Chương IX Luật thủy lợi 2017: Trách nhiệm quản lý nhà nước về thuỷ lợi
Số hiệu: | 08/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 517 đến số 518 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thủy lợi trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thủy lợi, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi;
b) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động thủy lợi; tổ chức xây dựng, phê duyệt quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý;
c) Chỉ đạo điều hòa, phân phối nước và tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch sử dụng nước trong hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện việc điều tiết nước hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi trong trường hợp hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;
d) Tham gia ý kiến về chiến lược, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch khác liên quan đến hoạt động thủy lợi;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng;
e) Tổ chức quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, dự báo, cảnh báo về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, diễn biến bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, bờ sông, bờ biển; số lượng, chất lượng nước liên quan đến công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác;
g) Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
h) Quản lý việc bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa công trình thủy lợi;
i) Tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền; quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
k) Tổ chức thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi; dự báo thời hạn ngắn, thời hạn vừa, thời hạn dài về nguồn nước phục vụ hoạt động thủy lợi và các nhu cầu dùng nước khác;
l) Tổ chức kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, kết hợp với dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để lập phương án tích trữ, điều hòa, phân phối, sử dụng nước;
m) Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến về thủy lợi; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người tham gia hoạt động thủy lợi;
n) Quản lý, phân bổ tiền hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi do Bộ quản lý;
o) Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về thủy lợi;
p) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thủy lợi;
r) Đầu mối hợp tác quốc tế về hoạt động thủy lợi.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về thủy lợi.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi;
b) Tổ chức lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi; phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi;
c) Tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
d) Bảo đảm kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
đ) Quản lý, phân bổ tiền hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi do địa phương quản lý;
e) Tổ chức thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi; dự báo về nguồn nước phục vụ hoạt động thủy lợi và các nhu cầu dùng nước khác; kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, kết hợp với dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để lập phương án điều hòa, phân phối nguồn nước bảo đảm nhu cầu sử dụng nước thiết yếu cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;
g) Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi;
h) Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
i) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thủy lợi;
k) Định kỳ hằng năm, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động thủy lợi.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi;
b) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy lợi;
c) Chỉ đạo hoạt động của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
d) Tổ chức thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi;
đ) Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi;
e) Chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra việc thực hiện nội dung giấy phép đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
g) Báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động thủy lợi trên địa bàn;
h) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thủy lợi.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện phát triển thủy lợi theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở trong trường hợp chưa thành lập được tổ chức thủy lợi cơ sở;
c) Huy động nguồn lực tại địa phương để tổ chức xử lý khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo hoạt động của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn;
đ) Phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi;
e) Kiểm tra việc thực hiện nội dung giấy phép đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
g) Báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động thủy lợi trên địa bàn;
h) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi.
RESPONSIBILITIES FOR STATE IRRIGATION MANAGEMENT
Article 56. Responsibilities of the Government, Ministries and Ministry-level agencies
1. The Government shall establish a consistent structure of state irrigation management across the nation.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall play a central role in assisting the Government in carrying out state irrigation management and assume the following responsibilities:
a) Release within its jurisdiction or request competent authorities to release and conduct implementation of strategies, plans, proposals and regulatory policies and legislative documents relating to irrigation matters;
b) Establish national standards, release national technical regulations, and socio-economic norms for irrigation operations; take charge of establishing and approving the processes for operation of irrigation projects within its jurisdiction;
c) Direct regulation and distribution of water and conduct formulation of plans for use of water within the system of irrigation projects for domestic, agricultural production and other economic activity purposes; lead and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in regulation of water within hydropower reservoirs for water uses in case of drought, water shortage or saltwater intrusion;
d) Contribute opinions on strategies and plans for development of national industries and other proposals related to irrigation operations;
dd) Direct, provide guidance on and inspect conformity with requirements concerning prevention, control and mitigation of consequences resulting from droughts, water shortages, saltwater intrusions, desertification, floods, inundation and waterlogging;
e) Conduct dedicated hydro-meteorological observations, forecasts and warnings of drought, water shortage, saltwater intrusion, desertification, flood, inundation, aggradation, soil corrosion or landslide affecting irrigation works and facilities, river banks or seacoasts; volume and quality of water inside irrigation projects for agricultural production, personal and domestic and other economic activity purposes;
g) Issue, re-issue, renew, revise, suspend and revoke licenses to carry out activities within protected zones of irrigation projects;
h) Manage maintenance, investment in improvement, construction or modernization of irrigation projects;
i) Coordinate the management, exploitation, operation and protection of irrigation projects within its jurisdiction; manage safety for dams and reservoirs;
k) Organize the statistics, establishment and management of irrigation database; short-term, long-term and medium-term forecast of water used for irrigation operations and other water uses;
l) Organize the inventory of water inside irrigation projects and a forecast of drought, water shortage and saltwater intrusion in order to set up the plan for retention, storage, regulation, distribution and use of water;
m) Coordinate the scientific research and application of advanced water technologies; provide training sessions and professional and skill development courses for participants in irrigation operations;
n) Administer and distribute subsidies for use of public irrigation products or utilities to organizations or individuals obtaining permission for operation and utilization of irrigation projects that fall under its authority;
o) Organize the dissemination, communication and promotion of public awareness of irrigation matters;
p) Audit and take action against violations of laws, and handle any complaint or accusation related to irrigation matters;
r) Act as a focal point of international cooperation in irrigation operations.
3. Ministries and Ministry-level agencies shall, within their assigned duties and jurisdictions, take responsibility for cooperating with the Ministry of Agriculture and Rural Development in carrying out state management of irrigation operations.
Article 57. Responsibilities of the People’s Committees at all levels
1. The provincial-level People’s Committees shall, within their assigned duties and powers, bear the following responsibilities:
a) Release within its jurisdiction or request competent authorities to release legislative documents relating to irrigation matters;
b) Coordinate the establishment, approval, release and implementation of irrigation plans; approve and coordinate the implementation of plans and projects for construction of irrigation works or facilities;
c) Coordinate the management, operation and utilization of irrigation projects;
d) Assure sufficient budget for investment in development, construction, management, operation, utilization and protection of irrigation works or facilities;
dd) Administer and distribute subsidies for use of public irrigation products or utilities to organizations or individuals obtaining permission for operation and utilization of irrigation projects that fall under its authority;
e) Coordinate the statistics, establishment and management of the irrigation database; a forecast of water used for irrigation and other demands; an inventory of water inside irrigation projects and a forecast of drought, water shortage and saltwater intrusion in order to draw up the plan for regulation and distribution of water for personal, domestic and agricultural production purposes within provinces;
g) Coordinate the public communication and promotion of public awareness of irrigation laws;
h) Issue, re-issue, renew, revise, suspend and revoke licenses or permissions to carry out activities within protected zones of water resource projects;
i) Audit and take action against violations of laws, and resolve any irrigation-related complaint or accusation;
k) Send a periodic review report on irrigation operations to the Minister of Agriculture and Rural Development.
2. The district-level People’s Committees shall, within their assigned duties and powers, bear the following responsibilities:
a) Coordinate the execution of legislative documents on irrigation;
b) Coordinate the implementation of irrigation development plans and schemes;
c) Direct activities performed by organizations or individuals obtaining permission for management, operation or exploitation of irrigation projects;
d) Conduct the statistics, establishment and management of irrigation database;
dd) Coordinate the public communication and promotion of public awareness of irrigation laws;
e) Direct competent authorities to collaborate in inspection of compliance with activity requirements specified in licenses or permissions to carry out activities within protected zones of irrigation projects;
g) Make periodic and spontaneous reports on irrigation operations carried out within districts;
h) Audit and take action against violations of laws, and resolve any irrigation-related complaint or accusation.
3. The commune-level People’s Committees shall, within their assigned duties and powers, bear the following responsibilities:
a) Coordinate the irrigation development under irrigation plans approved by competent authorities;
b) Coordinate the performance of duties assigned grassroots-level irrigation institutions in case they have not been established yet;
c) Mobilize resources available within communes to take necessary action in case of emergencies occurring within irrigation projects in accordance with laws;
d) Cooperate with specialized affiliations of the district-level People's Committees in directing activities performed by organizations or individuals obtaining permission for management, operation and protection of irrigation projects located within communes;
dd) Carry out the public communication of and the education about irrigation laws;
e) Inspect compliance with activity requirements specified in licenses or permissions to carry out activities within protected zones of irrigation projects;
g) Make periodic and spontaneous reports on irrigation operations carried out within communes;
h) Investigate and resolve any irrigation-related complaint or accusation, and prevent and take action against violations of irrigation laws.