Chương 2 Luật các tổ chức tín dụng 1997: Tổ chức và điều hành các tổ chức tín dụng
Số hiệu: | 07/1997/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 12/12/1997 | Ngày hiệu lực: | 01/10/1998 |
Ngày công báo: | 10/02/1998 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho tổ chức tín dụng và cấp giấy phép hoạt động ngân hàng cho các tổ chức khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
1. Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng đối với tổ chức tín dụng gồm có:
a) Có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn xin hoạt động;
b) Có vốn quy định tại Điều 83 của Luật này;
c) Thành viên sáng lập là tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính;
d) Người quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với từng loại hình tổ chức tín dụng;
đ) Có điều lệ tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
e) Có phương án kinh doanh khả thi.
2. Các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng gồm có:
a) Hoạt động ngân hàng là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động chính;
b) Có đủ vốn, điều kiện vật chất phù hợp với yêu cầu của hoạt động ngân hàng;
c) Có đội ngũ cán bộ am hiểu hoạt động ngân hàng;
d) Có phương án kinh doanh khả thi về hoạt động ngân hàng.
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng gồm có:
a) Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
b) Dự thảo điều lệ;
c) Phương án hoạt động 3 năm đầu, trong đó nêu rõ hiệu quả và lợi ích kinh tế của hoạt động ngân hàng;
d) Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc);
đ) Mức vốn góp, phương án góp vốn và danh sách những cá nhân, tổ chức góp vốn;
e) Tình hình tài chính và những thông tin liên quan khác về các cổ đông lớn;
g) Chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền về nơi đặt trụ sở của tổ chức tín dụng.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động ngân hàng đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng gồm có:
a) Đơn xin cấp giấy phép hoạt động ngân hàng;
b) Quyết định hoặc giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề hiện tại;
c) Điều lệ;
d) Danh sách, lý lịch của các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát (nếu có);
đ) Tình hình tài chính 3 năm gần nhất;
e) Phương án hoạt động ngân hàng.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản giải thích lý do.
Tổ chức được cấp giấy phép phải nộp một khoản lệ phí cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức được cấp giấy phép phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội dung quy định trong giấy phép.
2. Cấm làm giả, tẩy xoá, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép.
Sau khi được cấp giấy phép, tổ chức tín dụng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1. Để tiến hành các hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng được cấp giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn pháp định và có trụ sở phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;
c) Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả không được hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này chỉ được giải toả sau khi tổ chức tín dụng hoạt động;
d) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép.
2. Để tiến hành các hoạt động ngân hàng, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có trụ sở kinh doanh phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;
b) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép.
3. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép, tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép phải hoạt động.
1. Tổ chức được cấp giấy phép có thể bị thu hồi giấy phép khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Có chứng cứ là trong hồ sơ xin cấp giấy phép có những thông tin cố ý làm sai sự thật;
b) Sau thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này mà không hoạt động;
c) Tự nguyện hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải giải thể;
d) Chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản;
đ) Hoạt động sai mục đích;
e) Không có đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 28 của Luật này.
2. Sau khi bị thu hồi giấy phép, các tổ chức phải chấm dứt ngay các hoạt động ngân hàng.
3. Quyết định thu hồi giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Điều lệ của tổ chức tín dụng phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và nơi đặt trụ sở chính;
b) Nội dung và phạm vi hoạt động;
c) Thời hạn hoạt động;
d) Vốn điều lệ và phương thức góp vốn;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát;
e) Thể thức bầu, bổ nhiệm và miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát;
g) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông;
h) Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm tra và kiểm toán nội bộ;
i) Các trường hợp giải thể, thủ tục giải thể;
k) Thủ tục sửa đổi điều lệ.
2. Điều lệ của tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi một trong những điểm sau đây:
a) Tên của tổ chức tín dụng;
b) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp;
c) Địa điểm đặt trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện;
d) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
đ) Chuyển nhượng cổ phần có ghi tên quá tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước;
e) Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông lớn;
g) Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và thành viên Ban kiểm soát.
2. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổ chức tín dụng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này và phải đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng được phép:
1. Mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện tại các địa bàn trong nước, ngoài nước nơi có nhu cầu hoạt động, kể cả nơi đặt trụ sở chính, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
2. Thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm theo quy định của Chính phủ;
3. Thành lập các đơn vị sự nghiệp sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
1. Tổ chức tín dụng có thể được mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty theo quy định tại Điều 32 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có thời gian hoạt động tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Hoạt động kinh doanh có lãi; tình hình tài chính lành mạnh;
c) Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động có hiệu quả;
d) Hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý;
đ) Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật.
2. Hồ sơ, thủ tục xin mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Các tổ chức tín dụng hợp tác được quyền liên kết với nhau trong việc điều hoà và hỗ trợ tài chính để tăng cường khả năng tương trợ nhằm bảo đảm an toàn và hiệu quả trong hoạt động của từng tổ chức.
1. Việc bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác trong Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác trong Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y hoặc được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền chuẩn y, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
1. Hội đồng quản trị có chức năng quản trị tổ chức tín dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Hội đồng quản trị có số thành viên tối thiểu là 3 người, gồm những người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết về hoạt động ngân hàng.
3. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được uỷ quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) tổ chức tín dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng này không được phép tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty của tổ chức tín dụng.
1. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của tổ chức tín dụng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng.
3. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng có tối thiểu là 3 người, trong đó có một người là Trưởng ban và ít nhất phải có một nửa số thành viên là chuyên trách.
4. Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quy định.
5. Ban kiểm soát được sử dụng hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng để thực hiện các nhiệm vụ của mình.
1. Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm;
b) Có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành một tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Những người sau đây không được bầu vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc bổ nhiệm làm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc):
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, các tội nghiêm trọng xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, sở hữu của công dân; các tội nghiêm trọng về kinh tế;
c) Đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án;
d) Đã từng là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của một công ty đã bị phá sản, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật phá sản doanh nghiệp;
đ) Đã từng là đại diện theo pháp luật của một công ty bị đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
2. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát, Kế toán trưởng của cùng một tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc bộ máy điều hành, giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tín dụng phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ; trực tiếp kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và các công ty trực thuộc.
Tổ chức tín dụng phải kiểm toán hoạt động nghiệp vụ từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của mình.
Kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ phải được báo cáo kịp thời với Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
ORGANIZING AND MANAGING CREDIT INSTITUTIONS
Section 1. GRANTING ESTABLISHMENT AND OPERATION LICENSES
Article 21.- Competence to grant establishment and operation licenses
The State Bank is the body competent to grant establishment and operation licenses to credit institutions and banking operation licenses to other organizations in accordance with the provisions of this Law and other provisions of law.
Article 22.- Conditions for being granted establishment and operation licenses
1. The conditions for a credit institution to be granted an establishment and operation license include:
a/ There is demand for banking activities in the place where the credit institution is to operate;
b/ Having the capital prescribed in Article 83 of this Law;
c/ The founding members are financially prestigious and capable organizations and individuals;
d/ The managerial and executive personnel have the full capacity for civil acts and the professional qualifications suited to each type of credit institution;
e/ Having the organization and operation Statute in accordance with the provisions of this Law and relevant laws;
f/ Having a feasible business plan.
2. The conditions for an organization which is not a credit institution to be granted a license for banking activities include:
a/ The banking activities are necessary and closely associated with the organization's principal operation;
b/ Having sufficient capital and material conditions suitable to the banking operation requirements;
c/ Having a contingent of personnel knowledgeable about banking operations;
d/ Having a feasible business plan for banking activities.
Article 23.- Dossier of application for an establishment and operation license
1. For credit institutions, the dossier of application for an establishment and operation license includes:
a/ The application for an establishment and operation license;
b/ The draft Statute;
c/ The operation plan for the first three years, clearly stating the economic efficiency and benefits of banking activities;
d/ A list, curricula vitae and certificates proving the capabilities and professional qualifications of founding members and members of the Managing Board, the Control Board and the general director (director);
e/ The amount of contributed capital, the capital contribution plan and the list of capital contributing individuals and organizations;
f/ The financial status and other information related to major shareholders;
g/ The competent People's Committee's approval of the location of the credit institution's head office.
2. For organizations which are not credit institutions, the dossier of application for licenses to conduct banking activities includes:
a/ The application for a license to conduct banking activities;
b/ The establishment decision or license, the certificate of registration of the current business line(s);
c/ The Statute;
d/ The list and curricula vitae of the general director (director), members of the Managing Board and the Control Board (if any);
e/ The financial status in the last three years;
f/ The plan on banking activities.
Article 24.- Time limit for granting licenses
Within 90 days from the date of receipt of the full dossiers of application for establishment and operation licenses with regard to credit institutions, for licenses for banking activities with regard to organizations that are not credit institutions, the State Bank must grant or refuse to grant such licenses. In case of refusal, the State Bank shall have to clearly state in writing the reasons.
The organization to which a license is granted shall have to pay a licensing fee in accordance with the provisions of law.
1. The organization to which a license is granted must use the right name and operate in compliance with the provisions in the license.
2. The forging, erasing, assignment, lease or lending of a license is forbidden.
Article 27.- Business registration
After being granted a license, a credit institution must register its business in accordance with the provisions of law.
Article 28.- Conditions for operation
1. To conduct banking operations, a credit institution to which a license is granted must meet all the following conditions:
a/ Having its Statute endorsed by the State Bank;
b/ Having the business registration certificate, sufficient legal capital and a head office suitable to the banking operation requirements;
c/ The portion of the legal capital contributed in cash must be deposited in an interest-free escrow account at the State Bank at least 30 days before the commencement of operation. This portion shall be released only after the credit institution starts its operation;
d/ Publishing the provisions of its license on the central and local newspapers in accordance with the provisions of law;
2. To conduct banking activities, an organization which is not a credit institution and already granted a license for banking activities must meet all the following conditions:
a/ Having the business registration certificate, a head office suitable to the banking operation requirements;
b/ Publishing the provisions of the license on the central and local newspapers in accordance with the provisions of law.
3. Within 12 months after receipt of a license from the State Bank, the organization must start its operation.
Article 29.- Revocation of licenses
1. An organization to which a license is granted may have its license revoked in one of the following cases:
a/ The dossier of application for the license proves to have contained intentionally falsified information;
b/ Past the time limit prescribed in Article 28 of this Law, the organization still fails to start its operation;
c/ Voluntary dissolution or compulsory dissolution by decision of a competent agency;
d/ Split-up, merger, consolidation or bankruptcy;
e/ Operating for a wrong purpose;
f/ Lack of the conditions prescribed in Clauses 1 and 2, Article 28 of this Law.
2. After its license is revoked, the organization must immediately terminate its banking activities.
3. The decision to revoke a license shall be announced by the State Bank through the mass media.
1. The Statute of a credit institution must contain the following principal contents:
a/ The name and address of the head office;
b/ Contents and scope of its operation;
c/ Operation duration;
d/ The statutory capital and the mode of capital contribution
e/ Tasks and powers of the Managing Board, the general director (director) and the Control Board;
f/ Procedures for voting, appointment or dismissal of the Managing Board members, the general director (director) and the Control Board;
g/ Rights and obligations of shareholders;
h/ Principles in financial, accounting, internal inspection and auditing activities;
i/ Cases of dissolution and procedures for dissolution;
j/ Procedures for amending the Statute.
2. The Statute of a credit institution shall be effected only after it is endorsed by the State Bank, except otherwise provided for by law.
Article 31.- Changes subject to approval
1. A credit institution must seek the approval from the State Bank before it can change one of the following points:
a/ Its name;
b/ The level of legal and/or allocated capital;
c/ The location of its head office, transaction office, branch or representative office;
d/ The contents, scope and duration of its operation;
e/ Assignment of registered shares that exceed the ratio prescribed by the State Bank;
f/ The ratio of shares owned by major shareholders;
g/ Members of the Managing Board, the general director (director) and members of the Control Board.
2. After obtaining the approval from the State Bank, the credit institution shall have to register with the competent State agency the change(s) prescribed in Clause 1 of this Article and make announcements thereon in the central and local newspapers in accordance with the provisions of law.
Section 2. ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF CREDIT INSTITUTIONS
Article 32.- Opening of transaction offices, branches and representative offices; establishment of companies and non-business units
Credit organizations are entitled to:
1. Open transaction offices, branches and representative offices in geographical areas inside and outside the country, where there is demand for their operation, even in areas where their head offices are based, after obtaining the written approval from the State Bank;
2. Set up attached companies which have legal person status, apply an independent cost accounting system with their own capital and operate in some financial, banking and insurance fields in accordance with the stipulations of the Government.
3. Establish non-business units after getting the approval from the State Bank.
Article 33.- Conditions, dossiers and procedures for opening transaction offices, branches and representative offices; for establishing companies
1. Credit institutions may open transaction offices, branches and representative offices and set up companies under Article 32 of this Law when they satisfy the following conditions:
a/ Having the minimum operating duration stipulated by the State Bank;
b/ Having profitable business operations and a healthy financial status;
c/ The managerial and executive mechanism and the internal inspection system function effectively;
d/ The information system meets the management requirements;
e/ Not violating the regulations on safety in banking activities and other relevant provisions of law.
2. The application dossier and procedures for opening transaction offices, branches, representative offices and for setting up companies of credit institutions shall comply with the regulations of the State Bank.
Article 34.- Separation, splitting, merger, consolidation, purchase or dissolution
The separation, splitting, merger, consolidation, purchase or dissolution of a credit institution must be approved in writing by the State Bank.
Article 35.- Association between cooperative credit institutions
Cooperative credit institutions shall be entitled to associate with one another in financial regulation and support so as to enhance mutual assistance for ensuring safety and efficiency in the operations of each institution.
Section 3. ADMINISTRATION, MANAGEMENT AND CONTROL
Article 36.- Administration, management and control
1. The election, appointment or dismissal of the chairman and other members of the Managing Board, the head and other members of the Control Board, the general director (director) of a credit institution shall comply with the provisions of law.
2. The chairman and other members of the Managing Board, the head and other members of the Control Board, the general director (director) of a credit institution must be ratified by the Governor of the State Bank or by a person authorized by the Governor of the State Bank, except for cases of appointment by the Prime Minister.
1. The Managing Board of a credit institution has the function to administer the credit institution in accordance with the provisions of this Law and relevant laws.
2. The Managing Board is composed of at least three members who are possessed of professional prestige and morals and knowledgeable about banking activities.
3. The chairman and other members of the Managing Board shall not be allowed to authorize those people who are not members of the Managing Board to perform their tasks or powers.
4. The chairman of the Managing Board must not concurrently be the general director (director) or deputy general director (deputy director) of the same credit institution, except otherwise provided for by law.
5. The chairman of the Managing Board of this credit institution shall not be allowed to participate in the Managing Board or in the management of another credit institution, except for cases where the latter is the former's attached company.
1. The Control Board of a credit institution operates in accordance with the provisions of this Law and other provisions of law.
2. The Control Board is tasked to supervise the financial activities of the credit institution; oversee the observance of the accounting regime, operations of the internal inspection and auditing system of the credit institution.
3. The Control Board of a credit institution is composed of at least three people, including its head, and at least half of its member work on a full-time basis.
4. Members of the Control Board must have professional qualifications and morals required by the State Bank.
5. The Control Board may use the internal inspection and auditing system of the credit institution to perform its tasks
Article 39.- General director (director)
1. The general director (director) of a credit institution is a person who take responsibility to the Managing Board for running day-to-day activities according to his/her tasks and powers in accordance with the provisions of this Law and other provisions of law.
2. The general director (director), deputy general director(s) (deputy director(s)) of a credit institution must meet the following criteria:
a/ Residing in Vietnam during the working term;
b/ Having the professional qualifications and capabilities to run a credit institution as defined by the State Bank.
Article 40.- People who shall not be allowed to be members of the Managing Board and the Control Board, or executive officers
1. The following people shall not be elected to the Managing Board, the Control Board or appointed as general director (director) or deputy general director (deputy director):
a/ Being under investigation for penal liability;
b/ Having been sentenced for serious offenses of infringement upon the national security, serious offenses of infringement upon the socialist ownership or citizen's ownership; or serious economic offenses;
c/ Having been convicted of other offenses and such criminal records have not yet been written off;
d/ Being a former member of the Managing Board or former general director (director) of a bankrupt company, except for cases prescribed in Clause 2, Article 50 of the Law on Enterprises' Bankruptcy;
e/ Being a former representative at law of a company which has been suspended from operation due to serious violation of law;
2. Parents, spouses, children and siblings of the Managing Board members, the general director (director) shall not be allowed to be members of the Control Board or the chief accountant of the same credit institution.
Section 4. INTERNAL INSPECTION AND AUDITING SYSTEM
Article 41.- Internal inspection and auditing system
A credit institution shall have to set up an internal inspection and auditing system as part of the executive apparatus to assist the general director (director) in running all professional operations of the credit institution in a smooth, safe and lawful manner.
Article 42.- Internal inspection
Credit institutions shall have to regularly inspect the observance of law and internal regulations; directly inspect operations in all domains at their respective transaction offices, branches, representative offices and attached companies.
Article 43.- Internal auditing
Credit institutions shall have to audit their operations in each period and each area so as to accurately evaluate the results of their business operations and actual financial status.
Article 44.- Reporting of internal inspection and auditing
The result of internal inspection and auditing must be promptly reported to the general director (director), the Managing Board and the Control Board
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực