Chương 1 Luật các tổ chức tín dụng 1997: Những quy định chung
Số hiệu: | 07/1997/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 12/12/1997 | Ngày hiệu lực: | 01/10/1998 |
Ngày công báo: | 10/02/1998 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Chính phủ quy định cụ thể về hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên tham gia hoạt động ngân hàng có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Thống nhất quản lý mọi hoạt động ngân hàng, xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
2. Đầu tư vốn và các nguồn lực khác để phát triển các tổ chức tín dụng nhà nước, tạo điều kiện cho các tổ chức này giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tiền tệ.
3. Phát triển các ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục đích lợi nhuận phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.
4. Bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hợp tác nhằm tạo điều kiện cho người lao động tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống.
5. Xây dựng các ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân với các chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất và các điều kiện vay vốn.
Nhà nước có chính sách động viên các nguồn lực trong nước là chính và tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài nước; mở rộng đầu tư tín dụng, góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, bảo đảm cho doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia; mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.
Nhà nước có chính sách tín dụng về vốn, điều kiện vay đối với doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhà nước có chính sách tín dụng tạo điều kiện về vốn, điều kiện vay nhằm hỗ trợ cho hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác đổi mới và phát triển; bảo đảm kinh tế nhà nước cùng với kinh tế hợp tác trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay vốn đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay vốn, mở rộng đầu tư phát triển kinh tế hàng hoá, giao lưu kinh tế miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
1. Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện và thời hạn vay đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác để có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh.
2. Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền đối với học sinh nghèo để có điều kiện học tập
Nhà nước thống nhất quản lý, có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; khuyến khích việc huy động các nguồn vốn tín dụng từ nước ngoài đầu tư vào công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam; tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tăng cường hợp tác với nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này.
1. Các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm có: tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, tổ chức tín dụng hợp tác.
2. Theo nhu cầu cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước cho phép thành lập tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; cho phép mở tại Việt Nam chi nhánh của ngân hàng nước ngoài.
Tổ chức tín dụng nước ngoài có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
3. Chỉ các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới được phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, phục vụ đa lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội.
1. Các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng có thể được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này.
2. Các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng phải tuân theo các quy định của Luật này có liên quan đến các hoạt động ngân hàng được phép.
Mọi tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động thì được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
Các tổ chức tín dụng có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng, góp vốn, cung ứng các dịch vụ ngân hàng, nếu thấy không đủ điều kiện, không có hiệu quả, không phù hợp với pháp luật.
1. Các tổ chức hoạt động ngân hàng được hợp tác và cạnh tranh hợp pháp.
2. Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và lợi ích hợp pháp của các bên.
3. Hành vi cạnh tranh bất hợp pháp bao gồm:
a) Khuyến mại bất hợp pháp;
b) Thông tin sai sự thật làm tổn hại lợi ích của tổ chức tín dụng khác và của khách hàng;
c) Đầu cơ lũng đoạn thị trường tiền tệ, vàng, ngoại tệ;
d) Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
Tổ chức tín dụng có trách nhiệm:
1. Tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi; mức bảo toàn hoặc bảo hiểm do Chính phủ quy định;
2. Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền theo yêu cầu; bảo đảm trả đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi của mọi khoản tiền gửi;
3. Bảo đảm bí mật số dư tiền gửi của khách hàng; từ chối việc điều tra, phong toả, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi mà không có sự đồng ý của khách hàng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
4. Thông báo công khai mức lãi suất tiền gửi.
Tổ chức tín dụng phải công bố thời gian giao dịch và không được tự ý ngừng giao dịch vào thời gian đã công bố. Trong trường hợp ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch.
1. Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng không được che giấu, thực hiện bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp.
2. Trong trường hợp phát hiện các khoản tiền có dấu hiệu bất hợp pháp, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
2. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
4. Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
5. Tổ chức tín dụng hợp tác là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Tổ chức tín dụng hợp tác gồm ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng và các hình thức khác.
6. Cổ đông lớn là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của một tổ chức tín dụng.
7. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
8. Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng.
9. Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền.
10. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
11. Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn cho thuê, các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng.
12. Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
13. Vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản "Nợ" khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
14. Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
15. Tái chiết khấu là việc mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.
Article 1.- Scope of regulation
This Law provides for the organization and operation of credit institutions and banking activities of other organizations in the Socialist Republic of Vietnam.
Article 2.- Application of the Law on Credit Institutions and relevant laws
The organization and operation of credit institutions and banking activities of other organizations must comply with the provisions of this Law and other relevant provisions of law. The Government shall issue detailed stipulations on banking activities of other organizations.
Article 3.- Application of international agreements and international practices in banking activities with foreign countries
1. In cases where an international agreement signed or acceded to by the Socialist Republic of Vietnam contains provisions different from those of this Law, the provisions of such international agreement shall apply.
2. The parties involved in banking activities may agree to apply an international practice, provided that such practice is not contrary to the law of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 4.- State policies on the formulation of various types of credit institutions
1. To uniformly manage all banking activities, to build a modern credit institution system capable of meeting the capital and banking service demands of the economy and the population, and to contribute to implementing the national monetary policy, ensuring the safety of the credit institution system and protecting the legitimate interests of depositors.
2. To invest capital and other resources in the development of State credit institutions, thus creating conditions for these institutions to play a leading and key role in the monetary market.
3. To develop policy banks that operate for a non-profit purpose to serve the poor and other policy beneficiaries in order to materialize the socio-economic policies of the State.
4. To protect the ownership and other legitimate rights and interests in the operation of cooperative credit institutions in order to create conditions for the laborers to assist one another in production and life.
5. To develop banks in service of agricultural and rural development as well as farmers with the preferential policies regarding capital, interest rates and borrowing terms.
The State shall adopt policies to mobilize domestic resources as a main source and make maximum use of foreign resources, to expand credit investment, contributing to the liberation of every production capacity, bringing into full play all potentials of various economic sectors and ensuring the leading role of State enterprises; to firmly maintain the socialist orientation and national sovereignty; to ensure the safety of the national financial and monetary system; to expand international cooperation and integration; to realize the national industrialization and modernization; and to contribute to meeting the requirements of socio-economic development, ensuring the national defense and security and raising the people's living standards.
Article 6.- Credit policies for State enterprises
The State shall adopt credit policies regarding capital and capital-borrowing terms for State enterprises, creating conditions for these enterprises to renew their equipment, modernize their technology, expand their production scope, conduct their business efficiently, play the leading role in the national economy and contribute to the country's socio-economic development.
Article 7.- Credit policies for cooperatives and other forms of cooperative economy
The State shall adopt credit policies to create conditions regarding capital and capital-borrowing terms so as to support cooperatives and other forms of cooperative economy in their renewal and development; to ensure that the State economy and the cooperative economy become the foundation of the national economy.
Article 8.- Credit policies for agriculture, rural areas and farmers
The State shall adopt preferential credit policies regarding capital, interest rates, capital-borrowing terms and duration for agriculture, rural areas and farmers in order to contribute to building the material base and infrastructure, stepping up the economic restructure in agriculture, developing the production of commodities and realizing the agricultural and rural industrialization and modernization.
Article 9.- Credit policies for mountainous, island, deep-lying and remote areas and areas with difficult socio-economic conditions
The State shall adopt preferential credit policies regarding capital, interest rates, capital-borrowing terms and duration, expands investment in the development of the commodity economy and economic exchange in mountainous, island, deep-lying and remote areas and areas with difficult socio-economic conditions.
Article 10.- Credit policies for the poor and other social policy beneficiaries
1. The State shall adopt preferential credit policies regarding capital, interest rates, capital-borrowing terms and duration for the poor and other social policy beneficiaries so that they can have conditions to develop production and business.
2. The State shall adopt preferential credit policies regarding interest rates, capital-borrowing terms and duration for poor students so that they shall have conditions to study.
Article 11.- International cooperation in the banking field
The State shall perform uniform management, adopt a policy to expand international cooperation in the banking field on the basis of respecting independence, sovereignty, equality and mutual benefit along the direction of multilateralization and diversification; encourage the mobilization of foreign credit sources for investment in the economic development of Vietnam; and create conditions for credit institutions to promote cooperation with foreign countries in order to raise the efficiency in the operation of these institutions.
Article 12.- Types of credit institutions
1. The Vietnamese credit institutions include: State credit institutions, joint stock credit institutions of the State and the people, and cooperative credit organizations.
2. Depending on the demands of the country's socio-economic development, the State shall allow the establishment of joint-venture credit institutions, non-bank credit institutions with 100% foreign capital in Vietnam; permit foreign banks to open their branches in Vietnam.
Foreign credit institutions may open their representative offices in Vietnam. Such representative offices shall not be allowed to conduct business operations in Vietnam.
3. Only credit institutions that satisfy all conditions provided for by law shall be permitted to conduct a full range of monetary business operations and banking services to serve various domains of socio-economic activities.
Article 13.- Banking activities of organizations which are not credit institutions
1. Organizations which are not credit institutions may be permitted by the State Bank to carry out several banking activities when they fully meet the conditions provided for in Clause 2, Article 22 of this Law.
2. Organizations which are not credit institutions but involved in banking activities shall have to comply with the provisions of this Law concerning the permitted banking activities.
Article 14.- Right to carry out banking activities
All organizations that fully meet the conditions provided for by this Law and other provisions of law and have operation licenses granted by the State Bank shall be entitled to carry out some or all banking activities in Vietnam.
Article 15.- Right to business autonomy
Credit institutions shall have the right to business autonomy and take responsibility for their own business results. No organization or individual can illegally intervene in the credit institutions' right to business autonomy. The credit institutions shall have the right to reject requests for credit granting, capital contribution or provision of banking services if they deem such requests are ineligible, ineffective or at variance with law.
Article 16.- Cooperation and competition in banking activities
1. Organizations involved in banking activities shall be entitled to lawful cooperation and competition.
2. All acts of illegal competition that may adversely affect the implementation of the national monetary policy, the safety of the credit institution system and the legitimate interests of the concerned parties shall be strictly forbidden.
3. Acts of illegal competition include:
a/ Illegal sale promotion;
b/ Provision of falsified information, thus damaging the interests of other credit institutions and customers;
c/ Speculation to manipulate the monetary, gold or foreign currency market;
d/ Other acts of unlawful competition.
Article 17.- Protection of the interests of depositors
Credit institutions shall have to:
1. Join the organizations that preserve or underwrite deposits; the level of preservation or underwriting shall be stipulated by the Government;
2. Create favorable conditions for customers to deposit and withdraw their money at their request; ensure full repayment of the principal and interest on all deposits as scheduled;
3. Keep secret the customers' deposit balance; refuse the investigation, blocking, seizure, deduction or transfer of deposits without the consent of customers, except otherwise provided for by law.
4. Publicize the deposit interest rates.
Credit institutions shall have to announce their transaction time and shall not be allowed to cease transactions on their own will during the announced time. In case of cessation of transaction, a credit institution must post up a notice thereon at the transaction place not later than 24 hours in advance.
Article 19.- Liability for money of illicit origin
1. Credit institutions and other organizations involved in banking activities shall not be allowed to conceal or provide any service related to any sum of money proven to be of illicit origin.
2. In cases where sums of money with illicit signs are detected, credit institutions and other organizations involved in banking activities shall immediately notify the competent State agencies thereof.
Article 20.- Interpretation of words and expressions
In this Law the following words and expressions are construed as follows:
1. A credit institution is an enterprise established under this Law and other provisions of law to deal in currencies, provide banking services through taking deposits and using deposits for granting credit and to provide payment service.
2. A bank is a type of credit institution that is allowed to carry out all banking activities and other related business operations. According to the nature and objective of operation, the types of banks include commercial banks, development banks, investment banks, policy banks, cooperative banks and other types of banks.
3. A non-bank credit institution is a type of credit institution that is allowed to carry out several banking activities as a routine business operation but is not allowed to take demand deposits or to provide payment services. Non-bank credit institutions include financial companies, financial leasing companies and other non-bank credit institutions.
4. A foreign credit institution is a credit institution established under the law of a foreign country.
5. A cooperative credit organization is an organization engaged in monetary business and provide banking services, established voluntarily by organizations, individuals and households to conduct banking operations in accordance with this Law and the Law on Cooperatives for the principal objective of mutual assistance in the development of production and business and in the improvement of their living standards. Cooperative credit organizations include cooperative banks, people's credit funds, credit cooperatives and other types.
6. A major shareholder is an individual or organization that owns more than 10% of the statutory capital or more than 10% of the voting shares of a credit institution.
7. A banking operation is a monetary business operation or a banking service of regularly taking deposits and using such deposits for granting credit and providing payment services.
8. A credit operation is a credit institution's operation to use its own and mobilized capital to grant credit;
9. A deposit is a sum of money deposited by a customer at a credit institution in the form of demand or time deposit, saving or other forms. A deposit may or may not bear interest and must be reimbursed to depositors.
10. Credit granting is a transaction in which a credit institution agrees to allow a customer to use a sum of money on the principle of repayment through the operations of lending, discounting, financial leasing, bank guaranty and others.
11. Financial leasing is a medium-term or long-term credit operation on the basis of an asset-leasing contract between the lessor that is a credit institution and a customer, the lessee. Upon the expiry of the lease duration, the lessee may purchase or continue to lease the asset on the terms agreed upon in the lease contract. During the lease duration, the contractual parties shall not be allowed to unilaterally cancel the contract.
12. Bank guaranty is a written commitment of a credit institution to the obligee for fulfilling a financial obligation on behalf of its customer when such customer has failed to fulfill the already committed obligation; the customer must acknowledge the debt and refund to the credit institution the amount of money already paid on his/her behalf.
13. Own capital includes the real value of the statutory capital, reserve funds and some "current liabilities" of a credit institution as prescribed by the State Bank. The own capital serves as basis for calculating the safety ratios in banking activities.
14. Discounting means the purchase of commercial papers and other short-term valuable papers by a credit institution from their beneficiaries before they become mature.
15. Re-discounting means the purchase of already discounted commercial papers and other short-term valuable papers before they become mature.