Luật Thủy sản 2003 số 17/2003/QH11
Số hiệu: | 17/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 03/01/2004 | Số công báo: | Số 3 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này áp dụng đối với hoạt động thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
1. Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
2. Hoạt động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thuỷ sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản; dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
3. Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động làm phục hồi, gia tăng nguồn lợi thuỷ sản.
4. Khai thác thuỷ sản là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
5. Ngư trường là vùng biển có nguồn lợi thuỷ sản tập trung được xác định để tàu cá đến khai thác.
6. Đất để nuôi trồng thuỷ sản là đất có mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản.
7. Mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản là vùng nước biển được quy hoạch để nuôi trồng thuỷ sản.
8. Giống thuỷ sản mới là giống thuỷ sản lần đầu tiên được nhập vào hoặc lần đầu tiên được tạo ra ở Việt Nam.
9. Tàu cá là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ sản.
10. Cảng cá là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước đậu tàu. Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, dịch vụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản.
11. Cá nhân trong Luật này là người trực tiếp hoạt động thuỷ sản hoặc người đại diện của hộ gia đình đăng ký kinh doanh hoạt động thuỷ sản.
Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
1. Bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, tính đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Việc phát triển các lĩnh vực trong hoạt động thuỷ sản phải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản trong phạm vi cả nước và của từng địa phương.
2. Chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai và dịch bệnh thuỷ sản; bảo đảm an toàn cho người, tàu cá, công trình và thiết bị trong hoạt động thuỷ sản.
3. Hoạt động thuỷ sản phải kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên sông, biển; tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhà nước có chính sách bảo đảm phát triển thuỷ sản bền vững; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thuỷ sản; bảo đảm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng trong hoạt động thuỷ sản; phát triển nuôi trồng thuỷ sản sạch; đẩy mạnh hoạt động khuyến ngư để phục vụ có hiệu quả hoạt động thuỷ sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm về người và tài sản trong hoạt động thuỷ sản, trừ trường hợp bắt buộc mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước phát triển kinh tế thuỷ sản trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa phương; bảo đảm việc xây dựng các công trình ven sông, ven biển hoặc gần khu vực nuôi trồng thuỷ sản không làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản.
4. Chính phủ xác định ranh giới vùng biển ven bờ trên cơ sở căn cứ vào độ sâu, khoảng cách từ bờ biển và một số đặc điểm khác ở vùng biển ven bờ để phân cấp cho địa phương có bờ biển tổ chức quản lý tổng hợp vùng biển ven bờ gắn với phát triển sản xuất, kinh doanh.
1. Khai thác, huỷ hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái phép đường di chuyển tự nhiên của các loài thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh.
2. Khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai thác thuỷ sản nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng.
3. Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quản lý khu bảo tồn.
4. Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với môi trường sống của các loài thuỷ sản.
5. Khai thác thuỷ sản ở khu vực cấm, khu vực đang trong thời gian cấm; khai thác quá sản lượng cho phép.
6. Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để khai thác thuỷ sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có tính huỷ diệt khác.
7. Sử dụng các ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân khác đang khai thác hoặc nơi tàu cá khác ra dấu hiệu đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.
8. Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng.
9. Vi phạm các quy định về an toàn giao thông, an toàn của các công trình theo quy định của pháp luật về hàng hải, về giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
10. Vi phạm các quy định về quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
11. Chuyển mục đích sử dụng đất, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã được giao, cho thuê mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
12. Nuôi trồng giống thuỷ sản mới khi chưa được Bộ Thuỷ sản cho phép và các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng.
13. Nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch làm cản trở dòng chảy, cản trở hoạt động khai thác thuỷ sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các ngành, nghề khác.
14. Sử dụng thuốc, phụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụng để nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quản thuỷ sản; đưa tạp chất vào nguyên liệu, sản phẩm thuỷ sản.
15. Thả thuỷ sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh vào nơi nuôi trồng hoặc vào các vùng nước tự nhiên.
16. Xả thải nước, chất thải từ cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở bảo quản, chế biến thuỷ sản mà chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định vào môi trường xung quanh.
17. Chế biến, vận chuyển hoặc đưa ra thị trường các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm khai thác; thuỷ sản có xuất xứ ở vùng nuôi trồng trong thời gian bị cấm thu hoạch; thuỷ sản có dư lượng các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép; thuỷ sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
18. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thuỷ sản hoặc có các hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thuỷ sản phải tuân theo quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có liên quan đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thuỷ sản phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản bằng đặt đăng, đáy hoặc bằng phương pháp ngăn, chắn khác ở các sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thuỷ sản di chuyển theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương.
1. Nhà nước có chính sách bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản đang có nguy cơ tuyệt chủng, các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao và các loài có ý nghĩa khoa học; khuyến khích nghiên cứu khoa học để có các biện pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn lợi thuỷ sản; đầu tư sản xuất giống thuỷ sản để thả vào môi trường sống tự nhiên và tạo ra các vùng cư trú nhân tạo nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
2. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện việc bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Thuỷ sản định kỳ công bố:
a) Danh mục các loài thuỷ sản đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và các loài thuỷ sản khác bị cấm khai thác; danh mục các loài thuỷ sản bị cấm khai thác có thời hạn và thời gian cấm khai thác;
b) Các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng;
c) Chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác, mùa vụ khai thác;
d) Khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn.
4. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý của Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) công bố bổ sung những nội dung quy định tại khoản 3 Điều này cho phù hợp với thực tế hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản tại địa phương.
1. Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học điển hình theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển được phân loại thành vườn quốc gia; khu bảo tồn loài, sinh cảnh; khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thuỷ sinh.
2. Chính phủ ban hành tiêu chuẩn để phân loại và công bố các khu bảo tồn; quy hoạch, xây dựng và phân cấp quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn được phân cấp cho địa phương quản lý theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
3. Nhà nước đầu tư để bảo tồn quỹ gen và đa dạng sinh học thuỷ sản; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng và tham gia quản lý các khu bảo tồn; có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tái định cư, bảo đảm lợi ích cho dân cư trong khu bảo tồn.
4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển theo Quy chế quản lý khu bảo tồn.
1. Nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp;
b) Quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản được hình thành từ sự đóng góp của tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản; sự đóng góp của tổ chức, cá nhân hoạt động trong các ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thuỷ sản; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản; quy định cụ thể đối tượng, mức đóng góp và trường hợp được miễn, giảm đóng góp vào quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
1. Khai thác thuỷ sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản; phải tuân theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại và kích cỡ thuỷ sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thuỷ sản có kích cỡ phù hợp với các loài thuỷ sản được phép khai thác.
1. Nhà nước có chính sách đồng bộ về đầu tư, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần, tổ chức các hình thức sản xuất phù hợp để khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển khai thác thuỷ sản xa bờ.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động khai thác thuỷ sản xa bờ được áp dụng theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và được hưởng các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản xa bờ phải có trang thiết bị bảo đảm thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh trên tàu cá; tuân theo các quy định của pháp luật về hàng hải.
4. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc đối với thuyền viên làm việc trên tàu cá khai thác thuỷ sản xa bờ. Nhà nước có chính sách khuyến khích đối với chủ tàu tự nguyện mua bảo hiểm thân tàu.
Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thuyền viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
1. Nhà nước có chính sách tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển ven bờ và cơ cấu nghề nghiệp giữa các nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, nghề nông, nghề rừng, nghề dịch vụ.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ khi chuyển đổi sang khai thác thuỷ sản xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản thì được hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ vốn, giao đất, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo chính sách của Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ phải có phương tiện cứu sinh, phương tiện theo dõi dự báo thời tiết; tuân theo các quy định của pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và pháp luật về hàng hải.
1. Nhà nước đầu tư cho điều tra, nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và xây dựng bản đồ về nguồn lợi thuỷ sản.
2. Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ở từng vùng biển, ngư trường, vùng sông, hồ lớn; công bố ngư trường, vùng khai thác thuỷ sản, xác định sản lượng khai thác cho phép hàng năm ở từng vùng biển, ngư trường.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức đánh giá nguồn lợi thuỷ sản trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ có trách nhiệm phân vùng biển, phân tuyến khai thác thuỷ sản; phân công, phân cấp quản lý cho các bộ, ngành hữu quan và địa phương để bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động thuỷ sản trên các vùng biển, tuyến khai thác thuỷ sản.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy chế vùng khai thác thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của mình theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản; tổ chức cho nhân dân địa phương thực hiện quyền giám sát, phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản trong vùng khai thác thuỷ sản.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản phải có Giấy phép khai thác thuỷ sản, trừ trường hợp cá nhân khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá.
2. Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thuỷ sản bao gồm:
a) Nghề khai thác, ngư cụ khai thác;
b) Vùng, tuyến được phép khai thác;
c) Thời gian hoạt động khai thác;
d) Thời hạn của Giấy phép;
đ) Các nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, phân cấp thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản.
Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản được cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản phải có các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký kinh doanh khai thác thuỷ sản;
2. Có tàu cá đã đăng ký, đăng kiểm;
3. Có ngư cụ, phương tiện khai thác phù hợp;
4. Thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu cá phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản bị thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản trong trường hợp sau đây:
1. Không còn đủ điều kiện quy định tại Điều 17 của Luật này;
2. Vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này về khai thác thuỷ sản hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thuỷ sản ba lần trong thời hạn của Giấy phép khai thác thuỷ sản;
3. Tẩy xoá, sửa chữa nội dung Giấy phép khai thác thuỷ sản;
4. Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản.
1. Tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác thuỷ sản phải báo cáo khai thác thuỷ sản với cơ quan quản lý thuỷ sản ở địa phương nơi đăng ký tàu cá.
2. Đối với loại tàu cá mà theo quy định của Bộ Thuỷ sản thuyền trưởng phải có bằng thuyền trưởng, thì khi hoạt động khai thác thuỷ sản thuyền trưởng có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc ghi nhật ký khai thác thuỷ sản.
3. Bộ Thuỷ sản ban hành mẫu sổ, chế độ quản lý và nội dung của nhật ký khai thác thuỷ sản; nội dung, chế độ báo cáo khai thác thuỷ sản.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc báo cáo khai thác thuỷ sản trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
1. Khai thác thuỷ sản theo nội dung ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản.
2. Được cơ quan chuyên môn thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết; được thông báo về nguồn lợi thuỷ sản, thông tin về hoạt động thuỷ sản, thị trường thuỷ sản và hướng dẫn về kỹ thuật khai thác thuỷ sản.
3. Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp do thành quả lao động và kết quả đầu tư trong khai thác thuỷ sản.
4. Có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản.
2. Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
3. Đánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường bằng dấu hiệu dễ nhận biết theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
4. Tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Phải cứu nạn khi gặp người, tàu thuyền bị nạn.
6. Tuân theo các quy định về quản lý vùng khai thác, bảo vệ trật tự, an ninh trên địa bàn khai thác.
7. Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
8. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật về phòng, tránh thiên tai; phải có đủ trang thiết bị an toàn theo quy định của pháp luật; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, tránh, giảm nhẹ tác hại của thiên tai; tham gia cứu hộ, cứu nạn.
2. Các cơ quan nhà nước có liên quan phải kịp thời tổ chức, áp dụng các biện pháp để cứu người, tàu thuyền và các tài sản khác bị tai nạn, sự cố, thiên tai trong khai thác thuỷ sản.
1. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận của quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản đã được Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợp với các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi cả nước và trong phạm vi từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Căn cứ vào quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt và theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch chi tiết để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Bộ Thuỷ sản.
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt và theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp dưới xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi quản lý của mình để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
3. Việc thay đổi, bổ sung quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải do cơ quan có thẩm quyền thông qua, phê duyệt quy hoạch quyết định.
1. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản phải có các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch;
b) Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về thú y.
2. Bộ Thuỷ sản ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nuôi trồng đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc hướng dẫn, tổ chức kiểm tra và công nhận cơ sở nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức bán thâm canh, thâm canh đạt tiêu chuẩn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản.
2. Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm hại đến quyền sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh trước khi hết thời hạn được giao, cho thuê theo quy định của pháp luật.
3. Được cơ quan chuyên ngành thuỷ sản phổ biến, đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật mới về nuôi trồng thuỷ sản, kỹ thuật sản xuất giống thuỷ sản mới, kỹ thuật phòng trừ và phát hiện dịch bệnh thuỷ sản, thông báo về tình hình môi trường và dịch bệnh vùng nuôi trồng thuỷ sản, thông tin về thị trường thuỷ sản.
1. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả diện tích đất, mặt nước biển được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thuỷ sản.
2. Thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo thống kê nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của pháp luật về thống kê.
4. Giao lại đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Việc giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này, pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện theo quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao mặt nước biển không thu tiền sử dụng mặt nước biển cho cá nhân sinh sống tại địa phương trực tiếp nuôi trồng thuỷ sản mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thuỷ sản được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại xác nhận hoặc phải chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xét duyệt.
4. Đối với tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản trước khi Luật này có hiệu lực thì được chuyển sang thuê khi hết thời hạn được giao, trừ đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao mặt nước biển cho cơ quan nghiên cứu khoa học về thuỷ sản theo quy hoạch, chương trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6. Thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản không quá 20 năm. Khi hết thời hạn giao, cho thuê mặt nước biển, người sử dụng có nhu cầu tiếp tục sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản mà Nhà nước không có nhu cầu thu hồi thì người sử dụng được quyền tiếp tục sử dụng theo quyết định giao mặt nước biển hoặc hợp đồng thuê mặt nước biển mới.
7. Chính phủ quy định chi tiết việc giao, cho thuê và hạn mức diện tích mặt nước biển được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản.
1. Nhà nước thực hiện việc thu hồi toàn bộ hoặc một phần mặt nước biển đã giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng không đúng mục đích;
b) Quá 24 tháng liền mà không sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, trừ trường hợp có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
c) Người sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 26 và Điều 31 của Luật này;
d) Người sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản tự nguyện trả lại diện tích được giao, thuê;
đ) Nhà nước có nhu cầu thu hồi vì mục đích công cộng, quốc phòng và an ninh.
2. Cơ quan nào có thẩm quyền giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản thì có quyền thu hồi mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã giao, cho thuê theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản ngoài các quyền quy định tại Điều 25 của Luật này còn có các quyền sau đây:
1. Cá nhân được giao mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản được để thừa kế; được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với quyền sử dụng mặt nước biển để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản mà trả tiền thuê mặt nước biển hàng năm có các quyền sau đây:
a) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển được thuê tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển được thuê; người nhận tài sản đó nếu có yêu cầu được Nhà nước tiếp tục cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản thì vẫn có các quyền quy định tại khoản này.
3. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã trả trước tiền thuê mặt nước biển ít nhất là 10 năm có các quyền sau đây:
a) Thế chấp giá trị quyền sử dụng mặt nước biển được thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển được thuê trong thời hạn thuê tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển nhượng quyền sử dụng mặt nước biển cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển được thuê. Cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng mặt nước biển được thuê trong thời hạn thuê theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng, người được thừa kế quyền sử dụng mặt nước biển đã thuê để nuôi trồng thuỷ sản có các quyền quy định tại khoản này;
c) Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng mặt nước biển được thuê cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với mặt nước biển đã thuê để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Cho thuê lại quyền sử dụng mặt nước biển trong thời hạn thuê mặt nước biển. Việc cho thuê lại chỉ được thực hiện khi mặt nước biển đó đã được đầu tư theo dự án và người thuê lại phải sử dụng mặt nước biển đó đúng mục đích.
Tổ chức, cá nhân sử dụng mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản ngoài các nghĩa vụ quy định tại Điều 26 của Luật này còn có các nghĩa vụ sau đây:
1. Sử dụng đúng ranh giới khu vực nuôi trồng, tuân theo quy định của pháp luật về nuôi trồng thuỷ sản, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng mặt nước biển xung quanh; thực hiện các quy định về an toàn cho người và tài sản.
1. Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản; đầu tư xây dựng trạm quan trắc môi trường thuỷ sản, trạm kiểm soát dịch bệnh thủy sản.
2. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản ở vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung phải tuân theo các quy định của vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung; tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành của công trình nuôi trồng thuỷ sản, kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản và môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
3. Bộ Thuỷ sản quy định tiêu chuẩn chất lượng nước cho nuôi trồng thuỷ sản, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành của công trình nuôi trồng thuỷ sản; ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung và thời gian cấm thu hoạch để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.
1. Giống thủy sản để nuôi trồng, tái tạo, phát triển nguồn lợi thuỷ sản phải bảo đảm chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ; phải bảo đảm sản xuất giống theo quy định của tiêu chuẩn ngành.
3. Giống thủy sản mới, giống thuỷ sản lần đầu đưa vào nuôi trồng phải được Bộ Thuỷ sản công nhận và cho phép đưa vào sản xuất, kinh doanh.
4. Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu giống thuỷ sản quý hiếm, tạo giống thuỷ sản mới; đầu tư xây dựng các trung tâm giống thuỷ sản quốc gia. Bộ Thuỷ sản phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra chất lượng giống thuỷ sản ở các cơ sở sản xuất giống.
1. Giống thủy sản nhập khẩu phải qua kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Giống thuỷ sản mới nhập khẩu lần đầu phải được Bộ Thuỷ sản cho phép bằng văn bản.
3. Giống thuỷ sản quá cảnh Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Giống thuỷ sản xuất khẩu phải thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu chuyên ngành thuỷ sản, trừ trường hợp trao đổi giống, hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, quà tặng và trường hợp đặc biệt khác do Bộ Thuỷ sản quy định.
1. Thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm đạt tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật về thú y, chất lượng hàng hoá, thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường hợp không thuộc danh mục hàng hoá nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản, trước khi nhập khẩu thương mại lần đầu phải qua khảo nghiệm, kiểm nghiệm theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ; phải tuân theo các quy định của pháp luật về thú y, chất lượng hàng hoá, bảo vệ môi trường, nhãn hiệu hàng hoá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm:
a) Công bố danh mục và tiêu chuẩn thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản; thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyên ngành thuỷ sản;
b) Quy định tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y dùng trong nuôi trồng thuỷ sản;
c) Công bố danh mục thuốc, hoá chất được dùng trong nuôi trồng thuỷ sản; cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản. Khi dịch bệnh thuỷ sản phát sinh phải kịp thời có biện pháp xử lý và phải thông báo cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn.
Thuỷ sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện phòng trừ dịch bệnh thuỷ sản. Việc quyết định công bố, bãi bỏ quyết định công bố dịch bệnh thuỷ sản; công bố danh mục các bệnh thuỷ sản, dịch bệnh thuỷ sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y.
1. Tổ chức, cá nhân đóng mới, cải hoán tàu cá thuộc diện đăng kiểm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phê duyệt hồ sơ thiết kế tàu; tàu cá được đóng mới, cải hoán phải bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật; tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
Bộ Thuỷ sản cho phép và phê duyệt hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên; cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh cho phép và phê duyệt hồ sơ thiết kế đóng mới, cải hoán tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng mới, cải hoán tàu cá phải có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ.
3. Bộ Thuỷ sản ban hành tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật; tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của tàu cá.
1. Tàu cá phải được đăng kiểm, trừ các tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét mà không lắp máy hoặc có lắp máy mà tổng công suất dưới 20 sức ngựa.
2. Bộ Thuỷ sản tổ chức thống nhất thực hiện việc đăng kiểm tàu cá trong phạm vi cả nước; thực hiện việc đăng kiểm đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đăng kiểm theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Thuỷ sản đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét.
3. Cơ quan đăng kiểm tàu cá khi kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá phải tuân theo hệ thống tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam.
1. Tàu cá phải được đăng ký; tên tàu, số đăng ký tàu phải được ghi trên thân tàu theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
2. Chủ tàu cá phải đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu, có sổ danh bạ thuyền viên và sổ thuyền viên theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
3. Bộ Thuỷ sản thống nhất quản lý việc đăng ký tàu cá và đăng ký thuyền viên tàu cá, quy định chức danh thuyền viên tàu cá trong phạm vi cả nước; thực hiện việc đăng ký tàu cá, thuyền viên tàu cá của đơn vị trực thuộc Bộ Thuỷ sản, đơn vị thuộc các bộ, ngành khác, đơn vị vũ trang nhân dân làm kinh tế; tàu cá của Việt Nam khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu cá, thuyền viên tàu cá của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản, trừ tàu cá, thuyền viên tàu cá quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Việc phát triển cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản.
2. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của cảng cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của bến cá; khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh của cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá.
3. Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợp với các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế mẫu về quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá; ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật của cảng cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức và phân cấp quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
1. Chợ thuỷ sản đầu mối là nơi giao dịch bán buôn thuỷ sản, được đặt ở vùng sản xuất thuỷ sản tập trung hoặc nơi tiêu thụ thuỷ sản với khối lượng lớn. Việc phát triển chợ thuỷ sản đầu mối phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ thuỷ sản đầu mối; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ thuỷ sản đầu mối.
3. Bộ Thuỷ sản phối hợp với các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế mẫu về quản lý chợ thuỷ sản đầu mối; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý chợ thuỷ sản đầu mối; xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của chợ thuỷ sản đầu mối.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt quy chế, tổ chức quản lý hoạt động của chợ thuỷ sản đầu mối; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ thuỷ sản đầu mối.
1. Việc phát triển cơ sở chế biến thuỷ sản phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản và địa phương.
2. Cơ sở chế biến thuỷ sản phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm xây dựng phải theo quy hoạch;
b) Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, dụng cụ chế biến, dụng cụ vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải, trang thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm phải bảo đảm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Trường hợp chế biến thuỷ sản theo phương thức công nghiệp phải có cán bộ, nhân viên kỹ thuật có chuyên môn và trình độ phù hợp;
d) Phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện các quy định về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
đ) Phải bảo đảm chất lượng đã công bố đối với sản phẩm xuất xưởng; phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đã công bố; thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật;
e) Không được sử dụng các loại phụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụng để bảo quản và chế biến thuỷ sản.
3. Nguyên liệu thuỷ sản đưa vào chế biến phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Bộ Thuỷ sản phối hợp với các bộ có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, công nhận cơ sở chế biến thuỷ sản đạt tiêu chuẩn; ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trong chế biến thuỷ sản.
1. Trên tàu cá, phương tiện vận tải thuỷ sản; cảng cá, bến cá, chợ thuỷ sản đầu mối; cơ sở thu gom thuỷ sản, kho thuỷ sản, cơ sở chế biến thuỷ sản phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để bảo quản nguyên liệu thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; không sử dụng phụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụng để bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản.
2. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm:
a) Ban hành tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản;
b) Công bố danh mục phụ gia, hoá chất được sử dụng trong bảo quản nguyên liệu thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng, bảo quản, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Bộ Thuỷ sản phối hợp với các bộ có liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu và thực phẩm thuỷ sản tiêu dùng trong nước.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản, xử lý kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm thuỷ sản không bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá thuỷ sản, phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Thuỷ sản phối hợp với các bộ có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản; tổ chức cung cấp thông tin về thị trường, công nghệ chế biến, pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thuỷ sản.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản với các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế.
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế quốc tế trong hoạt động thuỷ sản với tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật; thu hút người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài, các tổ chức quốc tế đầu tư, tham gia vào hoạt động thuỷ sản ở Việt Nam theo quy định của Luật này, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ thống nhất quản lý tàu cá Việt Nam hoạt động ở ngoài vùng biển của Việt Nam và tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển của Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thuỷ sản ở vùng biển quốc tế, vùng biển của quốc gia khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phải tuân theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, tuân theo các quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan của Việt Nam và pháp luật của quốc gia mà tàu cá đến khai thác.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam có trách nhiệm phổ biến pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của quốc gia mà tàu cá đến khai thác.
3. Chính phủ quy định cơ quan cấp phép, điều kiện, thủ tục cho tàu cá Việt Nam đi khai thác thuỷ sản ở ngoài vùng biển của Việt Nam.
1. Tàu cá nước ngoài được xem xét cho vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam dựa trên khả năng sản lượng khai thác cho phép hàng năm, theo các hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký kết và tuân theo các điều khoản của Công ước quốc tế về luật biển, điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
2. Tàu cá nước ngoài vào hoạt động trong vùng biển của Việt Nam phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động thuỷ sản và phải tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tàu cá nước ngoài được cấp Giấy phép hoạt động thuỷ sản trong vùng biển của Việt Nam mà vi phạm quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động thuỷ sản cho tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển của Việt Nam.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển ngành Thuỷ sản.
2. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thuỷ sản.
3. Tổ chức điều tra, đánh giá và quản lý, bảo vệ sự phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động thuỷ sản; quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; thực hiện thống kê, thông tin về hoạt động thuỷ sản.
4. Xác định và phân cấp quản lý vùng biển ven bờ trong hoạt động thuỷ sản; quản lý và phân cấp quản lý vùng biển để khai thác; phân tuyến khai thác; công bố ngư trường khai thác; quản lý việc giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thủy sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản.
5. Quản lý việc cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực thuỷ sản theo quy định của pháp luật; đào tạo, sát hạch, cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá; cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động thuỷ sản cho tàu cá nước ngoài.
6. Quản lý việc thẩm định và công nhận giống thuỷ sản mới, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; kiểm tra và tổ chức phòng, trừ dịch bệnh thuỷ sản; quản lý việc bảo vệ môi trường trong hoạt động thuỷ sản.
7. Quản lý và phân cấp quản lý tàu cá, cảng cá, chợ thuỷ sản đầu mối.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Thuỷ sản; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho các hội nghề nghiệp thuỷ sản.
10. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuỷ sản, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Thuỷ sản thực hiện quản lý nhà nước về thuỷ sản theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về thuỷ sản tại địa phương theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Thanh tra việc thi hành pháp luật về thuỷ sản; phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
2. Phối hợp với thanh tra chuyên ngành, các lực lượng kiểm tra, kiểm soát của các bộ, ngành và địa phương trong việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả của quyết định thanh tra.
Cơ quan thanh tra, thanh tra viên thuỷ sản khi tiến hành thanh tra có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;
2. Thu thập, xác minh chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra và tiến hành những biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;
3. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc những hoạt động có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng trong hoạt động thuỷ sản;
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
1. Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu và chấp hành quyết định của cơ quan thanh tra, thanh tra viên thuỷ sản; được quyền khiếu nại quyết định của cơ quan thanh tra, thanh tra viên thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh tra thuỷ sản thi hành nhiệm vụ.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật này được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm hoặc bao che cho người có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Các loại giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh các ngành, nghề thuỷ sản; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nuôi trồng thuỷ sản, giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã cấp trước ngày Luật này có hiệu lực mà các loại giấy tờ đó vẫn còn thời hạn và không thuộc các trường hợp cấm theo quy định của Luật này thì vẫn có giá trị thi hành.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.
Bãi bỏ Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 của Hội đồng Nhà nước.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 17/2003/QH11 |
Hanoi, November 26, 2003 |
ON FISHERIES
(No. 17/2003/QH11)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for fishery activities.
Article 1.- Objects and scope of application
This Law shall apply to fishery activities of Vietnamese organizations and individuals and foreign organizations and individuals on the land, islands, in the internal waters, the territorial sea, the exclusive economic zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
In cases where the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Law, the provisions of such international agreements shall apply.
Article 2.- Interpretation of terms
1. Aquatic resources mean natural organisms in natural water areas, of economic or scientific value for development of the exploitation of aquatic resources, for conservation and development of aquatic resources.
2. Fishery activities mean the exploitation, culture, transportation of exploited aquatic resources; preservation, processing, trading in, export and import of aquatic products; services in fishery activities; survey, protection and development of aquatic resources.
3. Reproduction of aquatic resources mean the process of self-reproduction or activities of reproducing and increasing aquatic resources.
4. Exploitation of aquatic resources mean the exploitation of aquatic resources in the sea, rivers, lakes, marshes, lagoons and other natural water areas.
5. Fishing grounds mean sea areas with concentrated aquatic resources, which are identified for exploitation by fishing ships.
6. Land for aquaculture means land with inland water surfaces, including ponds, lakes, marshes, lagoons, rivers, canals, ditches and trenches; coastal land with water surfaces, riverside and coastal alluvial land; coastal sand banks and dunes; land used for farm economy; non-agricultural land with water surfaces assigned or leased for aquaculture.
7. Sea surface for aquaculture mean sea areas zoned off for aquaculture.
8. New aquatic strains mean aquatic strains imported for the first time into Vietnam or created for the first time in Vietnam.
9. Fishing ships mean ships, boats and other floating structures exclusively used for exploiting, rearing aquatic resources, preserving or processing aquatic products.
10. Fishing port means a port exclusively used for fishing ships, embracing the port land area and the mooring water area. The port land area covers quays, storing houses and yards, workshops, areas for administration, logistic services, trading in, export and import of aquatic products.
11. Individuals referred to in this Law are persons directly conducting fishery activities or representatives of households having registered their fishery business activities.
Article 3.- Ownership of aquatic resources
Aquatic resources constitute a natural resource under the ownership of the entire people and the uniform management by the State. Organizations and individuals shall have the right to exploit aquatic resources under the provisions of law.
Article 4.- Principles for fishery activities
1. To ensure economic efficiency in association with the protection, reproduction and development of aquatic resources as well as bio-diversity; to protect the environment and natural landscapes. The development of different domains in fishery activities must comply with the national and local fishery sector development plannings and plans.
2. To take initiative in preventing, avoiding and mitigating harms caused by natural disasters and epidemics in aquatic resources; to ensure safety for people, fishing ships, works and equipment in fishery activities.
3. Fishery activities must be combined with maintaining national defense and security; protect the national sovereignty and interests in the rivers and the sea; and comply with the provisions of this Law and other relevant law provisions.
Article 5.- Sustainable development of fisheries
1. The State adopts policies to ensure the sustainable development of fisheries; to encourage, and create favorable conditions for, organizations and individuals to exploit and rationally use aquatic resources; to secure the reproduction of aquatic resources and the development of aquaculture in the sea, rivers, lakes, marshes, lagoons and other natural water areas.
2. The State encourages organizations and individuals to invest, conduct scientific researches, apply advanced technologies, develop human resources, build infrastructures in service of fishery activities; to develop clean aquaculture; to step up fishery promotion activities in order to effectively serve fishery activities, protect and develop aquatic resources; and encourages organizations and individuals to buy person and property insurance in fishery activities, except for cases of compulsory insurance purchase as prescribed by law.
3. The State develops the fishery economy on the basis of the fishery sector development planning in line with the national and local overall socio-economic development plannings; ensures the construction of riverside and coastal works or works close to aquaculture areas without affecting aquatic resources.
4. The Government delimits coastal sea areas on the basis of their depth and distance from the shore and a number of other characteristics of coastal sea areas so as to decentralize to the coastal localities the general management of such coastal sea areas in association with production and business development.
Article 6.- Prohibited acts in fishery activities
1. Illegally exploiting and destroying reefs, coral reefs, underwater flora grounds, submerged forests and other biotopes; illegally destroying and obstructing natural movement routes of aquatic species in rivers, lakes, marshes, lagoons, straits and bays.
2. Exploiting aquatic species on the prohibited list, including those banned from exploitation for definite periods, except for the scientific research purposes permitted by the Government; exploiting aquatic resources smaller than the prescribed sizes, except for the permitted exploitation for culture.
3. Encroaching, occupying or infringing upon conservation zones of internal water areas or conservation sea areas already zoned off and announced; violating the regulations on management of such conservation zones.
4. Violating the provisions of the environmental protection legislation regarding the habitats of aquatic species.
5. Exploiting aquatic resources in restricted areas, areas being in the prohibited periods; exploiting aquatic resources in excess of the permitted volumes.
6. Producing, circulating and using banned fishing gear; practicing the banned occupations to exploit aquatic resources; using explosives, noxious substances, electric surge and other methods of destructive nature.
7. Using fishing gear to obstruct, or cause damage to, organizations and/or individuals that are exploiting aquatic resources; to anchor or moor vessels in places where exist fishing gear of other organizations and/or individuals that are exploiting natural resources or in places where other fishing ships are giving signals that they are exploiting aquatic resources, except in case of force majeure events.
8. Jettisoning fishing gear in natural water areas, except for force majeure cases.
9. Violating the regulations on traffic safety and safety of works in accordance with the provisions of the maritime and inland waterway navigation legislation and other relevant law provisions.
10. Violating the regulations on aquaculture development plannings.
11. Changing without the permission of competent State bodies the use purposes of land areas or sea surface assigned or leased for aquaculture.
12. Culturing new aquatic strains without the permission of the Ministry of Fisheries and aquatic species on the list of those banned from culture.
13. Conducting aquaculture not in line with plannings, obstructing water flows, obstructing activities of exploiting aquatic resources, adversely affecting activities of other branches or occupations.
14. Using drugs, additives or chemicals on the list of those banned from use in aquaculture, production of aquaculture feeds or processing and preservation of aquatic products; putting alien matters in aquatic raw materials or products.
15. Stocking diseased aquatic resources in aquaculture places or natural water areas.
16. Discharging waste water and matters from aquatic resource-breeding establishments or aquaculture establishments, aquatic product-preserving and/or -processing establishments, which have not yet been treated or have been treated improperly, into the surrounding environment.
17. Processing, transporting or marketing aquatic species on the list of those banned from exploitation; aquatic products originating from aquaculture areas in the non-harvesting periods; aquatic products with toxic residues in excess of the permitted limits; aquatic products with deadly natural toxins, except for the cases permitted by competent State bodies.
18. Exporting or importing aquatic products on the list of those banned from export and import.
PROTECTION AND DEVELOPMENT OF AQUATIC RESOURCES
Article 7.- Protection of habitats of aquatic resources
1. Organizations and individuals shall have to protect the habitats of aquatic species.
2. Organizations and individuals conducting fishery activities or other activities directly affecting the habitats, migration and/or reproduction of aquatic species must observe the provisions of this Law, the legislation on environmental protection, the legislation on natural water resources and other relevant law provisions.
3. Organizations and individuals, when building, renovating or dismantling works related to the habitats, migration and/or reproduction of aquatic species, must conduct the assessment of environmental impacts according to the law provisions on environmental protection.
4. Organizations and individuals exploiting aquatic resources by placing weirs, traps or other methods of enclosure in rivers, lakes, marshes or lagoons must reserve a corridor for the movement of aquatic species according to the regulations of the local People's Committees.
Article 8.- Conservation, protection, reproduction and development of aquatic resources
1. The State shall adopt policies to conserve and protect aquatic resources, particularly those in danger of extinction, precious and rare species, species of high economic value and of scientific significance; to encourage scientific research so as to work out appropriate measures to develop aquatic resources; to invest in the production of aquatic breeds to be stocked in their natural habitats and to create artificial habitats with a view to reproducing and developing aquatic resources.
2. Organizations and individuals shall be obliged to conserve, protect, reproduce and develop aquatic resources in accordance with the provisions of this Law and other relevant law provisions.
3. The Ministry of Fisheries shall periodically announce:
a/ The list of aquatic species already inscribed in the red book of Vietnam and other species banned from exploitation; the list of aquatic species banned from exploitation for definite periods and the periods when exploitation is banned;
b/ Exploiting methods, exploiting occupations, fishing tools banned from use or subject to restricted use;
c/ Categories and minimum sizes of aquatic species permitted for exploitation, and exploitation seasons;
d/ Areas where exploitation is prohibited and areas where exploitation is prohibited for definite periods.
4. In case of necessity and if obtaining the approval of the Ministry of Fisheries, the People's Committees of the provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial level) shall announce additional contents of the provisions of Clause 3 of this Article to make them suitable to the actual activities of exploiting aquatic resources in their localities.
Article 9.- Planning and managing conservation zones of inland water areas and conservation sea zones
1. On the basis of the typical degree of bio-diversity according to national and international standards, conservation zones of inland water areas and conservation sea zones shall be classified into national parks; species and biotope conservation zones; and natural aquatic resource reserve zones.
2. The Government shall promulgate criteria for the classification of, and announce, conservation zones; plan, build, and decentralize the management of, conservation zones of inland water areas and conservation sea zones; promulgate the regulations on management of conservation zones of important national and international significance.
The provincial-level People's Committees shall promulgate the regulations on management of conservation zones decentralized to their localities for management under the guidance of the Ministry of Fisheries.
3. The State shall invest in conserving the gene stocks and bio-diversity of aquatic resources; adopt policies to encourage organizations and individuals at home and abroad to invest in building, and participate in managing, conservation zones; adopt policies to support the shift of occupations, resettlement, ensuring the interests of inhabitants in the conservation zones.
4. Organizations and individuals shall have to protect conservation zones of inland water areas and conservation sea zones according to the Regulation on management of conservation zones.
Article 10.- Financial sources for reproduction of aquatic resources
1. Financial sources for reproduction of aquatic resources include:
a/ State budget allocations;
b/ The fund for reproduction of aquatic resources, which is formed from contributions of organizations and individuals that exploit, culture, process, trade in, export and/or import aquatic resources; contributions of organizations and individuals engaged in the business lines and occupations directly affecting aquatic resources; financial supports from organizations and individuals at home and abroad; and other revenue sources as prescribed by law.
2. The Government shall prescribe the management and use of financial sources for reproducing aquatic resources; specify the contributors, contribution levels and cases of reduction of, and exemption from contribution to the fund for reproduction of aquatic resources.
EXPLOITATION OF AQUATIC RESOURCES
Article 11.- Principles for exploitation of aquatic resources
1. The exploitation of aquatic resources in sea areas, rivers, lakes, marshes, lagoons and other natural water areas must not exhaust aquatic resources there; must abide by the regulations on exploitation seasons, exploitation periods, categories and sizes of exploitable aquatic resources and annual exploitable volumes, as well as the provisions of this Law and other relevant law provisions.
2. Fishing tools and means used for exploiting aquatic resources must be of sizes suitable to exploitable aquatic species.
Article 12.- Offshore exploitation of aquatic resources
1. The State shall adopt synchronous policies on investment, occupation training, building of information and communication systems, resource survey, forecast of fishing grounds, logistic services, organization of various suitable production forms in order to encourage organizations and individuals to develop offshore exploitation of aquatic resources.
2. Organizations and individuals investing in the offshore exploitation of aquatic resources shall comply with the Law on Domestic Investment Promotion and enjoy other preferential policies of the State.
3. Organizations and individuals engaged in the offshore exploitation of aquatic resources must have information and communication equipment and life-saving devices on board their fishing ships; and abide by the provisions of the maritime legislation.
4. Ship owners shall have to buy compulsory insurance for crew members working on board their fishing ships for offshore exploitation of aquatic resources. The State shall adopt policies to encourage ship owners to buy ship hull insurance on a voluntary basis.
The insurance conditions, premium rates, minimum insurance sum for crew members shall comply with the law provisions on insurance business.
Article 13.- Coastal exploitation of aquatic resources
1. The State shall adopt policies to reorganize production, restructure occupations in the exploitation of aquatic resources in coastal sea areas and restructure the occupations among the sectors of exploitation, culture, processing of aquatic resources, agriculture, forestry and services.
2. Organizations and individuals exploiting coastal aquatic resources, when shifting to offshore exploitation of aquatic resources or aquaculture, shall be provided with guidance, training and capital supports, be assigned land or sea surface for aquaculture according to the State's policies.
3. Organizations and individuals exploiting coastal aquatic resources must have life-saving devices, devices for monitoring weather forecasts; and abide by the law provisions on inland waterway and maritime navigation.
Article 14.- Survey of, and research into, aquatic resources
1. The State shall invest in surveying, researching into, and assessing, aquatic resources and drawing up maps on aquatic resources.
2. The Ministry of Fisheries shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches and the provincial-level People's Committees in, conducting surveys and assessments of aquatic resources in each sea region, fishing ground, river and large lake; announce fishing grounds, areas for aquatic resource exploitation, and determine the annual exploitable volumes in each sea region and each fishing ground.
3. The provincial-level People's Committees shall have to organize the assessment of aquatic resources within their respective localities under the guidance of the Ministry of Fisheries.
Article 15.- Management of aquatic resource exploitation areas
1. Organizations and individuals exploiting aquatic resources in sea areas, rivers, lakes, marshes, lagoons or other natural water areas must abide by the provisions of this Law and other relevant law provisions.
2. The Government shall have responsibility to delimit sea areas and routes for aquatic resource exploitation, decentralize management to the concerned ministries and branches as well as localities in order to ensure the close and synchronous coordination among the forces in charge of examining and controlling fishery activities in the sea areas and routes for aquatic resource exploitation.
3. The provincial-level People's Committees shall have responsibility to promulgate regulations on aquatic resource exploitation areas in rivers, lakes, marshes, lagoons and other natural water areas under their management under the guidance of the Ministry of Fisheries; make arrangements for people to exercise their rights to supervise, detect and denounce acts of violating the legislation on aquatic resources in the aquatic resource exploitation areas.
Article 16.- Aquatic resource exploitation permits
1. Aquatic resource-exploiting organizations and individuals must have aquatic resource exploitation permits, except for the cases where individuals exploit aquatic resources with fishing ships of under 0.5 ton or without fishing ships.
2. An aquatic resource exploitation permit shall contain the following principal contents:
a/ The fishing occupation and fishing gear;
b/ Areas and routes permitted for exploitation;
c/ The duration of fishing activities;
d/ The term of the permit;
dd/ Other necessary contents as prescribed by law.
3. The Government shall prescribe the order, procedures and decentralize the competence to grant and withdraw aquatic resource exploitation permits.
Article 17.- Conditions for granting aquatic resource exploitation permits
To be granted aquatic resource exploitation permits, aquatic resource-exploiting organizations and individuals must meet all the following conditions:
1. Having registered the aquatic resource exploitation business;
2. Having made registration and registry for their fishing ships;
3. Having appropriate fishing gear and means;
4. Ship masters, chief engineers on board their fishing ships must possess appropriate diplomas and certificates as prescribed by law.
Article 18.- Withdrawal of aquatic resource exploitation permits
Aquatic resource-exploiting organizations and individuals shall have their aquatic resource exploitation permits withdrawn in the following cases:
1. No longer meeting all conditions specified in Article 17 of this Law;
2. Committing serious violations of the provisions of this Law regarding aquatic resource exploitation or having been sanctioned for administrative violations in fishery activities for three times within the term of their aquatic resource exploitation permits.
3. Erasing, deleting or modifying the contents of their aquatic resource exploitation permits;
4. Committing other violation acts subject to, as prescribed by law, withdrawal of aquatic resource exploitation permits.
Article 19.- Aquatic resource exploitation reports and recording of aquatic resource exploitation diaries
1. Organizations and individuals with aquatic resource exploitation permits must report on the aquatic resource exploitation to the aquatic resource management bodies in the localities where they have registered their fishing ships.
2. For types of fishing ships whose masters, according to the regulations of the Ministry of Fisheries, must have ship master's diplomas, when operating their ships to exploit aquatic resources, the ship masters shall have to organize the recording of aquatic resource exploitation diaries.
3. The Ministry of Fisheries shall promulgate the aquatic resource exploitation diary form, the management regime and the contents of such diary; the contents of aquatic resource exploitation reports and the reporting regime.
The provincial-level People's Committees shall have to organize the reporting on the aquatic resource exploitation in their localities under the guidance of the Ministry of Fisheries.
Article 20.- Rights of aquatic resource-exploiting organizations and individuals
1. To exploit aquatic resources according to the contents of their aquatic resource exploitation permits.
2. To be notified in time by specialized agencies of weather changes, of aquatic resources and be provided with information on fishery activities, aquatic product markets and the guidance on aquatic resource-exploiting techniques.
3. To have their rights as well as legitimate interests being their labor and investment outcomes in the aquatic resource exploitation protected by the State.
4. To have other rights as prescribed by law.
Article 21.- Obligations of aquatic resource-exploiting organizations and individuals
1. To abide by the provisions in their aquatic resource exploitation permits.
2. To pay taxes, fees and charges according to law provisions.
3. To mark their fishing tools being used in the fishing grounds with noticeable signs according to the regulations of the Ministry of Fisheries.
4. To submit to the examination and control by competent forces and agencies as prescribed by law.
5. To rescue persons and vessels being in distress.
6. To observe the regulations on management of exploitation areas, protection of order and security in the exploitation areas.
7. To detect, denounce and stop acts of violating the legislation on fisheries.
8. To fulfill other obligations as prescribed by law.
Article 22.- Prevention, avoidance and reduction of harms caused by natural disasters in aquatic resource exploitation
1. Aquatic resource-exploiting organizations and individuals must abide by the law provisions on prevention and avoidance of natural disasters; have adequate safety equipment as prescribed by law; and take initiative in applying measures to prevent, avoid and reduce harms caused by natural disasters; participate in rescue and salvage.
2. The concerned State bodies must organize in time the application of measures to rescue persons, vessels and other properties being in distress, meeting with incidents or natural disasters while exploiting aquatic resources.
Article 23.- Aquaculture development planning
1. Aquaculture development plannings constitute a part of the overall planning on fishery sector development already approved by the Government.
2. The Ministry of Fisheries shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and the provincial-level People's Committees in, elaborating the aquaculture development plannings for the whole country, each province or centrally-run city.
Basing themselves on the planning already approved by the Government and the guidance of the Ministry of Fisheries, the provincial-level People's Committees shall draw up detailed plannings and submit them to the People's Councils of the same level for adoption before reporting them to the Ministry of Fisheries.
Basing themselves on the approved aquaculture development plannings and plans of the provinces or centrally-run cities and the direction of the provincial-level People's Committees, the People's Committees of lower levels shall draw up detailed plannings on aquaculture areas under their management and submit them to the People's Councils of the same level for adoption before reporting them to the People's Committees of the immediate higher level.
3. The modification and supplementation of aquaculture development plannings must be decided by the bodies with competence to adopt and approve such plannings.
Article 24.- Aquaculture conditions
1. Organizations and individuals engaged in aquaculture must meet all the following conditions:
a/ Having the places for building aquaculture establishments in line with the plannings;
b/ Their aquaculture establishments must satisfy technical conditions and standards for aquaculture; veterinary hygiene and environmental protection as prescribed by law;
c/ Using feeds and veterinary drugs satisfying the standards prescribed by the legislation on veterinary practice.
2. The Ministry of Fisheries shall promulgate aquaculture standards, processes and rules for application by aquaculture establishments; assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and ministerial-level agencies and the provincial-level People's Committees in, guiding the aquaculture establishments to apply the semi-intensive and intensive farming methods up to the food hygiene and safety standards, organizing the examination and recognition of such establishments.
Article 25.- Rights of organizations and individuals engaged in aquaculture
1. To be granted by competent State bodies certificates of the right to use land or sea surface for aquaculture.
2. To be protected by the State when their right to use lawfully land or sea surfaces for aquaculture is infringed upon by other persons, receive damage compensation when their land or sea surface is recovered by the State for public, defense or security purposes ahead of the expiry of the assigning or leasing term according to law provisions.
3. To be supplied by specialized aquatic agencies with information and training on the transfer of new aquaculture techniques, techniques of producing new aquatic strains, techniques of preventing and detecting epidemics of aquatic resources, be informed of the environmental situation, epidemics in the aquaculture areas, informed of the aquatic product market.
Article 26.- Obligations of organizations and individuals engaged in aquaculture
1. To use for the right purposes and efficiently the land areas and sea surfaces assigned or leased for aquaculture and to protect the public works in service of aquaculture.
2. To perform the financial obligations regarding the use of land or sea surface for aquaculture according to law provisions.
3. To report on aquaculture statistics in accordance with the legislation on statistics.
4. To hand back land or sea surface for aquaculture under recovery decisions according to law provisions.
5. To implement the law provisions on environmental protection.
Article 27.- Assignment, lease and recovery of aquaculture land
1. The assignment, lease and recovery of aquaculture land must comply with the law provisions on land and other relevant law provisions.
2. Organizations and individuals assigned or leased land for aquaculture must discharge their rights and obligations prescribed by this Law, the land legislation and other relevant laws.
Article 28.- Assignment and lease of sea surface for aquaculture
1. The assignment or lease of sea surfaces for aquaculture must be effected in accordance with the aquaculture development plannings.
2. The People's Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities may assign sea surface without collecting use levy to individuals living in their localities, who are directly engaged in aquaculture and live largely on their incomes from aquaculture, which is certified by the People's Committees of communes, wards or townships where they reside, or who must change their occupations as prescribed in Clause 1, Article 13 of this Law.
3. The provincial-level People's Committees may lease sea surface for aquaculture in the following cases:
a/ Organizations and individuals rent sea surface for aquaculture under projects approved by competent State bodies;
b/ Foreign organizations and individuals rent sea surface for aquaculture under projects approved by competent Vietnamese State bodies.
4. For organizations and individuals that are assigned by the State sea surface for aquaculture before this Law takes effect, they shall be allowed to shift to rent such sea surface upon the expiry of their assigning terms, excluding the subjects prescribed in Clause 2 of this Article.
5. The provincial-level People's Committees may assign sea surface to aquatic scientific research institutions according to the plannings and programs approved by competent State bodies.
6. The terms of assignment or lease of sea surface for aquaculture shall not exceed 20 years. Upon the expiry of such terms, if the users wish to continue using the assigned or leased sea surface for aquaculture while the State has no demand to recover such sea surface, the users shall have the right to continue using such sea surface under new sea surface assignment decisions or lease contracts.
7. The Government shall specify the assignment and lease of sea surface for aquaculture as well as the assigned or leased sea surface area limits.
Article 29.- Recovery of sea surface assigned or leased for aquaculture
1. The State shall recover the whole or part of sea surface assigned or leased for aquaculture in the following cases:
a/ Such sea surface is used for wrong purposes;
b/ After 24 consecutive months, sea surface has not been used for aquaculture, except for plausible reasons accepted by competent State bodies;
c/ The users of sea surface for aquaculture fail to fulfil their obligations prescribed in Article 26 and Article 31 of this Law;
d/ The users of sea surface for aquaculture voluntarily return their assigned or leased sea surface;
dd/ The State has the demand to recover sea surface for public, defense or security purposes.
2. The bodies with competence to assign or lease sea surface for aquaculture shall have the right to recover such assigned or leased sea surface according to law provisions.
Article 30.- Rights of organizations and individuals assigned or leased sea surface for aquaculture
Organizations and individuals assigned or leased sea surface for aquaculture shall, apart from the rights prescribed in Article 25 of this Law, also have the following rights:
1. Individuals who are assigned sea surface for aquaculture may bequeath such sea surface and mortgage their own properties associated with their right to use sea surface to borrow capital for their production and/or business according to law provisions;
2. Organizations and individuals that are leased by the State sea surface for aquaculture and pay sea surface rents annually shall have the following rights:
a/ To mortgage their own properties associated with their leased sea surface at Vietnamese credit institutions to borrow capital for their production and/or business according to law provisions;
b/ To transfer their own properties associated with their leased sea surface; if, having demand and being further leased by the State such sea surface for aquaculture, the transferees of such properties shall still have the rights prescribed in this Clause.
3. Organizations and individuals that are leased by the State sea surface for aquaculture and have prepaid rents therefor for at least 10 years shall have the following rights:
a/ To mortgage the value of their right to use the leased sea surface and their own properties associated with the leased sea surface within the lease terms at Vietnamese credit institutions to borrow capital for their production and/or business according to law provisions;
b/ To transfer their right to use the leased sea surface together with their own properties associated with the leased sea surface. Individuals may bequeath their right to use the leased sea surface within the lease terms according to law provisions. The transferees or the heirs of the right to use the sea surface leased for aquaculture shall have the rights prescribed in this Clause;
c/ To make capital contribution with the value of the right to use the leased sea surface together with their own properties associated with the leased sea surface in order to enter into production and business cooperation with organizations and/or individuals at home and/or abroad according to law provisions;
d/ To sub-lease the right to use sea surface within the lease terms. The sub-lease shall be effected only when such sea surface has been invested under projects and the sub-lessees must use such sea surface for the right purposes.
Article 31.- Obligations of organizations and individuals using sea surface for aquaculture
Organizations and individuals using sea surface for aquaculture shall, apart from the obligations prescribed in Article 26 of this Law, also have the following obligations:
1. To use the aquaculture areas within their boundaries, to abide by the law provisions on aquaculture and environmental protection and other relevant law provisions;
2. Not to harm the legitimate interests of the users of adjacent sea surface; to implement regulations on safety for people and properties.
Article 32.- Concentrated aquaculture zones
1. The State shall provide capital supports for building infrastructures in the concentrated aquaculture zones according to the fishery sector development plannings and plans; invest in building aquatic resource environment observatories and aquatic resource epidemic control stations.
2. Organizations and individuals conducting aquaculture in the concentrated aquaculture zones must comply with the regulations of such zones; the specialized technical standards of aquaculture works, aquaculture techniques and aquaculture environment.
3. The Ministry of Fisheries shall set forth the water quality standards for aquaculture and specialized technical standards of aquaculture works; promulgate regulations on the organization and operation of concentrated aquaculture zones and the non-harvesting periods in order to ensure food hygiene and safety.
4. The provincial-level People's Committees shall have the responsibility to organize the management of concentrated aquaculture zones.
1. Aquatic breeds for culture, reproduction and development of aquatic resources must be of quality up to the system of Vietnamese standards.
2. Organizations and individuals producing and trading in aquatic breeds must satisfy all business conditions prescribed by the Government; and guarantee that the breed production comply with branch standards.
3. New aquatic strains or aquatic strains to be cultured for the first time must be recognized by the Ministry of Fisheries; if they are to be put into production or business, the permission of the Ministry of Fisheries is required.
4. The State shall adopt policies to encourage the research into precious and rare aquatic varieties and the creation of new ones; and invest in building national aquatic resource breeding centers. The Ministry of Fisheries shall coordinate with the provincial-level People's Committees in conducting examination of the quality of aquatic breeds at the breeding establishments.
Article 34.- Import and export of aquatic breeds
1. Imported aquatic varieties must be quarantined in accordance with the law provisions on veterinary practice as well as plant protection and quarantine.
2. For new aquatic breeds imported for the first time, the written permission of the Ministry of Fisheries is required.
3. Aquatic varieties transited in Vietnam must comply with the law provisions on veterinary medicine as well as plant protection and quarantine, and other relevant law provisions.
4. Exported aquatic varieties must be those on the list of specialized aquatic export goods, except for the case of breed exchange, scientific and technical research cooperation, gifts and other special cases prescribed by the Ministry of Fisheries.
Article 35.- Aquaculture feeds; drugs and chemicals used in aquaculture
1. Aquaculture feeds and raw materials for production thereof; drugs and chemicals used in aquaculture must satisfy branch and Vietnamese standards.
2. When importing aquaculture feeds and raw materials for production thereof; drugs and chemicals used in aquaculture on the list of specialized aquatic import goods, organizations and individuals must abide by the law provisions on veterinary medicine, goods quality, commerce and other relevant law provisions. Where they are not on the list of specialized aquatic import goods, before being imported commercially for the first time, they must be assayed and tested according to the regulations of the Ministry of Fisheries.
3. Organizations and individuals producing and/or trading in aquaculture feeds; drugs and chemicals used in aquaculture must satisfy all conditions stipulated by the Government; observe law provisions on veterinary medicine, goods quality, environmental protection, trademarks and other relevant law provisions.
4. The Ministry of Fisheries shall have the following responsibilities:
a/ To announce the lists and standards of aquaculture feeds and raw materials for production thereof; drugs and chemicals used in aquaculture on the lists of specialized aquatic export and import goods;
b/ To prescribe the veterinary hygiene and environmental protection standards for establishments which produce and/or trade in aquaculture feeds and/or veterinary drugs for use in aquaculture;
c/ To announce the lists of drugs and chemicals for use in aquaculture; banned from use or subject to restricted use in aquaculture.
Article 36.- Prevention and eradication of aquatic resource epidemics and diseases
1. Organizations and individuals producing aquatic breeds and/or culturing aquatic resources must apply measures to prevent aquatic resource epidemics and diseases. When an aquatic resource epidemic breaks out, they must take timely measures to deal with it and notify the local administrations and specialized agencies thereof.
Infected cultured aquatic resources must be dealt with according to law provisions on veterinary practice as well as plant protection and quarantine.
2. The Ministry of Fisheries and the People's Committees at all levels shall have to organize the prevention and eradication of aquatic resource epidemics and diseases. The decision to proclaim and the cancellation of decisions to proclaim aquatic resource epidemics; the announcement of the list of aquatic resource diseases and epidemics shall comply with the law provisions on veterinary practice.
FISHING SHIPS AND FISHERY ACTIVITY SERVICE-PROVIDING ESTABLISHMENTS
Article 37.- Development of fishing fleets
1. The development of fishing fleets must comply with the fishery sector development planning.
2. The State shall adopt policies to encourage the development of fishing fleets in line with the strategy on offshore exploitation of aquatic resources.
3. Organizations and individuals that import fishing ships must observe the Government's regulations.
Article 38.- Building and transformation of fishing ships
1. Organizations and individuals that build or transform fishing ships subject to registry must obtain the permission of, and have the fishing-ship design dossiers approved by, competent State bodies; newly built or transformed fishing ships must meet all quality and technical safety standards as well as environmental protection standards.
The Ministry of Fisheries shall permit and approve design dossiers for building or transforming fishing ships with a designed waterline length of 20 meters or more; the provincial-level agencies performing the State management over fisheries shall permit and approve design dossiers for building or transforming fishing ships with a designed waterline length of under 20 meters.
2. Production and/or business establishments that build and/or transform fishing ships must meet all business conditions stipulated by the Government.
3. The Ministry of Fisheries shall promulgate quality and technical safety standards as well as environmental protection standards.
Article 39.- Registry of fishing ships
1. Fishing ships must undergo registry, excluding those with a designed waterline length of under 15 meters and with no engine fitted aboard or with fitted engines of under 20 horse powers.
2. The Ministry of Fisheries shall organize the uniform registry of fishing ships nationwide; make registry of fishing ships with a designed waterline length of 20 meters or over. The provincial-level People's Committees shall, under the guidance of the Ministry of Fisheries, make registry of fishing ships with a designed waterline length of under 20 meters.
3. The fishing ship registry offices, when checking the technical safety of fishing ships, must comply with the systems of branch and Vietnamese standards.
Article 40.- Registration of fishing ships and their crew members
1. Fishing ships must undergo registration; their names and registration numbers must be inscribed on their bodies according to the regulations of the Ministry of Fisheries.
2. The owners of fishing ships shall register crew members working on board their ships, have crew directories and crew member's books according to the regulations of the Ministry of Fisheries.
3. The Ministry of Fisheries shall perform the uniform management of the registration of fishing ships and their crew members, prescribe the titles for crew members on board fishing ships nationwide; effect the registration of fishing ships and their crew members of the units under the Ministry of Fisheries, units under other ministries and branches, people's armed force units conducting economic activities; and Vietnamese fishing ships exploiting aquatic resources outside Vietnam's seas.
4. The provincial-level People's Committees shall organize the registration of fishing ships and crew members in their localities under the guidance of the Ministry of Fisheries, excluding fishing ships and crew members prescribed in Clause 3 of this Article.
Article 41.- Fishing ports, fishing wharves, and storm-sheltering docks of fishing ships
1. The development of fishing ports, fishing wharves and storm-sheltering docks of fishing ships must comply with the fishery sector development planning.
2. The State shall invest in building infrastructures in fishing ports and storm-sheltering docks and give investment supports for building infrastructures in fishing wharves; encourage organizations and individuals of all economic sectors to participate in investing in building facilities in service of the production and business at fishing ports, fishing wharves and storm-sheltering docks of fishing ships.
3. The Ministry of Fisheries shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and the provincial-level People's Committees in, promulgating a model regulation on management of fishing ports, fishing wharves and storm-sheltering docks of fishing ships, and technical standards of fishing ports, fishing wharves and storm-sheltering docks of fishing ships.
4. The provincial-level People's Committees shall have to organize and decentralize the management of fishing ports, fishing wharves and storm-sheltering docks of fishing ships under the management of their localities.
Article 42.- Axial aquatic product marketplaces
1. Axial aquatic product marketplaces are the places for wholesale of aquatic products, which are situated in concentrated aquatic product production zones or in places where aquatic-products are consumed in large quantities. The development of axial aquatic product marketplaces must comply with the planning on development of the fishery sector.
2. The State shall adopt policies to support investments in building axial aquatic-product marketplaces, encourage organizations and individuals to participate in investing in building, commercially operating and managing axial aquatic-product marketplaces.
3. The Ministry of Fisheries shall coordinate with the concerned ministries and the provincial-level People's Committees in promulgating a model regulation on management of axial aquatic-product marketplaces; guiding and checking the implementation of such regulations; and formulate technical standards of axial aquatic-product marketplaces.
4. The provincial-level People's Committees shall have to approve the regulations on management of axial aquatic-product marketplaces and organize the management of the operation of such marketplaces.
PROCESSING, TRADING IN, EXPORT AND IMPORT OF AQUATIC PRODUCTS
Article 43.- Processing of aquatic products
1. The development of aquatic product-processing establishments must comply with the plannings and plans on development of the fishery sector as well as localities.
2. Aquatic product-processing establishments must ensure the following conditions:
a/ Their construction locations must be in line with the plannings;
b/ Their workshops, storehouses, equipment, processing tools, cleaning tools, the system of treatment of waste water, waste solid matters and discharge gas, product quality inspection equipment and devices must satisfy technical standards, food hygiene and safety as well as environmental protection standards prescribed by law;
c/ In case of processing aquatic products by industrial mode, they must have technical officials and employees with relevant professional qualifications;
d/ They must apply the quality management system and observe the law provisions on food hygiene and safety;
dd/ They must ensure the publicized quality of ex-factory products; must control by themselves and take responsibility for the publicized product quality; and observe the regulations on goods labeling in accordance with law provisions;
e/ They must not use additives or chemicals on the list of those banned from use in the preservation and processing of aquatic products.
3. Aquatic raw materials put into processing must be of clear origin, ensuring food hygiene and safety.
4. The Ministry of Fisheries shall coordinate with the concerned ministries and the provincial-level People's Committees in examining aquatic product-processing establishments and recognizing those which have met all standards; promulgating technical standards, food hygiene and safety standards and environmental protection standards for the processing of aquatic products.
Article 44.- Preservation of aquatic raw materials and products
1. Appropriate technical measures must be applied on board fishing ships and aquatic resource transport means; at fishing ports, fishing wharves, axial aquatic product marketplaces; aquatic resource-collecting establishments, aquatic product storehouses as well as aquatic product-processing establishments to preserve aquatic raw materials and products in order to ensure their compliance with quality standards and food hygiene and safety standards; additives and chemicals on the list of those banned from use for preserving aquatic raw materials and products must not be used.
2. The Ministry of Fisheries shall have the following responsibilities:
a/ To promulgate technical standards and rules for preservation of aquatic raw materials and products;
b/ To announce the list of additives and chemicals permitted for use for preserving aquatic raw materials and products.
Article 45.- Aquatic food quality, hygiene and safety
1. Organizations and individuals exploiting, culturing, preserving, transporting, processing, exporting and/or importing aquatic resources or products must abide by the law provisions on goods quality and food hygiene and safety.
2. The Ministry of Fisheries shall coordinate with the concerned ministries in examining the observance of the regulations on the quality, hygiene and safety of aquatic foods which are exported, imported, and consumed in the country.
3. The People's Committees at all levels shall perform the State management over the control of the quality, hygiene and safety of aquatic food, promptly handle organizations and individuals that produce and market aquatic food failing to ensure food quality, hygiene and safety under the management of their localities.
Article 46.- Export and import of aquatic goods
1. The State shall encourage and create favorable conditions for organizations and individuals of all economic sectors to step up the export of aquatic goods and develop the aquatic product export markets.
2. Organizations and individuals exporting and/or importing aquatic goods must abide by the provisions of this Law and other relevant law provisions.
3. The Ministry of Fisheries shall coordinate with the concerned ministries in formulating, and organizing the implementation of, a strategy on development of aquatic product export markets; organizing the supply of information on markets, processing technologies, laws on export, import of aquatic goods to the aquatic product-trading enterprises.
INTERNATIONAL COOPERATION ON FISHERY ACTIVITIES
Article 47.- Principles for international cooperation on fishery activities
The State of the Socialist Republic of Vietnam shall undertake international cooperation on fishery activities with other countries, territories as well as the international organizations on the basis of equality, mutual benefit, respect for each other's independence, sovereignty and laws, and in accordance with international law.
Article 48.- Development of international cooperation on fishery activities
1. The State shall adopt policies to encourage and create conditions for Vietnamese organizations and individuals to participate in international economic cooperation on fishery activities with foreign organizations and individuals in accordance with law provisions; to attract overseas Vietnamese as well as foreign organizations and individuals and international organizations to invest and participate in fishery activities in Vietnam in accordance with the provisions of this Law, the Law on Foreign Investment in Vietnam and other relevant law provisions.
2. The Government shall perform the uniform management of Vietnamese fishing ships operating outside Vietnam's seas and foreign fishing ships operating in Vietnam's seas.
Article 49.- Exploitation of aquatic resources outside Vietnam's seas
1. Vietnamese organizations and individuals exploiting aquatic resources in international seas or seas of other countries must obtain the permission of competent State bodies; must abide by the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to, the provisions of this Law, other provisions of Vietnamese laws as well as laws of the countries where their fishing ships come to exploit aquatic resources.
2. Competent State bodies which permit organizations and individuals to exploit aquatic resources outside Vietnam's seas shall have to disseminate Vietnam's laws, international laws and laws of the countries where the fishing ships come to exploit aquatic resources.
3. The Government shall prescribe the permit-granting, conditions and procedures for granting permits for Vietnamese fishing ships to go to exploit aquatic resources outside Vietnam's seas.
Article 50.- Foreign fishing ships entering to operate in Vietnam's seas
1. Foreign fishing ships shall be considered and permitted to enter and operate in Vietnam's seas on the basis of the possible annual exploitable output, under the bilateral agreements which Vietnam has signed, in accordance with the provisions of the UN Convention on the Law of the Sea, and other international agreements which Vietnam has signed or acceded to.
2. Foreign fishing ships entering to operate in Vietnam's seas must have fishery activity permits granted by competent Vietnamese State bodies and observe the provisions of this Law and other relevant law provisions.
3. If foreign fishing ships with permits for conducting fishery activities in Vietnam's seas violate the provisions of this Law or other relevant law provisions and if foreign fishing ships trespass Vietnam's seas, they shall be handled according to the provisions of Vietnamese laws.
4. The Government shall prescribe the conditions, procedures and competence to grant and withdraw fishery activity permits with regard to foreign fishing ships operating in Vietnam's seas.
STATE MANAGEMENT OVER FISHERIES
Article 51.- Contents of the State management over fisheries
1. Formulating, and organizing the implementation of, strategies, plannings, plans and policies on development of the fishery sector.
2. Promulgating, disseminating, popularizing, educating, and organizing the implementation of, legal documents on fisheries.
3. Organizing surveys, evaluating, managing and protecting the sustainable development of, aquatic resources; conducting scientific research and applying new technologies to fishery activities; planning and managing conservation zones of inland water areas and conservation sea zones; performing the statistical and information work on fishery activities.
4. Defining and decentralizing the management of coastal sea areas in fishery activities; managing, and decentralizing the management of, sea areas for exploitation; allocating exploitation routes; announcing fishing grounds for exploitation; managing the assignment, lease and recovery of land and sea surface used for aquaculture.
5. Managing the grant and withdrawal of assorted permits and certificates in the fishery domain according to law provisions; training, testing and granting fishing ship master's and chief engineer's diplomas; granting fishery activity permits to foreign fishing ships and withdrawing such permits.
6. Managing the evaluation and recognition of new aquatic strains, veterinary drugs for aquatic resources and aquaculture feeds; examining, and organizing the prevention and eradication of, epidemics in aquatic resources; managing the environment protection in fishery activities.
7. Managing, and decentralizing the management of, fishing ships, fishing ports and axial aquatic product marketplaces.
8. Undertaking international cooperation on fishery activities.
9. Managing and organizing the apparatus and training human resources for the fishery sector; providing professional and technical guidance for the fisheries associations.
10. Examining and inspecting the implementation of the fisheries legislation, handling acts of violating the fisheries legislation; settling disputes, complaints and denunciations in fishery activities according to law provisions.
Article 52.- State management responsibilities for fisheries
1. The Government shall perform the uniform State management over fisheries nationwide.
2. The Ministry of Fisheries shall be answerable to the Government for performing the function of State management over fisheries nationwide.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Health, the Ministry of Defense and other ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, coordinate with the Ministry of Fisheries in performing the State management over fisheries in accordance with the provisions of this Law and other relevant law provisions.
4. The People's Committees at all levels shall perform the State management over fisheries in their localities in accordance with the provisions of this Law and other relevant law provisions.
Article 53.- Fisheries inspectorate
1. The fisheries inspectorate is an inspectorate specialized in fisheries activities.
2. The fisheries inspectorate shall be equipped with uniforms, insignias and equipment necessary for its operation.
3. The Government shall specify the organization and operation of the fisheries inspectorate.
Article 54.- Tasks of the fisheries inspectorate
1. To inspect the implementation of the fisheries legislation; detect and stop acts of violating the fisheries legislation.
2. To coordinate with other specialized inspectorates, examination and control forces of the ministries, branches and localities in detecting and stopping acts of violating the fisheries legislation.
3. To take responsibility before law for consequences of their inspection decisions.
Article 55.- Competence of the fisheries inspectorate
When conducting inspection, the fisheries inspectorate and inspectors shall have the following powers:
1. To request the related organizations and individuals to supply documents and reply on matters necessary for the inspection.
2. To collect and verify evidences, documents related to the inspection contents and take technical examination measures on the sites;
3. To decide to suspend or stop acts showing signs of law violation or activities in danger of seriously harming fishery activities.
4. To handle according to their competence or propose competent State bodies to handle acts of violating the fisheries legislation.
Article 56.- Responsibilities of organizations and individuals for activities of the fisheries inspectorate
1. Inspected organizations and individuals shall be obliged to comply with the request and execute the decisions of the fisheries inspectorate and inspectors; be entitled to lodge complaints about such decisions in accordance with law provisions.
2. Other organizations and individuals shall have to create conditions for the fisheries inspectorate to perform its duties.
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Organizations and individuals that record achievements in the implementation of this Law shall be commended and/or rewarded according to law provisions.
Article 58.- Handling of violations
1. Those who commit acts of violating the provisions of this Law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensation therefor according to law provisions.
2. Those who abuse their positions and powers to violate, or cover up persons who have committed acts of violating, the provisions of this Law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensation therefor according to law provisions.
Article 59.- Complaints, denunciations
1. Organizations and individuals shall have the right to complain about, individuals shall have the right to denounce, acts of violating the fisheries legislation to competent bodies, organizations or individuals according to law provisions.
2. Competent organizations or individuals, upon receiving complaints or denunciations, shall have to settle them promptly according to law provisions on complaints and denunciations.
Article 60.- Transitional provisions
All types of permits and certificates of eligibility for conducting various fishery business lines; certificates of the right to use land for aquaculture, assignment or lease of sea surface for aquaculture, which have been granted before the effective date of this Law but have not yet expired and do not fall into the prohibited cases prescribed by this Law, shall still be valid.
Article 61.- Implementation effect
This Law takes implementation effect as from July 1, 2004.
To abrogate the State Council's 1989 Ordinance on Protection and Development of Aquatic Resources.
Article 62.- Implementation guidance
The Government shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was adopted on November 26, 2003 by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 4th session.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |