days as of the receiving date of written suggestions according to the aforesaid period, the Ministry of Information and Communications shall prepare and send reports to the Prime Minister.
3. Reports submitted to the Prime Minister include:
Summarize contents of feasible project on IT application, summarize suggestions of relevant ministries and regulatory bodies, and submit general proposal concerning approval for relevant project and written suggestions of relevant ministries, regulatory bodies and local governments.
Article 19. Contents of feasibility study report and application for approval
1. Contents of feasibility study report:
a) The necessity of investment and investment objectives;
b) Selection of main investor and form of investment;
c) Expected investment scale: technical requirements on primary and auxiliary investment works; Forecast of investment location (including documents concerning the selection of investment location);
d) Scale of equipment installation;
dd) Analysis on selection of technical and technological plans;
e) Preliminary design of selected plans;
g) Requirements on provision of materials, equipment, services, infrastructure, fire prevention and fighting and operational safety, guarantee of security and national defense;
h) Sources of capital, financial capacity, total investment and demand for capital according to project progress; Plan for investment capital return (as for project with recovery of investment capital); Project management costs during the project performance;
i) Analysis on investment efficiency;
k) Primary periods for investment performance;
l) Proposal for applicable methods of project management;
m) Relation and responsibilities of project-related authorities.
If project is established for acquisition of equipment without installation, contents of feasibility study report shall only include Points a, b, d, e, g, h, i, k and l, Clause 1 of this Article.
2. The application for approval includes:
a) The application for appraisal and approval for project using the form stated in Annex II of this Decree;
b) The feasibility study report stated in Clause 1 of this Article;
c) Appraisal documents of the units in charge of appraising project;
d) Written suggestions of relevant authorities (if any).
Article 20. Contents of investment report and application for approval
1. Contents of investment report
a) Legal grounds and the necessity of investment (legal grounds and brief explanation about reasons of required investment);
b) Name of project and form of investment (new establishment, upgrading, expansion or maintenance should be specified);
c) The main investor (name of the entity that is selected as the main investor);
d) Investment location: forecast of the investment location (including documents concerning the selection of investment location);
dd) Expected investment scale: scale of equipment installation and technical requirements on primary and auxiliary works;
e) Preliminary design of selected plans;
g) Preliminary determination of total investment;
h) Sources of capital; Project management costs during the project performance;
i) Plan for investment capital return (as for project with recovery of investment capital);
k) Time of starting the construction and period for finishing the project;
l) Methods of operational safety, fire prevention and fighting.
2. The application for approval includes:
a) The application for appraisal and approval for project using the form stated in Annex II of this Decree;
b) The investment report stated in Clause 1 of this Article;
c) Appraisal documents of the units in charges of carrying out the appraisal;
d) Written suggestions of relevant authorities (if any).
Article 21. Contents of preliminary design
1. Requirements on preliminary design:
a) Comply with applied standards and regulations;
b) Include the primary infrastructure parameters;
c) Ensure determination of total investment.
2. Contents of preliminary design include:
a) Notes of preliminary design:
- Brief introduction to the required contents of design tasks;
- List of applied technical regulations and standards;
- Requirements on the project infrastructure;
- Technical and technological plans, and external connection plans;
- Preliminary workload of the construction, and amount of materials, primary equipment and commercial software; description of technical requirements of internal-use software;
- Essential matters of technical and technological plans;
b) Drawings:
- Documents concerning current conditions of the infrastructure and other conditions;
- Installation drawings of the project infrastructure and external connection works.
Article 22. Description of technical requirements of internal-use software
1. Requirements: The requirements on determination of value of the internal-use software must be satisfied.
2. Description of technical requirements of internal-use software:
a) Name of the internal-use software;
b) Primary parameters:
- Computerized specialized procedures (the organization and operation of procedures, products of specialized process and processing protocols of specialized procedures);
- Actors in specialized procedures and their connection (human, human resources, products and equipment for professional processing and other supporting elements);
- List of essential functional requirements of such software and non-functional requirements (constraints on software system: environmental constraints and dependence on base system);
- The arrangement table of order of priority of functional requirements of such software (mandatory functions, desired functions and optional functions);
- Graph of use-cases made by the Unified Modeling Language (UML) on the grounds of the groups of functions stated in the arrangement table of order of priority of software functional requirements;
c) Non-functional requirements:
- Requirements on database (if database is required);
- Requirements on security (specify used security standards, model for inspecting, verifying and keeping secret of data);
- Visual and technical requirements of application program interface;
- Requirements on processing period and complication of software functions;
- Requirements on constraints on logical processing in input (or conversion) of data by means of textareas provided by the application program interface;
- Requirements on installation, infrastructure, transmission line, operating and using safety;
- Other non-functional requirements;
d) Requirements on capacity of technicians who participate in software development, upgrading and modification;
dd) Requirements on environment for software development, upgrading and modification;
e) Requirements on technical complexity factor (TCF) of the software.
Article 23. Determination of the value of internal-use software
1. The value of internal-use software shall be determined on the grounds of technical requirements as regulated in Article 22 of this Decree.
2. Procedures for determination:
a) Determination of actor weights;
b) Determination of use case points;
c) Calculation of technical complexity factor (TCF);
d) Calculation of environment factor (EF) for software development, upgrading and modification;
dd) Estimation of effort for software development, upgrading and modification;
e) Interpolation-based evaluation of experience, and interpolation of working performance in software development, upgrading and modification;
g) Determination of average wages for participants in software development, upgrading and modification;
h) Determination of the value of software on the basis of Points a, b, c, d, dd, e, g Clause 2 of this Article.
3. Contents of documents used for determination of software value and methods for determining the value of internal-use software shall comply with guidance of the Ministry of Information and Communications.
Article 24. Compulsory use or upgrading and modification of available software that has equivalent functions and technical specifications
1. In case there is software in the list of available software (which have been developed with funds from state budget) that has functions and technical specifications equivalent to the expected internal-use software, the entity having demand for the internal-use software must request the agency or organization that is assigned to manage available software to provide such available software to:
a) Use immediately if such available software has equivalent functions and technical specifications, and can meet demand of the user;
b) Upgrade and modify such available software according to the user's needs if the cost for upgrading and modifying such available software is cheaper than that for developing a new software.
2. If the expected internal-use software has functions and technical specifications equivalent to the commercial software traded in the market, the entity having demand for the internal-use software must buy the copyright of such commercial software in order to:
a) Use immediately if such commercial software’s functions and technical specifications can meet demand of the user and the copyright cost is lower than the cost for developing a new software;
b) Upgrade and modify such commercial software according to the user's needs if:
- Such commercial software can be upgraded and modified without asking for the permission of the copyright holder; and
- Total cost for buying the copyright, upgrading and modifying such software is lower than the cost for developing new software.
3. Upgraded and modified contents of available software (including: internal-use software, commercial software and open-source software) must include technical requirements as regulated in Article 22 of this Decree.
4. Determination of software that has equivalent functions and technical specifications shall comply with guidance of the Ministry of Information and Communications.
Article 25. Applying exclusive creation solutions to develop internal-use software
1. While carrying out the research on the necessity of investment, after the survey on domestic and international market has been carried out, if a special creation solution or an exclusive creation solution provided by the only contractor is required for development of expected internal-use software, the main investor must report to the investment decision maker for granting permission to establish the IT advisory board to determine requirements on such internal-use software.
2. The IT advisory board must include at least three specialists with experience in software development and two specialists in the field of IT application requiring computerization by internal-use software (including foreign specialists, if necessary).
3. Operating costs of the IT advisory board shall be aggregated in the investment consultancy costs of total investment and defined by the investment decision maker at the time that permission for establishment of the IT advisory board is granted as stated in Clause 1 of this Article.
4. The Ministry of Information and Communications shall provide guidance on organization and operation of the IT advisory board as regulated in this Article.
Article 26. Authority to make appraisal of projects on IT application
1. The investment decision maker shall organize the appraisal of the project on IT application before such project is approved.
a) Ministerial-level agencies shall organize the appraisal of projects which are established under their decisions. The unit in charge of organizing the project appraisal is a specialized unit under the authority of the investment decision maker;
b) Provincial people's committees shall organize the appraisal of projects whose investments are performed under their decisions. The unit in charge of organizing the project appraisal is an authorized specialized unit;
c) District people's committees shall organize the appraisal of projects which are established under their decisions. The unit in charge of organizing the project appraisal is a budget managing unit under the authority of the investment decision maker;
d) The people's committees of commune shall organize the appraisal of projects which are established under their decisions according to the powers granted by provincial people's committees. The unit in charge of organizing the project appraisal is the unit in charge of managing the budget plans.
2. The unit in charge of organizing the project appraisal shall send the project documents for taking suggestions about the appraisal of preliminary design of the authorized entities stated in Clause 5 of this Article (except for the case the unit in charge of organizing the project appraisal is also the unit in charge of appraising the preliminary design) and take suggestions about the appraisal of project of relevant agencies. The main investor of project is not allowed to act as the unit in charge of organizing the appraisal of such project.
The unit in charge of organizing the project appraisal may contract qualified entities to provide consultancy to the appraisal of project in case of need. Costs for contracting appraisal consultants shall be extracted from the project appraisal charges.
3. During the course of project appraisal, the unit in charge of organizing the project appraisal is entitled to request the main investor to explain, provide additional documents to clearly explain about the contents of project appraisal as regulated in this Decree and relevant laws.
4. Period for carrying out the appraisal of project (including period for carrying out the appraisal of preliminary design) shall not exceed 60 working days if the project is classified in group A, 30 working days if the project is classified in group B, and 20 working days if the project is classified in group C, as of the receiving date of valid documents. In certain special cases, the period for carrying out the appraisal of project may be extended as permitted by the investment decision maker.
5. Authority to carry out the appraisal of preliminary design:
a) As for national important projects and group-A projects, the Ministry of Information and Communications shall carry out the appraisal of preliminary design;
b) As for the projects in which the investment is decided by the people’s committees of provinces, districts or communes, the Services of Information and Communications shall carry out the appraisal of preliminary designs;
c) As for the projects in which the investment is decided by ministerial-level agencies, state-owned economic groups, state-owned corporations or independent state-owned companies, the IT departments under the authority of the investment decision maker shall carry out the appraisal of preliminary designs;
d) The unit in charge of appraising the preliminary design may contract qualified consultants to provide consultancy to the appraisal of preliminary project in case of need. Costs for contracting appraisal consultants shall be extracted from the project appraisal charges.
6. Period for carrying out the appraisal of preliminary design shall not exceed 30 working days if the project is classified in group A, 15 working days if the project is classified in group B and 10 working days if the project is classified in group C, as of the receiving date of valid documents.
Article 27. Contents of appraisal of projects on IT application
1. The unit in charge of organizing the appraisal of project on IT application shall bear responsibility before the law for contents of reports on appraising results, and submit such reports on appraising results, relevant documents and draft of investment decision to the investment decision maker.
2. Contents of the appraisal of project include:
a) Consider factors for ensuring the efficiency of project, including: the necessity of investment; input factors of project; scale, technology, total investment, period and progress of project performance; analysis on finance and socio-economic efficiency of project;
b) Consider factors for ensuring the project feasibility, including: managing experience of the main investor; appraising results of preliminary design; capacity for investment capital return (if project requires capital recovery); other factors influencing on project such as national defense and security; written suggestions of relevant authorities.
3. Contents of the appraisal of preliminary design:
a) The suitability of preliminary design for technical standards in information technology sector and the suitability of basic requirements on functions and technical specifications for the infrastructure system of ministries, regulatory bodies and local governments; connection and sharing of data with other infrastructure systems;
b) Application of technical – technological standards and regulations, plans for fire prevention and fighting, operational safety and data security;
c) Conditions concerning capacity of the consulting unit and professional capacity of preliminary design chief.
1. Total investment shall be calculated and determined during the establishment of project in conformity with the contents of project and preliminary design.
2. Total investment includes:
a) Construction costs:
- Costs for installing network accessories and building IT network line and other network installation costs;
- Other relevant direct construction costs;
b) Equipment costs:
- Costs for buying IT equipment: Equipment with or without installation, special equipment which is internal-use software, auxiliary equipment and peripheral equipment;
- Costs for buying intangible assets, including system software and commercial software, to set up and standardize database for the purpose of inputting data and carrying out data entry for database, and costs for buying other intangible assets;
- Costs for training for technological transfer;
- Costs for installing equipment, setting up software, inspecting and adjusting equipment and software;
c) Project management costs include necessary costs used by the main investor to organize the management of project;
d) Investment consultancy costs: Costs for carrying out the survey and supervising the survey job; preparing the investment project; carrying out investigation and research on preparation of project, selection of solutions; costs for making preliminary design; construction design and making amendments to construction design; costs for making cost estimate/total cost estimate; costs for preparing documents on the requirements, documents on invitation for pre-qualification, bidding documents and costs for analyzing and assessing such documents for selecting consultancy contractor, construction contractor, general contractor, construction supervisor; determining quota and unit price; preparing cost estimate and total cost estimate; adjusting cost estimate and total cost estimate; costs for consultants in project management; costs for checking quality of materials and equipment; appraising quality of products; technology assessment; converting investment capital; costs for carrying out the investment consultancy and performing other consulting job;
dd) Other costs: fees and charges; insurance premium, costs for transporting equipment and workers; auditing costs; costs for verifying and approving investment capital accounting; costs for scientific and technological research relating to the project; installing and leasing transmission line; fees for registration and maintenance of domain name; and other specific costs;
e) Provision costs for unanticipated workload when the project is established and provision costs against inflation during the performance of project.
3. If such costs are not yet determined or calculated, they shall be temporarily calculated to aggregate in total investment as regulated by the Ministry of Information and Communications and the Ministry of Finance.
Article 29. Establishment of total investment of the project on IT application
1. Total investment of the project shall be determined according to one of the following methods:
a) Total investment may be calculated according to preliminary design of project. In which, the construction costs shall be calculated according to primary load defined in the preliminary design, other estimated loads and prices of materials, equipment and technological services in conformity with the market price; equipment costs shall be calculated according to the amount and categories of suitable equipment for the solutions on IT application, the market prices of equipment and other related elements (if any); other costs shall be determined by preparing cost estimate or provisionally calculated according to its percentage (%) of total construction costs, equipment costs and provision costs; provision costs shall be determined as regulated in Clause 2 of this Article;
b) Total investment may be calculated on the grounds of figures of performed projects on IT application which have equivalent economic and technical targets. If this method is used, figures of equivalent project must be converted into those at the establishing time of such project and costs that have been not yet determined in the total investment must be adjusted.
2. Provisions for unanticipated workload shall be determined on the basis of the total costs regulated in Points a, b, c, d, dd and e, Clause 2, Article 28 of this Decree. Provision costs for inflation shall be calculated on the grounds of the duration of investment period, taking into account of domestic and international price fluctuations.
Article 30. Contents of appraisal of total investment of project on IT application
1. Appraisal of total investment is a content of the appraisal of project on IT application Contents of appraisal of total investment include:
a) The suitability of the method for determination of total investment of project for features, technical specifications, technology and requirements of such project;
b) The sufficiency, reasonableness and suitability of cost items of total investment for their actual requirements;
c) Calculations of efficiency of IT application, risk factors, financial plans, capacity for return of investment capital (if recovery of investment capital is required);
d) Determination of value of total investment for ensuring the efficiency of the investment project.
2. Total investment shall be specified in the investment decision which is approved by the investment decision maker.
Article 31. Adjustment of project on IT application
1. The project on IT application to which the investment decision has been granted shall be adjusted in the following cases:
a) New factors occur and these factors may help the project achieve higher efficiency;
b) In case of force majeure: earthquake, storm, flood, whirlwind, tsunami, landslide; war or danger of war or other force majeure that cause direct influence on the project;
c) The plan for IT application that is adjusted by the competent authorities causes direct influence on the project scale and objectives.
2. If the adjustment of project causes no influence on the investment scale and objectives and is performed within approved total investment, the main investor is allowed to self-carry out the adjustment of project. If the adjustment of project causes change on preliminary design for technical solutions, technology, scale and initial investment objectives or exceeds approved total investment, the main investor must submit reports to the investment decision maker for making consideration and decision. Changed contents must be appraised before decision on adjustment of project is granted.
3. The person who makes decision on adjusting the project must bear responsibility before the law for such decision.
Article 32. Funding for establishment, appraisal or adjustment of project on IT application
1. Funding for establishment, appraisal or adjustment of project on IT application shall be provided by the source of capital of such project.
2. After the appraisal is finished, if the project is not approved, the costs for establishing, appraising or adjusting the project shall be extracted from the administrative funding source of administrative agencies or provided by funds from state budget that been allocated to the main investor for making payments.
3. The Ministry of Information and Communications shall cooperate with the Ministry of Finance to work out the stipulated charges for appraising the investment in IT application.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 60. Quy định chung về Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
Điều 61. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế sơ bộ
Điều 62. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn lập dự án
Điều 63. Điều kiện năng lực của cá nhân làm Giám đốc tư vấn quản lý dự án
Điều 64. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án
Điều 65. Điều kiện năng lực của chủ trì khảo sát
Điều 66. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khảo sát
Điều 67. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế thi công
Điều 68. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế thi công
Điều 69. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công
Điều 70. Điều kiện năng lực của chỉ huy thi công tại hiện trường
Điều 71. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát