Chương 5 Luật các tổ chức tín dụng 1997: Kiểm soát đặc biệt, phá sản, giải thể, thanh lý
Số hiệu: | 07/1997/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 12/12/1997 | Ngày hiệu lực: | 01/10/1998 |
Ngày công báo: | 10/02/1998 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng của mình, tổ chức tín dụng phải báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục.
1. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
3. Tổ chức tín dụng có thể được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong những trường hợp sau đây:
a) Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
b) Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
c) Khi số lỗ luỹ kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
2. Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt gồm những nội dung sau đây:
a) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
b) Lý do kiểm soát đặc biệt;
c) Họ, tên thành viên và nhiệm vụ cụ thể của Ban kiểm soát đặc biệt;
d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt.
3. Quyết định kiểm soát đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn để phối hợp thực hiện.
4. Không đưa ra công luận khi một tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
1. Ban kiểm soát đặc biệt có những nhiệm vụ sau đây:
a) Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động;
b) Chỉ đạo và giám sát việc triển khai các giải pháp được nêu trong phương án củng cố tổ chức tín dụng đã được Ban kiểm soát đặc biệt thông qua;
c) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện phương án củng cố tổ chức tín dụng.
2. Ban kiểm soát đặc biệt có những quyền hạn sau đây:
a) Đình chỉ những hoạt động không phù hợp với phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua, các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng có thể gây phương hại đến lợi ích của người gửi tiền;
b) Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;
c) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua;
d) Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt;
đ) Kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về khoản cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
3. Ban kiểm soát đặc biệt chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện việc kiểm soát đặc biệt.
1. Xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng trình Ban kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó;
2. Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 94 của Luật này;
3. Chấp hành các yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng.
Trong trường hợp cấp bách, để bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi của khách hàng, tổ chức tín dụng có thể được các tổ chức tín dụng khác hoặc Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt. Khoản vay đặc biệt này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng.
1. Việc kiểm soát đặc biệt được kết thúc trong các trường hợp sau đây:
a) Hết hạn kiểm soát đặc biệt mà không được gia hạn;
b) Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường;
c) Trước khi kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất;
d) Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản.
2. Việc kết thúc kiểm soát đặc biệt được thực hiện bằng một quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quyết định này được thông báo cho các cơ quan liên quan.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng mà tổ chức tín dụng đó vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thì có thể bị Toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp.
Tổ chức tín dụng giải thể trong các trường hợp sau đây:
1. Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
2. Khi hết hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
3. Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.
1. Trong trường hợp tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá sản, việc thanh lý của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
2. Khi giải thể theo điều 99 của Luật này, tổ chức tín dụng phải tiến hành thanh lý ngay dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
3. Mọi chi phí liên quan đến việc thanh lý do tổ chức tín dụng bị thanh lý chịu.
SPECIAL CONTROL, BANKRUPTCY, DISSOLUTION AND LIQUIDATION
Article 91.- Reporting on reimbursement difficulties
When facing a risk of loosing its ability to reimburse customers, a credit institution shall have to immediately report to the State Bank on its present financial status, causes and measures already taken and to be taken to overcome the situation.
Article 92.- Application of special control
1. Special control is the placing of a credit institution under the direct control of the State Bank because such credit institution faces a risk of loosing its ability of reimbursement or ability of payment..
2. The State Bank shall have to inspect and discover in time cases facing the risk of loosing the ability of reimbursement or the ability of payment.
3. A credit institution may be placed in the state of special control in the following cases:
a/ Facing the risk of loosing its reimbursement ability;
b/ Facing the risk of loosing its payment ability due to irrecoverable debts ;
c/ When the amount of its cumulative losses exceeds 50% of the total actual statutory capital and funds.
Article 93.- Decision on special control
1. The Governor of the State Bank shall issue the decision to place a credit institution in the state of the special control.
2. The decision to place a credit institution in the state of the special control includes the following details:
a/ The name of the credit institution to be placed under special control;
b/ Reason(s) for the special control;
c/ The full names of the members of the special control commission and their specific tasks;
d/ Duration of the special control.
3. The decision on special control shall be notified by the State Bank to the competent State agency and concerned local agencies for coordinated implementation.
4. The placing of a credit institution in the state of special control shall not be made public.
Article 94.- Tasks, powers and responsibilities of the special control commission
1. The special control commission shall have the following tasks:
a/ To direct the Managing Board, the Control Board, the general director (director) of the credit institution placed in the state of special control to formulate the plan on strengthening its organization and operation;
b/ To direct and supervise the application of the measures mentioned in the plan on strengthening the credit institution already approved by the special control commission;
c/ To report to the State Bank on the situation of operation and the result of the execution of the plan on strengthening the credit institution.
2. The special control commission shall have the following powers:
a/ To suspend the operations which are inconsistent with the already approved plan on strengthening the organization and operation, with the regulations on safety in banking activities, which may harm the interests of depositors;
b/ To temporarily suspend the rights to administer, manage and control the credit institution of the members of the Managing Board, the Control Board, the general director (director), the deputy general director (director), if deemed necessary;
c/ To request the Managing Board, the general director (director) to dismiss or suspend the work of the people who commit acts of law offenses or fail to abide by the already approved plan on strengthening the organization and operation.
d/ To propose the Governor of the State Bank to extend or terminate the duration of special control;
e/ To make recommendations to the Governor of the State Bank on special loans to credit institutions.
3. The special control commission shall take responsibility for its decisions in the course of exercising the special control.
Article 95.- Duties of the credit institution under the special control
The Managing Board, the Control Board and the general director (director) of the credit institution under the special control shall have the responsibility to:
1. To draw up a plan on strengthening the organization and operation of the credit institution and submit it to the special control commission for approval and organizing the execution of such plan;
2. To continue to manage, supervise and run the operations and ensure safety for the assets of the credit institution, except for cases specified in Point b, Clause 2, Article 94 of this Law;
3. To respond to the requests of the special control commission regarding the organization, management, supervision and running of the credit institution.
In case of emergency, to ensure the ability to reimburse deposits to its customers, a credit institution may be provided with special loans by other credit institutions or the State Bank. Priority shall be given to the repayment of these special loans prior to all other debts of the credit institution.
Article 97.- Termination of special control
1. The special control shall terminate in the following cases:
a/ Upon the expiration of the special control duration without extension;
b/ The operations of the credit institution return to normal;
c/ Before the expiration of the special control duration, the credit institution is merged or consolidated;
d/ The credit institution falls into the state of bankruptcy.
2. The special control shall be terminated by a decision of the Governor of the State Bank. This decision shall be notified to the concerned agencies.
Section 2. BANKRUPTCY, DISSOLUTION, LIQUIDATION
Article 98.- Bankruptcy of credit institutions
After the State Bank issues a document on the non-application or termination of the application of the measures to rehabilitate the payment ability of a credit institution but such credit institution still loses its ability to pay mature debts, a Court may start procedures to settle the request for declaring the credit institution bankrupt in accordance with the Law on Enterprises' Bankruptcy.
Article 99.- Dissolution of credit institutions
A credit institution may dissolve in the following cases:
1. The credit institution voluntarily applies for the dissolution if it is able to pay all debts and the State Bank so approves.
2. Upon the expiration of the operating duration the credit institution does not apply for extension or applies for extension but such extension is rejected by the State Bank.
3. The credit institution has its establishment and operation license revoked.
Article 100.- Liquidation of credit institutions
1. In case a credit institution is declared bankrupt, it shall be liquidated in accordance with the legislation on enterprises' bankruptcy.
2. When dissolving in accordance with Article 98 of this Law, the credit institution must conduct liquidation under the supervision of the State Bank.
3. All costs related to the liquidation shall be incurred by the liquidated credit institution.