Chương 3 Luật các tổ chức tín dụng 1997: Hoạt động của tổ chức tín dụng
Số hiệu: | 07/1997/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 12/12/1997 | Ngày hiệu lực: | 01/10/1998 |
Ngày công báo: | 10/02/1998 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Các tổ chức tín dụng được vay vốn của nhau và của tổ chức tín dụng nước ngoài.
Tổ chức tín dụng là ngân hàng được vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định tại Điều 30 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
2. Tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
Việc cho vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận.
1. Tổ chức tín dụng chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ để cho vay.
2. Tổ chức tín dụng cho vay trên cơ sở có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba; không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay.
3. Việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
4. Tổ chức tín dụng nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ. Tổn thất do nguyên nhân khách quan của các khoản cho vay này được Chính phủ xử lý.
1. Tổ chức tín dụng được yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay.
2. Tổ chức tín dụng phải tổ chức việc xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa các khâu thẩm định và quyết định cho vay.
3. Tổ chức tín dụng phải kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.
1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.
2. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thoả thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền:
a) Bán tài sản cầm cố để thu hồi nợ; chuyển nhượng, bán tài sản thế chấp để thu hồi vốn trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
c) Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng và người bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp khách hàng vay hoặc người bảo lãnh không trả được nợ do bị phá sản, việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
4. Tổ chức tín dụng được miễn, giảm lãi suất, phí; gia hạn nợ; mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Việc đảo nợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Tổ chức tín dụng phải lưu giữ hồ sơ tín dụng bao gồm:
a) Hợp đồng tín dụng và tài liệu ghi rõ mục đích sử dụng vốn, căn cứ pháp lý về tài sản bảo đảm (nếu có);
b) Báo cáo thực trạng tài chính của khách hàng, của người bảo lãnh;
c) Quyết định cấp tín dụng có chữ ký của người có thẩm quyền; trong trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản, ghi rõ quyết định được thông qua;
d) Những tài liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến hợp đồng tín dụng.
2. Thời hạn lưu trữ hồ sơ tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Khách hàng vay có những quyền sau đây:
a) Từ chối các yêu cầu của tổ chức tín dụng không đúng với các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;
b) Khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay không có căn cứ và các vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật.
2. Khách hàng vay có những nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu này;
b) Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;
c) Trả nợ gốc và lãi tiền vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng hợp đồng tín dụng.
1. Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Người chủ sở hữu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác phải chuyển giao ngay mọi quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh từ các giấy tờ đó cho tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Tổ chức tín dụng được thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong trường hợp chủ sở hữu các giấy tờ đó không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đồng tín dụng.
3. Các tổ chức tín dụng được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho nhau.
4. Tổ chức tín dụng là ngân hàng có thể được Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu và cho vay trên cơ sở cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã được chiết khấu.
5. Việc chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác để cấp tín dụng trong hệ thống các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quy định.
1. Tổ chức tín dụng được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.
2. Tổ chức tín dụng được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân.
3. Chỉ các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế mới được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài.
1. Tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh có những quyền sau đây:
a) Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu về khả năng tài chính và những tài liệu liên quan đến giao dịch được bảo lãnh;
b) Yêu cầu khách hàng phải có bảo đảm cho việc bảo lãnh của mình; c) Thu phí dịch vụ bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
d) Kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh;
đ) Từ chối bảo lãnh đối với các khách hàng không đủ uy tín.
2. Tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện cam kết đối với người nhận bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.
Người được bảo lãnh có những nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin và tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh theo yêu cầu của tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh;
2. Thực hiện đúng cam kết của mình đối với người nhận bảo lãnh và tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh;
3. Chịu sự kiểm soát của tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh đối với mọi hoạt động liên quan đến nghĩa vụ được bảo lãnh;
4. Nhận nợ và hoàn trả gốc, lãi cùng chi phí phát sinh mà tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh đã trả thay theo cam kết bảo lãnh.
1. Hoạt động cho thuê tài chính đối với tổ chức, cá nhân được thực hiện qua công ty cho thuê tài chính.
2. Công ty cho thuê tài chính (sau đây gọi là bên cho thuê) sở hữu tài sản cho thuê. Khi kết thúc hợp đồng, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo thoả thuận trong hợp đồng cho thuê.
3. Bên thuê và bên cho thuê không được đơn phương huỷ hợp đồng cho thuê.
1. Bên cho thuê có những quyền sau đây:
a) Mua, nhập khẩu trực tiếp tài sản theo yêu cầu của bên thuê;
b) Yêu cầu bên thuê bồi thường mọi thiệt hại do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo quản, sửa chữa, thanh toán tiền bảo hiểm tài sản thuê trong thời hạn cho thuê;
c) Thu hồi tài sản cho thuê và yêu cầu bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê khi vi phạm hợp đồng cho thuê.
2. Bên cho thuê có những nghĩa vụ sau đây:
a) Ký hợp đồng mua tài sản, hoàn tất các thủ tục nhập khẩu tài sản, thanh toán toàn bộ tiền mua tài sản cho thuê;
b) Bồi thường thiệt hại cho bên thuê trong trường hợp bên cho thuê vi phạm hợp đồng cho thuê
1. Bên thuê có những quyền sau đây:
a) Lựa chọn, thương lượng và thoả thuận với người bán về đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, việc bảo hiểm, cách thức và thời hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài sản thuê;
b) Trực tiếp nhận tài sản thuê từ người bán theo thoả thuận trong hợp đồng mua tài sản;
c) Lựa chọn việc tiếp tục thuê hoặc mua tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng cho thuê.
2. Bên thuê có những nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê; không được chuyển quyền sử dụng tài sản thuê cho cá nhân, tổ chức khác nếu không được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;
b) Trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê và thanh toán các chi phí liên quan đến việc nhập khẩu, thuế, bảo hiểm đối với tài sản thuê;
c) Chịu mọi rủi ro về việc mất mát, hư hỏng đối với tài sản thuê và những rủi ro mà tài sản thuê gây ra đối với tổ chức, cá nhân khác;
d) Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê;
đ) Khi hết hạn thuê, bên thuê mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo thoả thuận trong hợp đồng cho thuê;
e) Bên thuê không được dùng tài sản thuê để cầm cố, thế chấp hoặc để bảo đảm cho bất kỳ một nghĩa vụ tài chính nào.
Tổ chức tín dụng hợp tác được huy động vốn của các thành viên và của các tổ chức, cá nhân để cho các thành viên vay. Việc cho các đối tượng không phải là thành viên vay phải được Đại hội thành viên hoặc Đại hội đại biểu chấp thuận và không được vượt quá tỷ lệ tối đa do Ngân hàng Nhà nước quy định.
1. Tổ chức tín dụng được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tại các tổ chức tín dụng khác.
2. Tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Tổ chức tín dụng là ngân hàng được mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước. Khách hàng được chọn một ngân hàng để mở tài khoản giao dịch chính.
Tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện các dịch vụ thanh toán sau đây:
1. Cung ứng các phương tiện thanh toán;
2. Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;
3. Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép;
4. Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
5. Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Tổ chức tín dụng được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
Ngân hàng được tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Tổ chức tín dụng được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng được kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Tổ chức tín dụng được quyền uỷ thác, nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
Tổ chức tín dụng không được trực tiếp kinh doanh bất động sản.
1. Tổ chức tín dụng được lập công ty độc lập để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng được cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng.
Tổ chức tín dụng được cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với những người sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;
b) Người thẩm định, xét duyệt cho vay;
c) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc). 2. Các quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hợp tác.
3. Tổ chức tín dụng không được chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng.
1. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:
a) Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng; Kế toán trưởng, Thanh tra viên;
b) Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;
c) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này sở hữu trên 10% vốn Điều lệ của doanh nghiệp đó.
2. Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
1. Giới hạn cho vay đối với một khách hàng được quy định như sau: a) Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác;
b) Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng được cho vay hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
c) Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định mức cho vay tối đa đối với từng trường hợp cụ thể.
2. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một tổ chức tín dụng không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong một doanh nghiệp, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong tất cả các doanh nghiệp không được vượt quá mức tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
1. Tổ chức tín dụng phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:
a) Khả năng chi trả được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản "Có" có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản "Nợ" phải thanh toán tại một thời điểm nhất định của tổ chức tín dụng;
b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có so với tài sản "Có", kể cả các cam kết ngoại bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro;
c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;
d) Tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các tỷ lệ nói tại khoản 1 Điều này đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
3. Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần phải trừ khỏi vốn tự có khi tính toán các tỷ lệ an toàn.
1. Tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Khoản dự phòng rủi ro này phải được hạch toán vào chi phí hoạt động.
2. Việc phân loại tài sản "Có", mức trích, phương pháp lập khoản dự phòng và việc sử dụng khoản dự phòng để xử lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ tài chính.
3. Trong trường hợp tổ chức tín dụng thu hồi được vốn đã được xử lý bằng khoản dự phòng rủi ro, số tiền thu hồi này được coi là doanh thu của tổ chức tín dụng.
OPERATION OF CREDIT INSTITUTIONS
Section 1. CAPITAL MOBILIZATION
1. Banks are entitled to take deposits from organizations, individuals and other credit institutions in the forms of demand deposits, time deposits and other types of deposits.
2. Non-bank credit institutions are entitled to take deposits with a term of one year or more from organizations and individuals as stipulated by the State Bank.
Article 46.- Issuance of valuable papers
When approved by the State Bank, credit institutions are allowed to issue certificates of deposits, bonds and other valuable papers so as to mobilize capital from organizations and individuals inside and outside the country.
Article 47.- Capital borrowing among credit institutions
Credit institutions are entitled to borrow capital from each other and from foreign credit institutions.
Article 48.- Borrowing capital from the State Bank
Credit institutions that are banks may borrow capital from the State Bank in the form of capital re-allocation under Article 30 of the Law on the State Bank.
Article 49.- Granting of credit
Credit institutions are entitled to grant credit to organizations and individuals in the forms of loans, discounting of commercial papers and other valuable papers, guaranty, financial leasing and other forms as stipulated by the State Bank.
1. Credit institutions may provide short-term loans for organizations and individuals to meet the need of capital for production, business, service and daily life.
2. Credit institutions may provide medium- and long-term loans for organizations and individuals to realize investment projects on developing production, business and services and improving the people's living conditions.
The lending must be established in a credit contract. The credit contract must contain the lending conditions, the loan use purpose, the form of loan, the loan amount, the interest rate, the loan duration, the security form, the value of the property as security, the mode of debt repayment and other commitments agreed upon by the involved parties.
Article 52.- Security of loans
1. Credit institutions shall take the initiative in seeking feasible and effective production and business projects which are capable of repaying debts so as to provide loans for.
2. Credit institutions shall provide loans which are secured with pledged or mortgaged property of borrowing customers, or with the third party's guaranty; shall not be allowed to provide loans which are pledged with the shares of the lending credit institution.
3. The provision of loans secured with the property formed from the borrowed capital and the provision of loans not secured with the customers' property shall comply with the stipulations of the Government.
4. State credit institutions may provide unsecured loans as designated by the Government. Losses of these loans due to objective reasons shall be handled by the Government.
Article 53.- Consideration and approval of loans and inspection of the use of loans
1. Credit institutions are entitled to request customers to supply documents proving the feasibility of their business plans, their financial capabilities and those of the guarantor before deciding the lending.
2. Credit institutions shall have to organize the consideration and approval of loans on the principle of assignment of responsibilities between the loan evaluation and decision phases.
3. Credit institutions must inspect and supervise the process of borrowing capital, using loans and repaying debts by their customers.
Article 54.- Loan termination, debt handling and adjustment of interest rates
1. A credit institution shall be entitled to terminate a loan and recover debts ahead of schedule when discovering that a customer has provided false information or breached the credit contract.
2. In case a customer fails to pay a due debt, if the involved parties do not otherwise agree, the credit institution shall be entitled to:
a/ Sell the pledged property to recover the debt; assign or sell the mortgaged property to recover the capital within a given time limit prescribed by law;
b/ Request the guarantor to perform the guaranty obligation;
c/ Initiate a lawsuit against the customer who has breached the credit contract and/or the guarantor in accordance with the provisions of law.
3. In cases where a borrower or a guarantor fails to pay a debt due to bankruptcy, the recovery of debt by the credit institution shall comply with the provisions of legislation on enterprises' bankruptcy.
4. Credit institutions are entitled to interest rate and/or fee exemption or reduction; to rollover of debts, sale or purchase of debts in accordance with the regulations of the State Bank. The renewal of debts shall comply with the stipulations of the Government.
Article 55.- Filing of credit dossiers
1. Credit institutions must file credit dossiers, including:
a/ Credit contracts and documents clearly stating the use purpose of loans, legal basis of secured properties (if any);
b/ Reports on the financial status of customers and guarantors;
c/ Credit-granting decisions signed by competent persons; in case such a decision is made collectively, there must be a written report clearly stating that the decision has been adopted;
d/ Documents derived from the use of loans and related to credit contracts.
2. The time limit for filing of credit dossiers shall comply with the provisions of law.
Article 56.- Rights and obligations of the borrowers
1. A borrower shall have the following rights:
a/ To reject any requests of a credit institution which are not in compliance with the provisions of the credit contract;
b/ To complain or initiate lawsuits against groundless refusal of loans and violations of the credit contract in accordance with the provisions of law.
2. A borrower shall have the following obligations:
a/ To provide sufficient and truthful information and documents related to the borrowing and to be accountable for the accuracy of such information and documents;
b/ To use the loan for the right purpose and strictly observe other contents agreed upon in the credit contract;
c/ To pay debt principal and interest as agreed upon in the credit contract;
d/ To be answerable before law for failing to correctly perform the credit contract.
Article 57.- Discounting, re-discounting and pledging of commercial papers and other short-term valuable papers
1. Credit institutions are entitled to grant credit in the form of discounting commercial papers and other short-term valuable papers. Owners of commercial papers and other short-term valuable papers must immediately transfer all legitimate rights and interests derived therefrom to the credit institutions.
2. Credit institutions are entitled to grant credit in the form of pledging commercial papers and other short-term papers. Credit institutions are entitled to exercise the legitimate rights and enjoy the legitimate interests derived therefrom in case the owners of such papers fail to fulfill the commitments made in the credit contracts.
3. Credit institutions are entitled to re-discount and pledge commercial papers and other short-term valuable papers among themselves.
4. Credit institutions which are banks may enjoy re-discounts and loans from the State Bank on the basis of pledging already discounted commercial papers and other short-term valuable papers.
5. The discounting, re-discounting and pledge of commercial papers and other short-term valuable papers for granting credits within the system of credit institutions shall be stipulated by the State Bank.
1. Credit institutions are entitled to guarantee with their financial prestige and capability for the guarantee.
2. Credit institutions are entitled to guarantee loans, payment, performance of contracts, bid participation and other forms of bank guaranty for organizations and individuals.
3. Only banks which are allowed to perform the international payment can issue loan guaranty, payment guaranty and other forms of bank guaranty to the guarantees that are foreign organizations and individuals.
Article 59.- Rights and obligations of guaranteeing credit institutions
1. A credit institution that makes a guaranty shall have the following rights:
a/ To request customers to supply documents on their financial capability and documents related to the guaranteed transactions;
b/ To request customers to secure its guaranty;
c/ To collect guaranty service fees according to the regulations of the State Bank;
d/ To supervise the performance of obligation by the guaranteed;
e/ To refuse guaranty for customers who lack prestige.
2. Guaranteeing credit institutions are obliged to fulfill their commitments toward the guarantee when the guaranteed fails to perform or fulfill his/her obligations.
Article 60.- Obligations of the guaranteed
The guaranteed shall have the following obligations:
1. To supply sufficient and accurate information and documents related to the guaranty at the request of the guaranteeing credit institution.
2. To fulfill his/her commitments toward the guarantee and the guarantor.
3. To submit to the supervision by the guaranteeing credit institution over all operations related to the guaranteed obligations.
4. To acknowledge debts and pay principal, interest thereon and related expenses which the guaranteeing credit institution has paid in his/her behalf according to the guaranty commitment.
Article 61.- Financial leasing
1. Financial leasing operations of organizations and individuals shall be conducted through financial leasing companies.
2. A financial leasing company (thereunder referred to as the lessor) is the owner of the assets for lease. Upon termination of a contract, the lessee shall be entitled to opt to either purchase the leased asset or continue the lease as agreed upon in the lease contract.
3. The lessor and the lessee shall not be allowed to unilaterally cancel the lease contract.
Article 62.- Rights and obligations of the lessor:
1. The lessor shall have the following rights:
a/ To buy or directly import the assets at the request of the lessee;
b/ To request the lessee to compensate any damage caused by from the lessee's failure to fulfill the obligations to maintain, repair and pay insurance premiums for the leased asset during the lease term;
c/ To recover the leased asset and request the lessee to immediately pay all rental when the lessee breaches the lease contract.
2. The lessor shall have the following obligations:
a/ To sign contracts for purchase of assets, complete all procedures for the import of the assets and pay fully for the purchase of assets for lease;
b/ To make compensation to the lessee in case the lessor breaches the lease contract.
Article 63.- Rights and obligations of the lessee
1. The lessee shall have the following rights:
a/ To select, negotiate and agree with the selling party on the technical specifications, categories, prices, insurance, mode and time limit for delivery, installation and warranty of the assets for lease;
b/ To directly receive the assets for lease from the selling party as agreed upon in the asset purchasing contract;
c/ To opt to either continue the lease or buy the leased asset upon termination of the lease contract;
2. The lessee shall have the following obligations:
a/ To use the leased property for the right purpose as agreed upon in the lease contract; not to transfer the right to use the leased asset to another individual or organization without the written consent of the lessor;
b/ To pay rental as stipulated in the lease contract and pay the expenses related to the import, tax and insurance of the leased asset;
c/ To bear all risks of loss or damage to the leased asset and risks caused by the leased asset to another organization or individual;
d/ To maintain and repair the leased asset during the lease term;
e/ Upon the expiry of the lease, the lessee may buy the leased asset or continue the lease as agreed upon in the lease contract;
f/ The lessee shall not be allowed to use the leased asset for pledging, mortgaging or guaranteeing any financial obligation.
Article 64.- Credit activities of cooperative credit institutions
Cooperative credit institutions are entitled to mobilize capital from their members and from various organizations and individuals to lend to their members. The lending to non-member recipients must be approved by the Congress of Members or the Congress Members' Delegates of Members' Delegates and such loans must not exceed the maximum level set by the State Bank.
Section 3. PAYMENT AND TREASURY SERVICES
Article 65.- Opening of accounts
1. Credit institutions may open deposit accounts at the State Bank and at other credit institutions.
2. Credit institutions which take deposits shall have to open deposit accounts at the State Bank and keep therein an average balance not lower than the compulsory reserve level set by the State Bank.
3. Credit institutions that are banks may open accounts for domestic and foreign customers. Customers may choose banks to open principal transaction account.
Credit institutions that are banks may provide the following payment services:
1. Provision of payment instruments;
2. Provision of domestic payment services for customers;
3. Provision of international payment services when so permitted by the State Bank;
4. Provision of authorized payment and collection services;
5. Provision of other payment services stipulated by the State Bank.
Article 67.- Treasury services
Credit institutions are entitled to provide the cash collection and disbursement service for customers.
Article 68.- Organizing and participating in various payment systems
Banks are entitled to organize internal payment systems and participate in the domestic inter-bank payment system. The participation in the international payment systems must be permitted by the State Bank.
Article 69.- Capital contribution and purchase of shares
Credit institutions are entitled to use their statutory capital and the reserve funds for contributing capital to or purchasing shares of enterprises and other credit institutions in accordance with the provisions of law.
Article 70.- Participation in the monetary market
Credit institutions are entitled to participate in the monetary market organized by the State Bank, including the treasury bill auction market, domestic and foreign currency inter-bank markets and other short-term valuable paper market according to the regulations of the State Bank.
Article 71.- Trading in foreign exchange and gold
Credit institutions are entitled to trade in foreign exchange and gold on the domestic and international markets if so permitted by the State Bank.
Article 72.- Fiduciary and agency operations
Credit institutions shall be entitled to trust, accept trust or act as agent in areas related to banking operations, including the management of assets and investment capital of organizations and individuals as contracted.
Article 73.- Dealing in immovable assets
Credit institutions shall not be allowed to directly deal in immovable assets.
Article 74.- Insurance business and service
1. Credit institutions are entitled to set up independent companies to do business in insurance in accordance with the provisions of law.
2. Banks are entitled to provide insurance services in accordance with the provisions of law.
Article 75.- Consultancy services
Credit institutions are entitled to provide financial and monetary consultancy services for customers.
Article 76.- Other services related to banking activities
Credit institutions are entitled to provide services in keeping precious objects, valuable papers, leasing safes, pawning and other services according to law.
Section 5. RESTRICTIONS TO ENSURE SAFETY IN THE OPERATION OF CREDIT INSTITUTIONS
Article 77.- Cases not eligible for loans
1. A credit institution shall not be allowed to provide loans for the following people:
a/ Members of the Managing Board and the Control Board, the general director (director), deputy general director(s) (deputy director(s)) of the credit institution;
b/ The people who evaluate, consider and approve loans;
c/ Parents, spouses and children of the members of the Managing Board, the Control Board, the general director (director), deputy general director (deputy director).
2. The provisions in Clause 1 of this Article shall not apply to cooperative credit institutions.
3. Credit institutions shall not be allowed to accept guaranty from the people specified in Clause 1 of this Article as basis for granting credit to customers.
Article 78.- Credit restriction
1. A credit institution shall not be allowed to grant credit without security or grant credit with preferential conditions to the following subjects
a/ The auditing organization and auditors that are auditing the credit institution; the chief accountant and inspectors;
b/ Major shareholders of the credit institution;
c/ An enterprise where one of the people specified in Clause 1, Article 77 of this Law owns more than 10% of the statutory capital of such enterprise.
2. The total outstanding loans made to the subjects prescribed in Clause 1 of this Article shall not exceed 5% of the own capital of a credit institution.
Article 79.- Loan and guaranty limits
1. The loan limit for a customer is stipulated as follows:
a/ The total outstanding loans for a customer shall not exceed 15% of the own capital of a credit institution, except for loans from the trust fund sources of the Government, organizations and individuals or in cases where the customer is another credit institution.
b/ In cases where the capital demand of a customer exceeds 15% of the own capital of a credit institution or the customer has a need to mobilize loans from various sources, credit institutions shall be allowed to syndicate loans in accordance with the regulations of the Governor of the State Bank;
c/ In special cases, in order to implement socio-economic tasks but the credit institutions' syndicated loans still can not meet a customer's demand for capital, the Prime Minister may decide the maximum loan amount for each specific case.
2. The amount of guaranty for a customer and the total guaranty amount of a credit institution shall not be allowed to exceed the ratio between these amounts and the own capital of the credit institution set by the Governor of the State Bank.
Article 80.- Limit of capital contribution and share purchase
The level of capital contribution and share purchase by a credit institution in an enterprise, the aggregate level of capital contribution and share purchase by a credit institution in all enterprises shall not be allowed to exceed the maximum level set by the Governor of the State Bank for each type of credit institution.
1. A credit institution shall have to maintain the following safety ratios:
a/ The liquidity that is determined by the ratio between the "credit" assets immediately payable and the "debit" assets payable at a given time of a credit institution;
b/ The minimum capital safety ratio that is determined by the ratio between the own capital and the "credit" assets, including off-balance sheet commitments adjusted according to the degree of risk;
c/ The maximum proportion of the short-term capital flows used for granting medium-term and long-term loans;
d/ The maximum ratio of outstanding loans to the balance of deposits.
2. The Governor of the State Bank shall set the ratios mentioned in Clause 1 of this Article for each type of credit institution.
3. The total capital invested by a credit institution into another credit institution in the form of capital contribution or share purchase must be excluded from its own capital when calculating the safety ratios.
Article 82.- Contingency reserve
1. A credit institution must establish a contingency reserve for banking operations. This contingency reserve must be accounted in the operational expenses.
2. The classification of "credit" assets, the level of deduction, the method of setting up the reserve and the use of the reserve for dealing with risks in banking operations shall be prescribed by the Governor of the State Bank after consulting the Minister of Finance.
3. In case a credit institution recovers the capital already offset by the contingency reserve, this recovered amount shall be considered turnover of the credit institution.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực