Chương III Luật Thi hành án hình sự 2019: Thi hành án phạt tù
Số hiệu: | 41/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 14/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 21/07/2019 | Số công báo: | Từ số 575 đến số 576 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạm nhân đồng tính, chuyển giới được bố trí giam giữ riêng
Đây là nội dung nổi bật trong Luật Thi hành án hình sự 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 14/6/2019.
Theo đó, những phạm nhân đồng tính, chuyển đổi giới tính, hoặc chưa xác định rõ giới tính có thể được bố trí giam giữ riêng.
Ngoài ra, việc giam giữ phạm nhân được thực hiện như sau:
- Căn cứ vào tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân thân thì Giám thị trại giam sẽ quyết định phân loại, chuyển khu giam giữ; phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt.
- Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt theo tuần, tháng, quý, 06 tháng và 01 năm; đảm bảo tính liên tục, khách quan, công bằng, công khai, dân chủ.
- Phạm nhân được phép nhận quà là tiền, đồ vật do thân nhân gửi qua đường bưu chính, nhưng không được quá 02 lần trong 01 tháng.
Luật Thi hành án hình sự 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; thời hạn chấp hành án phạt tù, thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung. Trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, quyết định thi hành án phải ghi rõ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người bị kết án phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người đó làm việc.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
d) Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị tạm giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ hoặc đang tại ngoại;
đ) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;
e) Bộ Ngoại giao trong trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài.
1. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam tại trại tạm giam thuộc Bộ Công an thì trại tạm giam phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án, hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh sách để báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an. Trường hợp người đang chấp hành án bị kết án về hành vi phạm tội khác thì trại giam tống đạt quyết định thi hành án của bản án mới cho người đó.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc trại tạm giam thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người chấp hành án đi chấp hành án.
2. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam tại trại tạm giam cấp quân khu thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, trại tạm giam phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam tại trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng thì trại tạm giam phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án, hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh sách để báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Trường hợp người đang chấp hành án bị kết án về hành vi phạm tội khác thì trại giam tống đạt quyết định thi hành án của bản án mới cho người đó.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu hoặc trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng ra quyết định đưa người chấp hành án đi chấp hành án.
3. Trong thời gian chờ chuyển đến nơi chấp hành án phạt tù, người chấp hành án được hưởng chế độ như đối với phạm nhân.
4. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, người chấp hành án phải có mặt tại trụ sở cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được chỉ định trong quyết định thi hành án; quá thời hạn này mà người đó không có mặt, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải thi hành án.
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt; trường hợp người đó có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện trưng cầu giám định; trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại chết thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu báo cáo Tòa án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định đình chỉ thi hành án.
1. Đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc hoặc cư trú ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý hoãn chấp hành án phạt tù thì Chánh án Tòa án phải có văn bản trả lời người có đơn đề nghị hoặc cơ quan có văn bản đề nghị và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người được hoãn chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người dưới 18 tuổi;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hoãn thi hành án cư trú, làm việc;
d) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;
đ) Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người nước ngoài.
1. Khi nhận được quyết định hoãn chấp hành án phạt tù của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải ngừng việc làm thủ tục đưa người chấp hành án phạt tù đi chấp hành án, sao gửi quyết định hoãn chấp hành án phạt tù cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được hoãn chấp hành án cư trú hoặc đơn vị quân đội được giao quản lý người đó và lập hồ sơ thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải triệu tập người được hoãn chấp hành án đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc đơn vị quân đội đang quản lý người đó để thông báo quyết định và yêu cầu người đó cam kết bằng văn bản chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Người được hoãn chấp hành án phạt tù phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp người được hoãn chấp hành án phạt tù không cam kết thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập biên bản và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù để xử lý theo thẩm quyền.
Trường hợp người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội để xác minh và yêu cầu họ có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội để làm thủ tục thông báo và cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
Trường hợp người được hoãn chấp hành án vì lý do bệnh nặng đang điều trị tại bệnh viện hoặc tại nhà mà không thể có mặt theo yêu cầu triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội và bệnh viện nơi điều trị, gia đình người được hoãn để làm thủ tục thông báo và cam kết chấp hành pháp luật.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án phải lập hồ sơ quản lý người được hoãn chấp hành án phạt tù.
Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án phạt tù phải báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu về việc quản lý người được hoãn chấp hành án.
Người được hoãn chấp hành án không được đi khỏi nơi cư trú trong thời gian được hoãn chấp hành án nếu không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội và phải có mặt theo yêu cầu triệu tập của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án.
Việc thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc của người được hoãn chấp hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.
Trường hợp người được hoãn chấp hành án vì lý do bệnh nặng đang điều trị tại bệnh viện ngoài nơi cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội có trách nhiệm phối hợp với gia đình để quản lý người đó.
4. Trong thời gian được hoãn chấp hành án mà người được hoãn chấp hành án phạt tù lại thực hiện hành vi phạm tội mới, bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để đề nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan được quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Ngay sau khi nhận được quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức thi hành án.
Trường hợp người được hoãn chấp hành án bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt.
5. Trong thời gian được hoãn chấp hành án phạt tù mà người được hoãn chấp hành án chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án phải báo cáo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù ra quyết định đình chỉ thi hành án và giải quyết các thủ tục có liên quan.
6. Chậm nhất 07 ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã quyết định hoãn chấp hành án phạt tù phải thông báo bằng văn bản về việc hết thời hạn hoãn và gửi ngay cho cá nhân, cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Sau thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù mà người được hoãn không có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để chấp hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định áp giải thi hành án trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
7. Đối với người được hoãn chấp hành án phạt tù vì lý do bị bệnh nặng, nếu xét thấy có dấu hiệu phục hồi sức khỏe mà vẫn lấy lý do về sức khỏe để trốn tránh việc chấp hành án hoặc người được hoãn chấp hành án phạt tù có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị quân đội được giao quản lý người đó có trách nhiệm trưng cầu giám định y khoa tại bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên hoặc trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại tổ chức giám định pháp y tâm thần có thẩm quyền.
Trường hợp kết quả giám định xác định người được hoãn chấp hành án đã phục hồi sức khỏe thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện việc đưa người đó đến nơi chấp hành án và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án.
Trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Chi phí giám định do cơ quan trưng cầu giám định chi trả.
1. Hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù phải có đủ các tài liệu sau đây:
a) Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì phải có bản án sơ thẩm kèm theo;
b) Quyết định thi hành án phạt tù;
c) Quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự đưa người chấp hành án phạt tù đến trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
d) Danh bản của người chấp hành án phạt tù;
đ) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh quốc tịch đối với người chấp hành án phạt tù là người nước ngoài;
e) Phiếu khám sức khỏe và tài liệu khác có liên quan đến sức khỏe của người chấp hành án phạt tù;
g) Bản nhận xét việc chấp hành nội quy của trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với người bị tạm giam;
h) Tài liệu khác có liên quan.
2. Trường hợp con của người bị kết án phạt tù theo mẹ vào trại giam thì phải có giấy khai sinh. Trường hợp chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh do cơ quan y tế nơi trẻ em được sinh ra cấp hoặc văn bản của người làm chứng nếu trẻ em được sinh ra ngoài cơ sở y tế; trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có báo cáo bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, trại tạm giam chuyển người bị kết án phạt tù đến trại giam để chấp hành án kèm theo giấy cam đoan của mẹ về việc sinh con. Trại giam có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo mẹ vào trại giam theo quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý hộ tịch.
3. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức đưa người bị kết án phạt tù và hồ sơ kèm theo đến bàn giao cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đã được chỉ định để thi hành án.
1. Phạm nhân có các quyền sau đây:
a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
c) Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
d) Được lao động, học tập, học nghề;
đ) Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
e) Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
g) Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
h) Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
i) Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
k) Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.
2. Phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;
c) Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;
d) Lao động, học tập, học nghề theo quy định;
đ) Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.
3. Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
1. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện được chỉ định thi hành án phải tiếp nhận người chấp hành án phạt tù khi có đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này.
2. Khi tiếp nhận người chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra thông tin để xác định đúng người chấp hành án phạt tù theo quyết định thi hành án của Tòa án;
b) Lập biên bản giao nhận người chấp hành án phạt tù; biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu;
c) Kiểm tra người chấp hành án phạt tù; kiểm tra và xử lý đồ vật mang theo trước khi đưa vào buồng giam;
d) Tổ chức khám sức khỏe cho người chấp hành án phạt tù và trẻ em dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam (nếu có);
đ) Giải thích quyền, nghĩa vụ của phạm nhân; phổ biến nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
3. Cơ quan tiếp nhận phổ biến cho phạm nhân thực hiện các quy định sau đây:
a) Chỉ được đưa vào buồng giam những đồ dùng theo quy định; trường hợp có tư trang chưa dùng đến, có tiền, giấy tờ có giá, các loại thẻ thanh toán bằng hình thức điện tử, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải gửi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quản lý; trường hợp phạm nhân có nhu cầu được chuyển số tiền, đồ dùng, tư trang cho thân nhân hoặc người đại diện và tự chịu chi phí thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc chuyển hoặc giao trực tiếp cho thân nhân hoặc người đại diện của phạm nhân tại nơi chấp hành án;
b) Không được sử dụng tiền, giấy tờ có giá tại nơi chấp hành án. Việc phạm nhân mua lương thực, thực phẩm và các hàng hóa khác để phục vụ đời sống, sinh hoạt tại nơi chấp hành án được thực hiện bằng hình thức mua qua sổ lưu ký;
c) Không được đưa vào nơi chấp hành án đồ vật thuộc danh mục cấm do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận người chấp hành án, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, thân nhân của người chấp hành án phạt tù biết và báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự.
1. Hồ sơ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 26 của Luật này.
2. Biên bản giao nhận người chấp hành án phạt tù; biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu; biên bản giao nhận tiền, tài sản khác của người chấp hành án phạt tù gửi lưu ký hoặc giao cho thân nhân, người đại diện của họ quản lý; quyết định, biên bản xử lý đồ vật thuộc danh mục cấm (nếu có).
3. Tài liệu phản ánh kết quả chấp hành các quy định về thi hành án phạt tù; tài liệu về sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh; tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án phạt tù trong thời gian chấp hành án; tài liệu về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự; biên bản, quyết định kỷ luật về việc vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, pháp luật về thi hành án phạt tù, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, đề nghị của người chấp hành án, tài liệu về thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự (nếu có).
4. Tài liệu khác có liên quan trong quá trình chấp hành án.
1. Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau:
a) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;
b) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án;
c) Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật.
2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:
b) Phạm nhân là người dưới 18 tuổi;
c) Phạm nhân là người nước ngoài;
d) Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
đ) Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
e) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;
g) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
3. Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng.
4. Trong trại tạm giam, những phạm nhân quy định tại điểm a và điểm g khoản 2 Điều này được bố trí giam giữ riêng.
5. Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt. Căn cứ vào tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân thân của phạm nhân, kết quả chấp hành án, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam quyết định việc phân loại, chuyển khu giam giữ.
1. Phạm nhân được phổ biến pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hóa, học nghề. Phạm nhân chưa biết chữ phải học văn hóa để xóa mù chữ. Phạm nhân là người nước ngoài được khuyến khích học tiếng Việt. Phạm nhân được bố trí 01 ngày trong tuần để học tập, học nghề, trừ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và thời hạn chấp hành án, trại giam, trại tạm giam tổ chức dạy học cho phạm nhân; căn cứ điều kiện thực tế, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức dạy học cho phạm nhân.
3. Chương trình, nội dung học tập, học nghề của phạm nhân do Chính phủ quy định.
1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
2. Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
4. Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;
b) Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;
c) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;
d) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.
1. Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, ngành, nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam; khả năng hợp tác với tổ chức, cá nhân để tổ chức lao động cho phạm nhân, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân trong năm, gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng để phê duyệt.
2. Kế hoạch tổ chức lao động cho phạm nhân hằng năm phải có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;
b) Dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định;
c) Dự kiến kết quả lao động của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân;
d) Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.
3. Trại giam tổ chức lao động cho phạm nhân theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phê duyệt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý được sử dụng như sau:
a) Bổ sung mức ăn cho phạm nhân;
b) Lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù;
c) Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam;
d) Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân; nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù;
đ) Chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất; chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.
2. Phạm nhân được sử dụng theo quy định số tiền thưởng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và số tiền được nhận quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này hoặc gửi trại giam quản lý và được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù.
3. Việc thu, chi từ hoạt động lao động, học nghề của phạm nhân được thực hiện như sau:
a) Trại giam mở sổ sách kế toán và việc ghi chép, hạch toán nghiệp vụ thu, chi tài chính phát sinh, báo cáo tài chính thực hiện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Mọi khoản thu, chi từ hoạt động lao động, học nghề của phạm nhân được phản ánh qua hệ thống sổ sách tài vụ - kế toán của trại giam;
b) Trại giam tập hợp đầy đủ các chi phí quy định tại khoản 1 Điều này vào giá thành sản phẩm;
c) Báo cáo kết quả thu, chi từ hoạt động lao động của phạm nhân trong các trại giam là báo cáo tổng hợp về số liệu, tình hình và kết quả thu, chi từ hoạt động tổ chức lao động cho phạm nhân. Giám thị trại giam chịu trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp và báo cáo thuyết minh chi tiết về kết quả thu, chi từ hoạt động lao động của phạm nhân gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
d) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo kết quả thu, chi từ hoạt động lao động của phạm nhân và báo cáo cơ quan quản lý tài chính của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân được nhận xét, đánh giá kết quả chấp hành án phạt tù theo tuần, tháng, quý, 06 tháng, 01 năm. Việc nhận xét, đánh giá phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, dân chủ và bảo đảm tính liên tục.
2. Căn cứ kết quả thực hiện các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, học tập, lao động cải tạo, kết quả khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra để nhận xét, đánh giá và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân theo một trong các mức tốt, khá, trung bình, kém.
3. Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù theo quý, 06 tháng, 01 năm phải bằng văn bản, được lưu hồ sơ phạm nhân. Phạm nhân lập công thì được nâng mức xếp loại chấp hành án phạt tù.
1. Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định như sau:
a) Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
c) Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.
2. Cơ quan có thẩm quyền nơi phạm nhân đang chấp hành án quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và chuyển cho Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phải xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì Chánh án Tòa án phải có văn bản thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan đề nghị tạm đình chỉ, trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận.
4. Việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm do người đã kháng nghị quyết định.
1. Ngay sau khi ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người được tạm đình chỉ và người đại diện trong trường hợp người được tạm đình chỉ là người dưới 18 tuổi;
b) Cơ quan đề nghị tạm đình chỉ, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ đang chấp hành án;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó;
d) Viện kiểm sát cùng cấp;
đ) Tòa án đã ra quyết định thi hành án;
e) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ có trụ sở;
g) Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được tạm đình chỉ là người nước ngoài.
2. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù thì phải gửi quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi Viện kiểm sát đã ra quyết định có trụ sở và cá nhân, cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này.
3. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đang quản lý người được tạm đình chỉ tổ chức giao người được tạm đình chỉ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó; thân nhân của người được tạm đình chỉ có trách nhiệm tiếp nhận người được tạm đình chỉ.
Trường hợp người được tạm đình chỉ bị bệnh nặng đang phải điều trị tại bệnh viện thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện giao người được tạm đình chỉ cho thân nhân người đó tại bệnh viện, lập biên bản giao người, thông báo và gửi biên bản giao người cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được giao quản lý có trách nhiệm phối hợp với thân nhân của người đó để theo dõi, quản lý người được tạm đình chỉ trong thời gian người đó điều trị tại bệnh viện. Trường hợp người được tạm đình chỉ xuất viện thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được giao quản lý giao người được tạm đình chỉ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được tạm đình chỉ về cư trú có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành quyết định tạm đình chỉ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận bàn giao người được tạm đình chỉ hoặc biên bản giao người được tạm đình chỉ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tạm đình chỉ có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý người được tạm đình chỉ.
Trong thời gian tạm đình chỉ, người được tạm đình chỉ không được đi khỏi nơi cư trú nếu không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý; báo cáo về tình hình chấp hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý; phải tự giác trình báo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoặc khi sức khỏe hồi phục để tiếp tục chấp hành án.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tạm đình chỉ có trách nhiệm theo dõi, giám sát người được tạm đình chỉ, xem xét, giải quyết cho người đó được đi khỏi nơi cư trú, nơi làm việc; triệu tập người được tạm đình chỉ để yêu cầu báo cáo việc chấp hành pháp luật trong thời gian tạm đình chỉ; hằng tháng phải báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu về việc quản lý người được tạm đình chỉ.
5. Việc tiếp tục thi hành án đối với người được tạm đình chỉ thực hiện như sau:
a) Chậm nhất 07 ngày trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đã quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải thông báo bằng văn bản và gửi ngay thông báo đó cho cá nhân, cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này. Sau thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù mà người được tạm đình chỉ không có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để chấp hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định áp giải thi hành án, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
b) Đối với người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì lý do bị bệnh nặng, nếu xét thấy có dấu hiệu phục hồi sức khỏe mà vẫn lấy lý do về sức khỏe để trốn tránh việc chấp hành án hoặc người được tạm đình chỉ chấp hành án có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị được giao quản lý người đó có trách nhiệm trưng cầu giám định y khoa tại bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên hoặc trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại tổ chức giám định pháp y tâm thần có thẩm quyền.
Trường hợp kết quả giám định xác định người được tạm đình chỉ chấp hành án đã phục hồi sức khỏe thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện việc đưa người đó đến nơi chấp hành án và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ.
Trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị Tòa án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Chi phí giám định do cơ quan trưng cầu giám định chi trả.
6. Trong thời gian được tạm đình chỉ, người được tạm đình chỉ lại thực hiện hành vi phạm tội mới, bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người tạm đình chỉ báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ phải xem xét ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ và gửi quyết định đó cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Viện kiểm sát cùng cấp.
Trường hợp người được tạm đình chỉ bỏ trốn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt.
7. Trường hợp người được tạm đình chỉ chết, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó báo cáo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ và Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trường hợp người được tạm đình chỉ chết khi đang điều trị tại bệnh viện theo quy định tại khoản 3 Điều này thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ và Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho cơ quan quy định tại các điểm b, c, d, e và g khoản 1 Điều này và Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án.
1. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 36 của Luật này có quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
2. Cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có trách nhiệm lập hồ sơ và chuyển cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết định, đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ đến Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án; trường hợp xét giảm án từ lần hai thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án;
b) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;
c) Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù theo quý, 06 tháng, 01 năm; quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc phạm nhân lập công;
d) Kết luận của bệnh viện, hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật đối với trường hợp phạm nhân bị bệnh hiểm nghèo hoặc tài liệu thể hiện phạm nhân là người quá già yếu;
đ) Bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với trường hợp đã được giảm;
e) Tài liệu chứng minh kết quả bồi thường nghĩa vụ dân sự của người được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có trụ sở, Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được giảm thời hạn chấp hành án là người nước ngoài.
5. Việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 đợt. Người chấp hành án mỗi năm chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án 01 lần. Trường hợp sau khi được giảm thời hạn chấp hành án mà có lý do đặc biệt đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì có thể được xét giảm tiếp nhưng không quá 02 lần trong 01 năm.
1. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc làm việc lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu xét miễn chấp hành án phạt tù. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
b) Văn bản đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền;
c) Đơn xin miễn chấp hành án phạt tù của người bị kết án;
d) Đối với người bị kết án đã lập công hoặc lập công lớn thì phải có bản tường trình có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; đối với người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo thì phải có kết luận của bệnh viện, hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên; đối với người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án có thẩm quyền thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định miễn chấp hành án phạt tù. Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc miễn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án, Viện kiểm sát đề nghị, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được miễn chấp hành án cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở, Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được miễn chấp hành án là người nước ngoài.
4. Ngay sau khi nhận được quyết định miễn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải làm thủ tục trả tự do cho người được miễn chấp hành án và báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp trên.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có yêu cầu trích xuất phạm nhân phải gửi văn bản yêu cầu cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có yêu cầu trích xuất để yêu cầu người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ra lệnh trích xuất. Khi nhận được yêu cầu trích xuất phạm nhân, người có thẩm quyền phải ra lệnh trích xuất.
2. Thẩm quyền trích xuất phạm nhân để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử được thực hiện như sau:
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an;
b) Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam cấp quân khu;
c) Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra lệnh trích xuất đối với phạm nhân đang chấp hành án tại trại tạm giam hoặc phạm nhân do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trực tiếp quản lý.
3. Trường hợp trích xuất phạm nhân để phục vụ yêu cầu quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo, khám bệnh, chữa bệnh hoặc để chăm sóc con của phạm nhân đang ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ phạm nhân phải đưa đi khám và điều trị bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện ra lệnh trích xuất.
4. Lệnh trích xuất phạm nhân phải có các nội dung sau đây:
a) Cơ quan, họ, tên, chức vụ, cấp bậc người ra lệnh;
b) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, ngày bị bắt, tội danh, thời hạn và nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù;
c) Mục đích và thời hạn trích xuất;
d) Cơ quan, người nhận phạm nhân được trích xuất (nếu có);
đ) Ngày, tháng, năm ra lệnh; chữ ký của người ra lệnh và đóng dấu.
5. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, bàn giao, lập biên bản giao nhận phạm nhân được trích xuất. Trường hợp thời hạn trích xuất từ 02 tháng trở lên và thời gian trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân được trích xuất thì bàn giao phạm nhân cùng với hồ sơ và giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác (nếu có) của phạm nhân được trích xuất để cơ quan, người có thẩm quyền nhận phạm nhân trích xuất cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù khi hết thời hạn và ghi sổ theo dõi trích xuất.
Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cơ quan, người tiến hành tố tụng có yêu cầu trích xuất có nhiệm vụ tiếp nhận, áp giải, quản lý phạm nhân và hồ sơ phạm nhân được trích xuất trong thời gian trích xuất.
6. Trường hợp đưa phạm nhân được trích xuất ra khỏi nơi chấp hành án thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tiếp nhận phạm nhân được trích xuất phải bảo đảm chế độ ăn, ở, sinh hoạt cho người đó theo quy định của pháp luật trong thời gian trích xuất. Căn cứ lệnh trích xuất, trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ nơi cơ quan điều tra, truy tố, xét xử có yêu cầu phải quản lý phạm nhân được trích xuất theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp không đưa phạm nhân được trích xuất ra khỏi nơi chấp hành án thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bảo đảm chế độ ăn, ở, sinh hoạt và quản lý phạm nhân đó ngoài thời gian cơ quan, người nhận phạm nhân được trích xuất làm việc với phạm nhân.
8. Hết thời hạn trích xuất, cơ quan nhận phạm nhân được trích xuất phải gửi thông báo cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu và bàn giao phạm nhân được trích xuất cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để tiếp tục thi hành án, trừ trường hợp thời hạn trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại quy định tại khoản 5 Điều này; nếu có nhu cầu tiếp tục trích xuất thì đề nghị gia hạn trích xuất; thời hạn trích xuất và gia hạn trích xuất không được kéo dài hơn thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại của phạm nhân.
9. Thời gian trích xuất được tính vào thời hạn chấp hành án phạt tù, trừ trường hợp phạm nhân đó bỏ trốn trong thời gian được trích xuất.
Việc trích xuất không ảnh hưởng đến việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện của phạm nhân.
1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân chấp hành tốt nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, có thành tích trong lao động, học tập hoặc lập công thì được khen thưởng theo một hoặc nhiều hình thức sau đây:
a) Biểu dương;
b) Thưởng tiền hoặc hiện vật;
c) Tăng số lần được liên lạc bằng điện thoại, số lần gặp thân nhân, số lần và số lượng quà được nhận.
2. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quyết định khen thưởng phạm nhân. Việc khen thưởng phải bằng văn bản, được lưu vào hồ sơ phạm nhân. Phạm nhân được khen thưởng có thể được đề nghị xét nâng mức giảm thời hạn chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật.
1. Khi phạm nhân bỏ trốn, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải tổ chức truy bắt ngay, báo cáo về cơ quan quản lý thi hành án hình sự và thông báo cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện phạm nhân bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt.
Mọi trường hợp phạm nhân bỏ trốn đều phải được lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Phạm nhân đã bỏ trốn ra đầu thú thì cơ quan tiếp nhận phạm nhân đầu thú lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền hoặc giao phạm nhân đó cho cơ quan thi hành án hình sự nơi gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày.
2. Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu.
3. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân.
4. Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Giám thị trại giam thì Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì phải kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân đang giam giữ tại trại tạm giam, nhà tạm giữ Công an cấp huyện có dấu hiệu của tội phạm thì Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm định kỳ 06 tháng 01 lần thông báo tình hình chấp hành án của phạm nhân cho thân nhân của họ.
2. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phối hợp với gia đình phạm nhân, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm động viên phạm nhân tích cực học tập, lao động, rèn luyện để được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước; hỗ trợ các hoạt động giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù.
1. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện. Nội dung chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bao gồm:
a) Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý;
b) Định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm;
c) Hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.
2. Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng bao gồm:
a) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp;
b) Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.
3. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng bằng các biện pháp sau đây:
a) Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng;
b) Dạy nghề, giải quyết việc làm;
c) Trợ giúp về tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý;
d) Các biện pháp hỗ trợ khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Hai tháng trước khi phạm nhân hết thời hạn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú, làm việc, Bộ Ngoại giao trong trường hợp phạm nhân là người nước ngoài. Nội dung thông báo bao gồm kết quả chấp hành án phạt tù, hình phạt bổ sung mà phạm nhân còn phải chấp hành và thông tin cần thiết khác có liên quan để xem xét, sắp xếp, tạo lập cuộc sống bình thường cho người đó.
Trường hợp không xác định được nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án hoặc cơ quan, tổ chức khác để tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù về cư trú.
2. Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu hoàn chỉnh thủ tục theo quy định của pháp luật để trả tự do cho phạm nhân; cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho người đã chấp hành xong án phạt tù, cấp khoản tiền từ Quỹ hòa nhập cộng đồng, cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc; trả lại đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác mà phạm nhân đã gửi tại nơi chấp hành án phạt tù quản lý.
3. Trường hợp phạm nhân được trích xuất để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử mà thời gian trích xuất từ 02 tháng trở lên và thời gian trích xuất bằng thời gian chấp hành án phạt tù còn lại thì cơ quan có thẩm quyền nhận phạm nhân được trích xuất có trách nhiệm thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này, cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, trả tự do cho người được trích xuất và giải quyết các thủ tục, nghĩa vụ, quyền, lợi ích có liên quan của người được trích xuất theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu người đó không bị tạm giam về tội khác theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.
4. Phạm nhân là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù và lưu trú tại cơ sở lưu trú do cơ quan quản lý thi hành án hình sự chỉ định trong thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh.
5. Cơ quan đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan chịu trách nhiệm thi hành các hình phạt bổ sung, cơ quan được thông báo quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự.
1. Thi hành quyết định tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù từ nước ngoài về Việt Nam để chấp hành án được thực hiện như sau:
a) Khi có quyết định thi hành quyết định tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù được chuyển giao từ nước ngoài về Việt Nam để chấp hành án, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp tổ chức tiếp nhận và bàn giao người bị kết án cho trại giam theo quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;
b) Chế độ quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo, quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án phạt tù được chuyển giao được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Khi nhận được quyết định thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài, trại giam có trách nhiệm bàn giao phạm nhân cho Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Việc bàn giao phải được lập biên bản, lưu hồ sơ phạm nhân;
b) Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ áp giải người được chuyển giao đến địa điểm và vào thời gian do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước yêu cầu chuyển giao thỏa thuận trước bằng văn bản.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, chất đốt. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án, Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.
2. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 Điều này, phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không được quá 03 lần định lượng trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân.
3. Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống hợp vệ sinh. Việc nấu ăn cho phạm nhân do phạm nhân đảm nhiệm dưới sự giám sát, kiểm tra của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Bếp ăn cho phạm nhân được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc nấu ăn, đun nước uống và chia đồ ăn cho phạm nhân theo khẩu phần tiêu chuẩn.
4. Phạm nhân được ở theo buồng giam tập thể, trừ phạm nhân đang bị giam riêng theo quy định tại các điểm d, đ, e, g khoản 2 và khoản 3 Điều 30 của Luật này. Chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là 02 m2. Đối với phạm nhân có con nhỏ ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 m2.
Phạm nhân được cấp quần áo theo mẫu thống nhất, khăn mặt, chăn, chiếu, màn, dép, mũ hoặc nón, xà phòng, kem và bàn chải đánh răng; phạm nhân nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ. Phạm nhân tham gia lao động được cấp thêm quần áo để lao động và căn cứ vào điều kiện công việc cụ thể được cấp dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Phạm nhân được hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án.
Mỗi phân trại của trại giam có thư viện, khu vui chơi, sân thể thao, được trang bị một hệ thống truyền thanh nội bộ, mỗi buồng giam tập thể được trang bị 01 ti vi.
2. Thời gian hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình của phạm nhân được thực hiện theo nội quy trại giam.
3. Phạm nhân theo tôn giáo được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp và được bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
1. Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi giam hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết, được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khỏe.
2. Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động. Trong thời gian nghỉ sinh con, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sỹ hoặc bác sỹ, được cấp phát thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con.
3. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên trong thời gian chờ đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội là con của phạm nhân ở cùng mẹ trong trại giam được hưởng chế độ ăn, mặc, ở, cấp phát nhu yếu phẩm và được chăm sóc y tế, khám chữa bệnh để bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em.
4. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.
5. Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải đề nghị cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
6. Trại giam phải tổ chức nhà trẻ ngoài khu giam giữ để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của phạm nhân dưới 36 tháng tuổi và con của phạm nhân từ 36 tháng tuổi trở lên trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.
Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ.
2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị được gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định.
3. Khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phạm nhân được nhận thư, tiền, đồ vật, trừ đồ vật thuộc danh mục cấm. Đối với tiền, phạm nhân phải gửi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quản lý. Việc quản lý, sử dụng đồ vật, tiền của phạm nhân được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 28 của Luật này.
4. Phạm nhân được nhận quà là tiền, đồ vật do thân nhân gửi qua đường bưu chính không quá 02 lần trong 01 tháng. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận tiền, đồ vật mà thân nhân của phạm nhân gửi cho phạm nhân và bóc, mở, kiểm tra để phát hiện và xử lý đồ vật thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật.
5. Thân nhân của phạm nhân đến gặp phạm nhân phải mang theo sổ thăm gặp hoặc đơn xin gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải phổ biến cho thân nhân của phạm nhân về quy định thăm gặp phạm nhân; thân nhân của phạm nhân phải chấp hành các quy định này.
Đối với phạm nhân là người nước ngoài, trường hợp thân nhân là người nước ngoài thì phải có đơn xin gặp gửi cơ quan quản lý thi hành án hình sự, đơn phải viết bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc; trường hợp thân nhân là người Việt Nam thì đơn xin gặp phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan quản lý thi hành án hình sự có trách nhiệm trả lời người có đơn; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng thời hạn trả lời không quá 30 ngày.
6. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bố trí nơi phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác.
7. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.
1. Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài có yêu cầu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân mang quốc tịch nước mình đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam phải gửi văn bản đề nghị đến Bộ Ngoại giao. Nội dung văn bản đề nghị bao gồm:
a) Tên cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự gửi văn bản;
b) Họ, tên, quốc tịch phạm nhân cần thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
c) Trại giam nơi phạm nhân đang chấp hành án;
d) Họ, tên, chức vụ của những người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
đ) Họ, tên người phiên dịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan quản lý thi hành án hình sự có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài đã đề nghị liên hệ với cơ quan quản lý thi hành án hình sự có thẩm quyền cấp giấy giới thiệu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận.
2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.
3. Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do phạm nhân chi trả.
1. Phạm nhân được hưởng chế độ phòng, chống dịch bệnh. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện hoặc bệnh viện quân đội nơi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đóng tổ chức khám sức khỏe cho phạm nhân.
2. Phạm nhân bị ốm, bị thương tích thì được khám bệnh, chữa bệnh và điều trị tại cơ sở y tế của trại giam, trại tạm giam hoặc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước nơi gần nhất. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên để điều trị; trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của người đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng cho phạm nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định.
Trại giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, tuyến tỉnh, bệnh viện quân đội xây dựng hoặc bố trí một số buồng riêng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho phạm nhân. Việc quản lý, giám sát phạm nhân trong thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện chịu trách nhiệm.
3. Đối với phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Khi có kết luận giám định là người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đó.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý phạm nhân thuộc đối tượng bắt buộc chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Phạm nhân nghiện ma túy được trại giam tổ chức cai nghiện.
5. Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức cai nghiện ma túy và kinh phí xây dựng, bố trí các buồng chữa bệnh dành cho phạm nhân tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước cấp.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Khi phạm nhân chết tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân trước khi làm thủ tục mai táng. Trường hợp phạm nhân chết ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó gửi giấy báo tử cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài, Giám thị trại giam phải báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân; đồng thời báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trại giam có trách nhiệm tổ chức mai táng.
2. Khi cơ quan có thẩm quyền cho phép làm các thủ tục mai táng người chết thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo về việc mai táng cho thân nhân hoặc người đại diện của phạm nhân. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị thì bàn giao tử thi đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức mai táng theo quy định của pháp luật và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù và gửi cho thân nhân của người chết, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân chết, Viện kiểm sát có thẩm quyền, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định đình chỉ có trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết có trách nhiệm phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong việc mai táng và quản lý mộ của phạm nhân. Kinh phí cho việc mai táng được Nhà nước cấp.
Trường hợp phạm nhân chết là người nước ngoài, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi thông báo về phạm nhân chết, nếu cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch không đề nghị nhận tử thi thì trại giam tổ chức mai táng.
3. Trường hợp thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân có đơn đề nghị được nhận tử thi hoặc hài cốt của phạm nhân và tự chịu chi phí, thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, giải quyết, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Việc nhận hài cốt chỉ được giải quyết sau thời hạn 03 năm kể từ ngày mai táng. Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài thì việc nhận tử thi hoặc hài cốt phải được cơ quan quản lý thi hành án hình sự xem xét, quyết định.
Việc xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện mỗi năm 03 đợt vào thời điểm kết thúc quý I, kết thúc quý II và kết thúc năm xếp loại.
1. Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện và chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù.
2. Hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện bao gồm:
a) Đơn xin tha tù trước thời hạn có điều kiện của phạm nhân kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật, các nghĩa vụ phải chấp hành khi được tha tù trước thời hạn;
b) Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; quyết định thi hành án;
c) Tài liệu thể hiện phạm nhân có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt là các quyết định hoặc bản sao quyết định xếp loại chấp hành án phạt tù;
d) Bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
đ) Văn bản, tài liệu thể hiện việc chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, án phí;
e) Tài liệu để xác định thời gian thực tế đã chấp hành án phạt tù;
g) Trường hợp phạm nhân là người có công với cách mạng hoặc thân nhân của người có công với cách mạng, người từ đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đang chấp hành án phạt tù dưới 18 tuổi thì phải có tài liệu chứng minh;
h) Văn bản đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện của trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
3. Người đã được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc người được áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được bảo lưu kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù và được tính liên tục liền kề với thời gian sau khi trở lại tiếp tục chấp hành án. Trường hợp này, nếu được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý hoặc cơ sở y tế điều trị người đó xác nhận chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật thì có thể được xem xét, đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện.
4. Trường hợp phạm nhân được trích xuất để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử nhưng không thuộc đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi nhận phạm nhân trích xuất có văn bản đề nghị trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi đang quản lý hồ sơ phạm nhân xem xét, lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện, nếu họ có đủ điều kiện.
1. Ngay sau khi nhận được quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải niêm yết danh sách phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện tại cơ sở giam giữ phạm nhân. Ngay sau khi quyết định tha tù trước thời hạn có hiệu lực pháp luật, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện và tha phạm nhân. Thời gian thử thách được tính từ ngày quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện có hiệu lực pháp luật.
Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm bàn giao hồ sơ phạm nhân cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người tha tù trước thời hạn có điều kiện về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
2. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tha tù trước thời hạn có điều kiện về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tiếp nhận, quản lý hồ sơ phạm nhân; lập hồ sơ quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện và giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội để tổ chức quản lý.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải trình diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý để cam kết chấp hành nghĩa vụ, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp hết thời hạn 05 ngày mà người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không trình diện, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội triệu tập người đó đến trụ sở để cam kết việc chấp hành nghĩa vụ. Trường hợp người đó không có mặt theo đúng thời hạn triệu tập hoặc không cam kết thì Công an cấp xã, đơn vị quân đội lập biên bản vi phạm nghĩa vụ.
Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu kết quả việc trình diện và cam kết của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
3. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện do quân đội quản lý nhưng sau đó không còn phục vụ trong quân đội thì cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu bàn giao người đó kèm theo hồ sơ phạm nhân cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó về cư trú lập hồ sơ quản lý và giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã để tổ chức quản lý.
4. Vào ngày cuối cùng của thời gian thử thách, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho họ và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người đó đã chấp hành án, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú.
5. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện chết, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.
1. Hồ sơ quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập bao gồm:
a) Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; quyết định thi hành án;
b) Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện;
c) Giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện;
d) Bản nhận xét quá trình chấp hành án phạt tù của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
đ) Cam kết của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
e) Phiếu thông tin của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
g) Tài liệu khác có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có trách nhiệm tiếp nhận và bổ sung vào hồ sơ quản lý các tài liệu sau đây:
a) Bản nhận xét của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
b) Báo cáo của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện về việc thực hiện nghĩa vụ;
c) Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện bị kiểm điểm theo quy định tại Điều 66 của Luật này thì phải có bản kiểm điểm, biên bản cuộc họp kiểm điểm và tài liệu có liên quan;
d) Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện được rút ngắn thời gian thử thách thì phải có quyết định của Tòa án;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
3. Trước khi hết thời gian thử thách 15 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện bàn giao hồ sơ quản lý cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù khi kết thúc thời gian thử thách. Việc giao nhận hồ sơ được lập thành biên bản và lưu hồ sơ phạm nhân.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; bàn giao hồ sơ cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
c) Biểu dương người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có nhiều tiến bộ hoặc lập công;
d) Giải quyết cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú;
đ) Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người được tha tù trước thời hạn có điều kiện làm việc, học tập trong việc quản lý người đó;
e) Lập hồ sơ, có văn bản đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án cùng cấp xem xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách;
g) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tiến hành trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện và buộc người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành trong trường hợp người đó vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 66 của Bộ luật Hình sự;
h) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện khi người được tha tù trước thời hạn có điều kiện bỏ trốn;
i) Nhận xét bằng văn bản quá trình chấp hành nghĩa vụ trong thời gian thử thách của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
k) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách.
2. Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, i và k khoản 1 Điều này;
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú;
c) Phối hợp với gia đình của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong việc quản lý người đó;
d) Lập hồ sơ, có văn bản đề nghị cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị Tòa án cùng cấp xem xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách;
đ) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tiến hành trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện và buộc người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành trong trường hợp người đó vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 66 của Bộ luật Hình sự;
e) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu khi người được tha tù trước thời hạn có điều kiện bỏ trốn.
1. Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập.
2. Trình diện và cam kết theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này.
3. Chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý.
4. Chấp hành quy định tại Điều 67 của Luật này.
5. Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao quản lý.
6. Hằng tháng phải báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình. Trường hợp vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì khi hết thời hạn vắng mặt, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.
1. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thì được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác theo quy định của pháp luật.
2. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật.
3. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện tìm việc làm.
1. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách;
b) Có nhiều tiến bộ trong thời gian thử thách.
2. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện mỗi năm có thể được rút ngắn thời gian thử thách 01 lần từ 03 tháng đến 02 năm. Trường hợp thời gian thử thách của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện còn lại dưới 03 tháng thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại.
Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế đã chấp hành ít nhất ba phần tư thời gian thử thách, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện là người dưới 18 tuổi, người đã lập công, người đã quá già yếu hoặc người bị bệnh hiểm nghèo và có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án có thể rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có trách nhiệm rà soát người đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự, lập hồ sơ và có văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách gửi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, có văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với những người có đủ điều kiện gửi kèm hồ sơ đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh. Trong thời hạn 07 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh xem xét, có văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện gửi Tòa án nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định, đồng thời gửi Viện kiểm sát cùng cấp.
3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xem xét, có văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với những người có đủ điều kiện gửi Tòa án quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định, đồng thời gửi Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cư trú, làm việc thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc rút ngắn thời gian thử thách, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan đề nghị rút ngắn thời gian thử thách, Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định rút ngắn thời gian thử thách có trụ sở.
1. Trong thời gian thử thách, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm lần đầu nghĩa vụ quy định tại Điều 62 của Luật này hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính lần đầu thì Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý phải phối hợp với cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cơ sở tổ chức họp tại cộng đồng dân cư nơi người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cư trú để kiểm điểm người đó; trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang làm việc tại đơn vị quân đội thì việc kiểm điểm được thực hiện tại đơn vị quân đội nơi người đó làm việc.
2. Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
1. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép theo quy định tại khoản 2 Điều này, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú được tính vào thời gian thử thách nhưng mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.
2. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý, trường hợp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý.
3. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không được xuất cảnh trong thời gian thử thách.
1. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vì lý do chính đáng mà phải thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc thì phải làm đơn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý gửi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, xác minh và giải quyết cho người đó thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc. Trường hợp không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện được xem xét, giải quyết cho thay đổi nơi cư trú nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật về cư trú;
b) Được sự đồng ý của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong trường hợp thay đổi nơi cư trú trong phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong trường hợp thay đổi nơi cư trú ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an trong trường hợp thay đổi nơi cư trú ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh.
3. Việc thay đổi nơi làm việc của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong phạm vi quân khu do cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu quyết định.
Việc thay đổi nơi làm việc của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện ngoài phạm vi quân khu do cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng quyết định.
Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không tiếp tục làm việc trong quân đội thì cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục chuyển hồ sơ cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tha tù trước thời hạn có điều kiện về cư trú để quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.
1. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 62 của Luật này thì Công an cấp xã lập biên bản vi phạm; trường hợp cố ý vi phạm lần thứ hai thì lập biên bản vi phạm và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã.
Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện do đơn vị quân đội quản lý cố ý vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 62 của Luật này thì đơn vị quân đội được giao quản lý lập biên bản vi phạm; trường hợp cố ý vi phạm lần thứ hai thì lập biên bản vi phạm và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
2. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính từ 02 lần trở lên thì Công an cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện do đơn vị quân đội quản lý vi phạm pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính từ 02 lần trở lên thì đơn vị quân đội được giao quản lý báo cáo cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Công an cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã phải có văn bản đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện kèm theo biên bản vi phạm nghĩa vụ hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các tài liệu khác có liên quan đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện để tiến hành thủ tục đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kèm theo biên bản vi phạm nghĩa vụ hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các tài liệu khác có liên quan của đơn vị quân đội được giao quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tiến hành thủ tục đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.
1. Trường hợp phạm nhân đã được đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện mà vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân và bị xử lý kỷ luật hoặc có hành vi vi phạm pháp luật trước khi có quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án thì cơ quan đã đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 368 của Bộ luật Tố tụng hình sự có văn bản gửi Viện kiểm sát, Tòa án đề nghị rút hồ sơ và xóa tên phạm nhân trong danh sách đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện.
2. Trường hợp phạm nhân đã có quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án nhưng chưa có hiệu lực pháp luật mà vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân và bị xử lý kỷ luật hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì hồ sơ, trình tự, thủ tục xem xét hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 71 của Luật này và Điều 368 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
1. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 66 của Bộ luật Hình sự thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập hồ sơ chuyển đến Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện để xem xét, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ đến Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện;
b) Biên bản vi phạm nghĩa vụ hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
c) Báo cáo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu về việc thực hiện nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách;
d) Bản sao bản án, quyết định của Tòa án; bản sao quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải thông báo bằng văn bản cho người bị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người bị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để chấp hành phần hình phạt tù còn lại; quá thời hạn trên mà người đó không có mặt thì Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải thi hành án. Trường hợp người bị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục đề nghị cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định truy nã.
3. Trường hợp phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này thì cơ quan đã đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện lập hồ sơ, chuyển đến Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện để xem xét, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ đến Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện;
b) Quyết định kỷ luật phạm nhân kèm theo biên bản vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân hoặc văn bản về việc vi phạm pháp luật;
c) Tài liệu khác có liên quan.
4. Trình tự, thủ tục Tòa án xem xét, quyết định hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện thực hiện theo quy định tại Điều 368 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Gia đình người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội trong việc quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; thông báo kết quả chấp hành các nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý khi có yêu cầu; có mặt tại cuộc họp kiểm điểm người được tha tù trước thời hạn có điều kiện theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó.
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi chấp hành án theo quy định tại Mục này và các quy định khác không trái với quy định tại Mục này; khi đủ 18 tuổi thì chuyển sang thực hiện chế độ quản lý giam giữ, giáo dục đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên.
1. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được giam giữ theo chế độ riêng phù hợp với sức khỏe, giới tính và đặc điểm nhân thân.
2. Trại giam có trách nhiệm giáo dục phạm nhân là người dưới 18 tuổi về văn hóa, pháp luật và dạy nghề phù hợp với độ tuổi, học vấn, giới tính và sức khỏe, chuẩn bị điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc đối với phạm nhân chưa học xong chương trình tiểu học.
Chương trình, nội dung học tập, học nghề của phạm nhân dưới 18 tuổi do Chính phủ quy định.
3. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được lao động ở khu vực riêng và phù hợp với độ tuổi; không phải làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
1. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn và được chăm sóc y tế như phạm nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên và được tăng thêm thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng.
2. Ngoài tiêu chuẩn mặc và tư trang như phạm nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, mỗi năm phạm nhân là người dưới 18 tuổi được cấp thêm quần áo theo mẫu thống nhất và đồ dùng cá nhân khác theo quy định.
3. Thời gian và hình thức tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, nghe đài, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hình thức vui chơi giải trí khác phù hợp với đặc điểm của người dưới 18 tuổi.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân không quá 03 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 03 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam quyết định kéo dài thời gian gặp nhưng không quá 24 giờ.
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.
2. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được liên lạc bằng điện thoại trong nước với thân nhân không quá 04 lần trong 01 tháng, mỗi lần không quá 10 phút, có sự giám sát của cán bộ trại giam và tự chịu chi phí.
3. Nhà nước khuyến khích thân nhân của phạm nhân là người dưới 18 tuổi quan tâm gửi sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho phạm nhân.
Section 1. PROCEDURES FOR EXECUTION OF PRISON SENTENCES AND REGIME OF MANAGEMENT OF INCARCERATION AND EDUCATION OF INMATES
Article 22. Decisions to execute prison sentences
1. A judgment execution decision must clearly indicate the full name and position of the decision maker; the judgment or decision to be executed; name of the agency responsible for executing the decision; full name, date of birth and place of residence of the convict; the duration of serving the prison sentence and the duration of serving additional penalty(ies). In case the convict is on bail, the decision must clearly state that, within 7 days after receiving the decision, the convict must present himself/herself at the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place where he/she resides or the criminal judgment execution agency of the military zone where he/she works.
2. Within 3 working days after issuing a decision to execute a prison sentence, the issuing court shall send the decision to the following individuals and agencies:
a) The sentenced person and his/her representative if the sentenced person is under 18 years of age;
b) The same-level procuracy;
c) The criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone;
d) The detention center where the sentenced person is held or the criminal judgment execution agency of the district-level police office in charge of the custody house where the sentenced person is held or the place of residence where the sentenced person is on bail;
dd) The Department of Justice of the province where the issuing court is based;
e) Ministry of Foreign Affairs in a case where the sentenced person is a foreigner.
Article 23. Execution of decisions to execute prison sentences
1. In case the person sentenced to prison is currently in detention, within 3 working days after receiving the judgment execution decision, the detention center of the provincial-level police department or the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall serve the judgment execution decision on such person and report it to the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department. Within 5 working days after receiving the report, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall complete the dossier and make a list of persons sentenced to prison for reporting to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security. In case the person sentenced to prison is currently held in a detention center of the Ministry of Public Security, this detention center shall serve the judgment execution decision on such person, complete the dossier and report it to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security. If the sentenced person is convicted of another criminal offense, the prison shall serve the new judgment execution decision on such person.
Within 5 working days after receiving the report of the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or detention center of the Ministry of Public Security, the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security shall issue a decision to send the sentenced person to serve the sentence.
2. In case the person sentenced to prison is currently in detention center of military zone, within 3 working days after receiving the judgment execution decision, the prison shall serve the judgment execution decision on such person and report it to the criminal judgment execution management agency of military zone. Within 5 working days after receiving the report, the criminal judgment execution agency of military zone shall complete the dossier and make a list of persons sentenced to prison for reporting to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense. In case the person sentenced to prison is currently held in a detention center of the Ministry of National Defense, this detention center shall serve the judgment execution decision on such person, complete the dossier and report it to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense. If the sentenced person is convicted of another criminal offense, the prison shall serve the new judgment execution decision on such person.
Within 5 working days after receiving the report of the criminal judgment execution agency of military zone or detention center of the Ministry of National Defense, the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense shall issue a decision to send the sentenced person to serve the sentence.
3. Pending transfer to a place for serving his/her prison sentence, the sentenced person is eligible for the regime applicable to inmates.
4. If the person sentenced to prison is on bail, within 7 days after receiving the judgment execution decision, he/she must present himself/herself at the head office of the criminal judgment execution agency of the district-level police office or military zone indicated in the decision. If he/she fails to appear within the time limit, the criminal execution and judicial assistance police or judicial guards shall escort him/her to serve his/her sentence.
If the person sentenced to prison escapes while on bail, the criminal judgment execution agency of provincial-level police department or the criminal judgment execution agency of military zone shall release a wanted notice and organize the pursuit; if such person suffers a mental disease or another disease that has deprived him/her of the consciousness or act control capacity, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall seek mental health assessment; if the assessment report certifies that such person suffers a mental disease or another disease that has deprived him/her of the consciousness or act control capacity, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall request the court which issued the judgment execution decision to issue a decision on application of judicial measure of compulsory medical treatment.
If a person sentenced to prison dies while on bail, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall request the court which issued the judgment execution decision to issue a decision to suspend judgment execution.
Article 24. Procedures for postponement of the serving of a prison sentence
1. For a person sentenced to prison who is on bail, the chief judge of the court which has issued the judgment execution decision may himself/herself or at the written request of the sentenced person or the written request of the same-level procuracy, the criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which such person resides or the criminal judgment execution agency of the military zone in which such person works or resides, issue a decision to postpone the serving of the sentence. Such written requests must be addressed to the court which has issued the judgment execution decision and enclosed with related papers.
2. Within 7 days after receiving a written request for postponement of the serving of a prison sentence, the chief judge of the court which has issued the judgment execution decision shall consider it and make a decision. In case of non-approval for the request, the chief judge of the court shall give a written reply to the entity that made the request and a notice to the same-level procuracy, providing explanation in writing.
3. Within 3 working days after issuing a decision to postpone the serving of a prison sentence, the issuing court shall send the decision to the following individuals and agencies:
a) The person whose sentence is postponed and his/her representative if such person is under 18 years of age;
b) The same-level procuracy;
c) The criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone where the person whose sentence is postponed resides or works;
d) The Department of Justice of the province where the issuing court is based;
dd) Ministry of Foreign Affairs in a case where the person whose sentence is postponed is a foreigner.
Article 25. Execution of decisions to postpone the serving of prison sentences
1. Upon receiving a court decision to postpone the serving of the sentence, the criminal judgment execution agency of the district-level police office or the criminal judgment execution agency of the military zone shall stop carrying out procedures for sending the sentenced person to serve his/her sentence, send a copy of the decision to postpone the serving of the prison sentence to the People’s Committee of commune where the person whose sentence is postponed resides or the military unit which is authorized to control such person and establish dossier of execution of decision to postpone the serving of the prison sentence.
2. Within 3 working days after receiving the decision to postpone the serving of the prison sentence, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall summon the person whose sentence is postponed to the People’s Committee of commune where such person resides or the military unit which manages such person is based to give him/her the decision and require him/her to make a written commitment to strictly comply with law. The person whose prison sentence is postponed must present himself/herself as indicated in the subpoenas, except for force majeure events or objective hindrance. If the person whose prison sentence is postponed fails to make such a commitment, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall make a report and notify the court which has issued the decision to postpone the serving of the prison sentence to take actions within their authority.
If the person whose sentence is postponed fails to be present upon the subpoenas, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall cooperate with the People’s Committee of commune or military unit to conduct verification and requires the person to be present at the People’s Committee of commune or military unit to give the decision and require him/her to make a written commitment to strictly comply with law.
If person whose sentence is postponed cannot present himself/herself upon the subpoenas because he/she has received treatment at hospital or home due to his/her serious illness, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall cooperate with the People’s Committee of commune, military unit and the concerned hospital or family in carrying out the procedures for notice and commitment to comply with law.
3. Within 3 working days after receiving the copy of the decision to postpone the serving of the prison sentence, the People’s Committee of commune or military unit shall prepare the dossier of the person whose sentence is postponed.
The People’s Committee of commune or military unit in charge shall send monthly reports on management of the person whose sentence is postponed to the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone.
The person whose sentence is postponed may not leave his/her place of residence during the postponement period without consent of the People’s Committee of commune or military unit in charge and must present himself/herself upon subpoenas of that People’s Committee of commune or military unit.
The change of place of residence or work of the person whose sentence is postponed shall conform to Article 68 of this Law.
If the person whose sentence is postponed has received treatment at a hospital located outside the place of residence due to his/her serious disease, the People’s Committee of commune or military unit in charge shall cooperate with his/her family to manage him/her.
4. During the postponement period, if the person whose sentence is postponed commits a new crime, escapes or violates the law adversely affecting the security, social safety and order, the People’s Committee of commune or military unit in charge shall report the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone to request the competent chief judge to consider issuing a decision to cancel the decision to postpone the serving of the prison sentence.
Within 3 working days after issuing a decision to cancel the decision to postpone the serving of a prison sentence, the issuing court shall send the decision to the individuals and agencies prescribed in Clause 3 Article 24 of this Law. Immediately after obtaining the decision of the court, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall execute the judgment.
If the person whose sentence is postponed escapes, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall release a wanted notice and organize the pursuit.
5. During the postponement period, if the person whose sentence is postponed dies, the People’s Committee of commune or military unit in charge shall report the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone to request the court which issued the decision to postpone the serving of the prison sentence to issue a decision to cancel the decision to postpone the serving of the prison sentence and carry out related procedures.
6. At least 7 days before the expiration of the postponement duration of the serving of a prison sentence, the chief judge of the court which has decided to postpone the serving of the prison sentence shall make a written notice and send it to the sentenced person and the agency referred to in Clause 3, Article 23 of this Law. After 7 days from the expiration of postponement duration of the serving of a prison sentence, if the person whose sentence is postponed fails to present him/herself at the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone to serve the sentence, the head of the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall issue a decision to escort the sentenced person for judgment execution except for force majeure events or objective hindrance.
7. With regard to a person who has his/her sentence postponed due to his/her serious disease, if he/she still gives the health reason to avoid the serving of sentence despite his/her signs of recovery from disease or he/she shows signs of mental disease or another disease that has deprived him/her of the consciousness or act control capacity, the criminal judgment execution agency of district-level police office where he/she resides or the criminal judgment execution agency of military zone which manages him/her shall seek health assessment from at least a provincial or military zone-level hospital or seek mental health assessment from a competent mental health assessment agency.
If the assessment report shows that the person whose sentence is postponed has made a recovery from disease, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall send that person to the place where he/she will serve the sentence and notify the court which has issued the decision to postpone the serving of the sentence.
If the assessment report shows that that person suffers mental disease or another disease that has deprived him/her of the consciousness or act control capacity, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall request the chief judge of court who has issued the judgment execution decision to issue a decision to cancel the decision to postpone the serving of the prison sentence and apply judicial measures of compulsory medical treatment.
The assessment costs shall be borne by the assessment agency.
Article 26. Dossiers of sending sentenced persons to serve their prison sentences
1. A dossier of sending of a sentenced person to serve his/her prison sentence must fully comprise the following documents:
a) The legally effective court judgment or decision; in case of appellate, cassation or re-opening trial, the first-instance judgment is also required;
b) The decision to execute the prison sentence;
c) The decision of criminal judgment execution management agency to send the sentenced person to a prison or detention center, or a criminal judgment execution agency of district-level police office;
d) The personal identification statement of the sentenced person;
dd) A copy of the passport or proof of citizenship of the sentenced person who is a foreigner;
e) The medical certificate and other documents relevant to the health of the sentenced person;
g) A remark sheet on the observance of regulations of the detention center or custody house by the sentenced person while being held in temporary detention;
h) Other relevant documents.
2. If a mother brings her child to a prison with her, a birth certificate is required. If the birth certificate is not available, a certificate of live birth issued by the health facility where the child was born or document made by the witness if the child was born outside the health facility is required; if none of above document is available, a written report of the criminal judgment execution agency of district-level police office or detention center to send the sentenced person to the prison for judgment execution and a commitment made by the mother that she gave birth to a child. The prison shall register birth for the child being brought to the prison with his/her mother in accordance with law on civil registration and management.
3. The criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security, the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense, criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments, criminal judgment execution management agencies of district-level police offices, criminal judgment execution management agencies of military zones shall complete the dossiers prescribed in Clause 1 of this Article, send the sentenced persons and hand over enclosed dossiers to the prisons, detention centers, or criminal judgment execution management agencies of district-level police offices which are designated to execute the judgments.
Article 27. Rights and obligations of inmates
1. Inmates have the rights to:
a) Have their lives, health, assets, dignity protected and respected; having been informed of their rights and obligations and regulations of places of detention;
b) Receive board and lodging, clothes, personal care, health care as prescribed; receive letters, gifts, money; read books, newspaper, listen to the radio, watch television in conformity with conditions of the place where they serve the sentence;
c) Participate in physical training and sports, cultural and performance activities;
d) Participate in work, study, apprenticeship activities;
dd) Meet and contact with relatives, representatives of agencies, organizations, and individuals; or have consular visit and contact in case of foreign inmates;
e) Conduct civil transactions as per the law by themselves or via their representatives;
g) Lodge complaints and denunciation; request amnesty or claim damages as per the law;
h) Participate in voluntary social insurance, enjoy policies on social insurance as per the law;
i) Use prayer books, express religious belief and faiths as per the law;
k) Receive commendation upon their high performance during their serving time.
2. Inmates have the following obligations to:
a) Serve the legally effective court judgment or decision, abide by decisions of criminal judgment execution management agencies, criminal judgment execution agencies during their serving time and other decisions of competent authorities;
b) Abide by regulations of the place of detention, serving emulation standards;
c) Abide by requests, orders and instructions of officials of places of detention;
d) Work, study and learn skilled trade as prescribed;
dd) Pay damages if they break, lose or destroy assets of other people.
3. Inmates have other rights and obligations as prescribed in this Law.
Article 28. Admission of persons sentenced to prison
1. The prisons, detention centers or criminal judgment execution agencies of district-level police offices designated for judgment execution shall receive persons sentenced to prison with complete dossiers as prescribed in Clause 1 Article 26 of this Law.
2. In admitting a person sentenced to prison, the prison, detention center, or criminal judgment execution agency of district-level police office shall have the following responsibilities:
a) Check if the person sentenced to prison and the one indicated in the judgment execution decision of the court is the same person;
b) Make an admission record of person sentenced to prison; transfer note of documents and materials;
c) Check the person sentenced to prison; check and deal with such person’s belongings before he/she brings them into the prison cell;
d) Provide health check-ups for persons sentenced to prison and children under 36 months of age residing with their mothers in prison (if any);
dd) Explain rights and obligations of inmates; inform internal regulations of the place of detention.
3. The admitting agencies shall inform inmates of the following regulations for compliance:
a) Only bringing necessary belongings to the prison cell; handing over unused personal possessions, cash, valuable papers, payment cards, gold, silver, gemstones and precious metals to the prison, detention center or the criminal judgment execution agency of the district-level police office for management. Should an inmate wishes to send cash and personal possessions to a relative or lawful representative at his/her own expenses, the prison or detention center or the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall send such cash and possessions to that relative or lawful representative or hand them over in person to such person at the place in which the inmate serves his/her sentence;
b) May not use cash and valuable papers in the place in which they serve their sentences. Inmates may buy food, foodstuffs and other commodities for their daily needs at the place in which they serve their sentences in the form of making book entries;
c) May not bring the in place where they serve the sentences articles on the ban list promulgated by the Minister of Public Security or the Minister of National Defense.
4. Within 5 working days after admitting a sentenced person, the prison or detention center or the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall notify it to the court which has issued the judgment execution decision and to relatives of such person and report it to the criminal judgment execution management agency.
1. Inmate dossiers include those prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 26 of this Law.
2. Admission record of person sentenced to prison; transfer note of documents; transfer note of cash and other assets deposited by person sentenced to prison or to relatives or representatives of such person; decision or record of dealing with articles under the ban list (if any).
3. Documents on inmate’s compliance with regulations on serving of prison sentence; medical reports, examination and treatment records; documents on inmate's performance of civil rights and obligations; records or decisions on disciplinary measures against violations of internal regulations of place of detention, law on execution of prison sentence, relevant documents on handling of complaints and denunciation, requests of sentenced person, documents on consular visit and contact (if any).
4. Other relevant documents during the serving time.
Article 30. Incarceration of inmates
1. A prison shall organize inmate incarceration as follows:
a) Prison sectors for inmates serving sentences of over 15 years' imprisonment or life imprisonment and inmates committing dangerous recidivism;
b) Prison sectors for inmates serving sentences of 15 years or less in prison, inmates serving sentences of over 15 years’ imprisonment which have been reduced to under 15 years for good rehabilitation records; inmates who commit dangerous recidivism, have served half their sentences and have their sentences reduced;
c) Disciplinary cells for inmates who are disciplined.
2. In prison sectors referred to in Clause 1 of this Article, the following inmates shall be held separately:
a) Female inmates;
b) Inmates under 18 years of age;
c) Foreign inmates;
d) Inmates with infectious diseases category A as prescribed in the Law on Prevention and Treatment of Infectious Diseases;
dd) Inmates showing signs of mental diseases or other diseases that have deprived them of the consciousness or act control capacity pending a court decision;
e) Inmates with children under 36 months of age residing with their mothers in prison;
g) Inmates who repeatedly violate detention internal regulations.
3. Inmates who are LGBT or whose gender is unidentified may be held in segregation.
4. In a detention center, inmates referred to in Points a and g Clause 2 of this Article shall be held separately.
5. Inmates shall be divided into teams and groups for working, learning and other activities. Depending on the characteristics of crimes, sentence levels and personal characteristics of inmates and their rehabilitation records, superintendents of prisons or detention centers shall decide the classification and transfer of inmates between prison sectors.
Article 31. Regime for learning and vocational training of inmates
1. Inmates are entitled to learn law and civil education and learn literacy skills and jobs. Illiterate inmates are entitled to learn how to read and write. Foreign inmates are encouraged to learn Vietnamese. Learning and vocational training shall be held one day per week, except for Sunday and holidays as per the law.
2. Based on management and education requirements and length of imprisonment of inmates, prisons, detention centers shall provide teaching for inmates; according to actual conditions, criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall provide teaching for inmates.
3. Learning and vocational training programs for inmates shall be regulated by the Government.
Article 32. Labor regime of inmates
1. Inmates shall be assigned jobs fit for their age, health and in conformity with management, education and community integration requirements. They shall work under surveillance and management of the prisons or detention centers. The working time of inmates may not exceed 8 hours per day and 5 days per week. They may have days off on Sundays and holidays as per the law. In unexpected or seasonal cases, the superintendent may ask inmates to work overtime but not exceeding the statutory extra hours of work per day as prescribed in labor law. Inmates working overtime or on days off are entitled to receive compensatory time-off or allowances in cash or kind.
Prisons must adopt necessary measures to ensure occupational safety and hygiene for inmates.
2. Female inmates shall be assigned jobs suitable to their gender; it is prohibited to assign them jobs on the list of jobs banned from employment of female laborers in accordance with labor law.
3. Inmates suffering a disease or physical or mental defects are entitled to exemption from work or reduction of working hours, depending on the degree and nature of such disease and prescriptions of the infirmary of their prison or detention center.
4. An inmate may take days off in any of the following cases:
a) The inmate is sick or is unfit for work and is certified by the infirmary;
b) The inmate has received treatment at a health facility;
c) The child under 36 months of age residing with that female inmate is sick and certified by the infirmary;
d) The pregnant female inmate takes days off before and after giving birth as prescribed in labor law.
Article 33. Work organization for inmates
1. Based on age, health, gender, sentence level, nature and severity of criminal offenses of inmates; land, resources, fields, equipment, facilities, supplies and sources of funds under management of the prison and specific conditions of the prison; ability to cooperate with organizations and individuals to organize work for inmates, the superintendent shall prepare an annual plan for the work organization for inmates and send it to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security or the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense for approval.
2. The annual plan for work organization for inmates must contain at least:
a) Total number of inmates, specifying number of inmates fit for work as per the law;
b) Estimated costs for work; fixed asset depreciation;
c) Expected work performance of inmates; differences between revenue and expenditures in work organization for inmates;
d) Proposed plan for use of labor fruits of inmates.
3. The prison shall conduct the work organization for inmates in conformity with the plan approved by the competent authority prescribed in Clause 1 hereof.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 34. Use of inmates' labor fruits
1. Inmates’ labor fruits, less reasonable costs, shall be used for:
a) Increasing food rations for inmates;
b) Set up a community integration fund to support inmates after completely serving their full prison sentences;
c) Supplementing the prison's welfare and reward funds;
d) Re-investing in the prison to fund the organization of labor, education and job training for inmates; improve workmanship for inmates who are about to completely serve their full prison sentences;
dd) Pay partial remuneration to inmates who directly engage in labor; provide supports for inmates who meet with labor accidents.
2. Inmates may use their monetary rewards prescribed in Point c Clause 1 hereof and remuneration earned prescribed in Point dd Clause 1 hereof, or deposit them at their prisons' safekeeping and receive them back upon completely serving their full prison sentences.
3. The collection and spending of money generated from work and job learning activities of inmates is stipulated as follows:
a) The prison shall open accounting books and record and account all financial revenues earned and expenses incurred and make financial statements according to the non-business administrative accounting regime. All revenues earned and expenses incurred associated with work and job learning activities of inmates shall be reflected in the prison's accounting book system;
b) The prison shall include all expenses specified in Clause 1 of this Article in product costs;
c) A report on revenues from and expenditures for inmate labor in the prison is a consolidated report on figures, status and results of revenues and expenses arising from the organization of inmate labor. Superintendents shall make such consolidated reports and detailed explanation reports on results of revenues from and expenditures for inmate labor and send them to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense;
d) The criminal judgment execution management agencies of the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense shall evaluate and approve reports on results of revenues from and expenditures for inmate labor and report them to the financial management agencies of the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense for inclusion in annual budget settlement reports of the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in accordance with law.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 35. Inmate's performance grade
1. During their serving time, inmates shall have their performance remarked and graded weekly, monthly, quarterly, biannually or annually. The remarks and grading shall be carried out in an impartial, fair, public, democratic and continuous manner.
2. Based on their satisfaction of emulation standards, compliance with internal regulations of places of detention, and their performance in study, rehabilitation efforts, their remedial measures for damages caused by their offense, inmates shall be remarked and graded from very good, good, average to poor.
3. Quarterly, biannual and annual Inmate’s performance grade shall be made in writing and included in the inmate dossier. An inmate making merits shall have his/her serving performance upgraded.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 36. Procedures for requesting suspension the serving of prison sentences
1. The competence to request suspension of the serving of a prison sentence rests with:
a) Prisons and detention centers of the Ministry of Public Security; detention centers of the Ministry of National Defense;
b) Criminal judgment execution agencies of the provincial-level police department and of military zones;
c) Provincial-level people's procuracies and military procuracies of military zones.
2. Competent agencies in the places in which inmates are serving their sentences referred to in Clause 1 of this Article shall compile dossiers to request suspension of the serving of prison sentences and send them to competent courts for consideration and decision.
3. Within 7 days after receiving dossiers of request, chief judges of provincial-level courts of the places or military courts of military zones in which inmates are serving prison sentences shall consider these dossiers and make decision. In case of non-approval for the request, the chief judge of the court shall give a reply to the agency which made the request and notify the same-level procuracy, providing explanation in writing.
4. Suspension of the serving of a prison sentence for trial according to cassation or reopening procedures shall be decided by persons who have lodged protests.
Article 37. Execution of decisions to suspend the serving of prison sentences
1. Immediately after issuing a decision to suspend the serving of a prison sentence, the issuing court shall send this decision to the following individuals and agencies:
a) The person whose sentence is suspended and his/her representative if such person is under 18 years of age;
b) The agency requesting the suspension, the prison, detention center or criminal judgment execution agency of the district-level police office of the place in which the person concerned is serving his/her prison sentence;
c) The criminal judgment execution agency of the district-level police office, the People’s Committee of commune where the person whose sentence is suspended resides or the military unit manages him/her;
d) The same-level procuracy;
dd) The court that issued the judgment execution decision;
e) The Department of Justice of the province where the issuing court is based;
g) Ministry of Foreign Affairs if the person whose sentence is suspended is a foreigner.
2. If the director of a procuracy issues a decision to suspend the serving of a prison sentence, this decision shall be sent to the provincial-level Justice Department of the place in which the procuracy is based and to the individual and agencies specified at Points a, b, c, dd and g, Clause 1 of this Article.
3. The prison, detention center or criminal judgment execution agency of the district-level police office directly managing the person whose sentence is suspended shall deliver such person to the commune-level People's Committee of the place in which he/she comes to reside or to the army unit assigned to manage such person; his/her relatives are obliged to receive such person.
If the person whose sentence is suspended has suffered a serious disease and has received treatment at a hospital, the prison, detention center or criminal judgment execution agency of district-level police office shall deliver him/her to his/her relatives at the hospital, make a record of transfer of inmate, notify and send the record of transfer to the criminal judgment execution agency of district-level police office or military zone. The criminal judgment execution agency of district-level police office where such person resides or criminal judgment execution agency of military zone assigned to manage such person shall cooperate with his/her relatives in monitoring and managing him/her while he/she has being received treatment at the hospital. When such person is discharged from the hospital, the criminal judgment execution agency of district-level police office where such person resides or criminal judgment execution agency of military zone assigned to manage such person shall transfer him/her to the People’s Committee of commune where he/she comes to reside or the military unit assigned to manage him/her.
4. Within 3 working days after receiving the decision on suspension of the serving of prison sentence, the criminal judgment execution agency of district-level police office where such person resides or criminal judgment execution agency of military zone assigned to manage such person shall prepare a dossier on execution of the decision on suspension.
Within 3 working days after receiving the transfer or transfer note of the person whose sentence is suspended, the People’s Committee of commune where he/she comes to reside or the military unit assigned to manage him/her shall prepare a dossier on management of him/her.
During the suspension period, the person whose sentence is suspended may not leave his/her place of residence without consent of the People’s Committee of commune where he/she comes to reside or the army unit assigned to manage him/her; report his/her compliance with regulations at the request of the People’s Committee of commune where he/she comes to reside or the army unit assigned to manage him/her; and voluntarily notify the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone of expiration of the suspension period or his/her recovery from the disease to keep serving the sentence.
The People’s Committee of commune where he/she comes to reside or the army unit assigned to manage him/her shall monitor and supervise him/her, consider granting his leaving the place of residence or place of work; convene him/her to report his/her compliance with law during the suspension period; and send monthly reports on management of such person to the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone.
5. The resumption of the serving of a prison sentence by a person whose sentenced is suspended is as follows:
a) At least 7 days before the expiration of the suspension period, the chief judge of the court which issued the decision on suspension of serving the prison sentence shall make a written notice and send it to the individuals and agencies prescribed in Clause 1 hereof. After 7 days from the expiration of suspension period of the serving of a prison sentence, if the person whose sentence is suspended fails to present him/herself at the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone to serve the sentence, the head of the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall issue a decision to escort the sentenced person for judgment execution except for force majeure events or objective hindrance;
b) With regard to a person who has his/her sentence suspended due to his/her serious disease, if he/she still gives the health reason to avoid the serving of sentence despite his/her signs of recovery from disease or he/she shows signs of mental disease or another disease that has deprived him/her of the consciousness or act control capacity, the criminal judgment execution agency of district-level police office where he/she resides or the criminal judgment execution agency of military zone which manages him/her shall seek health assessment from at least a provincial or military zone-level hospital or seek mental health assessment from a competent mental health assessment facility.
If the assessment report shows that the person whose sentence is suspended has made a recovery from disease, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall send that person to the place where he/she will serve the sentence and notify the court which has issued the decision to suspend the serving of the sentence.
If the assessment report shows that that person suffers mental disease or another disease that has deprived him/her of the consciousness or act control capacity, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall request the chief judge of court who has issued the judgment execution decision to issue a decision to cancel the decision to suspend the serving of the prison sentence and apply judicial measures of compulsory medical treatment.
The assessment costs shall be borne by the assessment agency.
6. During the suspension period, if the person whose sentence is suspended commits a new crime, escapes or violates the law adversely affecting the security, social safety and order, the People’s Committee of commune or military unit in charge shall report the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone to notify the court which issued the decision on suspension. Within 3 working days after receiving the notice, the court which issued the decision on suspension shall consider issuing a decision to cancel the decision to suspend the serving of a prison sentence and send the decision to the criminal judgment execution agency of district-level police office, the criminal judgment execution agency of military zone, and the same-level procuracy.
If the person whose sentence is suspended escapes, the criminal judgment execution agency of provincial-level police department or the criminal judgment execution agency of military zone shall release a wanted notice and organize the pursuit.
7. If the person whose sentence is suspended dies, the People’s Committee of commune or military unit in charge shall report the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone to notify the court which issued the decision to suspend the serving of the prison sentence and the court which issued the judgment execution decision. If the person whose sentence is suspended dies while he/she has received treatment at hospital as prescribed in Clause 3 hereof, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall notify the court which issued the decision to suspend the serving of the prison sentence, the court which issued the judgment execution decision, and the same-level procuracy.
Within 3 working days after receiving the notice, the court which issued the judgment execution decision shall issue a decision to terminate judgment execution and send it to the agencies prescribed in Points b, c, d, e and g Clause 1 of this Article and the court which issued the decision to suspend the judgment execution.
Article 38. Procedures for reduction of the duration of serving prison sentence
1. Competent agencies specified at Points a and b, Clause 1, Article 31 of this Law may request reduction of the duration of serving prison sentences.
2. Agencies competent to request reduction of the duration of serving prison sentences shall compile dossiers and send them to provincial-level People's Courts and military courts of military zones in which the inmates concerned are serving their sentences for consideration and decision, and a dossier to the same-level procuracies. A request dossier comprises:
a) A copy of the judgment: for consideration of reduction of the sentence from the second time on, a copy of the judgment execution decision is required instead;
b) A written request of the competent agency for the reduction;
c) Quarterly, biannual and annual assessment grades of the serving of the prison sentence; commendation decision(s) or certificate(s) of the inmate's merits issued by competent agency(ies);
d) The conclusion of a provincial- or military zone- or higher-level hospital or medical examination council on the illness, for inmates suffering a fatal disease or a document showing that inmate is a decrepit old person;
dd) A copy of the decision to reduce the duration of serving the prison sentence, for inmates who have been granted a reduction;
e) Proof of compensation for civil obligations paid by the person whose duration of serving prison sentence is requested for reduction.
3. Within 15 days after receiving a request dossier for reduction of the duration of serving the prison sentence, the chief judge of people's court of province or the chief judge of military court of the military zone in which the inmate is serving his/her sentence shall establish a council and hold a meeting to consider the request. The council is composed of 3 judges; the meeting must be attended by the procurator of the same-level procuracy. In case a dossier needs to be supplemented, the time limit for holding a meeting shall be counted from the date of receiving the supplemented dossier.
4. Within 3 working days after issuing a decision to reduce the duration of serving the prison sentence, the court shall send this decision to the sentenced person concerned, the requesting agency, the same-level procuracy, the immediate superior procuracy, the court which has issued the judgment execution decision and the provincial-level Justice Department of the place in which such court is based, Ministry of Foreign Affairs in a case where the sentenced person concerned is a foreigner.
5. The consideration for reduction of the duration of serving prison sentences shall be carried out 3 times a year. A sentenced person may only be considered for reduction of the duration of serving prison sentence once a year. After the sentenced person is granted the reduction of duration of serving the prison sentence, if there are special grounds showing that he/she deserves greater leniency, such as he/she has made merits, is a decrepit old person or has suffered a fatal disease. He/she may be considered for further reduction of duration of serving prison sentence but not exceeding twice a year.
Article 39. Procedures for exemption from the serving of prison sentences
1. The people’s procuracy of province or military procuracy of military zone where the person serving a prison sentence resides or works shall compile a dossier to request the provincial-level people's court or the military court of the military zone to consider exempting such person from serving his/her prison sentence. A request dossier comprises:
a) A copy of the legally effective court judgment;
b) The written request of the competent chief procurator;
c) The inmate's petition for exemption from serving the prison sentence;
d) The inmate's statement on the merit or great merit he/she has made, certified by a competent agency, for inmates who have recorded merits or great merits, or the conclusion of a provincial-or military zone- or higher-level hospital or medical examination council on the illness of the inmate, for inmates suffering a fatal disease; the local government’s certification of the inmate’s good observance of law or severely disadvantaged family, for inmates who has observed the law well and has a severely disadvantaged family.
2. Within 15 days after receiving a dossier, the chief judge shall establish a council and hold a meeting to consider the request. The council is composed of 3 judges; the meeting must be attended by the procurator of the same-level procuracy. In case a dossier needs to be supplemented, the time limit for holding a meeting shall be counted from the date of receiving the supplemented dossier.
3. Within 3 working days after issuing a decision to exempt the duration of serving the prison sentence, the court shall send this decision to the sentenced person concerned, the requesting agency, the immediate superior procuracy, the same-level criminal judgment execution agency, the court which has issued the judgment execution decision and the People’s Committee of commune where the sentenced person concerned resides, the military assigned to manage such person or Department of Justice of province where the court which issued the decision is based, Ministry of Foreign Affairs in a case where the sentenced person concerned is a foreigner.
4. Immediately after receiving the exemption decision, the prison, detention center or criminal judgment execution agency of the district-level police office shall carry out procedures to set free such person and report the result to the superior criminal judgment execution management agency or criminal judgment execution agency.
Article 40. Transfer of inmates
1. A presiding authority or officer shall, when requiring transfer of an inmate, send a written request to the criminal judgment management agency, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or of military zone where the requesting presiding authority or officer is based for requesting the competent agencies specified in Clause 2 of this Article to issue a transfer order. Upon receiving the transfer request, the competent agency shall issue an order to transfer the inmate.
2. The competence to transfer inmates for assisting in investigation, prosecution or trial activities is as follows:
a) The head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security shall issue transfer orders with respect to inmates in prisons and detention centers of the Ministry of Public Security;
b) The head of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of National Defense shall issue transfer orders with respect to inmates in prisons and detention centers of the Ministry of National Defense; heads of criminal judgment execution agencies of military zones shall issue transfer orders with respect to inmates currently serving their sentences in prisons and detention centers of military zones;
c) Heads of criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments shall issue transfer orders with respect to inmates currently serving sentences in detention centers or to inmates directly managed by criminal judgment execution agencies of district-level police offices.
3. In case of transfer of inmates for their incarceration, education and rehabilitation or medical examination and treatment or medical examination and treatment provided for children residing with mothers in prison at health facilities, the superintendent of prison or detention center or the head of criminal judgment execution agency of district-level police office shall issue transfer orders.
4. A transfer order must at least contain:
a) Agency, full name, position and rank of the issuer;
b) Full name, date of birth, registered place of residence of the inmate to be transferred, his/her date of arrest, crime, duration and place of serving the prison sentence;
c) Purpose and length of transfer;
d) Agency, the person to receive the transferred inmate (if any);
dd) Date of issuance of the order; signature and seal of the issuer.
5. The superintendent of prison or detention center, or the head of criminal judgment execution agency of district-level police office shall check, deliver and make a report of the transfer of the transferred inmate. If the transfer length is at least 2 months and equals to the remainder of the sentence duration of the inmate concerned, his/her dossier and other articles, money and assets (if any) shall also be transferred with him/her in order for the receiving authority or person to issue a certificate of complete serving of sentence upon the expiration of the sentence and record it in the transfer monitoring book.
The criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or of the military zone where the presiding authority or officer requesting the transfer is based or works shall receive, escort and manage the transferred inmate and his/her dossier during the time of transfer.
6. In case the transferred inmate needs to be taken out of the place in which he/she is serving his/her sentence, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone receiving such inmate must ensure board and lodging for him/her under law during the time of transfer. Pursuant to the transfer order, the detention center or custody house in the place of the investigation, prosecution or trial agency requesting the transfer shall manage the transferred inmate as per the law.
7. In case the transferred inmate is not taken out of the place in which he/she is serving his/her prison sentence, the prison, the detention center or the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall provide board and lodging for and manage such inmate when the agency or person receiving the transferred inmate does not work with him/her.
8. At the expiration of the transfer duration, the agency receiving the transferred inmate shall send a notice to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense and the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone and deliver the transferred inmate to the prison, detention center or district-level criminal judgment execution agency for further serving his/her sentence, unless the transfer length equals to the remainder of the sentence prescribed in Clause 5 hereof. If the relevant agency wishes to extend the transfer length, it shall request extension of the transfer length; the transfer length and extension of this length must not be longer than the remainder of the sentence served by the transferred inmate.
9. The transfer length shall be included in the duration of serving the prison sentence, unless the inmate escapes during the transfer duration.
The transfer will not affect the consideration for reduction of the duration of serving prison sentence or parole granted to inmates.
Article 41. Commendation given to inmates
1. While serving his/her prison sentence, an inmate who properly observes prison rules and regulations, makes achievements in work or records merits shall be commended and rewarded in one or more of the following forms:
a) Praise;
b) Reward in cash or in kind;
c) Increase of the number of phone conversations and visits with relatives, the number of receipt and quantities of presents.
2. Superintendents of prisons or detention camps of the Ministry of Public Security, superintendents of detention camps of the Ministry of National Defense, heads of criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments and heads of criminal judgment execution agencies of military zones shall decide commendation given to inmates. Commendation shall be expressed in writing and recorded in inmates' files. Commended inmates will be given priority in the process of requesting reduction of the duration of serving prison sentences under law.
Article 42. Handling of cases of escaped inmates
1. When an inmate escapes, the prison or detention camp, the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or district-level police office or the criminal judgment execution agency of the military zone shall promptly organize pursuit for such inmate and report the criminal judgment execution management agency and notify the competent people’s procuracy. Within 24 hours from the time of detecting that an inmate has escaped, if the pursuit is still in vain, the superintendent of the prison or detention camp of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense, the head of the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or military zone shall release a wanted notice and organize the pursuit.
Every case of escape must be recorded in a report and subject to deterrent measures, investigation and handling under the criminal procedure law.
2. When an escaped inmate turns himself/herself in, the agency receiving him/her shall make a report and handle him/her according to its competence or deliver him/her to the nearest criminal judgment execution agency for handling under law.
Article 43. Handling of violating inmates
1. While serving his/her prison sentence, an inmate violating prison regulations or committing an illegal act shall be disciplined in any of the following forms:
a) Reprimand;
b) Warnings;
c) Confinement to a disciplinary cell for up to 10 days.
2. When being confined to a disciplinary cell, the inmate is not allowed to meet his/her relatives and may have his/her feet fastened in the stocks. Having feet put in stocks is not applied to female, minor and old and weak inmates.
3. Superintendents of prisons, superintendents of detention camps or heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall issue decisions to discipline inmates and insert these decisions in their files.
4. If the violation of an inmate show signs of a crime failing under the investigatory power of the superintendent of the prison or detention camp, the superintendent of the prison or detention camp shall issue a decision to institute a criminal case and carry out investigative activities under law. If such violation does not fall under his/her investigatory power, the superintendent shall request a competent investigative agency to initiate prosecution as per the law.
If the violation of an inmate being held in detention center or custody house of district-level police office show signs of a crime, the superintendent of the detention center, the head of criminal judgment execution agency of district-level police office shall request a competent investigative agency to initiate prosecution as per the law.
5. The Government shall elaborate this Article.
Article 44. Notification of inmate’s serving of sentences; cooperation with inmates' families, agencies, organizations and individuals in educating and reforming inmates
1. Prisons, detention centers, criminal enforcement agencies of district-level police offices shall biannually notify the inmate’s serving of sentences to their relatives.
2. Prisons, detention centers and criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall cooperate with families of inmates, local administrations, agencies, organizations and individuals in paying attention to and encouraging inmates to actively learn, work and reform themselves in order to enjoy the State's clemency; support education and job training activities for inmates and prepare necessary conditions for their community re-integration after they have completely served their full prison sentences.
Article 45. Community re-integration
1. Prisons, detention centers, criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall prepare necessary conditions for their community re-integration before they have completely served their full prison sentences, are granted amnesty or parole. Preparations for community re-integration:
a) Psychological counseling, assistance in legal procedures;
b) Career orientation, job seeking;
c) An amount of financial support set aside from the community integration fund of the prison.
2. Financial support for community re-integration shall be set aside from:
a) Funding allocated by state budget;
b) The community integration of the prison and other funds as per the law;
c) Voluntary contribution of agencies, organizations, and individuals and other legal revenue sources.
3. The State encourages agencies, organizations, units, and individuals to enable persons who have completely served their full sentences, persons granted amnesty or parole to re-integrate the community through the following measures:
a) Communications, education in community re-integration;
b) Vocational training, job creation;
c) Psychological counseling and assistance in legal procedures;
d) Other types of assistance.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 46. Release of inmates
1. Two months before an inmate completes his/her full prison sentence, the prison or detention center of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense or the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or the military zone shall notify the criminal judgment execution agency of the district-level police office, the commune-level People's Committee of the place and the agency or organization in which such person will return to reside and work, or Ministry of Foreign Affairs in case the inmate is a foreigner. Such a notice must state their performance of serving of the prison sentence, additional penalty(ies) which the inmate still has to serve, and other relevant information necessary for the consideration, arrangement and building of a normal life for such person.
In case the inmate, upon completing his/her full prison sentence, does not know where to live, the prison or detention center of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense or the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall request the commune-level People's Committee of the place in which the inmate serves his/her sentence or another agency or organization to receive such person.
2. On the final day of the prison sentence of an inmate, the prison or detention center of the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department or of military zone shall complete procedures as prescribed by law to release the inmate; issue a certificate of complete serving of prison sentence to the inmate and provide him/her with a sum of money from the community integration support fund and travel and meal allowances for returning to his/her place of residence or workplace; return to the inmate all papers, objects, money and possessions which he/she deposited at the place of serving the prison sentence.
3. During the time of transfer of an inmate from the place of serving his/her sentence for assistance in investigation, prosecution or trial activities, if the transfer length is at least 2 months and equals to the remainder of the sentence duration of the inmate concerned, the competent agency shall notify it to the agency receiving such person and related agencies as prescribed in Clause 1 hereof, issue a certificate of complete serving of the prison sentence to such inmate, and release him/her; and deal with related procedures, obligations, rights and interests of the transferred person under Clause 2 of this Article if that person will not be detained for any other offense under decision of the competent presiding authority.
4. Upon completing his/her full prison sentence, a foreign inmate shall be granted a certificate of complete serving of prison sentence and may stay at an accommodation establishment designated by the criminal judgment management agency pending completion of exit procedures.
5. The agency which has issued a certificate of complete serving of prison sentence shall send it to the National Center for Judicial Records (NCJR), the court which has issued the judgment execution decision, the agency responsible for executing additional penalty(ies) and the agency specified in Clause 1 of this Article, and send a written notice to the agency responsible for enforcing the civil part of the criminal judgment or decision.
Article 47. Execution of decisions to receive persons currently serving prison sentences
1. Execution of decisions to receive persons currently serving prison sentences overseas to Vietnam to serve their sentences:
a) Upon receiving a decision to execute the decision to receive a person currently serving a prison sentence from overseas to Vietnam to serve such sentence, the criminal execution and judicial assistance police shall receive such person and deliver him/her to a prison under a decision of the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security;
b) The regime for incarceration management, education and rehabilitation, rights and obligations applicable to delivered persons currently serving prison sentences shall conform to this Law and other relevant laws.
2. Execution of decisions to transfer persons currently serving prison sentences in Vietnam to overseas:
a) Upon receiving a decision to execute the decision to transfer a person currently serving a prison sentence in Vietnam to overseas, the prison shall deliver the inmate to the judicial assistance police. Such delivery shall be recorded in a minutes to be inserted in this person's dossier;
b) The criminal execution and judicial assistance police shall escort the transferred person to the place and at the time as agreed upon in writing by competent authorities of Vietnam and the transfer-requesting country.
3. The Government shall elaborate this Article.
Section 2. REGIMES FOR BOARD, CLOTHING, LODGING, DAILY LIVING AND HEALTH CARE FOR INMATES
Article 48. Regime for board and lodging for inmates
1. Inmates shall be provided with prescribed rations of rice, green vegetable, meat, fish, sugar, salt, fish sauce, cooking oil, monosodium glutamate, and fuel. For inmates doing heavy and hazardous jobs as prescribed by law, their food rations shall be increased but not exceeding two times the standard rations for normal days. On holidays prescribed by law, inmates will have additional food but not exceeding five times the standard rations for normal days.
Based on requirements of ensuring the health of inmates during incarceration, work and learning at the places of serving their sentences, the Government shall prescribe specific food rations suitable to economic and budget conditions and market price fluctuations. Superintendents of prisons, superintendents of detention centers and heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices may decide to swap food rations to meet practical needs in order to ensure that inmates eat up their food rations.
2. In addition of food rations prescribed in Clause 1 of this Article, inmates may use their presents and money to afford more food but not higher than three times the monthly food ration per inmate.
3. Inmates shall be provided with hygienic food and drink. Cooking for inmates shall be done by inmates themselves under the supervision and examination of the prison or detention center or the criminal judgment execution agency of the district-level police office.
Kitchens for inmates shall be equipped with necessary utensils for cooking food, boiling water and dividing food to inmates according to standard rations.
4. Inmates shall live in communal prison cells, excluding those who must be separately held under Points d, dd, e and g, Clause 2 and Clause 3, Article 30 of this Law. The minimum sleeping area per inmate is 2 square meters (m2). For an inmate having a small child to raise, she must have a sleeping area of at least 3 m2.
Article 49. Regime for clothing and personal belongings of inmates
Inmates shall be provided with uniform clothing, face towels, blankets, mats, mosquito nets, slippers, hats and soap, toothpaste and toothbrushes; female inmates shall be additionally provided with necessary articles for women hygiene. Working inmates shall be provided with labor protection outfits and, depending on specific working conditions, additional labor protection tools as necessary.
The Government shall elaborate this Article.
Article 50. Regime for physical exercise, sports and cultural and art activities and use of prayer books, expression of belief, religions of inmates
1. Inmates may participate in physical exercise, sports, cultural and art activities, read books, listen to radio and watch television suitable to the conditions of the places where they serve the sentences.
Each prison department may have a library, playing and sports grounds and be equipped with a public address system and each communal prison cell shall be equipped with a television set.
2. The timing of physical exercise, sports, cultural and art activities, reading books, listening to radio and watching television conforms to prison regulations.
3. Inmates practicing religions shall be entitled to use prayer books legally published in the printing form and express their belief and religions as per the law on belief and religions.
Article 51. Regimes toward female inmates who are pregnant or raising children under 36 months of age
1. Pregnant female inmates, unless they are allowed to postpone the serving of prison sentences, are entitled to regular or irregular prenatal check-ups and care when necessary; they are entitled to a shorter working time and a food and drink regime suitable to their health.
2. Pregnant female inmates are entitled to maternity leave before and after delivery under the labor law. During maternity leave, they shall be provided with food rations as prescribed by medical assistants or doctors, as well as food and necessary items for raising and caring their babies. Female inmates raising children under 36 months of age shall be given appropriate time to take care of and raise their children.
3. Children under 36 months of age and children from 36 months of age and older who reside with their mothers in prison, while waiting for admission to social protection establishments, shall be entitled to regimes for board, clothing, lodging, daily necessities and healthcare in accordance with exercising of children rights of the Law on Children.
4. Prisons, detention centers and criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall carry out procedures to request birth registration for inmates' children. The People’s Committee of commune where the inmate serves his/her sentence shall register and issue the inmate with the birth certificate.
5. When the child reaches 36 months of age, a female inmate shall send him/her to his/her relatives for rearing. If no relative receives to rear such child, the prison or detention center of the Ministry of Public Security, detention center of the Ministry of National Defense or the criminal judgment execution agency of provincial-level police department shall request the provincial-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where the inmate serves her sentence to designate a social protection establishment to receive and rear the child. Within 15 days after receiving such request, the provincial-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall designate a social protection establishment to receive and rear the child. After completely serving her full prison sentence, the inmate is entitled to receive back her child from the social protection establishment.
6. A prison shall organize a nursery outside the incarceration sector to care for and rear children of inmates who are under 36 months of age or children of inmates who are 36 months of age or older pending admission to social protection establishments.
7. The Government shall elaborate this Article.
Article 52. Regime for visits of relatives and receipt of presents
1. Inmates may meet their relatives once a month for no more than one hour. According to the inmate's performance grade and requirements for education and rehabilitation, working and study achievements of inmates, the superintendent of prison or detention center, the head of criminal judgment execution agency of district-level police office shall consider granting extension of the visit duration but not exceeding 3 hours or granting a conjugal visit not exceeding 24 hours in a private room. Inmates who are commended or record merits may meet their relatives one more time in a month.
Inmates violating regulations of the place of detention may only meet relatives every 2 months for no more than one hour.
2. When a representative of an agency or organization or another individual requests to meet an inmate, the superintendent of the prison or detention center or the head of the criminal judgment execution agency of the district-level police office shall consider and settle the request.
3. When meeting their relatives and representatives of agencies or organizations or other individuals, inmates may receive letters, cash and articles, except those on the ban list. For cash, inmates shall deposit it with the prison, detention center or criminal judgment execution agency of the district-level police office for management. The management and use of articles and cash of inmates conforms with Points a, b and c Clause 3 Article 26 of this Law.
4. Inmates may receive cash and articles from their relatives twice a month by post. Prisons, detention centers and criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall receive cash and articles sent to inmates from their relatives and open, check and handle them under law and deal with articles under the ban list as per the law.
5. In order to meet inmates, relatives of inmates shall bring with them visit books or visit applications certified by the commune-level People's Committee or police office of the place in which they reside or by the agency or organization at which they work or study. Prisons, detention centers and criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall inform relatives of inmates of regulations on visits to inmates. Relatives of inmates shall observe these regulations.
A relative of a foreign inmate shall file an application with the criminal judgment execution management agency. Such application must be written in or translated to Vietnamese and certified by the diplomatic mission or consular office of the country of which the applicant is a citizen or the Vietnam-based representative office of the international organization in which the applicant works. If the relative of a foreign inmate is Vietnamese, such application must be certified by the commune-level People's Committee of the place in which the relative resides. Within 15 days after receiving an application, the criminal judgment execution management agency shall issue a reply to the applicant; in special cases, this time limit may be prolonged to 30 days at most.
6. Prisons, detention centers, criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall arrange places for inmates to meet with their relatives and representatives of other agencies, organizations, and individuals.
7. The Minister of Public Security, the Minister of National Defense shall elaborate this Article.
Article 53. Consular visit and contact
1. A diplomatic mission or foreign consular office seeking consular visit and contact with an inmate who holds their nationality and has served a prison sentence in Vietnam shall send a written request to Ministry of Foreign Affairs. The request shall at least contain:
a) Name of the requesting diplomatic mission or consular office;
b) Full name, nationality of the inmate which they seek consular visit and contact with;
c) The prison where the inmate has served his/her sentence;
d) Full name and position of those who conduct consular visit and contact;
dd) Full name of the interpreter.
2. Within 3 working days after receiving the request, Ministry of Foreign Affairs shall notify the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense. Within 5 working days after receiving the notice, the competent criminal judgment execution management agency shall reply the request in writing to the diplomatic mission or consular office through Ministry of Foreign Affairs and require the diplomatic mission or consular office to apply for a letter of recommendation for consular visit and contact to the criminal judgment execution management agency.
Article 54. Regime for communication of inmates
1. Inmates may send 2 letters a month. Superintendents of prisons or detention centers and heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall examine and censor letters sent and received by inmates.
2. Inmates may have domestic telephone conversations with their relatives once a month for not more than 10 minutes each, except for urgent cases. Superintendents of prisons or detention centers and heads of criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall consider allowing inmates to have telephone conversations and control this form of communication.
3. Inmates shall pay for their communication prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 55. Regime for medical care for inmates
1. Inmates are entitled to the disease prevention and control regime. Prisons, detention centers and criminal judgment execution agencies of district-level police offices shall cooperate with district-level health centers or military hospitals of the places in which the prisons, detention centers and criminal judgment execution agencies of district-level police offices are based in offering medical check-ups for inmates.
2. Sick or injured inmates shall be examined and treated at infirmaries of their prisons or detention centers or at the nearest health facilities. An inmate who suffers a serious disease or an injury beyond the treatment capability of these establishments shall be referred to a superior-level health facility for treatment; the prison, detention center or criminal judgment execution agency of district-level police office shall notify relatives of the inmate or his/her lawful representatives for joining in treating and caring for such inmate. His/her food, medicine and health restoration regimes shall be prescribed by the health facility.
Prisons and criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments or military zones shall coordinate with provincial-level health facilities and military hospitals in building or arranging a number of separate rooms in these establishments to treat sick inmates. The management and supervision of inmates during their treatment at health facilities shall be carried out by prisons, detention centers, and criminal judgment execution agencies of district-level police offices.
3. For an inmate suspected of suffering a mental disease or another disease which deprives him/her of perception or act control capacity, his/her prison, detention center or the criminal judgment execution agency of the provincial-level police department shall request the provincial-level court of the place or the military court of the military zone in which the inmate serves his/her sentence to seek mental health assessment. If the assessment concludes such inmate suffers a mental disease or another disease which deprives him/her of perception or act control capacity, the chief judge of the provincial-level court of the place or the military court of the military zone in which the inmate serves his/her sentence shall issue a decision to suspend the serving of prison sentence and apply execution of compulsory medical treatment against him/her.
The health facilities shall receive and manage inmates subject to execution of compulsory medical treatment at the health facilities.
4. A drug-addicted inmate shall be detoxified by his/her prison.
5. Funds for medical examination and treatment, drug detoxification and building and arrangement of separate medical treatment rooms for inmates in health facilities shall be financed by the State.
6. The Government shall elaborate this Article.
Article 56. Handling of cases of deceased inmates
1. When an inmate dies in the prison, detention center or criminal judgment execution agency of the district-level police office or a state-owned health facility, such agency or facility shall promptly notify the case to the district-level investigation agency and people's procuracy of the place or the military investigation agency and procuracy of the military zone in which the inmate dies for identifying the cause of his/her death. The prison, detention center or criminal judgment execution agency of the district-level police office shall apply for death registration to the People’s Committee of commune where the inmate dies and notify the relatives or lawful representative of the deceased inmate before conducting the burial. For an inmate who dies in a health facility, such health facility shall make a death notice and send it to the prison, detention center or criminal judgment execution agency of the district-level police office.
When a foreign inmate dies, the superintendent of his/her prison shall promptly notify such to the provincial-level investigation agency and people's procuracy of the place or the military investigation agency and procuracy of the military zone in which the inmate dies for identifying the cause of his/her death, and concurrently to the criminal judgment execution management agency of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense, or Ministry of Foreign Affairs for notification to the representative mission of the country of which the deceased is a citizen. After obtaining permission of a competent agency, the prison shall conduct a burial for the foreign inmate.
2. After obtaining permission of a competent agency to conduct the burial for the deceased inmate, the prison, detention center or criminal judgment execution agency of the district-level police office shall notify the relatives or representatives of the inmate. In case the relative or lawful representative of the deceased inmate makes a petition for receiving the corpse of the deceased, the prison, detention center or criminal judgment execution agency of the district-level police office shall accept such petition, unless there is a ground to believe that such would affect security, order and environmental sanitation. Within 24 hours after sending the notice, if the relatives or representatives of the inmate fails to receive his/her corpse, the prison, detention center or criminal judgment execution agency of the district-level police office shall conduct the burial and notify it to the court which has issued the judgment execution decision. Within 3 working days after receiving the notice, the court which has issued the judgment execution decision shall issue a decision to terminate the serving of prison sentence and send it to a relative of the deceased and the prison, detention center or criminal judgment execution agency of the district-level police office in which the inmate died, the provincial-level Justice Department of the place in which the court which has issued the termination decision is based. The commune-level People's Committee of the place in which the inmate died shall cooperate with the prison, detention center or criminal judgment execution agency of the district-level police office in conducting the burial and managing his/her grave. Burial expenses shall be covered by the State.
When a foreign inmate dies, within 48 hours after sending the notice, if the representative body of the country in which such inmate is a citizen refuses to receive the corpse, the prison shall conduct the burial.
3. In case the relative or lawful representative of the deceased inmate makes a petition for receiving the corpse or mortal remains of the deceased and bear all related costs, the prison, detention center or criminal judgment execution agency of the district-level police office may consider accepting such petition, unless there is a ground to believe that such would affect security, order and environmental sanitation. The receipt of the mortal remains shall be considered and decided after three years from the date of burial. For a foreign inmate, the receipt of his/her corpse or mortal remains shall be considered and decided by the criminal judgment execution management agency.
Article 57. Time for consideration of parole
The consideration of parole shall be carried out 3 times a year: at the end of the first quarter, the second quarter and the end of the year.
Article 58. Application for parole
1. Prisons, detention centers of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, criminal judgment execution agencies of provincial-level police departments or of military zones shall prepare applications for parole and send them to the provincial-level or military-level people’s procuracy, provincial-level or military-level people’s court where the inmates have served their prison sentences.
2. An application for parole shall consist of:
a) An application form for parole made by the inmate enclosed with commitment not to violate the law and obligations to be fulfilled after the parole is granted;
b) A copy of legally effective court judgment or decision; judgment execution decision;
c) Documents showing that the inmate has made considerable progress and great rehabilitation which are decisions or copies thereof on inmate's performance grade;
d) A copy of decision on reduction of the duration of serving prison sentence granted the person sentenced for serious crime or very serious crime or extremely serious crime;
dd) Documents showing that the inmate has completely served the additional sentence as a fine or compensation for damage or payment of court fee;
e) Documents showing the inmate’s actual duration of serving the prison sentence;
g) Relevant proof showing that inmate is a person who has meritorious services to the revolution or a relative thereof, is at least 70 years of age, has severe disabilities or extremely severe disabilities, raises a child under 36 months of age, or is a minor;
h) A request for parole made by the prison, detention center of the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense, criminal judgment execution agency of provincial-level police department or of military zone.
3. A person whose prison sentence is suspended or a person subject to execution of compulsory medical treatment may reserve his/her performance grade and resume the performance period after he/she continues to serve his/her sentence. In this case, if the People’s Committee of commune where the person whose prison sentence is suspended comes to resides, the military unit assigned to supervise this person, or the health facility receiving this person certifies that such person has strictly complied with laws and regulations, he/she may be considered to be granted parole.
4. If an inmate is transferred for investigation, prosecution, and trial purposes has not been prosecuted for another offense, the prison, detention center, or criminal judgment execution agency of district-level police office which receive the transferred inmate shall request the prison, detention center, or criminal judgment execution agency of district-level police office in charge to consider making an application for parole granted him/her if he/she is eligible.
Article 59. Execution of parole
1. After receiving a decision on parole, the prison, detention center, or criminal judgment execution agency of district-level police office shall post up a list of inmates granted parole at the place of detention. After the decision on parole takes effect, the prison, detention center, or criminal judgment execution agency of district-level police office shall issue certificates of parole to eligible inmates and release them. The probation period shall begin from the date on which decision on parole takes effect.
The prison, detention center, or criminal judgment execution agency of district-level police office shall hand inmate dossiers over to the criminal judgment execution agency of district-level police office where the parolee comes to reside or the criminal judgment execution agency of military zone.
2. The criminal judgment execution agency of district-level police office where the parolee comes to reside or the criminal judgment execution agency of military zone shall receive and maintain the inmate dossiers; prepare supervision dossiers of parolees and give them to the People’s Committee of commune or military unit in charge.
Within 5 days from the parole date, the parolee must present himself/herself at the People’s Committee of commune or the military unit in charge to commit to fulfill his/her obligations, except for force majeure events or objective hindrance. After the above 5-day time limit, if the parolee fails to present himself/herself, the People’s Committee of commune or the military unit in charge shall summon him/her to the head office to make the commitment. If he/she fails to present himself/herself as summoned or make such a commitment, the commune police or military unit shall make a report on his/her breach of obligations.
The People’s Committee of commune or military unit in charge shall send reports on parolees’ presence and commitments to district-level police office or criminal judgment execution agency of military zone.
3. If the parolee under management of the military has no longer served in the military, the criminal judgment execution agency of military zone shall deliver such parolee enclosed with his/her inmate dossier to the criminal judgment execution agency of district-level police office where he/she comes to reside; prepare supervision dossier of the parolee and give it to the People’s Committee of commune in charge.
4. On the final day of the probation period, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone in charge of the parolee shall issue a certificate of complete serving of prison sentence and send it to the same-level procuracy and court which has issued the decision on parole and the court which has issued the judgment execution decision, the prison, detention center, or criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone where such person has served the sentence, National Center for Judicial Records and the People’s Committee of commune where he/she comes to reside.
5. If the parolee dies, the People’s Committee of commune or military unit in charge shall report the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone to notify the court which issued the judgment execution decision. Within 3 working days after receiving the notice, the court which issued the judgment execution decision shall issue a decision to terminate judgment execution and send it the same-level procuracy, criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone, the People’s Committee of commune or the military unit in charge and Department of Justice of province where the court which issued the decision is based.
Article 60. Supervision dossiers of parolees
1. A supervision dossier of parolee prepared by the criminal judgment execution agency of district-level police office or the criminal judgment execution agency of military zone shall include:
a) A copy of the legally effective court judgment; a copy of decision and the judgment execution decision;
b) A decision on parole;
c) A certificate of parole;
d) A remark of the parolee’s performance during serving time;
dd) A commitment of the parolee;
e) A personal information sheet of the parolee;
g) Other relevant documents.
2. The People’s Committee of commune or the military unit in charge of the parolee shall receive and include additional documents below in the supervision dossier:
a) A remark of the parolee’s performance given by the People’s Committee of commune or the military unit in charge;
b) A report of the parolee on his/her fulfillment of obligations;
c) A criticism report, criticism meeting minutes and relevant documents if the parolee is formally criticized as prescribed in Article 66 of this Law;
d) A court decision on shortening of probation period if the parolee is so granted;
dd) Other relevant documents.
3. 15 days before the probation period expires, the People’s Committee of commune or the military unit in charge of the parolee shall hand over the supervision dossier to the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone so as to issue a certificate of complete serving of prison sentence upon expiration of the probation period. The handing over of the management dossier shall be recorded and kept in the inmate dossier.
Article 61. Tasks and powers of the People’s Committee of commune or the military unit in charge of parolees
1. A People’s Committee of commune in charge of a parolee shall have the following tasks and powers:
a) Receive the supervision dossier of such parolee; hand over the dossier to the competent criminal judgment execution agency as per this Law;
b) Require the parolee to fulfill his/her obligations; adopt education and prevention measures when he/she shows any sign of violation of law;
c) Commend the parolee for his/her considerable progress or great merits (if any);
d) Give approval for the parolee's absence from his/her place of residence as prescribed in this Law and law on residence;
dd) Cooperate with socio-political organizations, parolee’s family and places where the parolee works or studies in supervising him/her;
e) Prepare relevant documents and request the criminal judgment execution agency of district-level police office to report the criminal judgment execution agency of provincial-level police department to request the same-level court to consider shortening the parolee’s probation period.
g) Report the criminal judgment execution agency of district-level police office to request the competent court to cancel to decision on parole and compel the parolee to serve the remainder of the sentence if he/she violates Clause 4 Article 66 of the Criminal Code;
h) Report on the parolee’s escape to the criminal judgment execution agency of district-level police office;
i) Give a written remark of the parolee’s fulfillment of his/her obligations during the probation period;
k) Report on supervision of the parolee during the probation period to the competent criminal judgment execution agency.
2. Commune-level police offices shall advise and assist commune-level People's Committees in performing their tasks and powers as prescribed in Clause 1 of this Article.
3. A military unit in charge of a parolee shall have the following tasks and powers:
a) The tasks and powers prescribed in Points a, b, c, i and k Clause 1 hereof;
b) Cooperate with the People’s Committee of commune in giving approval for the parolee's absence from his/her place of residence as prescribed in this Law and law on residence;
c) Cooperate with the parolee’s family in supervising him/her;
d) Prepare relevant documents and request the criminal judgment execution agency of military zone to request the same-level court to consider shortening the parolee’s probation period;
dd) Report the criminal judgment execution agency of military zone to request the competent court to cancel to decision on parole and compel the parolee to serve the remainder of the sentence if he/she violates Clause 4 Article 66 of the Criminal Code;
e) Report on the parolee’s escape to the criminal judgment execution agency of military zone.
Article 62. Obligations of parolees
1. Strictly fulfill his/her commitments on compliance with law, civil obligations, internal regulations of the places of residence, work and study.
2. Present himself/herself and make commitments as prescribed in Clause 2 Article 59 of this Law.
3. Submit to the management of the People’s Committee of commune or the military unit in charge.
4. Abide by regulations prescribed in Article 67 of this Law.
5. Present himself/herself at the request of the People’s Committee of commune or the military unit in charge.
6. Send monthly reports on fulfillment of his/her obligations to the People’s Committee of commune or the military unit in charge. If the parolee is absent from his/her place of residence as prescribed in Clause 1 Article 67 of this Law, he/she must send a report on fulfillment of his/her obligations upon the expiry of the absence period.
Article 63. Work and study of parolees
1. If a parolee who is not an official or public employee may continue to work in a non-public entity, he/she may earn salaries and benefit other polices in conformity with his/her job and this working duration shall be included in his/her working time as per the law.
2. If a parolee is admitted to study in a compulsory education institution or vocational education institution, he/she may benefit policies as per the law.
3. A parolee not falling under any case prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article may be enabled to find a job by the People’s Committee of commune in charge.
Article 64. Shortening probation period imposed on parolees
1. A parolee may request shortening of the probation period when he/she:
a) has served a half of the probation period; and
b) has made great progress during his/her probation period.
2. A parolee may have his/her probation period shortened once a year for 3 months to 2 years. If the remainder of the probation period is under 3 months, the court may decide to eliminate it.
A parolee may have his/her probation period shortened multiple times provided that he/she in fact has served at least three-fourths of the probation period, except for the case prescribed in Clause 3 hereof.
3. If a parolee is a minor, has made merits, is a decrepit old person or has suffered a fatal disease and he/she has satisfied all conditions prescribed in Clause 1 hereof, the court may eliminate the remainder of his/her probation period.
Article 65. Procedures for shortening probation period imposed on parolees
1. The People’s Committee of commune or the military unit in charge of parolees shall review eligible persons in accordance with the Criminal Code, prepare relevant documents and submit a request for shortening probation periods of eligible parolees to the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone.
2. Within 7 days after receiving the documents and request of the People’s Committee of commune in charge of the parolees, the criminal judgment execution agency of district-level police office shall consider and submit its request for shortening probation periods of eligible parolees to the criminal judgment execution agency of provincial-level police department and enclosed documents. Within 7 days after receiving the documents and request of the criminal judgment execution agency of district-level police office, the criminal judgment execution agency of provincial-level police department shall consider and submit its request for shortening probation periods of eligible parolees to the same-level people’s court for consideration and to the same-level people’s Procuracy.
3. Within 7 days after receiving the documents and request of the military unit in charge, the criminal judgment execution agency of military zone shall consider and submit its request for shortening probation periods of eligible parolees to the military court for consideration and to the same-level people’s procuracy.
4. Within 7 days after receiving the documents and request of criminal judgment execution agency of provincial-level police department or military zone, the chief judge of provincial-level people’s court or military zone-level military court where the parolee resides or works shall establish a council and hold a meeting to consider shortening probation period. The council is composed of 3 judges; the meeting must be attended by the procurator of the same-level procuracy. In case a dossier needs to be supplemented, the time limit for holding a meeting shall be counted from the date of receiving the supplemented dossier.
5. Within 3 days from the date on which the decision to shorten probation period is issued, the court must send that decision to the sentenced person, the same-level procuracy, the immediate superior Procuracy, the agency which requests shortening of probation period, the court which issued the decision on parole, Department of Justice of province where the court which issued the decision to shorten probation period is based.
Article 66. Formal criticism against parolees
1. During the probation period, if a parolee commits the parole conditions prescribed in Article 62 of this Law for the first time or incurred an administrative penalty for the first time, the People’s Committee of commune in charge shall cooperate with relevant agencies, Vietnamese Fatherland Front to hold a public meeting at the community where the parolee resides for a formal criticism against him/her; if the parolee has worked at a military unit, the formal criticism shall be held at that military unit.
2. The formal criticism shall be recorded in writing and included in the supervision dossier and reported to the criminal judgment execution agency of district-level police office or the criminal judgment execution agency of military zone.
Article 67. Parolee’s absence from place of residence
1. A parolee may be absent from his/her place of residence if he/she has justifiable grounds, obtains the permission as prescribed in Clause 2 hereof and make a declaration of temporary absence as prescribed in law on residence. The absence duration from place of residence shall be included in the probation period but not exceeding 60 days each and total absence duration may not exceed one third of the probation period, unless the parolee has received treatment at a health facility due to his/her disease as prescribed by doctors and has been certified by that health facility.
2. When seeking permission for absence from place of residence, a parolee must submit a request for permission and obtain the permission from the People’s Committee of commune or the military unit in charge. If the request is rejected, the People’s Committee of commune or the military unit in charge must provided explanation in writing. When the parolee comes to the new place of residence, he/she must report his/her presence with the police office of the commune where he/she temporarily resides; upon expiry of the temporary residence duration, he/she must be certified by the People’s Committee of commune or police office of the commune. If the parolee commits a violation of law, the People’s Committee of commune where he/she temporarily resides shall notify the People’s Committee of commune or the military unit in charge.
3. The parolee may not leave Vietnam’s territory during his/her probation period.
Article 68. Dealing with parolee’s change of place of residence or work
1. If a parolee, for justifiable grounds, has to change his/her place of residence or work, he/she must obtain a certification of the People’s Committee of commune or the military unit in charge and send a request to the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone.
Within 15 days after receiving the request for change of place of residence or work from the parolee, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall cooperate with relevant agencies in verifying and dealing with such request. If the request is rejected, they must provide explanation in writing.
2. The request for change of place of residence may be approved if the following conditions are satisfied:
a) The requirements prescribed in law on residence are met;
b) The parolee obtains a permission from the criminal judgment execution agency of district-level police office if he/she changes his/her place of residence within a district or from the criminal judgment execution agency of provincial-level police department if he/she changes his/her place of residence beyond the scope of a district, or from the criminal judgment execution agency of the Ministry of Public Security if he/she changes his/her place of residence beyond the scope of province.
3. The change of the parolee’s place of work within the scope of a military zone shall be decided by the criminal judgment execution agency of military zone.
The change of the parolee’s place of work beyond the scope of a military zone shall be decided by the criminal judgment execution agency of the Ministry of National Defense.
If the parolee does not continue to work for military, the criminal judgment execution agency of military zone shall transfer his/her dossier to the criminal judgment execution agency of district-level police office where the parolee comes to reside for further supervision as prescribed in Clause 3 Article 59 of this Law.
4. The Minister of Public Security and the Minister of National Defense shall elaborate this Article.
Article 69. Dealing with parolees violating parole conditions or incurring penalties for administrative violations
1. If a parolee deliberately violates the parole conditions prescribed in Article 62 of this Law, the commune-level police office shall make a violation report; if he/she deliberately violates the parole conditions for the second time, the commune-level police office shall make another violation report and report the People’s Committee of commune.
If a parolee under supervision of a military unit deliberately violates the parole conditions prescribed in Article 62 of this Law, the military unit shall make a violation report; if he/she deliberately violates the parole conditions for the second time, the military unit shall make another violation report and report criminal judgment execution agency of military zone.
2. If a parolee incurs a penalty for administrative violation from the second time onwards, the commune-level police office shall report the People’s Committee of commune.
If a parolee under supervision of a military unit incurs a penalty for administrative violation from the second time onwards, the military unit shall report the criminal judgment execution agency of military zone.
3. Within 3 working days after receiving the report of the commune-level police office, the People’s Committee of commune shall send a written request the criminal judgment execution agency of district-level police office enclosed with the violation report or decision on penalty for administrative violation and other relevant documents so as to request the cancellation of the decision on parole.
Within 3 working days after receiving the report enclosed with the violation report or decision on penalty for administrative violation and other relevant documents from the military unit, the criminal judgment execution agency of military zone shall request cancellation of the decision on parole.
Article 70. Dealing with inmates to be considered for parole violating internal regulations of places of detention or committing violations of law
1. If an inmate to be considered for parole violates regulations of the place of detention and is disciplined or commits a violation of law before being granted a decision on parole by the court, the requesting agency prescribed in Clause 1 Article 368 of the Criminal Procedure Code shall request the people’s procuracy or the court in writing to withdraw the application and eliminate the inmate’s name from the list of proposed parolees.
2. If an inmate with a decision on parole by the court which has not taken effect violates regulations of the place of detention and is disciplined or commits a violation of law, the application and procedures for cancellation of the decision on parole shall conform with Clause 3 Article 71 of this Law and Article 368 of the Criminal Procedure Code.
Article 71. Cancellation of decision on parole
1. If a parolee commits a violation prescribed in Clause 4 Article 66 of the Criminal Code, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall send a request dossier to the court which issued the decision on parole granted him/her to consider canceling such decision and send this dossier to the same-level people’s procuracy. A request dossier includes:
a) A request for cancellation of the decision on parole made by the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone;
b) A report on parole violation or decision on penalty for administrative violation;
c) A report on the parole’s compliance with parole conditions during his/her probation period made by the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone;
d) A copy of the court judgment or decision; a copy of the decision on parole;
dd) Other relevant documents.
2. Within 3 working days from the date on which the decision on cancellation of the decision on parole becomes effective, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall notify the parolee concerned in writing. Within 7 days after receiving such a notice, the parolee concerned must present himself/herself at the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone to serve the remainder of the sentences in prison. If he/she fails to appear within the time limit, the criminal execution and judicial assistance police or judicial guard shall escort him/her to serve his/her sentence. If the parolee concerned escapes, the criminal judgment execution agency of district-level police office or of military zone shall request the competent criminal judgment execution agency to release a wanted notice.
3. If a parolee violates internal regulations of the place of detention or commits a violation prescribed in Clause 2 Article 70 of this Law, the agency which requested the parole shall send a request dossier to the court which issued the decision on parole granted him/her to consider canceling such decision and send this dossier to the same-level people’s procuracy. A request dossier includes:
a) A request for cancellation of the decision on parole;
b) A decision on discipline imposed on the inmate enclosed with a report on violation of internal regulations of the place of detention or a report on the violation of law;
c) Other relevant documents.
4. Procedures for the court to consider canceling decisions on parole shall conform to Article 368 of the Criminal Procedure Code.
Article 72. Responsibilities of parolees’ families
The family of a parolee shall cooperate with the People’s Committee of commune or the military unit in charge in supervising that parolee; notify the parolee's compliance with parole conditions as required by the People’s Committee of commune or the military unit in charge; and attend any formal criticism meeting against the parolee as required by the People’s Committee of commune or the military unit in charge.
A minor inmate shall serve his/her sentence in accordance with this Section and other regulations not in contravention of this Section. When the minor inmate reaches 18 years of age, he/she shall be subject to incarceration and education regime applicable to inmates aged 18 or older.
Article 74. Regime for management, education, study, vocation training, and work
1. A minor inmate shall be incarcerated under a separate regime suitable for his/her health, gender and personal characteristics.
2. Prisons shall provide academic education, legal knowledge and vocation training for minor inmates suitable for their age, educational level, gender and health, and make necessary preparations for them to re-integrate into the community after they completely serve their full prison sentences. Prisons shall universalize primary and lower secondary education for every inmate. Primary education is compulsory to inmates who have not finished their primary education programs.
Learning and vocational training programs for minor inmates shall be regulated by the Government.
3. Minor inmates are entitled to work in separate areas suitable for their age and exempt from doing heavy, dangerous jobs or jobs with exposure to toxic substances.
Article 75. Regime for board, clothing, healthcare, cultural and performance activities, entertainment
1. Minor inmates shall be provided with prescribed food and healthcare as the same as major inmates and their food rations may be increased but not exceeding 20% of the standard rations.
2. Apart from the standards for clothing and personal belongings as similar to major inmates, minor inmates may be provided with additional uniform clothing and other personal belongings as prescribed.
3. Duration and methods of organization of physical training and sports, cultural and performance activities, listening to radio, reading books and newspaper, watching television and other entertainment shall be provided in conformity with characteristics of minors.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 76. Regime for visits of and communication with relatives
1. Minor inmates may meet their relatives up to 3 times a month for no more than 3 hours. According to the inmate’s performance grade and requirements for education and rehabilitation, working and study achievements of inmates, the superintendent of prison shall consider granting extension of the visit duration but not exceeding 24 hours.
Minor inmates who are commended may meet their relatives one more time in 1 month.
2. Minor inmates may have domestic telephone conversations with their relatives 4 times a month for not more than 10 minutes each, under supervision of the prison officers and at their own expenses.
3. The state encourages relatives of minor inmates to send them books, school supplies, sporting and recreation equipment.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực