Chương IV Luật Thi hành án hình sự 2019: Thi hành án tử hình
Số hiệu: | 41/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 14/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 21/07/2019 | Số công báo: | Từ số 575 đến số 576 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạm nhân đồng tính, chuyển giới được bố trí giam giữ riêng
Đây là nội dung nổi bật trong Luật Thi hành án hình sự 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 14/6/2019.
Theo đó, những phạm nhân đồng tính, chuyển đổi giới tính, hoặc chưa xác định rõ giới tính có thể được bố trí giam giữ riêng.
Ngoài ra, việc giam giữ phạm nhân được thực hiện như sau:
- Căn cứ vào tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân thân thì Giám thị trại giam sẽ quyết định phân loại, chuyển khu giam giữ; phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt.
- Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt theo tuần, tháng, quý, 06 tháng và 01 năm; đảm bảo tính liên tục, khách quan, công bằng, công khai, dân chủ.
- Phạm nhân được phép nhận quà là tiền, đồ vật do thân nhân gửi qua đường bưu chính, nhưng không được quá 02 lần trong 01 tháng.
Luật Thi hành án hình sự 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án tử hình. Quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các cơ quan sau đây:
a) Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp;
b) Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị giam giữ;
c) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
1. Ngay khi có quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có văn bản yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải có văn bản cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình. Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người tham gia Hội đồng.
3. Hội đồng thi hành án tử hình bao gồm:
a) Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp.
4. Giúp việc cho Hội đồng thi hành án tử hình có Thư ký là cán bộ, công chức của Tòa án, do Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án phân công.
1. Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành án;
b) Tổ chức kiểm tra các điều kiện về người chấp hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; ra quyết định hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án khi người bị kết án không đủ điều kiện để thi hành án;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thi hành án; yêu cầu đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức hỗ trợ bảo đảm an toàn việc thi hành án trong trường hợp cần thiết;
d) Điều hành việc thi hành án theo kế hoạch;
đ) Thông báo kết quả thi hành án cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự;
e) Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
2. Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình triệu tập họp, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian thi hành án; những nội dung cần giữ bí mật; các điều kiện bảo đảm việc tổ chức thực hiện kế hoạch thi hành án; địa điểm mai táng đối với trường hợp không được nhận tử thi hoặc không có đơn đề nghị được nhận tử thi. Cuộc họp phải được lập biên bản, lưu hồ sơ thi hành án tử hình.
1. Hồ sơ thi hành án tử hình gồm các tài liệu sau đây:
a) Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật; bản án phúc thẩm trong trường hợp bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
b) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có);
c) Quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Bản sao Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (nếu có);
đ) Quyết định thi hành án tử hình;
e) Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình;
g) Biên bản họp Hội đồng thi hành án tử hình;
h) Kế hoạch thi hành án tử hình;
i) Danh bản, chỉ bản, biên bản kiểm tra căn cước người bị thi hành án tử hình;
k) Biên bản kiểm tra, xác minh người bị thi hành án tử hình không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự;
l) Tài liệu có liên quan đến việc hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp hoãn thi hành án tử hình;
m) Biên bản giám định pháp y tử thi người đã bị thi hành án tử hình;
n) 01 ảnh của người đã bị thi hành án tử hình;
o) Biên bản thi hành án tử hình;
p) Báo cáo kết quả thi hành án tử hình;
q) Tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ thi hành án tử hình do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập, quản lý và được lưu giữ, bảo quản theo chế độ hồ sơ do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự;
b) Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
c) Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.
2. Khi quyết định hoãn thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình phải lập biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm thi hành án; họ, tên, chức vụ của thành viên Hội đồng; lý do hoãn thi hành án. Biên bản hoãn thi hành án phải được tất cả các thành viên Hội đồng ký, lưu hồ sơ thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
3. Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp áp giải, bàn giao người được hoãn thi hành án tử hình cho trại tạm giam để tiếp tục quản lý giam giữ người đó. Việc giao nhận người được hoãn thi hành án tử hình phải được lập thành biên bản.
4. Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì Hội đồng thi hành án tử hình hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này mà lý do hoãn không còn thì Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành án yêu cầu Hội đồng tiếp tục thực hiện việc thi hành án. Trường hợp có sự thay đổi thành viên Hội đồng thì Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định thay đổi thành viên Hội đồng hoặc thành lập Hội đồng thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 78 của Luật này.
1. Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định.
2. Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản, hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
4. Trình tự thi hành án tử hình được thực hiện như sau:
a) Căn cứ quyết định thi hành án tử hình và yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải người chấp hành án đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình;
b) Thực hiện yêu cầu của Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay, kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra;
c) Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình.
Ngay sau khi Chủ tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ thi hành án tử hình;
d) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng;
đ) Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sỹ pháp y xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng;
e) Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành án; báo cáo về quá trình, kết quả thi hành án cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án;
g) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm bảo quản tử thi, tổ chức mai táng, vẽ sơ đồ mộ người đã bị thi hành án. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mai táng có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án;
h) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của người đã bị thi hành án biết, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình biết để làm đơn xin nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, đơn xin nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình phải được gửi cho Chánh án Tòa án đã ra thông báo. Đơn xin nhận tử thi về mai táng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tử thi; quan hệ với người bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trường hợp người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài thì đơn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch và phải được dịch sang tiếng Việt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin nhận tử thi về mai táng của thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hay không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng. Nếu không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng thì nêu rõ lý do.
3. Trước khi thi hành án tử hình 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu biết để giải quyết việc cho nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình về mai táng hoặc tổ chức việc mai táng người đã bị thi hành án tử hình.
4. Trường hợp Chánh án Tòa án đã ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình chấp nhận cho nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình, nhưng trong quá trình triển khai thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình xét thấy việc cho nhận tử thi không bảo đảm an ninh, trật tự thì quyết định không cho nhận và thông báo bằng văn bản cho thân nhân của người đã bị thi hành án tử hình, đồng thời giao cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức mai táng và báo cáo lại Chánh án Tòa án đã ra quyết định.
5. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị ngay sau khi thi hành án để đến nhận tử thi về mai táng. Việc giao, nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình phải được thực hiện trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo và do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện. Việc giao, nhận tử thi phải được lập thành văn bản, có chữ ký của bên giao và bên nhận. Hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận tử thi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm mai táng.
6. Trường hợp thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình muốn nhận tro cốt của người bị thi hành án và tự chịu chi phí hỏa táng thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu bàn giao tử thi và hỗ trợ đưa tử thi về nơi hỏa táng.
7. Trường hợp cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức việc mai táng người bị thi hành án tử hình thì sau 03 năm kể từ ngày thi hành án, thân nhân hoặc người đại diện của người đã bị thi hành án được làm đơn đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã thi hành án cho nhận hài cốt. Đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận hài cốt; quan hệ với người đã bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trường hợp người bị thi hành án là người nước ngoài thì đơn đề nghị phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch và phải được dịch ra tiếng Việt. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm xem xét giải quyết.
EXECUTION OF THE DEATH SENTENCE
Article 77. Decision to execute the death sentence
1. The chief judge of the court which has conducted the first-instance trial shall issue a decision to execute the death sentence. Such decision must clearly indicate the date of issuance, full name and position of the decision maker; the judgment or decision to be executed; the full name, date of birth and place of residence of the sentenced person.
2. Within 3 working days after issuing a decision to execute the death sentence, the court shall send it to the following agencies:
a) The same-level procuracy and criminal judgment execution agency;
b) The detention center where the sentenced person is held:
c) The Department of Justice of the province where the issuing court is based.
Article 78. Decision to form a death sentence execution council
1. Immediately after issuing a decision to execute the death sentence, the chief judge of the issuing court shall send a written request to the chief procurator of the same-level procuracy and the head of the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or of military zone to appoint representatives to participate in the death sentence execution council. Within 3 working days after receiving the request, the chief procurator of the same-level procuracy and the head of the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or of military zone shall appoint representatives in writing to participate in the death sentence execution council.
2. Within 3 working days after receiving the written appointment of representatives to participate in the death sentence execution council as prescribed in Clause 1 hereof, the chief judge of the court which issued the judgment execution decision shall issue a decision to form a death sentence execution council. A decision to form a death sentence execution council must clearly indicate the date of issuance, full name and position of the decision maker; ground for issuing the decision; and full names and positions of council members.
3. The death sentence execution council shall be composed of:
a) The council president who is the chief judge or deputy chief judge of the court which issued the judgment execution decision;
b) The chief procurator or deputy chief procurator of the same-level procuracy;
c) The head or deputy head of the same-level criminal enforcement agency.
4. A secretary who is an official or public employee of the court appointed by the competent chief judge to assist the death sentence execution council.
Article 79. Tasks and powers of a death sentence execution council
1. A death sentence execution council has the following tasks and powers:
a) Decide the plan and make necessary preparations for ensuring the execution;
b) Examine eligibility requirements for the person to be executed as required by the Penal Code and the Criminal Procedure Code; issue a decision to postpone the execution and report it to the chief judge of the court having issued the execution decision, if the sentenced person is ineligible for execution;
c) Request related agencies and organizations to provide information and documents necessary for the execution; to request the people's armed forces unit, agencies and organizations to assist in assuring safety for the execution when necessary;
d) Administer the execution according to plan;
dd) Notify the execution result to the criminal judgment execution management agency;
e) Dissolve after fulfilling its tasks.
2. The president of the death sentence execution council shall hold a meeting to announce decisions related to the execution, decide the lime of execution; contents to be kept secret; conditions to ensure the implementation of the execution plan; and the burial location in case receipt of the corpse is disallowed or there is no petition for receipt of the corpse. The meeting must be recorded in a report to be included in the death sentence execution dossier.
Article 80. Death sentence execution dossier
1. A death sentence execution dossier shall consist of:
a) A legally effective first-instance judgment; an appellate judgment if the first-instance judgment is appealed;
b) A decision on cassation trial or reopening trial (if any);
c) A decision on non-appeal of the Chief Justice of the Supreme People’s Court and a decision on non-appeal of the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy;
d) A copy of the decision on refutation of mercy petition for commutation of death sentence of the State President (if any);
dd) A decision to execute the death sentence;
e) A decision to form a death sentence execution council;
g) A meeting minutes of the death sentence execution council;
h) A plan for execution of the death sentence;
i) A personal identification statement, fingerprint sheet, inspection report of identity of the person sentenced to death;
k) An inspection report verifying that the person sentenced to death does not fall under the case prescribed in Clause 3 Article 40 of the Criminal Code;
l) Documents relevant to the stay of execution of the death sentence (if any);
m) A report on autopsy of the executed inmate;
n) 1 photo of the executed inmate;
o) A report on execution of the death sentence;
p) A report on result of execution of the death sentence;
q) Other relevant documents.
2. Death sentence execution dossiers shall be prepared and maintained by criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments or military zones in accordance with regulations on maintenance of dossiers as prescribed in the Minister of Public Security and the Minister of National Defense.
Article 81. Stay of execution of the death sentence
1. A death sentence execution council may decide to stay execution of the death sentence in the following cases:
a) The sentenced person falls into a case specified in Clause 3 Article 40 of the Penal Code;
b) There is a force majeure event or objective hindrance;
c) Immediately before the execution, the sentenced person reports new circumstances of the crime.
2. When deciding to stay execution of the death sentence, the council must make a report clearly indicating the hour, date and place of execution; full names and positions of the council members; and reason for the stay of execution. The minutes must be signed by all council members and included in the death sentence execution dossier and reported to the chief judge of the court which has issued the execution decision, the chairman of the provincial-level or military zone-level procuracy and the provincial-level or military zone-level criminal judgment execution agency.
3. The criminal execution and judicial assistance police or judicial guard shall escort and deliver the person whose execution is stayed to the detention center for continued incarceration. The delivery and receipt of the person whose execution is stayed shall be recorded in a minutes.
4. If the sentenced person falls into a case under Point a, Clause 1 of this Article, the councils for execution of the death sentence shall stay execution of the sentence and report the chief judge of the court which issued the judgment execution decision to report the Chief Justice of the Supreme People’s Court for consideration.
For cases of stayed execution under Points b and c Clause 1 of this Article, when the reason for stay no longer exists, the chief judge of the court which has issued the execution decision shall request the death sentence execution council to proceed with the execution. In case of change of a council member, the chief judge of the court which has issued the execution decision shall decide the addition of the council member or form a death sentence execution council under Article 78 of this Law.
Article 82. Form and sequence of execution of the death sentence
1. The death sentence shall be executed by lethal injection. The process of lethal injection shall be stipulated by the Government.
2. Prior to execution, the death sentence execution council shall examine the personal identification statement, fingerprint sheet and personal history records of the person to be executed; in case the person to be executed is a female, the council shall examine all documents related to conditions for non-execution as prescribed by the Penal Code.
3. Prior to being taken out for execution, the sentenced person shall be given food and drink, be entitled to write letters and have his/her messages recorded for sending to his/her relatives.
4. The death sentence shall be executed in the following order:
a) Pursuant to the death sentence execution decision and request of the president of the death sentence execution council, the criminal execution and judicial assistance police or judicial guard shall escort the person to be executed to the working place of the death sentence execution council;
b) At the request of the death sentence execution council, a professional officer of the people's police or army shall press the fingerprints, check the personal identification statement and fingerprint sheet and compare them with related dossiers and documents; take photo and record video of the process of carrying out the procedures of taking the fingerprints, checking and making a minutes; and report checking results to the death sentence execution council;
c) The president of the death sentence execution council shall announce the death sentence execution decision, the non-appeal decision of the Chief Justice of the Supreme People's Court and the non-appeal decision of the Chief Procurator of the Supreme People's Procuracy, the decision of the Council of Judges of the Supreme People's Court rejecting the appeal of the Chief Justice of the People's Supreme Court or the Chief Procurator of the Supreme People's Procuracy, the decision of the State President rejecting the petition for death sentence commutation.
Immediately after the president of the death sentence execution council announces the decisions, the criminal execution and judicial assistance police or judicial guard shall hand over these decisions to the person to be executed for reading. If such person does not know Vietnamese or cannot read these decisions, the death sentence execution council shall appoint a person to read or translate these decisions to such person. The process of announcing and reading the decisions shall be photographed, recorded in video or audio and included in the death sentence execution dossier;
d) By the order of the president of the death sentence execution council, professional officers of the provincial-level or military zone-level criminal judgment execution agency shall execute the sentence and report the result to the council president;
dd) By the order of the president of the death sentence execution council, a forensic doctor shall determine the condition of the executed person and report the result to the council;
e) The death sentence execution council shall make a report of the execution; report on the process and result of the execution to the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, and the criminal judgment management agency. The provincial-level or military zone-level criminal judgment execution agency shall register the death at the commune-level People's Committee of the place in which the execution is carried out;
g) The criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone shall preserve the corpse of the executed person, hold burial and draw a map of the grave. The commune-level People's Committee of the place in which the execution was carried out shall cooperate with the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone in the burial and management of the grave of the executed person;
h) Within 3 days after the execution is carried out, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone shall inform relatives of the executed person of his/her death, except for the case specified in Clause 1, Article 83 of this Law.
Article 83. Settlement of petitions for receiving corpses, ashes and mortal remains of executed persons
1. Within 3 working days from the date of decision to execute the death sentence, the chief judge of the court which issued the judgment execution decision shall notify relatives or representatives of the executed person in writing for them to make a petition for receipt of corpse of the executed person. Within 3 working days after receiving such notice, the request for receipt of corpse of the executed person shall be submitted the chief judge of the court which issued the notice. The petition for receipt of corpse of the executed person shall specify full name and address of the recipient of the corpse; relationship with the executed person; commitment to ensure security, order and environmental sanitation requirements and to pay all arising expenses. The petition must be certified by the commune-level People's Committee of the place of his/her residence; if the sentenced person is a foreigner, such petition must be certified by a competent agency or a Vietnam-based representative mission of the country of which the sentenced person is a citizen, and be translated into Vietnamese.
2. Within 3 working days after receiving the petition for receipt of corpse of the executed person, the chief judge of the court which issued the judgment execution decision shall notify in writing whether to permit or reject the petition. The petition is rejected, the chief judge must provide explanation in writing.
3. Three working days before executing the death sentence, the chief judge of the court which issued judgment execution decision shall send a written notice to the criminal judgment execution agency of provincial-level police department or of military zone to give the corpse of the executed person for burial or hold a burial for the executed person.
4. If the chief judge of the court which issued the decision to form the death sentence execution council permits the petition, but the death sentence execution council considers that, during the execution process, there is a ground to believe that receipt of the corpse would affect security and order, it may reject the petition and notify the relatives of such rejection and assign the criminal judgment execution agency of provincial-level police department or of military zone shall hold a burial and report the chief judge of the court.
5. The criminal judgment execution agency of provincial-level police department or of military zone shall notify the petitioner as soon as practicable after the execution of receiving the corpse for burial. The delivery and receipt of the corpse shall be carried out within 24 hours after the notification by the criminal judgment execution agency of provincial-level police department or of military zone. The delivery and receipt of the corpse shall be recorded in a minutes signed by the delivering and receiving persons. After this time limit, if the petitioner fails to receive the corpse, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone shall hold a burial for such executed person.
6. If relatives or representatives of the executed person wish to receive ashes of the executed person and pay all the costs of incineration, the criminal judgment execution agency of provincial-level police department or of military zone shall deliver the corpse and facilitate the delivery of the corpse to the incineration place.
7. In a case where the criminal judgment execution agency of provincial-level police department or of military zone hold a burial for the executed person, 3 years after the date of execution, relatives or lawful representative of the executed person may send a petition to the criminal judgment execution agency of provincial-level police department or of military zone for receiving the executed person’s mortal remains. Such petition must clearly indicate the full name and address of the person to receive the remains, relationship with the executed person; and commitments to meet security, order and environmental sanitation requirements and to pay all arising expenses. The petition must be certified by the commune-level People's Committee of the place of his/her residence; if the sentenced person is a foreigner, such petition must be certified by a competent agency or a Vietnam-based representative mission of the country of which the sentenced person is a citizen, and be translated into Vietnamese. Within 7 days after receiving the petition the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone shall consider and settle it.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực