Chương 3 Luật Thủy sản 2003: Khai thác thủy sản
Số hiệu: | 17/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 26/11/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 03/01/2004 | Số công báo: | Số 3 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khai thác thuỷ sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản; phải tuân theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại và kích cỡ thuỷ sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thuỷ sản có kích cỡ phù hợp với các loài thuỷ sản được phép khai thác.
1. Nhà nước có chính sách đồng bộ về đầu tư, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần, tổ chức các hình thức sản xuất phù hợp để khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển khai thác thuỷ sản xa bờ.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động khai thác thuỷ sản xa bờ được áp dụng theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước và được hưởng các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản xa bờ phải có trang thiết bị bảo đảm thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh trên tàu cá; tuân theo các quy định của pháp luật về hàng hải.
4. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc đối với thuyền viên làm việc trên tàu cá khai thác thuỷ sản xa bờ. Nhà nước có chính sách khuyến khích đối với chủ tàu tự nguyện mua bảo hiểm thân tàu.
Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thuyền viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
1. Nhà nước có chính sách tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng biển ven bờ và cơ cấu nghề nghiệp giữa các nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, nghề nông, nghề rừng, nghề dịch vụ.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ khi chuyển đổi sang khai thác thuỷ sản xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản thì được hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ vốn, giao đất, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản theo chính sách của Nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản ven bờ phải có phương tiện cứu sinh, phương tiện theo dõi dự báo thời tiết; tuân theo các quy định của pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và pháp luật về hàng hải.
1. Nhà nước đầu tư cho điều tra, nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản và xây dựng bản đồ về nguồn lợi thuỷ sản.
2. Bộ Thuỷ sản chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản ở từng vùng biển, ngư trường, vùng sông, hồ lớn; công bố ngư trường, vùng khai thác thuỷ sản, xác định sản lượng khai thác cho phép hàng năm ở từng vùng biển, ngư trường.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức đánh giá nguồn lợi thuỷ sản trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản trên các vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chính phủ có trách nhiệm phân vùng biển, phân tuyến khai thác thuỷ sản; phân công, phân cấp quản lý cho các bộ, ngành hữu quan và địa phương để bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động thuỷ sản trên các vùng biển, tuyến khai thác thuỷ sản.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quy chế vùng khai thác thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của mình theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản; tổ chức cho nhân dân địa phương thực hiện quyền giám sát, phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản trong vùng khai thác thuỷ sản.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản phải có Giấy phép khai thác thuỷ sản, trừ trường hợp cá nhân khai thác thuỷ sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá.
2. Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thuỷ sản bao gồm:
a) Nghề khai thác, ngư cụ khai thác;
b) Vùng, tuyến được phép khai thác;
c) Thời gian hoạt động khai thác;
d) Thời hạn của Giấy phép;
đ) Các nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, phân cấp thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản.
Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản được cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản phải có các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký kinh doanh khai thác thuỷ sản;
2. Có tàu cá đã đăng ký, đăng kiểm;
3. Có ngư cụ, phương tiện khai thác phù hợp;
4. Thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu cá phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản bị thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản trong trường hợp sau đây:
1. Không còn đủ điều kiện quy định tại Điều 17 của Luật này;
2. Vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này về khai thác thuỷ sản hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động thuỷ sản ba lần trong thời hạn của Giấy phép khai thác thuỷ sản;
3. Tẩy xoá, sửa chữa nội dung Giấy phép khai thác thuỷ sản;
4. Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy phép khai thác thuỷ sản.
1. Tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác thuỷ sản phải báo cáo khai thác thuỷ sản với cơ quan quản lý thuỷ sản ở địa phương nơi đăng ký tàu cá.
2. Đối với loại tàu cá mà theo quy định của Bộ Thuỷ sản thuyền trưởng phải có bằng thuyền trưởng, thì khi hoạt động khai thác thuỷ sản thuyền trưởng có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc ghi nhật ký khai thác thuỷ sản.
3. Bộ Thuỷ sản ban hành mẫu sổ, chế độ quản lý và nội dung của nhật ký khai thác thuỷ sản; nội dung, chế độ báo cáo khai thác thuỷ sản.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc báo cáo khai thác thuỷ sản trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.
1. Khai thác thuỷ sản theo nội dung ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản.
2. Được cơ quan chuyên môn thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết; được thông báo về nguồn lợi thuỷ sản, thông tin về hoạt động thuỷ sản, thị trường thuỷ sản và hướng dẫn về kỹ thuật khai thác thuỷ sản.
3. Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp do thành quả lao động và kết quả đầu tư trong khai thác thuỷ sản.
4. Có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản.
2. Nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
3. Đánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường bằng dấu hiệu dễ nhận biết theo quy định của Bộ Thuỷ sản.
4. Tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Phải cứu nạn khi gặp người, tàu thuyền bị nạn.
6. Tuân theo các quy định về quản lý vùng khai thác, bảo vệ trật tự, an ninh trên địa bàn khai thác.
7. Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.
8. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản phải tuân theo quy định của pháp luật về phòng, tránh thiên tai; phải có đủ trang thiết bị an toàn theo quy định của pháp luật; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, tránh, giảm nhẹ tác hại của thiên tai; tham gia cứu hộ, cứu nạn.
2. Các cơ quan nhà nước có liên quan phải kịp thời tổ chức, áp dụng các biện pháp để cứu người, tàu thuyền và các tài sản khác bị tai nạn, sự cố, thiên tai trong khai thác thuỷ sản.
EXPLOITATION OF AQUATIC RESOURCES
Article 11.- Principles for exploitation of aquatic resources
1. The exploitation of aquatic resources in sea areas, rivers, lakes, marshes, lagoons and other natural water areas must not exhaust aquatic resources there; must abide by the regulations on exploitation seasons, exploitation periods, categories and sizes of exploitable aquatic resources and annual exploitable volumes, as well as the provisions of this Law and other relevant law provisions.
2. Fishing tools and means used for exploiting aquatic resources must be of sizes suitable to exploitable aquatic species.
Article 12.- Offshore exploitation of aquatic resources
1. The State shall adopt synchronous policies on investment, occupation training, building of information and communication systems, resource survey, forecast of fishing grounds, logistic services, organization of various suitable production forms in order to encourage organizations and individuals to develop offshore exploitation of aquatic resources.
2. Organizations and individuals investing in the offshore exploitation of aquatic resources shall comply with the Law on Domestic Investment Promotion and enjoy other preferential policies of the State.
3. Organizations and individuals engaged in the offshore exploitation of aquatic resources must have information and communication equipment and life-saving devices on board their fishing ships; and abide by the provisions of the maritime legislation.
4. Ship owners shall have to buy compulsory insurance for crew members working on board their fishing ships for offshore exploitation of aquatic resources. The State shall adopt policies to encourage ship owners to buy ship hull insurance on a voluntary basis.
The insurance conditions, premium rates, minimum insurance sum for crew members shall comply with the law provisions on insurance business.
Article 13.- Coastal exploitation of aquatic resources
1. The State shall adopt policies to reorganize production, restructure occupations in the exploitation of aquatic resources in coastal sea areas and restructure the occupations among the sectors of exploitation, culture, processing of aquatic resources, agriculture, forestry and services.
2. Organizations and individuals exploiting coastal aquatic resources, when shifting to offshore exploitation of aquatic resources or aquaculture, shall be provided with guidance, training and capital supports, be assigned land or sea surface for aquaculture according to the State's policies.
3. Organizations and individuals exploiting coastal aquatic resources must have life-saving devices, devices for monitoring weather forecasts; and abide by the law provisions on inland waterway and maritime navigation.
Article 14.- Survey of, and research into, aquatic resources
1. The State shall invest in surveying, researching into, and assessing, aquatic resources and drawing up maps on aquatic resources.
2. The Ministry of Fisheries shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches and the provincial-level People's Committees in, conducting surveys and assessments of aquatic resources in each sea region, fishing ground, river and large lake; announce fishing grounds, areas for aquatic resource exploitation, and determine the annual exploitable volumes in each sea region and each fishing ground.
3. The provincial-level People's Committees shall have to organize the assessment of aquatic resources within their respective localities under the guidance of the Ministry of Fisheries.
Article 15.- Management of aquatic resource exploitation areas
1. Organizations and individuals exploiting aquatic resources in sea areas, rivers, lakes, marshes, lagoons or other natural water areas must abide by the provisions of this Law and other relevant law provisions.
2. The Government shall have responsibility to delimit sea areas and routes for aquatic resource exploitation, decentralize management to the concerned ministries and branches as well as localities in order to ensure the close and synchronous coordination among the forces in charge of examining and controlling fishery activities in the sea areas and routes for aquatic resource exploitation.
3. The provincial-level People's Committees shall have responsibility to promulgate regulations on aquatic resource exploitation areas in rivers, lakes, marshes, lagoons and other natural water areas under their management under the guidance of the Ministry of Fisheries; make arrangements for people to exercise their rights to supervise, detect and denounce acts of violating the legislation on aquatic resources in the aquatic resource exploitation areas.
Article 16.- Aquatic resource exploitation permits
1. Aquatic resource-exploiting organizations and individuals must have aquatic resource exploitation permits, except for the cases where individuals exploit aquatic resources with fishing ships of under 0.5 ton or without fishing ships.
2. An aquatic resource exploitation permit shall contain the following principal contents:
a/ The fishing occupation and fishing gear;
b/ Areas and routes permitted for exploitation;
c/ The duration of fishing activities;
d/ The term of the permit;
dd/ Other necessary contents as prescribed by law.
3. The Government shall prescribe the order, procedures and decentralize the competence to grant and withdraw aquatic resource exploitation permits.
Article 17.- Conditions for granting aquatic resource exploitation permits
To be granted aquatic resource exploitation permits, aquatic resource-exploiting organizations and individuals must meet all the following conditions:
1. Having registered the aquatic resource exploitation business;
2. Having made registration and registry for their fishing ships;
3. Having appropriate fishing gear and means;
4. Ship masters, chief engineers on board their fishing ships must possess appropriate diplomas and certificates as prescribed by law.
Article 18.- Withdrawal of aquatic resource exploitation permits
Aquatic resource-exploiting organizations and individuals shall have their aquatic resource exploitation permits withdrawn in the following cases:
1. No longer meeting all conditions specified in Article 17 of this Law;
2. Committing serious violations of the provisions of this Law regarding aquatic resource exploitation or having been sanctioned for administrative violations in fishery activities for three times within the term of their aquatic resource exploitation permits.
3. Erasing, deleting or modifying the contents of their aquatic resource exploitation permits;
4. Committing other violation acts subject to, as prescribed by law, withdrawal of aquatic resource exploitation permits.
Article 19.- Aquatic resource exploitation reports and recording of aquatic resource exploitation diaries
1. Organizations and individuals with aquatic resource exploitation permits must report on the aquatic resource exploitation to the aquatic resource management bodies in the localities where they have registered their fishing ships.
2. For types of fishing ships whose masters, according to the regulations of the Ministry of Fisheries, must have ship master's diplomas, when operating their ships to exploit aquatic resources, the ship masters shall have to organize the recording of aquatic resource exploitation diaries.
3. The Ministry of Fisheries shall promulgate the aquatic resource exploitation diary form, the management regime and the contents of such diary; the contents of aquatic resource exploitation reports and the reporting regime.
The provincial-level People's Committees shall have to organize the reporting on the aquatic resource exploitation in their localities under the guidance of the Ministry of Fisheries.
Article 20.- Rights of aquatic resource-exploiting organizations and individuals
1. To exploit aquatic resources according to the contents of their aquatic resource exploitation permits.
2. To be notified in time by specialized agencies of weather changes, of aquatic resources and be provided with information on fishery activities, aquatic product markets and the guidance on aquatic resource-exploiting techniques.
3. To have their rights as well as legitimate interests being their labor and investment outcomes in the aquatic resource exploitation protected by the State.
4. To have other rights as prescribed by law.
Article 21.- Obligations of aquatic resource-exploiting organizations and individuals
1. To abide by the provisions in their aquatic resource exploitation permits.
2. To pay taxes, fees and charges according to law provisions.
3. To mark their fishing tools being used in the fishing grounds with noticeable signs according to the regulations of the Ministry of Fisheries.
4. To submit to the examination and control by competent forces and agencies as prescribed by law.
5. To rescue persons and vessels being in distress.
6. To observe the regulations on management of exploitation areas, protection of order and security in the exploitation areas.
7. To detect, denounce and stop acts of violating the legislation on fisheries.
8. To fulfill other obligations as prescribed by law.
Article 22.- Prevention, avoidance and reduction of harms caused by natural disasters in aquatic resource exploitation
1. Aquatic resource-exploiting organizations and individuals must abide by the law provisions on prevention and avoidance of natural disasters; have adequate safety equipment as prescribed by law; and take initiative in applying measures to prevent, avoid and reduce harms caused by natural disasters; participate in rescue and salvage.
2. The concerned State bodies must organize in time the application of measures to rescue persons, vessels and other properties being in distress, meeting with incidents or natural disasters while exploiting aquatic resources.