Chương IV Luật Quản lý nợ công 2017: Quản lý việc huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ của chính phủ
Số hiệu: | 20/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 23/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 29/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về quản lý rủi ro đối với nợ công
Ngày 23/11/2017, Quốc hội thông qua Luật số 20/2017/QH14 – Luật quản lý nợ công 2017 quy định về hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
Theo đó, vấn đề quản lý rủi ro đối với nợ công được quy định một cách cụ thể hơn như sau:
Quản lý rủi ro đối với nợ công là việc nhận diện các loại rủi ro đối với danh mục nợ công, xác định mức độ ảnh hưởng để có biện pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp, bảo đảm khả năng trả nợ công.
Rủi ro về nợ công bao gồm:
- Rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ;
- Rủi ro do biến động của thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn;
- Rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách TW và địa phương;
- Rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn và các rủi ro khác có thể ảnh hưởng tới an toàn nợ công.
Luật quản lý nợ công 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển, không sử dụng vốn vay cho chi thường xuyên.
2. Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương và bảo đảm thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ.
3. Chi trả nợ gốc đến hạn, cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ.
4. Cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
1. Hình thức vay của Chính phủ bao gồm:
a) Phát hành công cụ nợ;
b) Ký kết thỏa thuận vay.
2. Chính phủ vay bằng nội tệ, ngoại tệ, kim loại quý hoặc hàng hóa quy đổi sang nội tệ hoặc ngoại tệ.
1. Các công cụ nợ của Chính phủ bao gồm:
a) Trái phiếu Chính phủ;
b) Tín phiếu Kho bạc;
c) Công trái xây dựng Tổ quốc.
2. Căn cứ kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm được phê duyệt, Bộ Tài chính tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ.
3. Việc phát hành công cụ nợ được thực hiện theo hình thức đấu thầu, bảo lãnh phát hành hoặc phát hành riêng lẻ.
4. Toàn bộ tiền vay của Chính phủ được hạch toán vào ngân sách trung ương. Chính phủ bố trí đủ nguồn trả nợ gốc, lãi và các khoản chi phí có liên quan đến việc huy động; trả nợ khi đến hạn.
5. Chính phủ quy định việc phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
1. Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ.
2. Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, Bộ Tài chính xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế.
3. Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế;
b) Nhu cầu, khả năng huy động vốn, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, hệ số tín nhiệm của Việt Nam và tình hình thị trường vốn quốc tế;
c) Hình thức phát hành, khối lượng huy động, kỳ hạn, lãi suất dự kiến, đồng tiền phát hành, thị trường huy động;
d) Phương án sử dụng nguồn vốn huy động;
đ) Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và tác động của khoản vay mới đối với nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công.
4. Căn cứ Đề án đã được Chính phủ phê duyệt, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện.
1. Các Bộ, ngành, địa phương lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết, mục tiêu, phạm vi của chương trình, dự án;
b) Dự kiến tổng mức, cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn vay nước ngoài và vốn đối ứng;
c) Giá trị khoản vay, bên cho vay và điều kiện, điều khoản vay (nếu có);
d) Đề xuất cơ chế tài chính trong nước; phương án cân đối nguồn trả nợ;
đ) Dự kiến kết quả chính của chương trình, dự án.
3. Bộ Tài chính chủ trì xác định thành tố ưu đãi, đánh giá tác động của khoản vay mới đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công, xác định cơ chế tài chính trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt cùng với đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
4. Căn cứ phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ quản lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Căn cứ chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan chủ quản lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.
6. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài:
a) Trường hợp thỏa thuận vay là điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ trình Chủ tịch nước việc đàm phán, ký kết, phê chuẩn;
b) Trường hợp thỏa thuận vay nhân danh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chỉ đạo việc tổ chức đàm phán, ký kết.
7. Việc ký kết thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho chương trình, dự án phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Phân bổ, sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả theo nguyên tắc sau đây:
a) Cấp phát đối với chương trình, dự án thuộc đối tượng chi ngân sách nhà nước;
b) Cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp vay lại.
9. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
1. Các khoản vay trong nước khác của Chính phủ được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc thỏa thuận vay, bao gồm:
a) Vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Vay quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, ngân quỹ nhà nước, vay từ tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng theo thỏa thuận vay.
2. Thỏa thuận vay được thực hiện dưới hình thức hợp đồng vay, bao gồm các nội dung: số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất và các khoản phí có liên quan đến khoản vay, phương thức trả nợ, thời hạn trả nợ, gia hạn nợ và phạt chậm trả (nếu có), quyền và trách nhiệm của các bên, các điều khoản và điều kiện khác có liên quan đến việc vay nợ.
3. Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định, kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, Bộ Tài chính có trách nhiệm sau đây:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc vay quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trường hợp vay trong năm hoàn trả trong năm, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định;
b) Quyết định vay từ ngân quỹ nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; vay từ Quỹ tích lũy trả nợ theo quy định tại khoản 5 Điều 56 của Luật này;
c) Đàm phán, ký kết thỏa thuận vay với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, vay từ tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng.
1. Đối với chương trình, dự án thuộc đối tượng cấp phát của ngân sách nhà nước được tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định sau đây:
a) Các khoản chi thuộc ngân sách trung ương được tổng hợp trong dự toán chi ngân sách trung ương trình Quốc hội quyết định;
b) Các khoản vay hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương được tổng hợp trong dự toán chi ngân sách trung ương trình Quốc hội quyết định;
c) Các khoản chi thuộc ngân sách địa phương được tổng hợp trong dự toán chi ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Đối với đối tượng được vay lại, Bộ Tài chính thẩm định, ký kết hợp đồng cho vay lại hoặc ủy quyền cho ngân hàng chính sách của Nhà nước, tổ chức tín dụng thẩm định, ký kết hợp đồng cho vay lại theo quy định của Luật này.
1. Chính phủ có trách nhiệm bố trí ngân sách trung ương để trả nợ của Chính phủ. Mức vay mới để trả nợ gốc nằm trong tổng mức vay của ngân sách nhà nước hằng năm được Quốc hội quyết định.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để trả nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đầy đủ, đúng hạn.
3. Bộ Tài chính và cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại có trách nhiệm thu hồi toàn bộ nợ gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan của các chương trình, dự án vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nộp vào Quỹ tích lũy trả nợ để bảo đảm nguồn trả nợ nước ngoài.
MANAGEMENT OF THE GOVERNMENT LOANS AND REPAYMENT THEREOF
Article 25. Purposes of the Government's loans
1. Financing budget deficit for development investment but not recurrent expenditures.
2. Financing temporary central budget deficit and ensure the liquidity of sovereign bond market.
3. Paying due principal and restructuring Government debts.
4. Grant ODA on-lent loans or external concessional loans to People’s Committees of provinces, public sector entities and enterprises.
Article 26. Forms of Government loans
1. Forms of Government loans include:
a) Issues of debt instruments;
b) Conclusion of loan agreements.
2. The Government may borrow in local and foreign currencies, precious metal or goods of local or foreign currency equivalence.
Article 27. Issues of debt instruments in domestic capital market
1. Debt instruments of the Government include:
a) Sovereign bonds;
b) Treasury bills;
c) Development bonds.
2. According to an annual public borrowing and repayment plan, the Ministry of Finance shall issue debt instruments of the Government.
3. The process for issuing debt instruments shall be through bidding, underwriting or private placement.
4. Total the Government loans shall be included in the central budget. The Government must set aside an enough sum of money to repay principal, interests, and other related expenses on a due debt.
5. The Government sets forth issues, registration, deposit, listing and dealings of debt instruments of the Government in the securities market.
Article 28. Issues of sovereign bonds in the international capital market
1. The Government issues sovereign bonds in the international capital market to finance central budget deficit for development investment as prescribed in the Law on State budget and debt structuring of the Government.
2. According to annual state budget estimates and annual public borrowing and repayment plan, the Ministry of Finance shall submit a scheme for issuing sovereign bonds in international capital market to the Government for approval.
3. A scheme for issuing sovereign bonds in international capital market shall at least contain:
a) Necessity of issues of sovereign bonds in the international capital market;
b) Demand for and capacity to raise funds, domestic macro economy, Vietnam’s credit rating and international capital market;
c) Types of processes for bond issuance, amount, terms, expected interest rates, currency, and market;
d) A plan for using raised capital;
dd) Evaluation of loan efficiency and impact of the new loan on public debts, and indicators of public debt safety.
4. The Ministry of Finance shall implement the scheme approved by the Government, the decision of the Prime Minister on issue of sovereign bonds in the international capital market.
Article 29. ODA loans, external concessional loans
1. Ministries, regulatory bodies, and local governments shall make programs and projects for using ODA loans or external concessional loans as prescribed in this Law and relevant law provisions.
2. A program/project for using ODA loans or external concessional loans shall at least contain:
a) Necessity, objectives, and scope of the program/project;
b) Expected total sources of funds and proportion thereof, including external loans and reciprocal capital;
c) Loan amount, lender and loan terms and conditions (if any);
d) Proposed domestically operated financial mechanism; repayment source balance plan;
dd) Expected results of the program/project.
3. The Ministry of Finance shall determine grant element, evaluation of impact of new loan on indicators of public debt safety, and domestically operated financial mechanism, and then have them and the program/project for using ODA loans or external concessional loans considered by the Prime Minister for approval.
4. According to the approval of the Prime Minister, the governing body shall prepare a pre-feasibility study report or a report on program/project for using ODA loans or external concessional loans, and then submit it to the authority competent to decide investment policies as per the law.
5. According to the investment policies on program/project for using ODA loans or external concessional loans approved by competent authority, the government body shall prepare a feasibility study report and then submit it to the authority competent to decide investment as per the law.
6. The State President, the Government and the Prime Minister has the power to negotiate and conclude an ODA or external concessional loan agreement as follows:
a) The Government shall submit a loan agreement in the form of international treaty in the name of the State to the State President for negotiation, conclusion, and ratification;
b) The Prime Minister shall negotiate and conclude a loan agreement in the name of the Government.
7. The conclusion of an ODA loan or external concessional loan agreement is considered qualified when the following conditions are fulfilled:
a) all of investment procedures are completed as per the laws; and
b) the ODA loan or external concessional loan agreement has been approved by the competent authority.
8. ODA loans or external concessional loans must be allocated and used closely and effectively in the following rules:
a) Give grants to programs and projects eligible for state funding;
b) Given on-lent loans to People’s Committees of provinces, public sector entities, and enterprises.
9. The Government provides guidelines for management of ODA loans and external concessional loans.
Article 30. Other domestic loans
1. Other domestic loans of the Government shall be applied in accordance with the decision of the competent authority or loan agreement, including:
a) Loans borrowed from financial reserve fund of the State according to decisions of competent authorities in accordance with the Law on State budget;
b) Loans borrowed from off-budget financial fund, state funds, loans borrowed from financial institutions or credit institutions in accordance with loan agreement.
2. The loan agreement shall be made in the form of a loan contract, at least containing: loan amount, loan term, interest rate and other charges associated with the loan, options for repayment method, repayment period, extension, and late payment fines (if any), rights and responsibilities of contractual parties, other terms and conditions relating to the loan.
3. According to the annual state budget estimates ratified by the National Assembly and the annual public borrowing and repayment plan approved by the Prime Minister, the Ministry of Finance shall:
a) Request the Prime Minister to apply for a loan borrowed from financial reserve fund of the State to finance the budget deficit as prescribed in the Law on State budget. The Ministry of Finance shall decide a loan with the repayment plan within the year;
b) Decide a loan borrowed from state funds as prescribed in the Law on State budget; or a loan borrowed from debt repayment fund as prescribed in Clause 5 Article 56 of this Law;
c) Negotiate and conclude a loan agreement with the off-budget financial fund, a financial institution, or a credit institution.
Article 31. Use of the Government's loans
1. If a program/project is eligible for state funding, the procedures below shall be followed:
a) Expenditures of the program/project eligible for funding from central budget shall be included in expenditure estimate of central budget, which shall then be submitted to the National Assembly for ratification;
b) Dedicated additional loans for local budget shall be included in expenditure estimate of local budget, which shall then be submitted to the National Assembly for ratification;
c) Expenditures of the program/project eligible for funding from local budget shall be included in the expenditure estimate of local budget, which shall then be submitted to the People’s Council of province for ratification.
2. In case of end borrowers, the Ministry of Finance shall appraise and conclude or authorize a bank for social policies/credit institution to appraise and conclude an on-lent loan contract as prescribed in this Law.
Article 32. Repayment of government debts
1. The Government shall set aside an amount in central budget to repay government debts. The National Assembly shall ratify the new loan amount to pay off the principal in the total loan of annual state budget.
2. The People’s Committee of province shall set aside an amount in local budget to pay off ODA on-lent loans and external concessional loans in full and on schedule.
3. The Ministry of Finance and an intermediary borrower authorized by the Ministry of Finance must recover such an amount of principal, interests, and other related fees associated with programs and projects for ODA on-lent loans and external concessional loans, and then deposit the amount to the debt repayment fund to ensure external loan repayment.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực