Chương II Luật thủy lợi 2017: Điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi
Số hiệu: | 08/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 517 đến số 518 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Điều tra cơ bản thủy lợi được thực hiện hằng năm hoặc đột xuất để thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu khoa học, lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
2. Điều tra cơ bản thủy lợi bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Hiện trạng về số lượng, chất lượng, năng lực phục vụ của công trình thủy lợi và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
b) Hiện trạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách trong hoạt động thủy lợi;
c) Tác động của công trình thủy lợi đến môi trường và đời sống của người dân;
d) Thu thập thông tin, quan trắc, giám sát về số lượng, chất lượng nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, bờ sông, bờ biển phục vụ hoạt động thủy lợi;
đ) Tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, bờ sông, bờ biển, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông đến hoạt động thủy lợi.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra cơ bản thủy lợi, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra cơ bản thủy lợi trên địa bàn.
4. Thẩm quyền phê duyệt, công bố và quản lý kết quả điều tra cơ bản thủy lợi được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, công bố và quản lý kết quả điều tra cơ bản thủy lợi do Bộ tổ chức điều tra;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố và quản lý kết quả điều tra cơ bản thủy lợi do Ủy ban tổ chức điều tra.
1. Chiến lược thủy lợi được xây dựng cho chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 30 năm hoặc dài hơn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Chiến lược thủy lợi được cập nhật, điều chỉnh khi có sự thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc khi có biến động lớn do thiên tai.
2. Chiến lược thủy lợi xác định quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển thủy lợi trên phạm vi toàn quốc.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược thủy lợi.
1. Quy hoạch thủy lợi làm cơ sở để đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Quy hoạch thủy lợi bao gồm:
a) Quy hoạch thủy lợi tổng hợp được lập trên phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị hành chính để giải quyết tổng hợp các vấn đề cấp, tưới, tiêu, thoát nước; phòng, chống thiên tai liên quan đến nước;
b) Quy hoạch thủy lợi chuyên đề được lập trên phạm vi vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị hành chính để giải quyết một trong các vấn đề cấp, tưới, tiêu, thoát nước; phòng, chống thiên tai liên quan đến nước.
3. Quy hoạch thủy lợi vùng, quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi, quy hoạch thủy lợi theo đơn vị hành chính phải phù hợp với quy hoạch thủy lợi toàn quốc, quy hoạch thủy lợi lưu vực sông.
4. Quy hoạch thủy lợi được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm hoặc dài hơn và được rà soát theo định kỳ 05 năm.
5. Quy hoạch thủy lợi được điều chỉnh khi có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chiến lược thủy lợi hoặc khi có biến động lớn tác động đến mục tiêu chính của quy hoạch thủy lợi.
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược thủy lợi; quy hoạch tài nguyên nước.
2. Gắn kết với quy hoạch kết cấu hạ tầng và các quy hoạch liên quan.
3. Bảo đảm quản lý tổng hợp tài nguyên nước, thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi; thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông; phát triển bền vững.
4. Phục vụ đa mục tiêu, bảo đảm hài hòa giữa khai thác với bảo vệ tài nguyên, môi trường, phòng, chống thiên tai. Chú trọng cấp nước cho hải đảo, vùng ven biển, khu vực biên giới, miền núi và vùng ven hồ chứa thủy điện.
5. Bảo đảm cân đối nguồn nước trong phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị hành chính; chuyển nước từ nơi thừa đến nơi thiếu; trữ nước mùa mưa cho mùa khô, năm nhiều nước cho năm ít nước.
6. Bảo đảm việc tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình lập quy hoạch thủy lợi.
1. Quy hoạch thủy lợi xác định phương hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực thủy lợi theo phạm vi quy hoạch.
2. Quy hoạch thủy lợi bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, nguồn nước; điều kiện kinh tế - xã hội; nguồn lực; đánh giá hiện trạng thủy lợi, kết quả thực hiện quy hoạch thủy lợi kỳ trước;
b) Dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển, nguồn nước trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, phát triển các lưu vực sông; dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến thủy lợi;
c) Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với thủy lợi; cơ hội và thách thức đối với phát triển thủy lợi;
d) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển thủy lợi;
đ) Phân tích, tính toán và xây dựng phương án thủy lợi theo các kịch bản phát triển trên phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị hành chính. Bảo đảm tạo nguồn, tích trữ, cân đối, điều hòa, phân phối nguồn nước, giảm thiểu rủi ro hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và các thiên tai khác liên quan đến nước;
e) Đề xuất giải pháp, danh mục công trình, dự án, thứ tự ưu tiên; đề xuất, kiến nghị rà soát để phục vụ điều chỉnh các quy hoạch có liên quan đến thủy lợi bảo đảm đồng bộ, thống nhất;
g) Định hướng nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi; nhu cầu sử dụng đất để chứa vật liệu nạo vét, mở rộng kênh, mương;
h) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch;
i) Hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch.
1. Trách nhiệm lập, rà soát quy hoạch thủy lợi được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập, rà soát quy hoạch thủy lợi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi liên quan từ hai tỉnh trở lên, hệ thống công trình thủy lợi lớn, có tính chất phức tạp trong phạm vi tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, rà soát quy hoạch thủy lợi trên địa bàn, trừ quy hoạch quy định tại điểm a khoản này.
2. Thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi toàn quốc;
b) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trừ quy hoạch thủy lợi toàn quốc;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi do mình lập, rà soát sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Công bố, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi được phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố công khai nội dung quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố công khai nội dung quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. Việc công khai nội dung quy hoạch được thực hiện trong suốt thời kỳ quy hoạch;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này và theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện giám sát thực hiện quy hoạch thủy lợi.
IRRIGATION BASIC INVESTIGATION, STRATEGY AND PLANNING
Article 9. Irrigation basic investigation
1. The irrigation basic investigation shall be conducted on an annual or unscheduled basis to collect information, build up the database used for scientific research tasks, draw up strategy, plan, proposal and project for development, management, operation and utilization of irrigation works or facilities.
2. The irrigation basic investigation shall mainly focus on the followings:
a) Realistic conditions concerning quantity, quality and operational capacity of irrigation works or facilities, and consumption demands for irrigation products or services;
b) Realistic conditions concerning the organizational structure and regulatory policy framework that govern irrigation operations;
c) Effects of irrigation works and facilities on environment and people's lives;
d) Collection of information about, observation and monitoring of, volume and quality of water, drought, water shortage, saltwater intrusion, desertification, flood, inundation, waterlogging, aggradation, soil corrosion or landslide affecting irrigation works and facilities, river banks or seacoasts where irrigation works or facilities are located;
dd) Impacts on irrigation operations that result from climate change, drought, water shortage, saltwater intrusion, desertification, flood, inundation, waterlogging, aggradation, soil corrosion or landslide affecting irrigation works and facilities, river banks or seacoasts, and socio-economic development activities carried out on river basins.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall conduct irrigation basic investigations and mandate the provincial-level People’s Committee to conduct irrigation basic investigations within its local jurisdiction.
4. Authority to approve, release and administer results of irrigation basic investigations shall be prescribed as follows:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development approves, releases and administers results of irrigation basic investigations conducted on its own;
b) The provincial-level People’s Committee approves, releases and administers results of irrigation basic investigations conducted by itself.
Article 10. Irrigation strategy
1. Irrigation strategy shall be established for a cycle of 10 years with a vision towards 30 years or over later on, and shall be consistent with the socio-economic development, national defence and security strategy. Irrigation strategy shall be updated or modified whenever there is any change in the socio-economic development, national defence and security strategy, or any significant change resulting from natural disasters.
2. Irrigation strategy shall define directive standpoints, principles, visions, objectives, duties and solutions and necessary arrangements for implementation of irrigation development tasks throughout the entire country.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge of setting up and submitting to the Prime Minister the irrigation strategy.
Article 11. Irrigation planning
1. The irrigation planning shall serve as the basis for development, construction, management, operation, utilization and protection of irrigation works or facilities.
2. The irrigation planning shall be categorized as follows:
a) The general irrigation planning covers the whole country, specific regions, river basins, systems of irrigation works or facilities or administrative divisions with a view to dealing with general matters relating to water supply, crop irrigation and drainage, prevention and control of water-related disasters;
b) The specialized irrigation planning covers specific regions, river basins, systems of irrigation works or facilities or administrative divisions with a view to dealing with one of matters like water supply, crop irrigation and drainage; prevention and control of water-related disasters.
3. The region-specific irrigation planning, the planning for irrigation system, the administrative division-based irrigation plan shall align with the national irrigation plan and river basin-based irrigation plan.
4. The irrigation planning shall remain valid for the period of 10 years with a vision for 20 years or more in the future, and shall be subject to a periodic review conducted every 5 years.
5. The irrigation planning shall be modified in either cases where there is any modification of the socio-economic development, national defence and security strategy, irrigation plan or there is any significant change affecting main objectives of the irrigation plan.
Article 12. Principles of setting up an irrigation plan
1. Match the strategy, plan and proposal for socio-economic development, national defence and security, irrigation strategy and irrigation planning.
2. Attach to the infrastructure and other relevant planning.
3. Provide the general management of water resources and ensure consistency with river basins and systems of irrigation works or facilities, adaptability to impacts resulting from climate change and socio-economic development activities occurring in river basins and sustainable development.
4. Serve multiple objectives, ensure the compatibility between exploitation and protection of natural resources, environment, prevention and control of natural disasters. Give special emphasis on supplying water to islands, coastal regions, boundary areas, mountains, highland areas and areas surrounding hydropower reservoirs.
5. Ensure balanced distribution of water across the nation, within specific regions, river basins, systems of irrigation works or facilities or administrative divisions; transfer water from areas with an abundant volume of water to those with a shortage of water; retain and store water occurring in rainy season and water-abundant years for later use in dry season and water-deficit years, respectively.
6. Ensure that entities, organizations or individuals can give their contributing opinions during the process of establishing the irrigation plan.
Article 13. Inclusions of an irrigation planning
1. The irrigation planning shall define developmental orientation, spatial setting and distribution of irrigation resources by the extent specified in the plan.
2. The irrigation planning shall comprise the following scope of works:
a) Analysis and evaluation of natural and water resource conditions, socio-economic conditions, available resources; assessment of current irrigation conditions and results achieved from implementation of the irrigation planning in the antecedent planning period;
b) Forecast of developmental tendencies and scenarios, water sources in the situation where they are impacted by climate change, natural disasters and river basin developments; forecast of advances in science and technology and resources directly affecting irrigation matters;
c) Evaluation of sectoral and regional connection; identification of socio-economic development requirements concerning irrigation aspects; opportunities and challenges for irrigation development;
d) Determination of irrigation development viewpoints and objectives;
dd) Analysis, calculation and formulation of irrigation approaches based on developmental scenarios that may occur throughout the entire nation, specific regions, river basins, systems of irrigation works or facilities and administrative divisions. The plan shall certainly help create, store, balance, regulate and distribute water resources, minimize risks of drought, saltwater intrusion, desertification, flood, inundation, waterlogging, pollution and degradation to water resources and other water-related disasters;
e) Recommended solutions, list of construction works, projects and order of priority; proposal and suggestion of review based on which adjustments to irrigation-related plans may be made to ensure consistency and uniformity;
g) Anticipation of demands for land used for development, construction, modification and improvement of irrigation works or facilities; demands for land used as the ground for storage of materials produced from dredging and expansion of channels or canals;
h) Solutions and resources available for implementation of the irrigation plan;
i) Zoning drawings or plans.
Article 14. Formulation, approval, revision, release, management and implementation of the irrigation plan
1. Responsibilities for formulation and review of the irrigation plan shall be prescribed as follows:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development conducts formulation and review of irrigation plans covering the entire nation, specific regions, river basins and systems of irrigation works or facilities that involve at least two provinces, systems of irrigation works or facilities that are large and complicated within a single province;
b) The provincial-level People’s Committee conducts formulation and review of irrigation plans within its local jurisdiction, except for those prescribed by Point a of this Clause.
2. Authority to approve and revise an irrigation plan shall be subject to the following provisions:
a) The Prime Minister approves and revises national-scale irrigation plans;
b) The Minister of Agriculture and Rural Development approves and revises irrigation plans stipulated by Point a Clause 1 of this Article, except for national-scale ones;
c) The provincial-level People's Committee petitions the same-level People’s Council to approve and revise the irrigation plan established or reviewed by the Committee itself after obtaining written opinions from the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. Release, management and implementation of an irrigation plan shall be prescribed as follows:
a) Within the duration of 30 days from the date on which the original plan or the revised plan is approved, the Ministry of Agriculture and Rural Development publicly releases details of the original or revised plan as referred to in Point a and b Clause 2 of this Article; the provincial-level People's Committee publicly releases information about the original or revised plan as prescribed by Point c Clause 2 of this Article. Release of details of the irrigation plan shall last during the entire planning period;
b) The Minister of Agriculture and Rural Development manages and conducts the irrigation plan in accordance with Point a and b Clause 2 of this Article; the provincial-level People’s Committee manages and conducts the irrigation plan in accordance with Point c Clause 2 of this Article and under the mandate of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c) Organizations and individuals shall be provided with favorable conditions for oversight of compliance with the irrigation plan.