Chương VI Luật thủy lợi 2017: Bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thuỷ lợi
Số hiệu: | 08/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 517 đến số 518 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận.
2. Trong phạm vi bảo vệ công trình, các hoạt động phải bảo đảm không gây cản trở cho việc vận hành và an toàn công trình; phải có đường quản lý, mặt bằng để bảo trì và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.
3. Vùng phụ cận của hồ chứa nước bao gồm vùng phụ cận của đập và vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước được quy định như sau:
a) Vùng phụ cận của đập có phạm vi được tính từ chân đập trở ra. Đối với đập cấp đặc biệt tối thiểu là 300 m; đập cấp I tối thiểu là 200 m; đập cấp II tối thiểu là 100 m; đập cấp III tối thiểu là 50 m; đập cấp IV tối thiểu là 20 m;
b) Vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước có phạm vi được tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống phía lòng hồ.
4. Vùng phụ cận của kênh được quy định như sau:
a) Kênh có lưu lượng từ 02 m3/s đến 10 m3/s, phạm vi bảo vệ được tính từ chân mái ngoài trở ra từ 02 m đến 03 m đối với kênh đất, từ 01 m đến 02 m đối với kênh kiên cố;
b) Kênh có lưu lượng lớn hơn 10 m3/s, phạm vi bảo vệ được tính từ chân mái ngoài trở ra từ 03 m đến 05 m đối với kênh đất, từ 02 m đến 03 m đối với kênh kiên cố.
5. Vùng phụ cận của cống trên sông được tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 50 m.
6. Công trình thủy lợi khi điều chỉnh quy mô, mục đích sử dụng, phải điều chỉnh vùng phụ cận phù hợp với quy định tại Điều này; cơ quan phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi khác trên địa bàn.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm lập phương án bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Phương án bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đặc điểm địa hình, thông số thiết kế, sơ đồ mặt bằng bố trí công trình và chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
c) Chế độ báo cáo, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất;
d) Quy định việc giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao thông có tải trọng lớn lưu thông trong phạm vi bảo vệ công trình; quy định về phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ an toàn nơi lưu trữ tài liệu, kho tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại;
đ) Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ công trình;
e) Tổ chức kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra, vào công trình;
g) Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình và vùng phụ cận của công trình;
h) Bảo vệ, xử lý khi công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố.
3. Thẩm quyền phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi do Bộ quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ công trình thủy lợi quy định tại điểm a khoản này và khoản 4 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi nhỏ quyết định phương án bảo vệ công trình thủy lợi.
1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của công trình phải báo ngay cho tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng diễn biến công trình;
c) Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
d) Giám sát việc thực hiện các nội dung trong giấy phép của tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
đ) Trường hợp công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố phải thực hiện các biện pháp xử lý, đồng thời phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
e) Quản lý vật tư dự trữ chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai;
g) Vận động tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ công trình thủy lợi.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền;
b) Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện bảo vệ công trình thủy lợi khi xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;
c) Ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và quản lý an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn;
d) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi do Bộ quản lý.
5. Việc tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi xây dựng mới. Kinh phí cắm mốc được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đối với công trình thủy lợi đang khai thác. Kinh phí cắm mốc được lấy từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác và nguồn hợp pháp khác.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
1.Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, các hoạt động sau đây phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Xây dựng công trình mới;
b) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
c) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
d) Xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ;
đ) Trồng cây lâu năm;
e) Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
g) Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;
h) Nuôi trồng thủy sản;
i) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;
k) Xây dựng công trình ngầm.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
3. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép quy định tại Điều này.
1. Việc bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong quản lý, khai thác.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm sau đây:
a) Khai thác đập, hồ chứa nước bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình;
b) Thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước; tổ chức lập và điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa; quan trắc đập, khí tượng thủy văn; kiểm tra hiện trạng, kiểm định, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa đập; bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du đập, hồ chứa nước; lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
c) Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết, phải căn cứ thông tin dự báo khí tượng thủy văn để chủ động điều tiết cắt lũ bảo đảm an toàn cho đập và vùng hạ du đập; trước khi vận hành mở cửa xả nước đầu tiên, phải thông báo, cung cấp thông tin theo quy định tại quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Trường hợp phải vận hành trong tình huống khẩn cấp hoặc không thực hiện được theo quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa phải báo cáo ngay với cơ quan phòng, chống thiên tai và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa;
đ) Khi xuất hiện nguy cơ gây mất an toàn đập, phải cứu hộ đập khẩn cấp, đồng thời báo cáo với cơ quan nhà nước và cơ quan phòng, chống thiên tai có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có liên quan để kịp thời hỗ trợ, ứng cứu và chỉ đạo ứng phó;
e) Trước mùa mưa hằng năm, tổ chức đánh giá hiện trạng đập, báo cáo chủ quản lý đập, hồ chứa nước.
3. Chủ quản lý đập, hồ chứa nước có trách nhiệm sau đây:
a) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước thực hiện quy định về quản lý an toàn đập tại điểm b khoản 2 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập trên địa bàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả đánh giá hiện trạng đập của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập;
c) Đề xuất chủ sở hữu đập, hồ chứa nước bảo đảm kinh phí cho an toàn đập, hồ chứa nước;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, khắc phục hậu quả sự cố đập, hồ chứa nước.
4. Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định thường xuyên, đột xuất và định kỳ đối với đập, hồ chứa nước theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm kinh phí cho an toàn đập, hồ chứa nước.
5. Trước mùa mưa hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; quyết định phương án tích nước hồ chứa nước và giải pháp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trực tiếp bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, kiểm soát việc xả nước thải vào công trình thủy lợi.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi có trách nhiệm bảo vệ chất lượng nước trong quá trình sử dụng nước.
1. Việc thay đổi mục đích sử dụng công trình thủy lợi hiện có phải được chấp thuận của cơ quan đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và phải tuân theo quy hoạch thủy lợi được phê duyệt.
2. Cơ quan phê duyệt thay đổi mục đích sử dụng công trình thủy lợi quyết định biện pháp bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan do việc thay đổi mục đích sử dụng công trình thủy lợi.
3. Chủ đầu tư dự án làm thay đổi mục đích sử dụng công trình thủy lợi có trách nhiệm bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do thay đổi mục đích sử dụng công trình thủy lợi.
1. Công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi không ảnh hưởng đến an toàn, năng lực phục vụ của công trình thủy lợi được tiếp tục sử dụng nhưng không được mở rộng quy mô hoặc thay đổi kết cấu.
2. Công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ảnh hưởng đến an toàn, năng lực phục vụ của công trình thủy lợi phải thực hiện các giải pháp khắc phục; trường hợp không thể khắc phục phải dỡ bỏ hoặc di dời.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi xây dựng kế hoạch và thực hiện dỡ bỏ hoặc di dời công trình quy định tại khoản 2 Điều này.
PROTECTION AND ASSURANCE OF SAFETY FOR IRRIGATION PROJECTS
Article 40. Protected zone of irrigation project
1. Protected zone of irrigation project shall cover main facilities and proximity thereto.
2. Activities carried out within the protected zone of an irrigation project shall not hinder operation and safety of that irrigation project; internal security streets and grounds for maintenance and emergency response shall be built within such protected zone.
3. Proximity to a reservoir, including areas in close proximity to dams and those in close proximity to reservoir beds, shall be subject to the following provisions:
a) Proximity to a dam extends from the foot of the dam outwards. Proximity to a special-grade, grade-I, grade-II, grade-III and grade-IV dam shall extend at least 300 meters, 200 meters, 100 meters, 50 meters and 20 meters, respectively;
b) Proximity to a reservoir bed shall extend from the reservoir margin with its elevation equal to the upper-end elevation downwards.
4. Proximity to a canal shall be subject to the following provisions:
a) With respect to canals with the flow volume ranging from 02 m3/s to 10 m3/s, the protected zone of compacted soil or concrete canals shall extend 02 m - 03 m or 01 m - 02 m from the bottom of external side slope outwards, respectively;
b) With respect to canals with the flow volume ranging from 02 m3/s to 10 m3/s, the protected zone of compacted soil or concrete canals shall extend 02 m - 03 m or 01 m - 02 m from the bottom of external side slope outwards, respectively.
5. Proximity to a river sluice gate shall extend 50 meters from the first gate from both left and right river bank.
6. Any change in scale and purposes of a irrigation project shall entail a change in proximity to that project where conformable to regulations set forth in this Article; the entity having competence in approval of the plan for protection of irrigation projects shall be vested with power to approve change in the distance of proximity for protection of the project.
7. The provincial-level People's Committee shall provide detailed distances of proximity for protection of other irrigation projects located within its jurisdiction.
Article 41. Plan for protection of irrigation projects
1. Organizations obtaining permission for exploitation and utilization of irrigation projects shall be responsible for setting up the plan for protection of these irrigation projects.
2. The plan for protection of irrigation projects shall be comprised of the following information:
a) Geographical characteristics, design parameters, floor plans and boundary lines for protection of security for construction projects;
b) Review of management, operation and utilization of irrigation projects;
c) Reporting, regular, periodic or spontaneous audit mechanism;
d) Regulations on restriction or prohibition of heavy vehicles operating inside the protected zone of irrigation projects; fire prevention and safety regulations; regulations on protection of document storage facilities and vaults for safekeeping of explosives, inflammables and hazardous substances;
dd) Personnel structure and assignment of project security duties;
e) Conduct of screening and inspection of people and equipment or vehicles entering or leaving irrigation projects;
g) Prevention, discovery and termination of any encroachment or damage of irrigation projects and proximity thereof;
h) Protection and action against any emergency or risks of emergency that may happen to irrigation projects.
3. Authority to approve the plan for protection of irrigation projects shall be prescribed as follows:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development approves the plan for protection of irrigation projects managed by itself;
b) The provincial-level People’s Committee approves or vests the district-level People’s Committee with delegated authority to approve the plan for protection of irrigation projects that fall within its jurisdiction, except those specified by Point a of this Clause and Clause 4 of this Article.
4. Organizations or individuals obtaining permission for exploitation and utilization of small-scale irrigation projects shall have authority to decide the plan for protection of these projects.
Article 42. Responsibilities for protection of irrigation projects
1. In case of discovering any acts or natural impacts likely to cause harms or threats to safety of an irrigation projects, organizations or individuals shall promptly notify organizations or individuals obtaining permission for exploitation and utilization of that project or the nearest People's Committee.
2. Organizations or individuals obtaining permission for exploitation and utilization of an irrigation project shall assume the following responsibilities:
a) Carry out the plan for protection of that irrigation project;
b) Conduct regular inspection and audit of that irrigation project;
c) Discover and take immediate action and propose sanctions against violations of laws within the protected zone of that irrigation project;
d) Examine compliance with requirements of the license granted to organizations or individuals obtaining permission to operate within the protected zone of that irrigation project;
dd) In case of emergency or potential risks of emergency, actions shall be taken and reports shall be submitted to the provincial-level People’s Committee and the Ministry of Agriculture and Rural Development;
e) Manage dedicated supplies available for prevention and control of natural disasters;
g) Encourage different organizations and individuals to get involved in protection of irrigation projects.
3. The People’s Committees at all levels shall bear the following responsibilities:
a) Direct and conduct implementation of the plan for protection of irrigation projects that fall within their remits;
b) Mobilize personnel, supplies or equipment for protection of irrigation projects in case of emergencies or risks of emergencies;
c) Prevent and take prompt action against violations of irrigation laws that may be committed within the protected zone of irrigation project, and manage irrigation projects within their respective jurisdictions;
d) Carry out audit of compliance with laws on protection of irrigation projects.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall be responsible for directing and cooperating with the provincial-level People’s Committees in protection of irrigation projects managed by itself.
5. The plan for protection of irrigation projects of special importance for national security shall be conducted in accordance with this Law and legislation on protection of irrigation projects of special importance for national security.
Article 43. Marking of the boundary of the protected zone of a irrigation project
1. The project investor shall be responsible for marking the boundary of the protected zone of an irrigation project. Boundary marking funds shall be derived from total investment outlay.
2. Organizations obtaining permission for exploitation and utilization of irrigation projects shall be responsible for marking the boundaries of currently active irrigation projects for their safety. Boundary marking funds shall be derived from sources of financing for management and operation of irrigation projects and other legitimate capital.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall provide detailed regulations of this Article.
Article 44. Allowed activities carried out within the protected zone of irrigation project
1. Regulatory authorities shall grant the license in order for the following activities to be carried out within the protected zone of an irrigation project:
a) Development of new irrigation projects;
b) Construction of stations or grounds for handling of raw materials, fuels, supplies and equipment;
c) Drilling, boring or excavation for geological survey purposes, exploration, extraction or quarrying of minerals, building materials and exploitation of groundwater;
d) Discharge of wastewater into water bodies at irrigation projects, except for small-scale wastewater discharge, or discharge of wastewater that does not contain hazardous or radioactive substances;
dd) Cultivation of perennial crops;
e) Tourism, sports, scientific research, business and service activities;
g) Activities of inland waterway equipment or motor vehicles, except for motorcycles, mopeds or non-motorized inland watercraft;
h) Fish farming and aquaculture;
i) Blasting and other blasting activities;
k) Construction of underground structures.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the provincial-level People's Committee shall be responsible for considering granting the license for activities carried out within the protected zone of irrigation project.
3. The Government shall adopt regulations on authority, processes and procedures for issuance, re-issuance, revision, suspension or revocation of the license referred to in this Article.
Article 45. Safety of dams and reservoirs in the management or operation aspect
1. Safety for dams and reservoirs shall be given top priority during the process of management and operation thereof.
2. Organizations or individuals obtaining permission for exploitation and utilization of dams and reservoirs shall meet competence requirements defined by laws and assume the following responsibilities:
a) Operate and exploit dams and reservoirs in a safe manner and make effective use of irrigation project;
b) Carry out procedures for registration of safety for dams and reservoirs; take charge of preparing and revising the processes for operation of reservoirs and the processes for operation of interconnected multiple reservoirs; conduct dam observations and hydro-meteorological activities; examine current conditions, inspect and assess safety for dams and reservoirs; provide maintenance, repair, improvement and modernization of dams; protect and assure security for irrigation projects, downstream of dams and reservoirs; keep safe custody of documentation in accordance with laws;
c) As for dams or reservoirs built with regulating gates, based on hydro-meteorological forecasts, they shall take proactive approaches to regulating and reducing flood peak and flow to ensure safety for dams and downstream thereof; prior to opening of the first sluice gate for water release, they shall give a notification or provide information in conformity with the processes for operation of reservoirs or the processes for operation of interconnected multiple reservoirs which have been approved by competent regulatory authorities;
d) In case of operation in emergency situations or impossibility of complying with the reservoir or inter-reservoir operation processes, they shall promptly notify natural disaster prevention and control authorities and regulatory authorities having competence in approval of these processes;
dd) In case any risk to dam safety arises, they shall take urgent action to rescue dams and report to competent state authorities, natural disaster prevention and control authorities and entities concerned for their timely support, rescue and direction of response to such risk;
e) Before the rainy season each year, conduct review of current conditions of dams, report to managers of dams and reservoirs.
3. Managers of dams and reservoirs shall assume the following responsibilities:
a) Monitor, inspect and encourage compliance of organizations or individuals obtaining permission for exploitation and utilization of dams and reservoirs with regulations on management of dam safety set out in Point b Clause 2 of this Article and other regulations of related laws;
b) Send a review report on results of assessment of current conditions of the dam that is made by organizations or individuals charged with management and operation of the dam to the People's Committee of the province where the dam is situated, and the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c) Request owners of dams and reservoirs to cover dam and reservoir safety costs;
d) Make a decision within their jurisdiction or petition competent regulatory authorities to make a decision on mobilization of personnel, equipment and supplies, and mitigation of consequences of dam or reservoir failure or breakdown.
4. Owners of dams and reservoirs shall assume the following responsibilities:
a) Conduct regular, spontaneous and periodic inspection and evaluation of dams or reservoirs in accordance with laws and regulations;
b) Provide funds to cover dam and reservoir safety costs.
5. Before the rainy season each year, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the provincial-level People’s Committee shall conduct assessment of safety of dams and reservoirs; make a decision on the plan for retention and storage of water for reservoirs and solutions to assuring safety for dams or reservoirs within their jurisdiction.
6. The Government shall provide detailed regulations of this Article.
Article 46. Protection of the quality of water inside an irrigation project
1. Organizations or individuals shall be responsible for protecting the quality of water inside an irrigation project.
2. Organizations or individuals licensed to provide irrigation products or services shall have the burden of directly protecting the quality of water insider an irrigation project and controlling discharge of wastewater into that irrigation project.
3. Organizations or individuals obtaining permission to use irrigation products or services shall be responsible for protecting the quality of water during the process of consumption of water.
Article 47. Change of purposes of irrigation projects
1. Change of purposes of existing irrigation projects shall require consent from the authority that has granted approval of investment in such projects and conformity with the approved irrigation plan.
2. The authority granting approval of change of purposes of an irrigation project shall decide measures to assure mutual interest between parties concerned due to change of purposes of such irrigation project.
3. Project investors making change of purposes of irrigation projects shall be responsible for compensating organizations or individuals incurring any loss due to change of purposes of irrigation projects.
Article 48. Measures to deal with existing facilities inside the protected zone of irrigation project
1. If existing facilities inside the protected zone of irrigation project do not harm safety and capacity of irrigation projects, continued use of these facilities shall be allowed, but expansion of their scale or change of their structure shall not be allowed.
2. If existing facilities inside the protected zone of irrigation project cause any harm to safety and capacity of irrigation projects, mitigation measures shall be required; in case of impossibility of taking such measures, they shall be demolished or relocated.
3. The provincial-level People's Committee shall direct the district-level People’s Committees, commune-level People’s Committees and other organizations or individuals obtaining permission for exploitation and utilization of irrigation projects to prepare the plan and carry out demolition or relocation of these facilities as prescribed by Clause 2 of this Article.