Chương 2 Luật Thủy sản 2003: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
Số hiệu: | 17/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 03/01/2004 | Số công báo: | Số 3 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thuỷ sản hoặc có các hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thuỷ sản phải tuân theo quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có liên quan đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thuỷ sản phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản bằng đặt đăng, đáy hoặc bằng phương pháp ngăn, chắn khác ở các sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thuỷ sản di chuyển theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương.
1. Nhà nước có chính sách bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản đang có nguy cơ tuyệt chủng, các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao và các loài có ý nghĩa khoa học; khuyến khích nghiên cứu khoa học để có các biện pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn lợi thuỷ sản; đầu tư sản xuất giống thuỷ sản để thả vào môi trường sống tự nhiên và tạo ra các vùng cư trú nhân tạo nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
2. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện việc bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Thuỷ sản định kỳ công bố:
a) Danh mục các loài thuỷ sản đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và các loài thuỷ sản khác bị cấm khai thác; danh mục các loài thuỷ sản bị cấm khai thác có thời hạn và thời gian cấm khai thác;
b) Các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng;
c) Chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác, mùa vụ khai thác;
d) Khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn.
4. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý của Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) công bố bổ sung những nội dung quy định tại khoản 3 Điều này cho phù hợp với thực tế hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản tại địa phương.
1. Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học điển hình theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển được phân loại thành vườn quốc gia; khu bảo tồn loài, sinh cảnh; khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thuỷ sinh.
2. Chính phủ ban hành tiêu chuẩn để phân loại và công bố các khu bảo tồn; quy hoạch, xây dựng và phân cấp quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn được phân cấp cho địa phương quản lý theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
3. Nhà nước đầu tư để bảo tồn quỹ gen và đa dạng sinh học thuỷ sản; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng và tham gia quản lý các khu bảo tồn; có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tái định cư, bảo đảm lợi ích cho dân cư trong khu bảo tồn.
4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển theo Quy chế quản lý khu bảo tồn.
1. Nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp;
b) Quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản được hình thành từ sự đóng góp của tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản; sự đóng góp của tổ chức, cá nhân hoạt động trong các ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thuỷ sản; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản; quy định cụ thể đối tượng, mức đóng góp và trường hợp được miễn, giảm đóng góp vào quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
PROTECTION AND DEVELOPMENT OF AQUATIC RESOURCES
Article 7.- Protection of habitats of aquatic resources
1. Organizations and individuals shall have to protect the habitats of aquatic species.
2. Organizations and individuals conducting fishery activities or other activities directly affecting the habitats, migration and/or reproduction of aquatic species must observe the provisions of this Law, the legislation on environmental protection, the legislation on natural water resources and other relevant law provisions.
3. Organizations and individuals, when building, renovating or dismantling works related to the habitats, migration and/or reproduction of aquatic species, must conduct the assessment of environmental impacts according to the law provisions on environmental protection.
4. Organizations and individuals exploiting aquatic resources by placing weirs, traps or other methods of enclosure in rivers, lakes, marshes or lagoons must reserve a corridor for the movement of aquatic species according to the regulations of the local People's Committees.
Article 8.- Conservation, protection, reproduction and development of aquatic resources
1. The State shall adopt policies to conserve and protect aquatic resources, particularly those in danger of extinction, precious and rare species, species of high economic value and of scientific significance; to encourage scientific research so as to work out appropriate measures to develop aquatic resources; to invest in the production of aquatic breeds to be stocked in their natural habitats and to create artificial habitats with a view to reproducing and developing aquatic resources.
2. Organizations and individuals shall be obliged to conserve, protect, reproduce and develop aquatic resources in accordance with the provisions of this Law and other relevant law provisions.
3. The Ministry of Fisheries shall periodically announce:
a/ The list of aquatic species already inscribed in the red book of Vietnam and other species banned from exploitation; the list of aquatic species banned from exploitation for definite periods and the periods when exploitation is banned;
b/ Exploiting methods, exploiting occupations, fishing tools banned from use or subject to restricted use;
c/ Categories and minimum sizes of aquatic species permitted for exploitation, and exploitation seasons;
d/ Areas where exploitation is prohibited and areas where exploitation is prohibited for definite periods.
4. In case of necessity and if obtaining the approval of the Ministry of Fisheries, the People's Committees of the provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial level) shall announce additional contents of the provisions of Clause 3 of this Article to make them suitable to the actual activities of exploiting aquatic resources in their localities.
Article 9.- Planning and managing conservation zones of inland water areas and conservation sea zones
1. On the basis of the typical degree of bio-diversity according to national and international standards, conservation zones of inland water areas and conservation sea zones shall be classified into national parks; species and biotope conservation zones; and natural aquatic resource reserve zones.
2. The Government shall promulgate criteria for the classification of, and announce, conservation zones; plan, build, and decentralize the management of, conservation zones of inland water areas and conservation sea zones; promulgate the regulations on management of conservation zones of important national and international significance.
The provincial-level People's Committees shall promulgate the regulations on management of conservation zones decentralized to their localities for management under the guidance of the Ministry of Fisheries.
3. The State shall invest in conserving the gene stocks and bio-diversity of aquatic resources; adopt policies to encourage organizations and individuals at home and abroad to invest in building, and participate in managing, conservation zones; adopt policies to support the shift of occupations, resettlement, ensuring the interests of inhabitants in the conservation zones.
4. Organizations and individuals shall have to protect conservation zones of inland water areas and conservation sea zones according to the Regulation on management of conservation zones.
Article 10.- Financial sources for reproduction of aquatic resources
1. Financial sources for reproduction of aquatic resources include:
a/ State budget allocations;
b/ The fund for reproduction of aquatic resources, which is formed from contributions of organizations and individuals that exploit, culture, process, trade in, export and/or import aquatic resources; contributions of organizations and individuals engaged in the business lines and occupations directly affecting aquatic resources; financial supports from organizations and individuals at home and abroad; and other revenue sources as prescribed by law.
2. The Government shall prescribe the management and use of financial sources for reproducing aquatic resources; specify the contributors, contribution levels and cases of reduction of, and exemption from contribution to the fund for reproduction of aquatic resources.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực