Chương VIII Luật Quản lý nợ công 2017: Bảo đảm khả năng trả nợ công
Số hiệu: | 20/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 23/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 29/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về quản lý rủi ro đối với nợ công
Ngày 23/11/2017, Quốc hội thông qua Luật số 20/2017/QH14 – Luật quản lý nợ công 2017 quy định về hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
Theo đó, vấn đề quản lý rủi ro đối với nợ công được quy định một cách cụ thể hơn như sau:
Quản lý rủi ro đối với nợ công là việc nhận diện các loại rủi ro đối với danh mục nợ công, xác định mức độ ảnh hưởng để có biện pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp, bảo đảm khả năng trả nợ công.
Rủi ro về nợ công bao gồm:
- Rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ;
- Rủi ro do biến động của thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn;
- Rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách TW và địa phương;
- Rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn và các rủi ro khác có thể ảnh hưởng tới an toàn nợ công.
Luật quản lý nợ công 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc huy động vốn vay phải bảo đảm các chỉ tiêu an toàn nợ công và chủ động bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
2. Các khoản vay mới chỉ được thực hiện sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động đến quy mô nợ công, trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn nợ công và khả năng trả nợ trong trung hạn.
3. Việc chi trả các khoản nợ của ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:
a) Chi trả lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ các khoản nợ theo dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Bảo đảm nguồn bội thu, tăng thu so với dự toán, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác để trả các khoản nợ gốc đầy đủ, đúng hạn;
e) Vay mới để trả nợ gốc phải nằm trong tổng mức vay của ngân sách nhà nước hằng năm được Quốc hội quyết định.
4. Đối tượng được bảo lãnh, đối tượng được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài có trách nhiệm trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
1. Quản lý rủi ro đối với nợ công là việc nhận diện các loại rủi ro đối với danh mục nợ công, xác định mức độ ảnh hưởng để có biện pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp, bảo đảm khả năng trả nợ công.
2. Rủi ro về nợ công bao gồm:
a) Rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ;
b) Rủi ro do biến động của thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn;
c) Rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
d) Rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn;
đ) Các rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến an toàn nợ công.
3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với nợ công bao gồm:
a) Cho vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng;
b) Thực hiện bảo đảm tiền vay, quản lý tài sản thế chấp đối với các khoản vay về cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ;
c) Yêu cầu đối tượng được bảo lãnh, đối tượng được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài mua bảo hiểm rủi ro về tín dụng;
d) Thực hiện các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro chủ động bao gồm mua lại nợ, hoán đổi nợ, sử dụng công cụ phái sinh và các nghiệp vụ khác.
4. Các biện pháp xử lý rủi ro đối với nợ công bao gồm:
a) Cơ cấu lại nợ theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xử lý tài sản thế chấp và các tài sản khác dùng để bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ;
c) Sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ theo quy định tại khoản 4 Điều 56 của Luật này và các đối tượng được bảo lãnh nhận nợ bắt buộc.
5. Căn cứ vào rủi ro cụ thể, mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với từng khoản nợ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Đề án cơ cấu lại nợ bao gồm các phương án phòng ngừa và xử lý rủi ro sau đây:
a) Cơ cấu lại nợ trong nước, nước ngoài của Chính phủ;
b) Chuyển nhượng, chuyển đổi sở hữu đối với các doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ đối với Chính phủ;
c) Khoanh nợ, xóa nợ khi đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh bị thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản.
6. Đối với cơ cấu lại nợ thông qua các biện pháp mua lại nợ, hoán đổi nợ, gia hạn nợ, Bộ Tài chính thực hiện theo thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện.
7. Đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh có nghĩa vụ trích lập dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án, lựa chọn công cụ xử lý rủi ro phù hợp để phòng ngừa và xử lý rủi ro; chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
8. Chính phủ quy chi tiết về nghiệp vụ quản lý rủi ro đối với nợ công.
1. Quỹ tích lũy trả nợ được Chính phủ thành lập nhằm bảo đảm khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các khoản vay về cho vay lại và dự phòng rủi ro phát sinh từ việc cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ.
2. Việc quản lý Quỹ tích lũy trả nợ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm thu đúng, thu đủ và sử dụng nguồn vốn của Quỹ theo quy định của Luật này;
b) Bảo đảm tính thanh khoản, an toàn, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Quỹ, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ;
c) Thực hiện công tác kế toán, kiểm toán và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Nguồn thu của Quỹ tích lũy trả nợ bao gồm:
a) Thu hồi nợ từ các khoản vay về cho vay lại của Chính phủ;
b) Thu dự phòng rủi ro cho vay lại;
c) Thu phí quản lý cho vay lại, phí bảo lãnh chính phủ;
d) Thu hồi các khoản ứng vốn từ Quỹ;
đ) Thu từ nghiệp vụ cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại danh mục nợ;
e) Lãi tiền gửi, cho vay, ủy thác quản lý vốn và đầu tư của Quỹ;
g) Các khoản thu hợp pháp khác.
4. Quỹ tích lũy trả nợ được sử dụng như sau:
a) Hoàn trả ngân sách nhà nước và trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại;
b) Ứng trả thay cho đối tượng được bảo lãnh trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ;
c) Ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại danh mục nợ Chính phủ và nợ được Chánh phủ bảo lãnh theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Chi xử lý rủi ro đối với cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài và bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
đ) Chi nghiệp vụ quản lý nợ công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Nguồn vốn của Quỹ tích lũy trả nợ còn dư sau khi cân đối, sử dụng cho các mục đích theo quy định tại khoản 4 Điều này là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ, được sử dụng cho ngân sách nhà nước vay trong trường hợp nguồn thu của ngân sách nhà nước chưa tập trung kịp; dịch vụ tiền gửi; ủy thác quản lý vốn; đầu tư trái phiếu Chính phủ. Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ tích lũy trả nợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và phải bảo toàn, hiệu quả.
6. Việc bảo đảm nguồn ngoại tệ của Quỹ tích lũy trả nợ được quy định như sau:
a) Quỹ phải duy trì cơ cấu nguồn ngoại tệ tối thiểu bằng 01 kỳ trả nợ nước ngoài của Chính phủ trong năm;
b) Trường hợp nguồn thu bằng ngoại tệ của Quỹ tích lũy trả nợ không đáp ứng đủ nhu cầu chi bằng ngoại tệ của Quỹ, phần thiếu được quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước điều hòa.
7. Trong trường hợp Quỹ tích lũy trả nợ không đủ nguồn để chi trả nợ sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định của Luật này, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tình hình thu, chi, nghĩa vụ trả nợ, nguyên nhân Quỹ tích lũy trả nợ không đủ nguồn để chi trả nợ, đề xuất phương án xử lý, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
8. Quỹ tích lũy trả nợ thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
9. Chính phủ quy định chi tiết về cơ chế quản lý Quỹ tích lũy trả nợ.
CAPACITY TO REPAY PUBLIC DEBTS
Article 54. Capacity to repay public debts
1. The fund raising in form of loans must maintain indicators of public debt safety within prescribed limits and set aside amounts to repay public debts in full and on schedule.
2. A new loan only is granted after fully evaluating impacts on scope of public debts, capacity to repay debt for a mid-term period and ensuring limits on indicators of public debt safety.
3. Debts of state budget shall be repaid as follows:
a) Pay interests, charges and other expenses arising out of the debts according to the annual state budget estimates approved by the competent authority;
b) Gain revenue surplus and revenue increase as mentioned in the responding estimate, attain expenditure decrease, budget surplus and other legitimate sources of funds to repayment principals in full and on schedule;
c) The National Assembly shall ratify the new loan amount to pay off the principal to be included in the total loan of annual state budget.
4. Borrowers of guarantees and ODA on-lent loans or external concessional loans must repay debts in full and on schedule.
Article 55. Risk management of public debts
1. Risk management of public debts refers to the identification of risks faced by public debt portfolios, determination of extent of negative impacts thereof with the purpose of adopting prevention and remedial measures and ensuring the capacity to repay public debts.
2. Public debt risks include:
a) Risks of interest rates, foreign exchange rates;
b) Risks from fluctuations of financial market that affect the fund raising;
c) Liquidity risk due to lack of financial assets to be easily changed into cash to meet due debt obligations as committed, including capacity to repay public debts of central budget and local budgets;
d) Credit risk caused by failure of end borrowers or guaranteed borrowers to repay the debt in full and on schedule;
dd) Other risks likely to affect the public debt safety.
3. Preventive measures for risks faced by public debts, including:
a) Granting on-lent loans in which the intermediary borrower takes all of credit risks;
b) Request security for loans, manage collateral for loans to be on-lent and sovereign guarantees;
c) Require borrowers of sovereign guarantees, ODA on-lent loans or external concessional loans to purchase trade credit insurance;
d) Conduct active preventive transactions, including debt purchase, debt swap, use of derivatives and other transactions.
4. Responses to risks faced by public debts, including:
a) Restructuring debts according to the scheme approved by the competent authority;
b) Disposing of collateral and other assets put up as security for loans to recover debts;
c) Use debt repayment fund as prescribed in Clause 4 Article 56 of this Law and require guaranteed borrowers of sovereign guarantees to undertake to be in debt.
5. According to specific risks and impacts thereof on every loan, the Ministry of Finance shall take charge and cooperate with relevant agencies in submitting a scheme for debt restructuring to the Prime Minister for approval, including preventive measures for and responses to risks as follows:
a) Restructure domestic and external debts of the Government;
b) Assign ownership of enterprises with debt obligations to the Government;
c) Make a charge-off or write-off when an end borrower or a guaranteed borrower suffers partial or total loss of capital and assets due to force majeure events.
6. The Ministry of Finance shall restructure debts through debt purchase, debt swap, or loan deferment and report on them to the Prime Minister.
7. An end borrower or guaranteed borrower must set aside reserves to response to risks as per the law; make plans for responses to risks as deemed appropriate; and subject to inspection and supervision of competent authorities.
8. The Government shall provide guidelines for risk management transactions associated with public debts.
Article 56. Debt repayment fund
1. Debt repayment fund is established by the Government to ensure capacity to repay debts arising from loans to be on-lent and loan loss reserves arising out of on-lending and sovereign guarantees.
2. The management of debt repayment fund must meet the following requirements:
a) Ensure accurate and adequate collection and use sources of fund as prescribed in this Law;
b) Ensure liquidity, safety, maintenance and growth of the fund, raise effectiveness of the fund;
c) Do accounting and audit and make financial disclosure as per the law.
3. Revenues of the debt repayment fund comprise:
a) Debts recovered from loans to be on-lent of the Government;
b) Receipt from on-lent loan loss reserves;
c) Receipt from charges for management of on-lent loans and sovereign guarantees;
d) Funds recovered from amounts advanced from the fund;
dd) Receipt from debt restructuring and debt portfolio restructuring;
e) Deposit interests, loan interests, and receipt from sources of fund as trust services;
g) Other lawful revenues.
4. The debt repayment fund is used to:
a) Repay loans to be on-lent to state budget and external loans;
b) Advance funds for guaranteed borrowers of sovereign guarantee when they default on the debt;
c) Advance funds for debt restructuring, restructuring portfolios of government debts and sovereign-guaranteed debts according to the scheme approved by competent authority;
d) Finance expenditures on responses to risks arising from ODA on-lent loans or external concessional loans and sovereign guarantees as decided by the competent authority;
dd) Finance expenditures on public debt management transactions as decided by the Prime Minister.
5. The sources of the debt repayment fund after balancing, used for purposes prescribed in Clause 4 of this Article, are considered temporary idle funds and to be financed to the state budget when revenues of state budget have not been raised enough; deposit services; fund management trust services; or government/sovereign bond investment. The Ministry of Finance shall decide the management and use of aforementioned idle funds and ensure its maintenance and effectiveness.
6. The foreign currencies of debt repayment fund shall be guaranteed as follows:
a) The proportion of foreign currencies must be maintained in such a way that the Government must repay enough external debt service within at least a certain period in a year;
b) If the revenue in foreign currencies of the debt repayment fund is not enough to meet the expenditure on foreign currencies, the deficit shall be financed by the foreign currency fund of state budget.
7. If the debt repayment fund is not enough to repay debt service despite responses to risks in accordance with this Law, the Government shall report on revenues, expenditures, debt service, reasons for insufficient fund for debt repayment, and remedial measures to the Standing Committee of National Assembly, and then the Standing Committee of National Assembly shall forward it to the National Assembly for ratification as prescribed in laws and regulations on state budget.
8. The debt repayment fund shall do accounting in accordance with laws and regulations on accounting.
9. The Government shall provide guidelines for management of debt repayment fund.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực