Chương 2 Luật viễn thông năm 2009: Kinh doanh viễn thông
Số hiệu: | 41/2009/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 23/11/2009 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 27/03/2010 | Số công báo: | Từ số 133 đến số 134 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
30/06/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kinh doanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông.
Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cho thuê phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
2. Việc kinh doanh dịch vụ viễn thông phải theo các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải theo các quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng còn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thông, các cơ sở, điểm phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác;
c) Thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác để bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
d) Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông;
đ) Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy hoạch tài nguyên viễn thông và quy định quản lý tài nguyên viễn thông;
e) Thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao và đóng góp tài chính vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam;
g) Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; bảo đảm tính đúng, đủ, chính xác giá cước theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
h) Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
i) Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông về hoạt động của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của nội dung và số liệu báo cáo.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Được sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông theo đúng quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
b) Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông;
c) Tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;
d) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật thương mại, đại lý dịch vụ viễn thông còn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông;
2. Thực hiện việc cung cấp, bán lại dịch vụ viễn thông theo quy định của Luật này;
3. Từ chối cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
5. Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ viễn thông và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp viễn thông đó;
6. Thực hiện thời gian cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của chính quyền địa phương;
7. Cung cấp dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông.
1. Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông;
c) Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
d) Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
đ) Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra;
g) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá cước dịch vụ viễn thông;
h) Bồi thường thiệt hại trực tiếp do lỗi của mình gây ra cho doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông;
i) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin truyền, đưa, lưu trữ trên mạng viễn thông;
k) Không được sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông để kinh doanh dịch vụ viễn thông.
2. Thuê bao viễn thông có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Thiết kế, lắp đặt hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thiết kế, lắp đặt thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ trong phạm vi địa điểm mà mình sử dụng cho đến điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng;
b) Thực hiện quy định về quản lý tài nguyên viễn thông và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông;
c) Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin của thuê bao cho doanh nghiệp viễn thông khi giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
d) Bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã và thiết bị đầu cuối thuê bao của mình;
đ) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Nhà nước nắm cổ phần chi phối trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng do Nhà nước nắm cổ phần chi phối.
2. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ vốn hoặc cổ phần tối đa một tổ chức, cá nhân được quyền nắm giữ trong hai hoặc nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh trong một thị trường viễn thông để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.
1. Hoạt động đầu tư trong kinh doanh dịch vụ viễn thông phải theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư.
2. Hình thức, điều kiện đầu tư nước ngoài và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông phải theo các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Chính phủ quy định chi tiết hình thức, điều kiện đầu tư nước ngoài và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
3. Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư lần đầu kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
b) Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư đã có;
b) Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này.
5. Doanh nghiệp Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này và không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư, thẩm tra đầu tư.
6. Hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông ra nước ngoài phải theo các quy định của pháp luật về đầu tư của Việt Nam và nước tiếp nhận đầu tư.
1. Doanh nghiệp viễn thông không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh.
2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Bù chéo dịch vụ viễn thông để cạnh tranh không lành mạnh;
b) Sử dụng ưu thế về mạng viễn thông, phương tiện thiết yếu để cản trở việc xâm nhập thị trường, hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác;
c) Sử dụng thông tin thu được từ doanh nghiệp viễn thông khác vào mục đích cạnh tranh không lành mạnh;
d) Không cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp viễn thông khác thông tin kỹ thuật về phương tiện thiết yếu và thông tin thương mại liên quan cần thiết để cung cấp dịch vụ viễn thông.
3. Doanh nghiệp viễn thông hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu phải thực hiện thống kê, kế toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế để xác định giá thành dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.
4. Từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng mà Nhà nước cần quản lý cạnh tranh, Danh mục doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu; quy định và tổ chức thực hiện biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
5. Các doanh nghiệp viễn thông khi tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường dịch vụ liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông trước khi tiến hành tập trung kinh tế.
6. Việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật cạnh tranh trong hoạt động viễn thông phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Công thương quy định chi tiết việc thực hiện các khoản 1, 5 và 6 Điều này.
TELECOMMUNICATIONS BUSINESS
Article 13. Forms of telecommunications business
1. Telecommunications business means provision of telecommunications services and trading in telecommunications commodities.
The provision of telecommunications services means investment in the public telecommunications infrastructure and provision of telecommunications services for the profit purpose.
The trading in telecommunications commodities means investment, manufacture, sale and purchase, or lease of telecommunications software, supplies and equipment for the profit purpose.
2. The provision of telecommunications services shall comply with this Law and other relevant laws.
The trading in telecommunications commodities shall comply with Articles 51 and 52 of this Law and other relevant laws.
Article 14. Rights and obligations of telecommunications businesses
1. Apart from the rights and obligations provided in the Law on Enterprises, service providers without network infrastructure also have the following rights and obligations:
a/ To build, install and own systems of telecommunications equipment and transmission lines within locations of their public service establishments and points for providing telecommunications services to users;
b/ To hire transmission lines for interconnection of their systems of telecommunications equipment and public service establishments and points and logging of these systems to public telecommunications networks of other telecommunications businesses:
c/To hire transmission lines or buy telecommunications flows of other telecommunications businesses for resale to telecommunications service users;
d/To sublease telecommunications infrastructure to other telecommunications businesses;
e/ To be distributed the telecommunications resources under the telecommunications resource planning and regulations on management of telecommunications resources;
f/To perform public-utility telecommunications tasks assigned by the State and make financial contributions to the Vietnam Fund for Public-Utility Telecommunications Services;
g/ To lake responsibility for the quality of services according to registered or announced standards; to ensure the correct, adequate and accurate calculation of service charges under telecommunications service contracts;
h/To submit to the control by competent state agencies and comply with regulations on assurance of safety of telecommunications infrastructure and information security;
i/ To report, on a periodical basis or at the request of the specialized management agency in charge of telecommunications, on their operations; and to take responsibility for the accuracy and timeliness of reported contents and data.
2. Providers of network infrastructure services have the following rights and obligations:
a/ To use the space, ground surface, underground space, river bed and sea bed for building telecommunications infrastructure under the planning, technical standards and regulations;
b/To lease telecommunications infrastructure to other telecommunications businesses:
c/ To participate in providing public-utility telecommunications services:
d/ Other rights and obligations provided in Clause 1 of this Article.
Article 15. Rights and obligations of telecommunications service agents
Apart from the rights and obligations provided in the Commercial Law. telecommunications service agents also have the following rights and obligations:
To set up systems of terminal equipment at places used for provision of telecommunications services to users as agreed in telecommunications service agency contracts;
To provide or resell telecommunications services under this Law;
To refuse providing telecommunications services to users violating Article 12 of this Law or at the request of competent state agencies;
To comply with regulations on assurance of safety of telecommunications infrastructure and information security;
To request telecommunications businesses entering into telecommunications service agency contracts to guide and supply information on telecommunications services and submit to inspection and control by these telecommunications businesses;
To provide telecommunications services within time limits set by local administrations:
To provide telecommunications services of quality and at charge rates indicated in telecommunications service agency contracts.
Article 16. Rights and obligations of telecommunications service users and telecommunications subscribers
1. Telecommunications service users have the following rights and obligations:
a/ To select telecommunications businesses or telecommunications service agents for entry into telecommunications use contracts:
b/To request telecommunications businesses and telecommunications service agents to provide necessary information related to the use of or telecommunications services;
c/ To use or telecommunications services of quality and at charge rates indicated in telecommunications service use contracts:
d/ To refuse using some or all telecommunications services under telecommunications service use contracts;
e/ To have their private information kept confidential under law;
f/To complain about service charge rates and quality; to be refunded service charges or enjoy compensations for other direct damage caused by telecommunications businesses or telecommunications service agents;
g/ To pay fully and on time telecommunications service charges;
h/ To pay compensations for direct damage caused by them to telecommunications businesses or telecommunications service agents;
i/ To take responsibility before law for information transmitted, sent or stored on telecommunications networks:
j/ To refrain from using their telecommunications infrastructure to commercially provide telecommunications services.
2. Telecommunications subscribers have the following rights and obligations:
a/ To design and install or hire other organizations or individuals to design and install subscriber terminal equipment and intranets from their places of service use to the terminal point of the public telecommunications network;
b/ To comply with regulations on management of telecommunications resources and telecommunications technical standards and regulations;
c/To provide adequate and accurate their vital information to telecommunications businesses upon entry into telecommunications service use contracts;
d/To protect their passwords, keywords and subscriber terminal equipment;
e/ The rights and obligations provided in Clause 1 of this Article.
Article 17. Ownership in the provision of telecommunications services
1. The State holds dominant shares in telecommunications service providers with network infrastructure which are particularly important to operation of the entire national telecommunications infrastructure and exert direct effects on socio-economic development and defense and security maintenance.
The Prime Minister promulgates the list of service providers with network infrastructure in which the State holds controlling shares.
2. The Government shall specify the maximum equity or share level which an organization or individual is allowed to hold in two or more other telecommunications businesses which all conduct business in the same telecommunications service market in order to assure fair competition.
Article 18. Investment in commercial provision of telecommunications services
Investment in commercial provision of telecommunications services shall comply with this Law and the law on investment.
2. Forms and conditions of foreign investment and capital contribution caps of foreign investors in telecommunications services shall comply with Vietnamese laws and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
The Government shall specify forms and conditions of foreign investment and maximum capital contribution caps of foreign investors in telecommunications services.
3. Foreign investors that make first-time investments in the provision of telecommunications services in Vietnam shall:
a/ Have investment projects and carry out procedures for investment registration or verification at state management agencies in charge of investment to obtain investment certificates, which concurrently serve as business registration certificates:
b/ Apply for licenses for provision of telecommunications services under Articles 34, 35 and 36 of this Law.
4. Foreign-invested businesses established in Vietnam and conducting investment in the provision of telecommunications services shall:
a/ Carry out procedures for modifying or supplementing their existing business registration certificates or investment certificates;
b/ Apply for licenses for provision of telecommunications services under Articles 34. 35 and 36 of this Law.
5. Vietnamese businesses without foreign investment and domestic investors conducting investment in the provision of telecommunications services shall:
a/ Make the business registration under the Law on Enterprises and other relevant laws:
b/ Apply for licenses for provision of telecommunications services under Articles 34, 35 and 36 of this Law without having to carry out procedures for investment registration and verification.
6. Offshore investment in the provision of telecommunications services shall comply with laws on investment of Vietnam and host countries.
Article 19. Competition in the provision of telecommunications services
1. Telecommunications businesses may not take acts of competition suppression or unfair competition as specified in the Law on Competition.
2. Apart from Clause I of this Article, telecommunications businesses or groups of telecommunications businesses that dominate the market and telecommunications businesses that possess essential devices shall refrain from taking the following acts:
a/ Clearing telecommunications services among them for the unfair competition purpose:
b/ Taking advantage of their telecommunications networks and essential devices to impede the market penetration or limit or cause troubles to provision of telecommunications services by other telecommunications businesses;
c/ Using information obtained from other telecommunications businesses for the unfair competition purpose;
d/ Failing to promptly provide to other telecommunications businesses technical information on essential devices and relevant commercial information necessary for the provision of telecommunications services.
3. Telecommunications businesses or groups of telecommunications businesses that dominate the market or telecommunications businesses that possess essential devices shall make statistics on and conducting separate accounting of telecommunications services with dominant market shares to determine costs of these telecommunications services.
4. In each period, the Ministry of Information and Communications shall promulgate a list of telecommunications businesses and groups of telecommunications businesses that dominate the market in important telecommunications services subject to competition management by the State, and a list of telecommunications businesses that possess essential devices; and devise and apply management measures to promote competition and assure fair competition in the provision of telecommunications services.
5. Before embarking on the economic concentration, telecommunications businesses that have combined market share of 30-50% on the relevant service market shall notify it to the specialized management agency in charge of telecommunications.
6. The enforcement of the provisions of Clause 1, Article 25 of the Law on Competition in telecommunications activities shall be approved in writing by the Minister of Information and Communications.
7. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Industry and Trade shall specify the implementation of Clauses 1. 5 and 6 of this Article.