Chương V Nghị định 102/2009/NĐ-CP: Quản lý, vận hành dự án ứng dụng công nghệ thông tin
Số hiệu: | 102/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/11/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2010 |
Ngày công báo: | 22/11/2009 | Số công báo: | Từ số 529 đến số 530 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Công nghệ thông tin, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án ứng dụng công nghệ thông tin, Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án sau:
a) Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án khi Chủ đầu tư không đủ Điều kiện năng lực;
b) Trực tiếp quản lý dự án khi Chủ đầu tư có đủ Điều kiện năng lực để quản lý dự án.
2. Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án để giúp Chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án.
Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 01 tỷ đồng thì Chủ đầu tư có thể không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, Điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để hỗ trợ quản lý dự án.
3. Trường hợp Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án, trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa hai bên. Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải có đủ Điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này.
Chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tổ chức tư vấn quản lý dự án.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cụ thể hình thức quản lý dự án và quy định chi phí quản lý dự án sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
1. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về quản lý thực hiện dự án, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc đầu tư, nghiệm thu bàn giao đưa sản phẩm của dự án vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp Luật, kể cả những công việc giao cho Ban quản lý dự án hoặc thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án thực hiện.
2. Trường hợp trực tiếp quản lý dự án, Chủ đầu tư phải phân công ít nhất một cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị phụ trách việc quản lý thực hiện dự án và giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Trường hợp thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án, Chủ đầu tư phải phân công ít nhất một cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị phụ trách việc quản lý thực hiện dự án và giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án nhằm bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung, tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
1. Chủ đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban quản lý dự án theo nguyên tắc: Phù hợp với Điều kiện thực tế của Chủ đầu tư, yêu cầu của dự án; phân định rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án; phân cấp mạnh cho Ban quản lý dự án theo tinh thần nhiệm vụ phải đi đôi với quyền hạn để giảm tối đa các thủ tục hành chính giữa Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án;
Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án, các văn bản giao nhiệm vụ và ủy quyền của Chủ đầu tư.
Chủ đầu tư phải trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn: phê duyệt thiết kế thi công và dự toán, tổng dự toán; Điều chỉnh thiết kế thi công, dự toán, tổng dự toán; trình phê duyệt thiết kế sơ bộ Điều chỉnh; kiểm tra, chấp thuận một số hợp đồng quan trọng trước khi giao cho Ban quản lý dự án ký kết; tổ chức nghiệm thu sản phẩm của dự án để đưa vào khai thác, sử dụng. Trường hợp đặc biệt, cần thiết phải uỷ quyền cho Ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên thì Chủ đầu tư phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
b) Trường hợp Chủ đầu tư không phải là đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án thì đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án có trách nhiệm cử người tham gia với Chủ đầu tư để quản lý ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư, tiếp nhận quản lý, đưa vào khai thác, sử dụng sản phẩm của dự án;
Người do đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án cử tham gia vào Ban quản lý dự án được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Ban quản lý dự án và không nhất thiết phải bảo đảm những yêu cầu về chuyên môn và kinh nghiệm nêu tại khoản 3 Điều này nhưng phải được bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (bộ môn lập và quản lý dự án).
c) Chủ đầu tư có thể giao cho một Ban quản lý dự án quản lý nhiều dự án khi có đủ Điều kiện năng lực và được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng ý.
2. Ban quản lý dự án có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ do Chủ đầu tư giao và quyền hạn do Chủ đầu tư uỷ quyền. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp Luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền;
b) Thực hiện các thủ tục và các công việc phục vụ triển khai dự án;
c) Tổ chức lập, chuẩn bị hồ sơ thiết kế thi công và dự toán, tổng dự toán, trình Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt theo quy định;
d) Tổ chức lập hồ sơ yêu cầu (hồ sơ mời thầu), tổ chức lựa chọn nhà thầu;
đ) Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo uỷ quyền của Chủ đầu tư;
e) Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công khi có đủ Điều kiện năng lực;
g) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết;
h) Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí triển khai, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành và vệ sinh công nghiệp tại hiện trường;
i) Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của dự án;
k) Lập báo cáo giám sát đánh giá đầu tư, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng;
l) Ban quản lý dự án không được thành lập các Ban quản lý dự án trực thuộc hoặc thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu để thực hiện quản lý dự án;
m) Khi Ban quản lý dự án được giao quản lý nhiều dự án thì từng dự án phải được quản lý, theo dõi, ghi chép riêng và quyết toán kịp thời sau khi kết thúc dự án theo đúng quy định;
n) Trường hợp cần thiết, Ban quản lý dự án được phép thuê các tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực, kinh nghiệm để tham gia quản lý, giám sát một số phần việc Ban quản lý dự án không có đủ Điều kiện, năng lực chuyên môn thực hiện, nhưng phải được Chủ đầu tư chấp thuận. Chi phí thuê các tổ chức, cá nhân trong trường hợp này được tính vào chi phí tư vấn đầu tư trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán của dự án.
o) Ban quản lý dự án được ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để quản lý các công việc mà tư vấn trong nước chưa đủ năng lực thực hiện hoặc khi có yêu cầu đặc biệt khác. Việc thuê tư vấn nước ngoài trong trường hợp này phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án gồm có giám đốc, các phó giám đốc, các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ; những người tham gia Ban quản lý dự án có thể làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
Giám đốc, các phó giám đốc và những người phụ trách về công nghệ thông tin, kinh tế, tài chính phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực phụ trách, có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (bộ môn lập và quản lý dự án). Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì các chức danh nêu trên có thể giao cho những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc các chuyên ngành phù hợp.
1. Chủ đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban quản lý dự án theo nguyên tắc: Phù hợp với Điều kiện thực tế của Chủ đầu tư, yêu cầu của dự án; phân định rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án; phân cấp mạnh cho Ban quản lý dự án theo tinh thần nhiệm vụ phải đi đôi với quyền hạn để giảm tối đa các thủ tục hành chính giữa Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án;
Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án, các văn bản giao nhiệm vụ và ủy quyền của Chủ đầu tư.
Chủ đầu tư phải trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn: phê duyệt thiết kế thi công và dự toán, tổng dự toán; Điều chỉnh thiết kế thi công, dự toán, tổng dự toán; trình phê duyệt thiết kế sơ bộ Điều chỉnh; kiểm tra, chấp thuận một số hợp đồng quan trọng trước khi giao cho Ban quản lý dự án ký kết; tổ chức nghiệm thu sản phẩm của dự án để đưa vào khai thác, sử dụng. Trường hợp đặc biệt, cần thiết phải uỷ quyền cho Ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên thì Chủ đầu tư phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
b) Trường hợp Chủ đầu tư không phải là đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án thì đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án có trách nhiệm cử người tham gia với Chủ đầu tư để quản lý ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư, tiếp nhận quản lý, đưa vào khai thác, sử dụng sản phẩm của dự án;
Người do đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án cử tham gia vào Ban quản lý dự án được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Ban quản lý dự án và không nhất thiết phải bảo đảm những yêu cầu về chuyên môn và kinh nghiệm nêu tại khoản 3 Điều này nhưng phải được bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (bộ môn lập và quản lý dự án).
c) Chủ đầu tư có thể giao cho một Ban quản lý dự án quản lý nhiều dự án khi có đủ Điều kiện năng lực và được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng ý.
2. Ban quản lý dự án có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ do Chủ đầu tư giao và quyền hạn do Chủ đầu tư uỷ quyền. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp Luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền;
b) Thực hiện các thủ tục và các công việc phục vụ triển khai dự án;
c) Tổ chức lập, chuẩn bị hồ sơ thiết kế thi công và dự toán, tổng dự toán, trình Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt theo quy định;
d) Tổ chức lập hồ sơ yêu cầu (hồ sơ mời thầu), tổ chức lựa chọn nhà thầu;
đ) Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo uỷ quyền của Chủ đầu tư;
e) Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công khi có đủ Điều kiện năng lực;
g) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết;
h) Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí triển khai, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành và vệ sinh công nghiệp tại hiện trường;
i) Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của dự án;
k) Lập báo cáo giám sát đánh giá đầu tư, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng;
l) Ban quản lý dự án không được thành lập các Ban quản lý dự án trực thuộc hoặc thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu để thực hiện quản lý dự án;
m) Khi Ban quản lý dự án được giao quản lý nhiều dự án thì từng dự án phải được quản lý, theo dõi, ghi chép riêng và quyết toán kịp thời sau khi kết thúc dự án theo đúng quy định;
n) Trường hợp cần thiết, Ban quản lý dự án được phép thuê các tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực, kinh nghiệm để tham gia quản lý, giám sát một số phần việc Ban quản lý dự án không có đủ Điều kiện, năng lực chuyên môn thực hiện, nhưng phải được Chủ đầu tư chấp thuận. Chi phí thuê các tổ chức, cá nhân trong trường hợp này được tính vào chi phí tư vấn đầu tư trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán của dự án.
o) Ban quản lý dự án được ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để quản lý các công việc mà tư vấn trong nước chưa đủ năng lực thực hiện hoặc khi có yêu cầu đặc biệt khác. Việc thuê tư vấn nước ngoài trong trường hợp này phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án gồm có giám đốc, các phó giám đốc, các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ; những người tham gia Ban quản lý dự án có thể làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
Giám đốc, các phó giám đốc và những người phụ trách về công nghệ thông tin, kinh tế, tài chính phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực phụ trách, có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (bộ môn lập và quản lý dự án). Riêng đối với các dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì các chức danh nêu trên có thể giao cho những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc các chuyên ngành phù hợp.
1. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ tình hình thực tế về số lượng các dự án ứng dụng công nghệ thông tin do mình đang làm Chủ đầu tư và định hướng, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của năm sau để quyết định việc chuyển đổi hoặc tổ chức lại các Ban quản lý dự án theo một trong các phương án sau đây:
a) Trường hợp các bộ, ngành, địa phương có số lượng dự án ít dẫn đến tình trạng có Ban quản lý dự án thiếu việc hoặc hết việc thì cần nghiên cứu sắp xếp, tổ chức lại các Ban quản lý dự án cho phù hợp với yêu cầu thực tế; chỉ giữ lại các Ban quản lý dự án đang quản lý các dự án dở dang hoặc các dự án đã được quyết định đầu tư trong trường hợp áp dụng hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, không để tình trạng các Ban quản lý phải chờ dự án;
Việc sắp xếp, tổ chức lại các Ban quản lý dự án thực hiện theo hướng chuyển thành doanh nghiệp tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp, giúp Chủ đầu tư thực hiện quản lý dự án thông qua hợp đồng ký với Chủ đầu tư. Căn cứ Điều kiện thực tế, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thành lập các doanh nghiệp tư vấn quản lý dự án trên cơ sở chuyển đổi từ một Ban quản lý dự án hoặc ghép nhiều Ban quản lý dự án, bảo đảm Điều kiện năng lực để quản lý các dự án theo quy định.
Đối với các Ban quản lý dự án không thể sắp xếp, chuyển đổi theo các phương án nêu trên thì bộ, ngành, địa phương ra quyết định giải thể và có trách nhiệm giải quyết dứt điểm các tồn tại của các dự án cũ và quyền lợi của cán bộ, nhân viên Ban quản lý dự án.
b) Trường hợp các Ban quản lý dự án có nguyện vọng được chuyển đổi thành doanh nghiệp tư vấn nhằm khai thác, phát huy hết năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm sẵn có của Ban quản lý dự án thì bộ, ngành, địa phương quyết định và tạo Điều kiện để các Ban quản lý dự án chuyển đổi thành doanh nghiệp tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp, và phải bảo đảm không làm gián đoạn quá trình quản lý thực hiện các dự án.
1. Chủ đầu tư lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án có đủ Điều kiện năng lực để giúp Chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án.
2. Cơ cấu, thành phần của tổ chức tư vấn quản lý dự án gồm có giám đốc tư vấn quản lý dự án, các phó giám đốc và các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn theo hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư.
Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có đủ Điều kiện năng lực theo quy định. Các phó giám đốc và những người phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ phải có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành phù hợp và có thời gian làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm.
3. Tổ chức tư vấn quản lý dự án được thuê các tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thực hiện một số phần việc quản lý dự án, nhưng phải được Chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn trong hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư.
4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp Luật và Chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình quản lý dự án.
1. Chủ đầu tư lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án có đủ Điều kiện năng lực để giúp Chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án.
2. Cơ cấu, thành phần của tổ chức tư vấn quản lý dự án gồm có giám đốc tư vấn quản lý dự án, các phó giám đốc và các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn theo hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư.
Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có đủ Điều kiện năng lực theo quy định. Các phó giám đốc và những người phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ phải có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành phù hợp và có thời gian làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm.
3. Tổ chức tư vấn quản lý dự án được thuê các tổ chức, cá nhân có đủ Điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thực hiện một số phần việc quản lý dự án, nhưng phải được Chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn trong hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư.
4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp Luật và Chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình quản lý dự án.
MANAGEMENT AND OPERATION OF PROJECT ON INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATION
Article 55. Forms of project management
1. Based on capacity conditions of entities, requirements on project on IT application, the investment decision maker shall choose one of the following forms of project management:
a) Recruit project management and consultancy organization if the main investor cannot meet capacity requirements;
b) The main investor is authorized to directly manage the project if the main investor can meet all capacity requirements.
2. If the main investor directly manages the project, a project management board is established to carry out the project management.
As for simple and small-scale projects whose total investment is under VND 10 billion, the main investor shall not establish the project management board. The main investor shall authorize a specialized unit to manage the project or contract specialist to support the project management.
3. If the main investor recruits a project management and consultancy organization, responsibilities and rights of such organization shall be performed according to the contract signed by and between the two parties. The project management and consultancy organization must meet capacity requirements as regulated in this Decree.
The main investor shall assign its specialized unit to inspect and monitor the performance of the signed contract of the project management and consultancy organization.
4. The Ministry of Information and Communications shall provide detailed guidance on forms of project management and stipulate the project management costs after reaching agreements with the Ministry of Finance.
Article 56. Responsibilities for project management of the main investor
1. The main investor shall bear responsibility for managing and performing the project, executing duties and rights from the investment preparation and investment performance till finalization of investment. The main investor shall bear responsibility for carrying out the acceptance and transfer of project's products for use, ensuring the efficiency and feasibility of project, complying with the laws. The main investor shall also bear responsibility for the works performed by the assigned project management board or project management and consultancy organization according to the signed contract.
2. In case the main investor directly mange the project, the main investor must assign at least one head of the unit in charge of carrying out the project management to perform the project management and specialized units of the main investor to provide advice to the assigned head to carry out duties and rights of the main investor, and monitor, inspect and expedite the project management board to perform assigned duties and rights.
3. In case the main investor enters into the contract with a project management and consultancy organization, the main investor must assign at least one head of the unit in charge of carrying out the project management to perform the project management and specialized units of the main investor to provide advice to the assigned head to carry out duties and rights of the main investor, and monitor and inspect the performance of the contract signed with the project management and consultancy organization for the purpose of ensuring that the project shall be performed according to approved contents, progress with high quality and efficiency.
Article 57. Duties, powers of the main investor and the project management board, if established
1. Duties, powers of the main investor:
a) Assign duties and grant powers to the project management board in the following principles: Suitability for actual conditions of the main investor and project’s requirements; responsibilities of the main investor and the project management board must be clearly determined; give great powers to the project management board to ensure that duties must go together with powers for the purpose of minimizing administrative procedures between the main investor and the project management board;
Assignment of duties and powers to the project management board must be specified in the decision on establishment of the project management board, letters of assignment and authorization of the main investor.
The main investor must directly carry out certain duties and powers as follows: approve construction design, and cost estimate and total cost estimate; adjust construction design, and cost estimate and total cost estimate; submit for approval for adjusted preliminary design; inspect and approve certain important contracts before they are delivered to the project management board; carry out the acceptance of project’s products for putting into use. In special cases, the main investor may authorize the project management board to execute the aforesaid duties and rights provided that such authorization must be reported to the investment decision maker to make consideration and decision.
b) If the main investor is not the manager and user of project’s products, the manager and user of project’s products shall assign an individual to participate in project management together with the main investor from the investment preparation till finalization of investment, including receiving and putting project’s products into use;
The individual who is assigned by the manager and user of project’s products shall participate in the project management board and be appointed to hold the position of Deputy Director of the project management board. Such individual must not meet all requirements on professional skills and experience as regulated in Clause 3 of this article but he must attend the professional training courses for management and investment in IT application (project establishment and project management subjects).
c) The main investor can assign one project management board to manage many projects if all capacity requirements have been satisfied and such assignment has been approved by the investment decision maker.
2. Duties, powers of the project management board:
a) Perform duties and powers assigned and granted by the main investor. The project management board shall bear responsibility before the main investor and legal liabilities within scope of assigned duties and authorized powers;
b) Carry out procedures and perform other works for project performance;
c) Carry out the establishment and preparation of documents concerning construction design, cost estimate and total cost estimate, and then submit them to the main investor for appraisal and approval as regulated;
d) Establish required documents (such as bidding documents) and select contractors;
dd) Negotiate and enter into contracts with qualified contractors according to the main investor’s authorization;
e) Perform the construction supervision job if all capacity requirements have been satisfied;
g) Carry out acceptance, payments and accounting according to signed contracts;
h) Manage quality, workload, progress, performance costs, requirements on fire prevention and fighting, operational safety and industrial cleaning at the construction site;
i) Carry out the acceptance and transfer of project’s products;
k) Prepare reports on investment supervision and assessment and accounting report when the project has been finished and put into operation and use;
l) The project management board shall not establish its affiliated project management boards or income-generating administrative units to be in charge of project management;
m) If the project management board is assigned to manage many projects, each project shall be separately managed, monitored and recorded. Upon the project completion, the project management board must carry out accounting in a timely manner as regulated;
n) In case of need, the project management board may recruit qualified entities to manage and supervise certain works in which the project management board cannot meet capacity requirements for performance provided that such cooperation must be approved by the main investor. The costs for contracting such entities in this case shall be aggregated in the investment consultancy costs of the total investment and total cost estimate of relevant project.
o) The project management board may enter into contracts with qualified foreign consultants to perform the works which cannot be performed by domestic consultants or to meet other special requirements. Entering into contracts with foreign consultants must be approved by the investment decision maker.
3. Organizational structure of the project management board includes director, deputy directors, specialized units; participants in the project management board may perform specialized or concurrent works.
Director, deputy directors and individuals in charge of information technology, economics, and finance must possess university’s qualifications in corresponding majors, have at least 3 years of experience in relevant specialized sectors and attended professional training courses for management and investment in IT application (project establishment and project management subjects). As for group-C projects in remote areas, the aforesaid positions may be assigned to the individuals who possess college or vocational education qualifications in corresponding majors.
Article 58. Transformation or re-organization of redundant project management boards
1. Ministries, ministerial-level agencies and people’s committees at all levels shall base on actual number of projects on IT application in which they are acting as the main investors, and orientations and plans for IT application of the following year to make decisions on transformation or re-organization of the project management boards according to one of the following plans:
a) In case ministries, regulatory bodies and local governments only have some projects resulting in the redundancy of project management boards, such project management boards must be re-arranged or re-organized in conformity with actual requirements; the project management boards that are in charge of managing in-progress projects or shall be in charge of managing projects in which the investment has been decided with the project management directly performed by the main investors shall be kept alive; it is prevented project management boards from waiting for projects;
Idle project management boards may be transformed into professional project management and consultancy enterprises to support the main investors in managing projects through contracts signed with the main investors. Based on actual conditions, ministries, regulatory bodies and local governments direct the establishment of project management and consultancy enterprises on the grounds of transformation of one project management board or consolidation of some project management boards for meeting capacity requirements on project management as regulated.
If the project management boards cannot be re-organized or transformed according to the aforesaid plans, ministries, regulatory bodies and local governments shall make dissolution decisions. Unsolved issues of previous projects as well as rights and benefits of members of relevant project management boards must be settled definitively.
b) In case project management boards want to be transformed into consultancy enterprises to use and promote their every existing professional capacity and experience, ministries, regulatory bodies and local governments shall grant decisions and facilitate such project management boards in transforming into professional project management and consultancy enterprises provided that such transformation shall not interrupt the project management.
Article 59. Duties and powers of main investor and project management and consultancy organization that is contracted by the main investor
1. The main investor shall select and enter into contract with qualified project management and consultancy organization to support the main investor in performing the project management.
2. Organizational structure of a project management and consultancy organization includes a director in charge of project management and consultancy, deputy directors and specialized divisions in conformity with duties and rights defined in the contract signed with the main investor.
Director in charge of project management and consultancy must meet capacity requirements as regulated. Deputy directors and individuals in charge of specialized works must possess university’s qualifications in corresponding majors and have at least 3 years of experience in relevant specialized sectors.
3. Project management and consultancy organization can contract qualified and experienced entities to perform certain works of project management provided that such contract must be approved by the main investor and in conformity with duties and rights defined in the contract signed by the project management and consultancy organization with the main investor.
4. The project management and consultancy organization must bear responsibility before the law and the investor for all contents committed in the signed contract, and must compensate for damages caused by such organization’s faults during the project management.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 60. Quy định chung về Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
Điều 61. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế sơ bộ
Điều 62. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn lập dự án
Điều 63. Điều kiện năng lực của cá nhân làm Giám đốc tư vấn quản lý dự án
Điều 64. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án
Điều 65. Điều kiện năng lực của chủ trì khảo sát
Điều 66. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khảo sát
Điều 67. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế thi công
Điều 68. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế thi công
Điều 69. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công
Điều 70. Điều kiện năng lực của chỉ huy thi công tại hiện trường
Điều 71. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát