Chương 1 Luật Thủy sản 2003: Những quy định chung
Số hiệu: | 17/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 03/01/2004 | Số công báo: | Số 3 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này áp dụng đối với hoạt động thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
1. Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
2. Hoạt động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thuỷ sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản; dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
3. Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động làm phục hồi, gia tăng nguồn lợi thuỷ sản.
4. Khai thác thuỷ sản là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
5. Ngư trường là vùng biển có nguồn lợi thuỷ sản tập trung được xác định để tàu cá đến khai thác.
6. Đất để nuôi trồng thuỷ sản là đất có mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản.
7. Mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản là vùng nước biển được quy hoạch để nuôi trồng thuỷ sản.
8. Giống thuỷ sản mới là giống thuỷ sản lần đầu tiên được nhập vào hoặc lần đầu tiên được tạo ra ở Việt Nam.
9. Tàu cá là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ sản.
10. Cảng cá là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước đậu tàu. Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, dịch vụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản.
11. Cá nhân trong Luật này là người trực tiếp hoạt động thuỷ sản hoặc người đại diện của hộ gia đình đăng ký kinh doanh hoạt động thuỷ sản.
Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
1. Bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, tính đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Việc phát triển các lĩnh vực trong hoạt động thuỷ sản phải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản trong phạm vi cả nước và của từng địa phương.
2. Chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai và dịch bệnh thuỷ sản; bảo đảm an toàn cho người, tàu cá, công trình và thiết bị trong hoạt động thuỷ sản.
3. Hoạt động thuỷ sản phải kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên sông, biển; tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhà nước có chính sách bảo đảm phát triển thuỷ sản bền vững; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thuỷ sản; bảo đảm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng trong hoạt động thuỷ sản; phát triển nuôi trồng thuỷ sản sạch; đẩy mạnh hoạt động khuyến ngư để phục vụ có hiệu quả hoạt động thuỷ sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm về người và tài sản trong hoạt động thuỷ sản, trừ trường hợp bắt buộc mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước phát triển kinh tế thuỷ sản trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành Thuỷ sản phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa phương; bảo đảm việc xây dựng các công trình ven sông, ven biển hoặc gần khu vực nuôi trồng thuỷ sản không làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản.
4. Chính phủ xác định ranh giới vùng biển ven bờ trên cơ sở căn cứ vào độ sâu, khoảng cách từ bờ biển và một số đặc điểm khác ở vùng biển ven bờ để phân cấp cho địa phương có bờ biển tổ chức quản lý tổng hợp vùng biển ven bờ gắn với phát triển sản xuất, kinh doanh.
1. Khai thác, huỷ hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái phép đường di chuyển tự nhiên của các loài thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh.
2. Khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm kể cả cấm có thời hạn, trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai thác thuỷ sản nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng.
3. Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quản lý khu bảo tồn.
4. Vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với môi trường sống của các loài thuỷ sản.
5. Khai thác thuỷ sản ở khu vực cấm, khu vực đang trong thời gian cấm; khai thác quá sản lượng cho phép.
6. Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để khai thác thuỷ sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có tính huỷ diệt khác.
7. Sử dụng các ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân khác đang khai thác hoặc nơi tàu cá khác ra dấu hiệu đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.
8. Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng.
9. Vi phạm các quy định về an toàn giao thông, an toàn của các công trình theo quy định của pháp luật về hàng hải, về giao thông đường thuỷ nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
10. Vi phạm các quy định về quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
11. Chuyển mục đích sử dụng đất, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã được giao, cho thuê mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
12. Nuôi trồng giống thuỷ sản mới khi chưa được Bộ Thuỷ sản cho phép và các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng.
13. Nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch làm cản trở dòng chảy, cản trở hoạt động khai thác thuỷ sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các ngành, nghề khác.
14. Sử dụng thuốc, phụ gia, hoá chất thuộc danh mục cấm sử dụng để nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quản thuỷ sản; đưa tạp chất vào nguyên liệu, sản phẩm thuỷ sản.
15. Thả thuỷ sản nuôi trồng bị nhiễm bệnh vào nơi nuôi trồng hoặc vào các vùng nước tự nhiên.
16. Xả thải nước, chất thải từ cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở bảo quản, chế biến thuỷ sản mà chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn quy định vào môi trường xung quanh.
17. Chế biến, vận chuyển hoặc đưa ra thị trường các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm khai thác; thuỷ sản có xuất xứ ở vùng nuôi trồng trong thời gian bị cấm thu hoạch; thuỷ sản có dư lượng các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép; thuỷ sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
18. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuỷ sản thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
Article 1.- Objects and scope of application
This Law shall apply to fishery activities of Vietnamese organizations and individuals and foreign organizations and individuals on the land, islands, in the internal waters, the territorial sea, the exclusive economic zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam.
In cases where the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Law, the provisions of such international agreements shall apply.
Article 2.- Interpretation of terms
1. Aquatic resources mean natural organisms in natural water areas, of economic or scientific value for development of the exploitation of aquatic resources, for conservation and development of aquatic resources.
2. Fishery activities mean the exploitation, culture, transportation of exploited aquatic resources; preservation, processing, trading in, export and import of aquatic products; services in fishery activities; survey, protection and development of aquatic resources.
3. Reproduction of aquatic resources mean the process of self-reproduction or activities of reproducing and increasing aquatic resources.
4. Exploitation of aquatic resources mean the exploitation of aquatic resources in the sea, rivers, lakes, marshes, lagoons and other natural water areas.
5. Fishing grounds mean sea areas with concentrated aquatic resources, which are identified for exploitation by fishing ships.
6. Land for aquaculture means land with inland water surfaces, including ponds, lakes, marshes, lagoons, rivers, canals, ditches and trenches; coastal land with water surfaces, riverside and coastal alluvial land; coastal sand banks and dunes; land used for farm economy; non-agricultural land with water surfaces assigned or leased for aquaculture.
7. Sea surface for aquaculture mean sea areas zoned off for aquaculture.
8. New aquatic strains mean aquatic strains imported for the first time into Vietnam or created for the first time in Vietnam.
9. Fishing ships mean ships, boats and other floating structures exclusively used for exploiting, rearing aquatic resources, preserving or processing aquatic products.
10. Fishing port means a port exclusively used for fishing ships, embracing the port land area and the mooring water area. The port land area covers quays, storing houses and yards, workshops, areas for administration, logistic services, trading in, export and import of aquatic products.
11. Individuals referred to in this Law are persons directly conducting fishery activities or representatives of households having registered their fishery business activities.
Article 3.- Ownership of aquatic resources
Aquatic resources constitute a natural resource under the ownership of the entire people and the uniform management by the State. Organizations and individuals shall have the right to exploit aquatic resources under the provisions of law.
Article 4.- Principles for fishery activities
1. To ensure economic efficiency in association with the protection, reproduction and development of aquatic resources as well as bio-diversity; to protect the environment and natural landscapes. The development of different domains in fishery activities must comply with the national and local fishery sector development plannings and plans.
2. To take initiative in preventing, avoiding and mitigating harms caused by natural disasters and epidemics in aquatic resources; to ensure safety for people, fishing ships, works and equipment in fishery activities.
3. Fishery activities must be combined with maintaining national defense and security; protect the national sovereignty and interests in the rivers and the sea; and comply with the provisions of this Law and other relevant law provisions.
Article 5.- Sustainable development of fisheries
1. The State adopts policies to ensure the sustainable development of fisheries; to encourage, and create favorable conditions for, organizations and individuals to exploit and rationally use aquatic resources; to secure the reproduction of aquatic resources and the development of aquaculture in the sea, rivers, lakes, marshes, lagoons and other natural water areas.
2. The State encourages organizations and individuals to invest, conduct scientific researches, apply advanced technologies, develop human resources, build infrastructures in service of fishery activities; to develop clean aquaculture; to step up fishery promotion activities in order to effectively serve fishery activities, protect and develop aquatic resources; and encourages organizations and individuals to buy person and property insurance in fishery activities, except for cases of compulsory insurance purchase as prescribed by law.
3. The State develops the fishery economy on the basis of the fishery sector development planning in line with the national and local overall socio-economic development plannings; ensures the construction of riverside and coastal works or works close to aquaculture areas without affecting aquatic resources.
4. The Government delimits coastal sea areas on the basis of their depth and distance from the shore and a number of other characteristics of coastal sea areas so as to decentralize to the coastal localities the general management of such coastal sea areas in association with production and business development.
Article 6.- Prohibited acts in fishery activities
1. Illegally exploiting and destroying reefs, coral reefs, underwater flora grounds, submerged forests and other biotopes; illegally destroying and obstructing natural movement routes of aquatic species in rivers, lakes, marshes, lagoons, straits and bays.
2. Exploiting aquatic species on the prohibited list, including those banned from exploitation for definite periods, except for the scientific research purposes permitted by the Government; exploiting aquatic resources smaller than the prescribed sizes, except for the permitted exploitation for culture.
3. Encroaching, occupying or infringing upon conservation zones of internal water areas or conservation sea areas already zoned off and announced; violating the regulations on management of such conservation zones.
4. Violating the provisions of the environmental protection legislation regarding the habitats of aquatic species.
5. Exploiting aquatic resources in restricted areas, areas being in the prohibited periods; exploiting aquatic resources in excess of the permitted volumes.
6. Producing, circulating and using banned fishing gear; practicing the banned occupations to exploit aquatic resources; using explosives, noxious substances, electric surge and other methods of destructive nature.
7. Using fishing gear to obstruct, or cause damage to, organizations and/or individuals that are exploiting aquatic resources; to anchor or moor vessels in places where exist fishing gear of other organizations and/or individuals that are exploiting natural resources or in places where other fishing ships are giving signals that they are exploiting aquatic resources, except in case of force majeure events.
8. Jettisoning fishing gear in natural water areas, except for force majeure cases.
9. Violating the regulations on traffic safety and safety of works in accordance with the provisions of the maritime and inland waterway navigation legislation and other relevant law provisions.
10. Violating the regulations on aquaculture development plannings.
11. Changing without the permission of competent State bodies the use purposes of land areas or sea surface assigned or leased for aquaculture.
12. Culturing new aquatic strains without the permission of the Ministry of Fisheries and aquatic species on the list of those banned from culture.
13. Conducting aquaculture not in line with plannings, obstructing water flows, obstructing activities of exploiting aquatic resources, adversely affecting activities of other branches or occupations.
14. Using drugs, additives or chemicals on the list of those banned from use in aquaculture, production of aquaculture feeds or processing and preservation of aquatic products; putting alien matters in aquatic raw materials or products.
15. Stocking diseased aquatic resources in aquaculture places or natural water areas.
16. Discharging waste water and matters from aquatic resource-breeding establishments or aquaculture establishments, aquatic product-preserving and/or -processing establishments, which have not yet been treated or have been treated improperly, into the surrounding environment.
17. Processing, transporting or marketing aquatic species on the list of those banned from exploitation; aquatic products originating from aquaculture areas in the non-harvesting periods; aquatic products with toxic residues in excess of the permitted limits; aquatic products with deadly natural toxins, except for the cases permitted by competent State bodies.
18. Exporting or importing aquatic products on the list of those banned from export and import.