Chương 4 Luật Thủy sản 2003: Nuôi trồng thủy sản
Số hiệu: | 17/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 03/01/2004 | Số công báo: | Số 3 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận của quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản đã được Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợp với các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi cả nước và trong phạm vi từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Căn cứ vào quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt và theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch chi tiết để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Bộ Thuỷ sản.
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt và theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp dưới xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi quản lý của mình để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
3. Việc thay đổi, bổ sung quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải do cơ quan có thẩm quyền thông qua, phê duyệt quy hoạch quyết định.
1. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản phải có các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch;
b) Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về thú y.
2. Bộ Thuỷ sản ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nuôi trồng đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc hướng dẫn, tổ chức kiểm tra và công nhận cơ sở nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức bán thâm canh, thâm canh đạt tiêu chuẩn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản.
2. Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm hại đến quyền sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh trước khi hết thời hạn được giao, cho thuê theo quy định của pháp luật.
3. Được cơ quan chuyên ngành thuỷ sản phổ biến, đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật mới về nuôi trồng thuỷ sản, kỹ thuật sản xuất giống thuỷ sản mới, kỹ thuật phòng trừ và phát hiện dịch bệnh thuỷ sản, thông báo về tình hình môi trường và dịch bệnh vùng nuôi trồng thuỷ sản, thông tin về thị trường thuỷ sản.
1. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả diện tích đất, mặt nước biển được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thuỷ sản.
2. Thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo thống kê nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của pháp luật về thống kê.
4. Giao lại đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Việc giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này, pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện theo quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao mặt nước biển không thu tiền sử dụng mặt nước biển cho cá nhân sinh sống tại địa phương trực tiếp nuôi trồng thuỷ sản mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thuỷ sản được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại xác nhận hoặc phải chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xét duyệt.
4. Đối với tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản trước khi Luật này có hiệu lực thì được chuyển sang thuê khi hết thời hạn được giao, trừ đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao mặt nước biển cho cơ quan nghiên cứu khoa học về thuỷ sản theo quy hoạch, chương trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6. Thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản không quá 20 năm. Khi hết thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển, người sử dụng có nhu cầu tiếp tục sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản mà Nhà nước không có nhu cầu thu hồi thì người sử dụng được quyền tiếp tục sử dụng theo quyết định giao mặt nước biển hoặc hợp đồng thuê mặt nước biển mới.
7. Chính phủ quy định chi tiết việc giao, cho thuê và hạn mức diện tích mặt nước biển được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản.
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi toàn bộ hoặc một phần mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng không đúng mục đích;
b) Quá 24 tháng liền mà không sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, trừ trường hợp có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
c) Người sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 26 và Điều 31 của Luật này;
d) Người sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản tự nguyện trả lại diện tích được giao, thuê;
đ) Nhà nước có nhu cầu thu hồi vì mục đích công cộng, quốc phòng và an ninh.
2. Cơ quan nào có thẩm quyền giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản thì có quyền thu hồi mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã giao, cho thuê theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản ngoài các quyền quy định tại Điều 25 của Luật này còn có các quyền sau đây:
1. Cá nhân được giao mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản được để thừa kế; được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với quyền sử dụng mặt nước biển để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản mà trả tiền thuê mặt nước biển hàng năm có các quyền sau đây:
a) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển được thuê tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển được thuê; người nhận tài sản đó nếu có yêu cầu được Nhà nước tiếp tục cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản thì vẫn có các quyền quy định tại khoản này.
3. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã trả trước tiền thuê mặt nước biển ít nhất là 10 năm có các quyền sau đây:
a) Thế chấp giá trị quyền sử dụng mặt nước biển được thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển được thuê trong thời hạn thuê tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng quyền sử dụng mặt nước biển cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển được thuê. Cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng mặt nước biển được thuê trong thời hạn thuê theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng, người được thừa kế quyền sử dụng mặt nước biển đã thuê để nuôi trồng thuỷ sản có các quyền quy định tại khoản này;
c) Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng mặt nước biển được thuê cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển đã thuê để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Cho thuê lại quyền sử dụng mặt nước biển trong thời hạn thuê mặt nước biển. Việc cho thuê lại chỉ được thực hiện khi mặt nước biển đó đã được đầu tư theo dự án và người thuê lại phải sử dụng mặt nước biển đó đúng mục đích.
Tổ chức, cá nhân sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản ngoài các nghĩa vụ quy định tại Điều 26 của Luật này còn có các nghĩa vụ sau đây:
1. Sử dụng đúng ranh giới khu vực nuôi trồng, tuân theo quy định của pháp luật về nuôi trồng thuỷ sản, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng mặt nước biển xung quanh; thực hiện các quy định về an toàn cho người và tài sản.
1. Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản; đầu tư xây dựng trạm quan trắc môi trường thuỷ sản, trạm kiểm soát dịch bệnh thủy sản.
2. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản ở vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung phải tuân theo các quy định của vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung; tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành của công trình nuôi trồng thuỷ sản, kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản và môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
3. Bộ Thuỷ sản quy định tiêu chuẩn chất lượng nước cho nuôi trồng thuỷ sản, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành của công trình nuôi trồng thuỷ sản; ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung và thời gian cấm thu hoạch để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.
1. Giống thủy sản để nuôi trồng, tái tạo, phát triển nguồn lợi thuỷ sản phải bảo đảm chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ; phải bảo đảm sản xuất giống theo quy định của tiêu chuẩn ngành.
3. Giống thủy sản mới, giống thuỷ sản lần đầu đưa vào nuôi trồng phải được Bộ Thuỷ sản công nhận và cho phép đưa vào sản xuất, kinh doanh.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu giống thuỷ sản quý hiếm, tạo giống thuỷ sản mới; đầu tư xây dựng các trung tâm giống thuỷ sản quốc gia. Bộ Thuỷ sản phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra chất lượng giống thuỷ sản ở các cơ sở sản xuất giống.
1. Giống thủy sản nhập khẩu phải qua kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Giống thuỷ sản mới nhập khẩu lần đầu phải được Bộ Thuỷ sản cho phép bằng văn bản.
3. Giống thuỷ sản quá cảnh Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Giống thuỷ sản xuất khẩu phải thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu chuyên ngành thuỷ sản, trừ trường hợp trao đổi giống, hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, quà tặng và trường hợp đặc biệt khác do Bộ Thuỷ sản quy định.
1. Thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm đạt tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật về thú y, chất lượng hàng hoá, thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp không thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản, trước khi nhập khẩu thương mại lần đầu phải qua khảo nghiệm, kiểm nghiệm theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ; phải tuân theo các quy định của pháp luật về thú y, chất lượng hàng hoá, bảo vệ môi trường, nhãn hiệu hàng hoá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm:
a) Công bố danh mục và tiêu chuẩn thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản;
b) Quy định tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y dùng trong nuôi trồng thuỷ sản;
c) Công bố danh mục thuốc, hoá chất được dùng trong nuôi trồng thuỷ sản; cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản. Khi dịch bệnh thuỷ sản phát sinh phải kịp thời có biện pháp xử lý và phải thông báo cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn.
Thuỷ sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện phòng trừ dịch bệnh thuỷ sản. Việc quyết định công bố, bãi bỏ quyết định công bố dịch bệnh thuỷ sản; công bố danh mục các bệnh thuỷ sản, dịch bệnh thuỷ sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y.
Article 23.- Aquaculture development planning
1. Aquaculture development plannings constitute a part of the overall planning on fishery sector development already approved by the Government.
2. The Ministry of Fisheries shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and the provincial-level People's Committees in, elaborating the aquaculture development plannings for the whole country, each province or centrally-run city.
Basing themselves on the planning already approved by the Government and the guidance of the Ministry of Fisheries, the provincial-level People's Committees shall draw up detailed plannings and submit them to the People's Councils of the same level for adoption before reporting them to the Ministry of Fisheries.
Basing themselves on the approved aquaculture development plannings and plans of the provinces or centrally-run cities and the direction of the provincial-level People's Committees, the People's Committees of lower levels shall draw up detailed plannings on aquaculture areas under their management and submit them to the People's Councils of the same level for adoption before reporting them to the People's Committees of the immediate higher level.
3. The modification and supplementation of aquaculture development plannings must be decided by the bodies with competence to adopt and approve such plannings.
Article 24.- Aquaculture conditions
1. Organizations and individuals engaged in aquaculture must meet all the following conditions:
a/ Having the places for building aquaculture establishments in line with the plannings;
b/ Their aquaculture establishments must satisfy technical conditions and standards for aquaculture; veterinary hygiene and environmental protection as prescribed by law;
c/ Using feeds and veterinary drugs satisfying the standards prescribed by the legislation on veterinary practice.
2. The Ministry of Fisheries shall promulgate aquaculture standards, processes and rules for application by aquaculture establishments; assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and ministerial-level agencies and the provincial-level People's Committees in, guiding the aquaculture establishments to apply the semi-intensive and intensive farming methods up to the food hygiene and safety standards, organizing the examination and recognition of such establishments.
Article 25.- Rights of organizations and individuals engaged in aquaculture
1. To be granted by competent State bodies certificates of the right to use land or sea surface for aquaculture.
2. To be protected by the State when their right to use lawfully land or sea surfaces for aquaculture is infringed upon by other persons, receive damage compensation when their land or sea surface is recovered by the State for public, defense or security purposes ahead of the expiry of the assigning or leasing term according to law provisions.
3. To be supplied by specialized aquatic agencies with information and training on the transfer of new aquaculture techniques, techniques of producing new aquatic strains, techniques of preventing and detecting epidemics of aquatic resources, be informed of the environmental situation, epidemics in the aquaculture areas, informed of the aquatic product market.
Article 26.- Obligations of organizations and individuals engaged in aquaculture
1. To use for the right purposes and efficiently the land areas and sea surfaces assigned or leased for aquaculture and to protect the public works in service of aquaculture.
2. To perform the financial obligations regarding the use of land or sea surface for aquaculture according to law provisions.
3. To report on aquaculture statistics in accordance with the legislation on statistics.
4. To hand back land or sea surface for aquaculture under recovery decisions according to law provisions.
5. To implement the law provisions on environmental protection.
Article 27.- Assignment, lease and recovery of aquaculture land
1. The assignment, lease and recovery of aquaculture land must comply with the law provisions on land and other relevant law provisions.
2. Organizations and individuals assigned or leased land for aquaculture must discharge their rights and obligations prescribed by this Law, the land legislation and other relevant laws.
Article 28.- Assignment and lease of sea surface for aquaculture
1. The assignment or lease of sea surfaces for aquaculture must be effected in accordance with the aquaculture development plannings.
2. The People's Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities may assign sea surface without collecting use levy to individuals living in their localities, who are directly engaged in aquaculture and live largely on their incomes from aquaculture, which is certified by the People's Committees of communes, wards or townships where they reside, or who must change their occupations as prescribed in Clause 1, Article 13 of this Law.
3. The provincial-level People's Committees may lease sea surface for aquaculture in the following cases:
a/ Organizations and individuals rent sea surface for aquaculture under projects approved by competent State bodies;
b/ Foreign organizations and individuals rent sea surface for aquaculture under projects approved by competent Vietnamese State bodies.
4. For organizations and individuals that are assigned by the State sea surface for aquaculture before this Law takes effect, they shall be allowed to shift to rent such sea surface upon the expiry of their assigning terms, excluding the subjects prescribed in Clause 2 of this Article.
5. The provincial-level People's Committees may assign sea surface to aquatic scientific research institutions according to the plannings and programs approved by competent State bodies.
6. The terms of assignment or lease of sea surface for aquaculture shall not exceed 20 years. Upon the expiry of such terms, if the users wish to continue using the assigned or leased sea surface for aquaculture while the State has no demand to recover such sea surface, the users shall have the right to continue using such sea surface under new sea surface assignment decisions or lease contracts.
7. The Government shall specify the assignment and lease of sea surface for aquaculture as well as the assigned or leased sea surface area limits.
Article 29.- Recovery of sea surface assigned or leased for aquaculture
1. The State shall recover the whole or part of sea surface assigned or leased for aquaculture in the following cases:
a/ Such sea surface is used for wrong purposes;
b/ After 24 consecutive months, sea surface has not been used for aquaculture, except for plausible reasons accepted by competent State bodies;
c/ The users of sea surface for aquaculture fail to fulfil their obligations prescribed in Article 26 and Article 31 of this Law;
d/ The users of sea surface for aquaculture voluntarily return their assigned or leased sea surface;
dd/ The State has the demand to recover sea surface for public, defense or security purposes.
2. The bodies with competence to assign or lease sea surface for aquaculture shall have the right to recover such assigned or leased sea surface according to law provisions.
Article 30.- Rights of organizations and individuals assigned or leased sea surface for aquaculture
Organizations and individuals assigned or leased sea surface for aquaculture shall, apart from the rights prescribed in Article 25 of this Law, also have the following rights:
1. Individuals who are assigned sea surface for aquaculture may bequeath such sea surface and mortgage their own properties associated with their right to use sea surface to borrow capital for their production and/or business according to law provisions;
2. Organizations and individuals that are leased by the State sea surface for aquaculture and pay sea surface rents annually shall have the following rights:
a/ To mortgage their own properties associated with their leased sea surface at Vietnamese credit institutions to borrow capital for their production and/or business according to law provisions;
b/ To transfer their own properties associated with their leased sea surface; if, having demand and being further leased by the State such sea surface for aquaculture, the transferees of such properties shall still have the rights prescribed in this Clause.
3. Organizations and individuals that are leased by the State sea surface for aquaculture and have prepaid rents therefor for at least 10 years shall have the following rights:
a/ To mortgage the value of their right to use the leased sea surface and their own properties associated with the leased sea surface within the lease terms at Vietnamese credit institutions to borrow capital for their production and/or business according to law provisions;
b/ To transfer their right to use the leased sea surface together with their own properties associated with the leased sea surface. Individuals may bequeath their right to use the leased sea surface within the lease terms according to law provisions. The transferees or the heirs of the right to use the sea surface leased for aquaculture shall have the rights prescribed in this Clause;
c/ To make capital contribution with the value of the right to use the leased sea surface together with their own properties associated with the leased sea surface in order to enter into production and business cooperation with organizations and/or individuals at home and/or abroad according to law provisions;
d/ To sub-lease the right to use sea surface within the lease terms. The sub-lease shall be effected only when such sea surface has been invested under projects and the sub-lessees must use such sea surface for the right purposes.
Article 31.- Obligations of organizations and individuals using sea surface for aquaculture
Organizations and individuals using sea surface for aquaculture shall, apart from the obligations prescribed in Article 26 of this Law, also have the following obligations:
1. To use the aquaculture areas within their boundaries, to abide by the law provisions on aquaculture and environmental protection and other relevant law provisions;
2. Not to harm the legitimate interests of the users of adjacent sea surface; to implement regulations on safety for people and properties.
Article 32.- Concentrated aquaculture zones
1. The State shall provide capital supports for building infrastructures in the concentrated aquaculture zones according to the fishery sector development plannings and plans; invest in building aquatic resource environment observatories and aquatic resource epidemic control stations.
2. Organizations and individuals conducting aquaculture in the concentrated aquaculture zones must comply with the regulations of such zones; the specialized technical standards of aquaculture works, aquaculture techniques and aquaculture environment.
3. The Ministry of Fisheries shall set forth the water quality standards for aquaculture and specialized technical standards of aquaculture works; promulgate regulations on the organization and operation of concentrated aquaculture zones and the non-harvesting periods in order to ensure food hygiene and safety.
4. The provincial-level People's Committees shall have the responsibility to organize the management of concentrated aquaculture zones.
1. Aquatic breeds for culture, reproduction and development of aquatic resources must be of quality up to the system of Vietnamese standards.
2. Organizations and individuals producing and trading in aquatic breeds must satisfy all business conditions prescribed by the Government; and guarantee that the breed production comply with branch standards.
3. New aquatic strains or aquatic strains to be cultured for the first time must be recognized by the Ministry of Fisheries; if they are to be put into production or business, the permission of the Ministry of Fisheries is required.
4. The State shall adopt policies to encourage the research into precious and rare aquatic varieties and the creation of new ones; and invest in building national aquatic resource breeding centers. The Ministry of Fisheries shall coordinate with the provincial-level People's Committees in conducting examination of the quality of aquatic breeds at the breeding establishments.
Article 34.- Import and export of aquatic breeds
1. Imported aquatic varieties must be quarantined in accordance with the law provisions on veterinary practice as well as plant protection and quarantine.
2. For new aquatic breeds imported for the first time, the written permission of the Ministry of Fisheries is required.
3. Aquatic varieties transited in Vietnam must comply with the law provisions on veterinary medicine as well as plant protection and quarantine, and other relevant law provisions.
4. Exported aquatic varieties must be those on the list of specialized aquatic export goods, except for the case of breed exchange, scientific and technical research cooperation, gifts and other special cases prescribed by the Ministry of Fisheries.
Article 35.- Aquaculture feeds; drugs and chemicals used in aquaculture
1. Aquaculture feeds and raw materials for production thereof; drugs and chemicals used in aquaculture must satisfy branch and Vietnamese standards.
2. When importing aquaculture feeds and raw materials for production thereof; drugs and chemicals used in aquaculture on the list of specialized aquatic import goods, organizations and individuals must abide by the law provisions on veterinary medicine, goods quality, commerce and other relevant law provisions. Where they are not on the list of specialized aquatic import goods, before being imported commercially for the first time, they must be assayed and tested according to the regulations of the Ministry of Fisheries.
3. Organizations and individuals producing and/or trading in aquaculture feeds; drugs and chemicals used in aquaculture must satisfy all conditions stipulated by the Government; observe law provisions on veterinary medicine, goods quality, environmental protection, trademarks and other relevant law provisions.
4. The Ministry of Fisheries shall have the following responsibilities:
a/ To announce the lists and standards of aquaculture feeds and raw materials for production thereof; drugs and chemicals used in aquaculture on the lists of specialized aquatic export and import goods;
b/ To prescribe the veterinary hygiene and environmental protection standards for establishments which produce and/or trade in aquaculture feeds and/or veterinary drugs for use in aquaculture;
c/ To announce the lists of drugs and chemicals for use in aquaculture; banned from use or subject to restricted use in aquaculture.
Article 36.- Prevention and eradication of aquatic resource epidemics and diseases
1. Organizations and individuals producing aquatic breeds and/or culturing aquatic resources must apply measures to prevent aquatic resource epidemics and diseases. When an aquatic resource epidemic breaks out, they must take timely measures to deal with it and notify the local administrations and specialized agencies thereof.
Infected cultured aquatic resources must be dealt with according to law provisions on veterinary practice as well as plant protection and quarantine.
2. The Ministry of Fisheries and the People's Committees at all levels shall have to organize the prevention and eradication of aquatic resource epidemics and diseases. The decision to proclaim and the cancellation of decisions to proclaim aquatic resource epidemics; the announcement of the list of aquatic resource diseases and epidemics shall comply with the law provisions on veterinary practice.