Chương IV Luật thủy lợi 2017: Quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi
Số hiệu: | 08/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 517 đến số 518 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trước khi xả lũ phải thông báo với chính quyền địa phương
Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Luật thủy lợi 2017 (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018).
Theo đó, tổ chức, cá nhân trước khi vận hành xả lũ phải thông báo cho chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan theo quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, Luật thủy lợi 2017 còn đề cập đến nhiều nội dung quan trọng khác, như là:
- Hồ chứa thủy điện vận hành theo chế độ điều tiết ngày phải có giải pháp bảo đảm công trình thủy lợi ở hạ du hoạt động bình thường.
- Sửa đổi quy định về thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước tại Khoản 1 Điều 73 của Luật Tài nguyên nước 2012.
- Các loại giấy phép trong lĩnh vực thủy lợi đã được cấp trước ngày 01/7/2018 mà chưa hết thời hạn của giấy phép thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001 hết hiệu lực kể từ ngày Luật thủy lợi 2017 có hiệu lực thi hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quản lý thống nhất theo hệ thống công trình thủy lợi, từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng; phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nước phục vụ sản xuất, dân sinh và các ngành kinh tế.
2. Tuân thủ quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có phương án ứng phó thiên tai.
3. Bảo đảm hài hòa các lợi ích, chia sẻ rủi ro, hạn chế tác động bất lợi đến các vùng liên quan; phát huy hiệu quả khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu của hệ thống thủy lợi.
4. Quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải có sự tham gia của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các bên có liên quan.
5. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
1. Quản lý nước bao gồm nội dung chính sau đây:
a) Thu thập thông tin dự báo khí tượng thủy văn; đo đạc, quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực; quan trắc, dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt, úng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, số lượng, chất lượng nước; kiểm kê nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi, phân tích nhu cầu sử dụng nước;
b) Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước, sử dụng nước; kiểm soát chất lượng nước, xâm nhập mặn; thực hiện phương án ứng phó thiên tai;
c) Bảo vệ môi trường, chất lượng nước trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; kiểm tra, kiểm soát việc xả chất thải, nước thải vào công trình thủy lợi;
d) Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý, phân phối nước trong hệ thống công trình thủy lợi.
2. Quản lý công trình bao gồm nội dung chính sau đây:
a) Đo đạc, quan trắc, giám sát, kiểm tra, kiểm định, đánh giá an toàn công trình thủy lợi;
b) Quản lý, tổ chức thực hiện bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố công trình, máy móc, thiết bị; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
c) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai và phương án bảo vệ công trình thủy lợi;
d) Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý công trình thủy lợi.
3. Quản lý kinh tế bao gồm nội dung chính sau đây:
a) Tổ chức lập, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
b) Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
c) Ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
d) Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các nguồn lực được giao;
đ) Định kỳ đánh giá hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác tổng hợp, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ để phát huy năng lực công trình thủy lợi;
e) Lập, lưu trữ hồ sơ về quản lý tài sản, tài chính.
1. Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước, trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý.
1. Trách nhiệm của chủ sở hữu công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm kinh phí bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố, cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
2. Trách nhiệm của chủ quản lý công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Quản lý việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế và tiềm năng, lợi thế của công trình;
b) Lựa chọn, ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; giám sát việc cung cấp và sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;
c) Chủ trì thực hiện điều tra, đánh giá hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo định kỳ 05 năm hoặc đột xuất; quyết định theo thẩm quyền hoặc trình chủ sở hữu quyết định đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá định kỳ 05 năm hoặc đột xuất;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Chủ thể khai thác công trình thủy lợi bao gồm:
a) Doanh nghiệp;
b) Tổ chức thủy lợi cơ sở;
c) Cá nhân.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan quản lý công trình thủy lợi quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này quyết định phương thức khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước như sau:
a) Công trình thủy lợi lớn, quan trọng đặc biệt được giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác và thực hiện theo phương thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ;
b) Công trình thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này được thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng.
4. Đối với công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó quyết định phương thức khai thác.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải vận hành công trình theo quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trách nhiệm lập và điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải lập quy trình vận hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi đưa vào khai thác;
b) Đối với công trình thủy lợi đang khai thác mà chưa có quy trình vận hành thì tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm lập quy trình vận hành trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Đối với công trình thủy lợi đang khai thác mà quy trình vận hành không còn phù hợp thì tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm điều chỉnh quy trình vận hành trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi do Bộ quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân cấp huyện phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ công trình được quy định tại điểm a khoản này và khoản 4 Điều này.
4. Đối với công trình thủy lợi nhỏ, tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác phải lập quy trình vận hành và công bố công khai.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
1. Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu cho vùng lúa chuyên canh tập trung phải chủ động, bảo đảm số lượng, chất lượng nước, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả.
2. Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu cho cây trồng cạn phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm tưới, tiêu chủ động, số lượng, chất lượng nước, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả cho các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây trồng cạn;
b) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; sử dụng kỹ thuật tưới phù hợp với từng loại cây trồng để tiết kiệm nước; tích hợp tưới với các biện pháp canh tác tiên tiến.
3. Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ cấp, thoát nước cho nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm hệ thống cấp, thoát nước chủ động, đáp ứng quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiên tiến, hiện đại đối với vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung;
b) Bảo đảm số lượng, chất lượng nước cấp theo quy định đối với vùng nuôi trồng thủy sản tập trung;
c) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong việc cấp nước, sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản.
4. Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu, cấp, thoát nước cho các mục tiêu khác trong sản xuất nông nghiệp phải bảo đảm số lượng, chất lượng nước, tiết kiệm, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng nước.
1. Chủ quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm tổ chức lập phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng xảy ra trên địa bàn.
2. Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng việc vận hành công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thủy lợi;
b) Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước phải bảo đảm ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu của sản xuất nông nghiệp;
c) Khi xảy ra xâm nhập mặn phải thực hiện các giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng đến sinh hoạt, nhu cầu thiết yếu của sản xuất và môi trường;
d) Khi xảy ra lũ, ngập lụt, úng việc vận hành phải bảo đảm an toàn cho công trình, đồng thời phải triển khai biện pháp ứng phó khác để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm sau đây:
a) Vận hành theo đúng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Căn cứ tin dự báo khí tượng thủy văn, số liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, các thông tin liên quan để dự báo, vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế đáp ứng yêu cầu sử dụng nước và bảo đảm an toàn đập;
c) Thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong hồ chứa nước, kết hợp với dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để tích trữ nước; cuối mùa mưa phải kiểm kê nguồn nước trong hồ chứa nước và hệ thống thủy lợi để lập phương án điều hòa, phân phối, sử dụng nước;
d) Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng việc vận hành hồ chứa, liên hồ chứa thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thủy lợi.
2. Chủ quản lý đập, hồ chứa nước có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1. Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, quy trình vận hành liên hồ chứa phục vụ thủy lợi phải tuân thủ quy định của pháp luật về tài nguyên nước và các yêu cầu sau đây:
a) Đáp ứng yêu cầu sử dụng nước ở hạ du; ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp;
b) Chủ động dự báo về khả năng cung cấp nguồn nước và có giải pháp điều tiết nước trong điều kiện thời tiết bình thường và điều kiện thời tiết bất thường có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu.
2. Vận hành hồ chứa thủy điện, vận hành liên hồ chứa phục vụ thủy lợi theo đúng quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các yêu cầu sau đây:
a) Thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong hồ chứa, kết hợp với dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để lập phương án tích trữ, điều hòa, phân phối nước bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cho hạ du;
b) Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước phải sử dụng lượng nước trữ còn lại trong hồ chứa để phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nhu cầu thiết yếu khác;
c) Căn cứ tin dự báo khí tượng thủy văn, số liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, các thông tin liên quan để dự báo, vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế đáp ứng yêu cầu sử dụng nước và dòng chảy ở hạ du;
d) Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng việc vận hành theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Đối với hồ chứa thủy điện vận hành theo chế độ điều tiết ngày phải có giải pháp bảo đảm công trình thủy lợi ở hạ du hoạt động bình thường.
4. Tổ chức, cá nhân trước khi vận hành xả lũ có trách nhiệm thông báo cho chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan theo quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
MANAGEMENT, OPERATION OR UTILIZATION OF IRRIGATION PROJECTS AND OPERATION OF HYDROPOWER RESERVOIRS FOR WATER USES
Section 1. MANAGEMENT AND OPERATION OF IRRIGATION PROJECTS
Article 19. Principles of management and operation of irrigation projects
1. Carry out consistent management practices based on the system of irrigation projects and apply these practices to central irrigation projects through inter-field ones; match objectives and functions of the system, and satisfy requirements concerning volume and quality of water for production, personal and domestic uses and for industrial consumption in various economic sectors.
2. Comply with operational procedures approved by relevant competent authorities; prepare contingency plans for response to natural disasters.
3. Ensure fair distribution of benefits, sharing of risks and restriction on adverse effects on other related regions; promote effectiveness in general operation and utilization of irrigation projects, and take advantage of multipurpose characteristics of irrigation systems.
4. Call for involvement of users of irrigation products and services as well as interested parties in management and operation of irrigation projects.
5. Apply high and advanced technologies to management, operation and utilization of irrigation projects.
Article 20. Activities of management, operation and exploitation or utilization of irrigation projects
1. Water management shall mainly focus on the following activities:
a) Collect hydro-meteorological forecasting information; carry out purpose-made hydro-meteorological measurements or observations at their basins; conduct observation, forecast and give sufficient warnings of flood, inundation, waterlogging, drought, water shortage, saltwater intrusion, water volume and quality; make an inventory of water sources within a system of irrigation works and facilities, and an analysis of water consumption demands;
b) Establish and undertake activities necessary for implementation of the plan for water retention, storage, regulation, transfer, distribution, supply, crop irrigation, water drainage and consumption; control water quality and saltwater intrusion; carry out plans for response to natural disasters;
c) Protect environment and quality of water existing inside the perimeter of irrigation projects; inspect and control discharge of sewage or wastewater into irrigation projects;
d) Establish and archive technical documents related to management and distribution of water within a system of irrigation works or facilities.
2. Management of irrigation works or facilities shall mainly focus on the following activities:
a) Measure, observe, monitor, inspect, audit and assess safety of irrigation projects;
b) Manage, conduct maintenance, investment in improvement, construction, modernization of, and deal with and correct any failure or breakdown that may happen to, irrigation projects as well as machinery and equipment thereof; mark the boundary of irrigation projects for security purposes;
c) Make a request to relevant competent authorities to grant their approval and conduct actions specified in the plan for response to natural disaster and the plan for protection of irrigation projects;
d) Establish and archive technical documents related to management of irrigation works or facilities.
3. Economic management of irrigation works or facilities shall mainly focus on the following activities:
a) Conduct establishment, validation and release within appropriate jurisdiction or make a request to relevant competent authorities for their validation and release or approval of application of economic and technical norms to serve the purpose of management and operation of irrigation projects;
b) Conduct formulation and implementation of the plan to supply irrigation products and services;
c) Conclude, carry out the acceptance testing of and discharge contracts for supply and consumption of irrigation products and services;
d) Create the proper organizational model for management, operation and protection of designated irrigation projects and resources;
dd) Make a regular report on evaluation of effectiveness in management, operation and protection of irrigation projects; draw up and conduct implementation of the plan for general operation of irrigation projects and expansion of the scope of services to be rendered with a view to developing capacity of irrigation projects;
e) Establish and archive asset and financial management documents or records.
Article 21. Responsibilities for management of irrigation projects
1. Responsibilities for management of state-funded irrigation projects shall be subject to the following provisions:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall manage irrigation projects of special importance, those of which operation and protection involve at least 02 provinces;
b) The provincial-level People’s Committee shall manage or vest the district-level People's Committee with the authority to manage irrigation projects located within its local jurisdiction, based on specific local conditions, unless otherwise prescribed by Point a of this Clause.
2. Organizations or individuals putting their own investment in irrigation projects shall be charged with managing these projects.
Article 22. Responsibilities assumed by owners or operators of irrigation projects
1. Responsibilities assumed by owners or operators of irrigation projects shall be prescribed as follows:
a) Exercise rights and responsibilities legally assigned to owners of irrigation projects;
b) Provide a sufficient amount of finances for maintenance, investment in improvement, construction, modernization of, and handling and correction of any failure or breakdown that may happen to, irrigation projects; marking of the boundary of irrigation projects for security purposes and solutions to increasing effectiveness in management and operation of irrigation projects.
2. Responsibilities assumed by managers of irrigation projects shall be prescribed as follows:
a) Manage operation and protection of irrigation projects where appropriate to their designed objectives and functions, potentials and advantages;
b) Select and contract organizations or individuals obtaining permission for operation of irrigation projects; monitor supply and use of irrigation products and services;
c) Take charge of investigation and assessment of effectiveness in management and operation of irrigation projects on a quinquennial or unscheduled basis; grant decisions under their delegated authority or request owners to make their decisions on improvement, construction, modernization and solutions to increasing effectiveness in management and operation of irrigation projects on the basis of results of such investigation and assessment;
d) Take on other duties as prescribed by applicable laws.
Article 23. Conduct and method of exploitation or utilization of irrigation projects
1. Hosts of exploitation or utilization of irrigation works or facilities shall comprise:
a) Enterprises;
b) Grassroots-level irrigation institutions;
c) Individuals.
2. Organizations or individuals obtaining permission for exploitation or utilization of irrigation projects shall satisfy regulatory conditions imposed by the Government.
3. Entities charged with managing irrigation projects, referred to in Clause 1 Article 21 hereof, shall decide the method for exploitation or utilization of state-funded irrigation projects as follows:
a) Authority to manage and exploit or utilize large-scale irrigation projects or those of special importance shall be accorded to state enterprises and shall be offered throughout the commissioning or duty assignment processes;
b) Authority to manage and exploit or utilize irrigation projects other than those stipulated by Point a of this Clause shall be offered throughout the procurement or commissioning processes.
4. Organizations or individuals putting their own investment in irrigation projects shall be entitled to decide which method of exploitation or utilization thereof is applied.
Section 2. OPERATION OF IRRIGATION PROJECTS AND HYDROPOWER RESERVOIRS FOR WATER USES
Article 24. Processes for operation of irrigation projects
1. Organizations or individuals obtaining permission for exploitation or utilization of irrigation projects shall operate these projects in compliance with processes approved by relevant regulatory authorities.
2. Responsibilities for establishing and revising processes for operation of irrigation projects shall be prescribed as follows:
a) The investor in irrigation projects shall establish operational processes and request relevant regulatory authorities for approval prior to commencement of operation;
b) With respect to irrigation projects that are currently exploited or utilized without operational processes, organizations or individuals obtaining permission for exploitation or utilization of irrigation projects shall have the burden of preparing their operational processes for submission to relevant regulatory authorities to apply for approval of these processes;
c) With respect to irrigation projects that are currently exploited or utilized in conformity with outdated operational processes, individuals obtaining permission for exploitation or utilization of irrigation projects shall have the burden of revising their operational processes and submitting revised processes to relevant regulatory authorities to apply for their approval of these processes.
3. Authority to approve and publish the processes for operation of irrigation projects shall be subject to the following provisions:
a) The Ministry of Agriculture and Rural Development approves and releases the processes for operation of irrigation projects managed by itself;
b) The provincial-level People’s Committee approves or vests the district-level People’s Committee with delegated authority to approve or release the processes for operation of irrigation projects that fall under its remit, except those specified by Point a of this Clause and Clause 4 of this Article.
4. Organizations or individuals obtaining permission for direct exploitation or utilization small-scale irrigation projects shall have the burden of establishing and releasing operational processes on their own.
5. The Minister of Agriculture and Rural Development shall provide detailed regulations of this Article.
Article 25. Operation and utilization of irrigation projects for agricultural production purposes
1. Irrigation projects for the purpose of irrigation and water drainage for concentrated rice monocropping fields shall be operated proactively and in a manner that water volume and quality must be assured, and advanced, modern, cost-efficient and effective technical procedures for agricultural production must be applied.
2. Irrigation works or facilities for irrigation or water drainage of upland crops shall be operated in conformity with the following requirements:
a) Crop irrigation and water drainage are carried out in a proactive manner, water volume and quality are assured, and advanced, modern, cost-efficient and effective technical procedures for agricultural production are applied for concentrated cropping areas or cropping areas where rice cultivation fields are converted into upland crop cultivation fields;
b) High and advanced technologies are applied; irrigation technologies appropriate for specific crops are used for saving of water; advanced irrigation practices are duly combined with advanced cropping methods.
3. Irrigation works or facilities for supply and drainage of water for aquacultural production purposes shall be operated in conformity with the following requirements:
a) Water supply and drainage systems get ready for use and meet advanced and modern technical procedures for aquacultural production at intensive aquaculture concentrated areas;
b) Volume and quality of water supplies meet regulations applied for intensive aquaculture concentrated areas;
c) High and advanced technologies are applied for supply and utilization of water for aquacultural production purposes.
4. Operation and utilization of irrigation projects for crop irrigation, supply and drainage of water for other agricultural production purposes shall conform to requirements that water volume and quality must be assured, water must be used in an efficient and effective manner, and demands of different classes of water consumers must be satisfied.
Article 26. Operation of irrigation projects in case of drought, water shortage, saltwater intrusion, flood, inundation or waterlogging
1. Managers of irrigation projects shall be responsible for establishing the plan for response to drought, water shortage, saltwater intrusion, flood, inundation or waterlogging that may occur within localities where these projects are located.
2. In case of drought, water shortage, saltwater intrusion, flood, inundation or waterlogging that may occur, irrigation projects shall be operated subject to the following provisions:
a) Operate under the decision issued by relevant competent authorities in charge of irrigation;
b) In case of drought or water shortage emergencies, supply of water for personal and domestic uses and urgent agricultural demands shall be prioritized;
c) In case of saltwater intrusion emergency, solutions to mitigating adverse impacts on human activities or to satisfying urgent production needs or environmental requirements shall be adopted;
d) In case of flood, inundation or waterlogging emergencies, safety for irrigation projects during their operation shall be assured, and other actions to respond to such emergencies must be taken to mitigate loss of life and property.
Article 27. Operation of dams and reservoirs
1. Organizations or individuals obtaining permission for exploitation of dams and reservoirs shall assume the following responsibilities:
a) Operate them in conformity with reservoir or inter-reservoir operation processes approved by relevant regulatory authorities;
b) Consult hydro-meteorological forecasts, specialized hydro-meteorological observation data and other relevant information to predict and operate reservoirs in response to practical situations to match water consumption and dam safety demands;
c) Regularly make an inventory of water resources retained in reservoirs, and a forecast of drought, water shortage and saltwater intrusion for water retention and storage; at the end of the rainy season, make an inventory of water resources remaining in reservoirs and irrigation systems with the aim of establishing the plan for regulation, supply and consumption of water;
d) In case of drought, water shortage, saltwater intrusion, flood, inundation or waterlogging emergencies, operate single reservoirs or interconnected multiple reservoirs under the decision issued by state regulatory authorities having competency in irrigation issues.
2. Managers of dams or reservoirs shall be responsible for directing, conducting inspection and supervision of, and compliance with reservoir or inter-reservoir operational processes approved by state regulatory authorities.
Article 28. Operation of hydropower reservoirs or operation of interconnected multiple reservoirs for water uses
1. Processes for operation of hydropower reservoirs or operation of interconnected multiple reservoirs for water uses shall comply with other laws on water resources and the following requirements:
a) Cope with water consumption demands arising downstream of reservoirs; prefer supplying water for personal, domestic uses and agricultural production purposes;
b) Proactively make a projection about water supply capacity and develop approaches to regulating water under normal or abnormal weather conditions with due account taken of the climate change factor.
2. Single reservoir or interconnected multiple reservoirs for water uses shall be operated in conformity with operational processes approved by state regulatory authorities and the following requirements:
a) Regularly make an inventory of water retained in reservoirs and a forecast of drought, water shortage and saltwater intrusion in order to establish the plan for retention, storage, regulation and distribution of water used for meeting water consumption demands of downstream of reservoirs;
b) In case of drought or water shortage emergency, the residual volume of water inside reservoirs shall be used to meet personal, domestic, agricultural production and other pressing demands;
c) Consult hydro-meteorological forecasts, specialized hydro-meteorological observation data and other relevant information to predict and operate reservoirs where relevant to practical situations to match water consumption demands and downstream currents;
d) In case of drought, water shortage, saltwater intrusion, flood, inundation or waterlogging emergencies, operate single reservoirs or interconnected multiple reservoirs under the decision issued by state regulatory authorities.
3. Operation of hydropower reservoirs that are run under the day-based regulating system shall ensure normal operation of irrigation projects located downstream thereof.
4. Prior to carrying out water release, organizations or individuals shall take responsibility for notifying local and other relevant authorities in conformity with the operational processes approved by state regulatory authorities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực