Chương V Luật Quản lý nợ công 2017: Quản lý cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
Số hiệu: | 20/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 23/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 29/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ cho vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; không phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, vay thương mại nước ngoài để cho vay lại.
2. Chính phủ cho vay lại toàn bộ hoặc một phần vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
3. Việc cho vay lại phải bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng đối tượng, đúng mục đích được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Mức vay, thời hạn cho vay lại và thời gian ân hạn tối đa bằng mức vay, thời hạn vay và thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài của Chính phủ; đồng tiền cho vay lại, đồng tiền thu nợ là đồng tiền Chính phủ vay nước ngoài. Trường hợp trả nợ bằng Đồng Việt Nam, áp dụng tỷ giá bán ra tại thời điểm trả nợ do Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố để thu nợ.
5. Lãi suất cho vay lại bao gồm lãi suất Chính phủ vay nước ngoài, các khoản phí theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại.
6. Bên vay lại phải có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
1. Bộ Tài chính cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại để thực hiện chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Bộ Tài chính ủy quyền cho ngân hàng chính sách của Nhà nước thực hiện cho vay lại đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập để đầu tư chương trình, dự án trong danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước. Trong trường hợp này, cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng.
3. Bộ Tài chính ủy quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện cho vay lại đối với doanh nghiệp để đầu tư dự án sản xuất - kinh doanh. Tổ chức tín dụng được ủy quyền cho vay lại phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm ở mức ngang bằng hoặc thấp hơn một bậc so với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam;
b) Chịu toàn bộ rủi ro tín dụng.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương do cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Chương trình, dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản này có sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
c) Không có nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài quá hạn trên 180 ngày;
d) Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương tại thời điểm đề nghị vay lại không vượt quá mức dư nợ vay của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
đ) Ngân sách địa phương cam kết trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay và trả nợ theo quy định của pháp luật;
b) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
c) Có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Điều 38 của Luật này;
d) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại;
đ) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm;
b) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
c) Có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Điều 38 của Luật này;
d) Có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính của năm gần nhất so với năm thực hiện thẩm định;
đ) Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
e) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại;
1. Phí quản lý cho vay lại được quy định như sau:
a) Phí quản lý cho vay lại bằng 0,25%/năm tính trên dư nợ vay lại do bên vay lại nộp;
b) Phí quản lý cho vay lại được sử dụng để chi phục vụ công tác cho vay, quản lý, thu hồi vốn cho vay lại của cơ quan cho vay lại.
2. Dự phòng rủi ro cho vay lại được quy định như sau:
a) Mức dự phòng rủi ro cho vay lại được tính trên cơ sở đánh giá năng lực tài chính của bên vay lại, mức độ rủi ro của từng chương trình, dự án nhưng không quá 1,5%/năm trên dư nợ vay lại do bên vay lại nộp;
b) Trường hợp cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp vào Quỹ tích lũy trả nợ. Trường hợp cơ quan cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp cho cơ quan cho vay lại;
c) Dự phòng rủi ro cho vay lại dùng để tạo nguồn trả nợ vay nước ngoài trong trường hợp bên vay lại không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ.
1. Thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Bộ Tài chính thẩm định điều kiện được vay lại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này;
b) Căn cứ báo cáo kết quả thẩm định và hồ sơ liên quan, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp được quy định như sau:
a) Bên vay lại gửi đề nghị thẩm định cùng hồ sơ chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho Bộ Tài chính và cơ quan được ủy quyền cho vay lại để thẩm định. Bên vay lại chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các hồ sơ để thực hiện thẩm định cho vay lại;
b) Nội dung thẩm định bao gồm điều kiện được vay lại quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 36 của Luật này; năng lực tài chính của bên vay lại; phương án vay vốn, sử dụng vốn vay, doanh thu, chi phí, hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ của bên vay lại; tài sản bảo đảm của bên vay lại; phương án quản lý, xử lý tài sản thế chấp; đánh giá các yếu tố phi tài chính; mức độ rủi ro, giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro;
c) Cơ quan được ủy quyền cho vay lại thực hiện thẩm định các nội dung quy định tại điểm b khoản này; cho ý kiến về khả năng trả nợ và đề xuất điều kiện vay lại, mức dự phòng rủi ro cho vay lại áp dụng đối với bên vay lại;
d) Căn cứ báo cáo kết quả thẩm định và hồ sơ liên quan, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho vay lại.
1. Rủi ro tín dụng cho vay lại phát sinh khi bên vay lại chưa có khả năng trả nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng cho vay lại đã ký kết.
2. Việc xử lý rủi ro được xem xét theo từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của bên vay lại.
3. Các biện pháp xử lý khi xảy ra rủi ro tín dụng cho vay lại thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
4. Trường hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro mà bên vay lại vẫn không trả được nợ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án cơ cấu lại nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Bộ Tài chính, cơ quan được ủy quyền cho vay lại có trách nhiệm sau đây:
a) Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay lại của bên vay lại;
b) Hoàn thiện hồ sơ pháp lý, quản lý, xử lý tài sản thế chấp và các tài sản khác do bên vay lại dùng để bảo đảm tiền vay;
c) Áp dụng biện pháp, chế tài theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn cho vay lại, bao gồm các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan từ bên vay lại theo quy định trong hợp đồng cho vay lại;
d) Định kỳ hoặc theo yêu cầu, cung cấp thông tin, báo cáo liên quan đến việc thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay lại cho cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin, báo cáo;
đ) Đối với cơ quan cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, sau khi đã áp dụng các biện pháp, chế tài mà không thu hồi được một phần hoặc toàn bộ vốn cho vay lại, bao gồm các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan thì cơ quan cho vay lại phải trả nợ thay cho bên vay lại.
2. Bên vay lại có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý, sử dụng vốn vay lại đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo quy định trong hợp đồng cho vay lại. Trường hợp không trả nợ đầy đủ, đúng hạn thì phải chấp hành các biện pháp, chế tài mà cơ quan cho vay lại áp dụng để thu hồi nợ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện đúng quy định của pháp luật về thế chấp và các biện pháp bảo đảm tiền vay khác;
d) Định kỳ hoặc theo yêu cầu, cung cấp thông tin, báo cáo liên quan đến việc thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay lại cho Bộ Tài chính, cơ quan cho vay lại và cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin, báo cáo.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
MANAGEMENT OF ODA ON-LENT LOANS AND EXTERNAL CONCESSIONAL LOANS
Article 33. Eligible end borrowers and intermediary borrowers
1. Eligible end borrowers of ODA on-lent loans and external concessional loans include:
a) People's Committees of provinces;
b) public sector entities; and
c) enterprises.
2. Intermediary borrowers include the Ministry of Finance, banks for social policies, and credit institutions authorized to on-lend loans by the Ministry of Finance.
Article 34. Rules for on-lending
1. The Government only on-lends ODA loans or external concessional loans; the Government does not issue sovereign bonds in the international capital market or request foreign commercial loans to on-lend them.
2. The Government shall on-lend the whole or a part of ODA loans or external concessional loans to eligible end borrowers prescribed in Clause 1 Article 33 of this Law.
3. Each loan must be on-lent in transparent and effective manner, to eligible end borrowers and with proper purposes approved by competent authorities.
4. An on-lent loan amount, maturity, and grace period shall not exceed the respective items prescribed in the external loan agreement of the Government; the on-lent currency and repayment currency is the currency in which the external loan is borrowed. If the external debt is paid back in Vietnam dong, the selling exchange rate at the time of repayment disclosed by Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam, commonly referred to as Vietcombank, shall apply.
5. On-lending interest rate includes external loan interest rate, charges specified in the loan agreement, charges for management of on-lent loans and on-lent loan loss reserves.
6. The end borrower must have a feasible financial plan approved by competent authority as prescribed in Article 38 of this Law.
Article 35. On-lending methods
1. The Ministry of Finance shall on-lend a loan to the People’s Committee of province to carry out programs and projects for socio-economic development eligible for funding from local budget in compliance with the laws and regulations on state budget.
2. An intermediary borrower being bank for social policies authorized by the Ministry of Finance shall on-lend loans to enterprises or public sector entities to carry out programs and projects named in the list of preferred investments of state. In this case, the intermediary borrower will not take the credit risk.
3. An intermediary borrower being credit institution authorized by the Ministry of Finance shall on-lend loans to enterprises for business purposes. An intermediary borrower being credit institution must fulfill the following conditions:
a) Its credit rating graded by an international credit rating agency is equal or one level lower than its national credit rating.
b) It shall take all credit risks.
Article 36. Eligibility for on-lent loans
1. A People’s Committee of province is eligible for an on-lent loan when it fulfills the following conditions:
a) it has a program/projects for socio-economic development under a mid-term public investment plan of province approved by the competent authority and investment procedures thereof have been completed as per the law;
b) the program/project mentioned in Point a of this Clause is funded by ODA loans or external concessional loans;
c) there is no debt overdue for more than 180 days associated with an ODA on-lent loan or an external concessional loan;
d) the outstanding debt of local budget at the time of applying for on-lending loans does not exceed certain amount of that as prescribed in laws and regulations on state budget; and
dd) the local budget commits to pay off the loan in full and on schedule.
2. A public sector entity is eligible for an on-lent loan when it fulfills the following conditions:
a) it has exercised financial autonomy associated with recurrent expenditures and investment expenditures and has taken its own responsibility for capital efficiency and debt repayment as per the law;
b) it has an investment project to be financed by ODA on-lent loans approved by the competent authority and has completed relevant investment procedures as per the law;
c) it has a feasible financial plan approved by competent authority as prescribed in Article 38 of this Law;
d) it has no overdue debt when an application for an on-lent loan is submitted; and
dd) the loan has been secured as per the law.
3. An enterprise is eligible for an on-lent loan when it fulfills the following conditions:
a) it has legal status, established lawfully in Vietnam and operated for at least 3 years;
b) it has an investment project to be financed by ODA on-lent loans approved by the competent authority and has completed relevant investment procedures as per the law;
c) it has a feasible financial plan approved by competent authority as prescribed in Article 38 of this Law;
d) its debt-to-equity ratio does not exceed 3 to 1 according to the last annual financial statement of the year of assessment;
dd) it has not incurred loss for the last 3 consecutive years according to the audit report, except for the loss incurred due to adoption of state policies as approved by competent authority;
e) it has no overdue debt when the application for an on-lent loan is submitted; and
g) the loan has been secured as per the law.
Article 37. Charge for managing on-lent loans, on-lent loan loss reserves
1. Charge for managing on-lent loans:
a) The charge for managing on-lent loans is 0.25 per year calculated based on on-lent outstanding debt to be paid by the end borrower;
b) The abovementioned charge is used to pay expenses associated with borrowing, management, and recovery of on-lent loans by intermediary borrower.
2. On-lent loan loss reserves:
a) The on-lent loan loss reserve is calculated according to evaluation of the end borrower’s financial situation and level of risks of each program/project provided not exceeding 1.5% per year based on the outstanding debt to be paid by the end borrower;
b) If the intermediary borrower does not take credit risk, the on-lent loan loss reserve shall be allocated to debt repayment fund. If the intermediary borrower takes all of credit risks, the on-lent loan loss reserve shall be allocated to the intermediary borrower;
c) The on-lent loan loss reserve is set aside as an allowance for external loan repayment if the end borrower fails to pay off the debt in full and on schedule.
Article 38. Assessment of on-lent loans
1. An ODA on-lent loan or external concessional loan to be given to a People’s Committee of province shall be assessed as follows:
a) The Ministry of Finance shall assess if the People’s Committee of province is eligible for on-lent loans as prescribed in Clause 1 Article 26 of this Law;
b) According to the assessment results and relevant documentation, the Ministry of Finance shall request the Prime Minister to consider giving the on-lent loan to such People’s Committee of province.
2. An ODA on-lent loan or external concessional loan to be given to a public sector entity or enterprise shall be assessed as follows:
a) The end borrower shall send the on-lent loan application and documentation on program/project to the Ministry of Finance and the intermediary borrower. The end borrower shall take responsibility for the accuracy and truthfulness of documents applied for on-lent loans;
b) The following matters shall be assessed: eligibility for on-lent loans prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 36 of this Law; end borrower’s financial situation; borrowing and use plan, revenues, expenses, investment efficiency and creditworthiness of the end borrower; collateral; plan for management and disposition of collateral; level of risks, risk prevention and mitigation;
c) The intermediary borrower shall assess matters prescribed in Point b of this Clause; offer opinions about creditworthiness and propose eligibilities for the on-lent loan and on-lent loan loss reserves applicable to the end borrower;
d) According to the assessment results and relevant documentation, the Ministry of Finance shall request the Prime Minister to consider giving the on-lent loan.
Article 39. On-lent loan credit risk management
1. The on-lent loan credit risk arises when the end borrower defaults on the debt obligations or fails to repay debt in full and on schedule as specified in the on-lent loan contract.
2. The risk control shall be considered on a case-by-case basis based on reasons, level of risks and creditworthiness of the end borrower.
3. Responses to assessed risks associated with on-lent loans shall be adopted in accordance with Article 55 of this Law.
4. If the end borrower still defaults on the debt despite adoption of responses to assessed risks, the Ministry of Finance shall take charge and cooperate with Ministries, regulatory bodies, and local governments in formulating a scheme for debt restructuring and submitting it to the Prime Minister for approval.
Article 40. Responsibilities of intermediary borrowers and end borrowers
1. The Ministry of Finance and intermediary borrowers shall:
a) Monitor and examine the use of on-lent loans by end borrowers;
b) Complete legal dossiers, manage and dispose of collateral and other assets tied to the loan as security pledged by the end borrower;
c) Apply necessary methods and sanctions under law to recover borrowed funds, including principals, interests, and other related fees, from end borrowers under the terms and conditions specified in on-lent loan contracts;
d) Send periodic or ad-hoc report on implementation of programs and projects financed by on-lent loans to competent authorities and take responsibility for the accuracy and truthfulness of these reports;
dd) In case of an intermediary borrower taking all of credit risks, if it fails to recover a part or the whole of borrowed fund, including principals, interests, and other related fees, after applying necessary methods and sanctions, it must repay the debt on behalf of the end borrower.
2. The end borrower must:
a) Manage and use the on-lent loan with proper purposes as approved by the competent authority;
b) Repay debts in full and on schedule under the terms and conditions specified in the on-lent loan contract. If the end borrower fails to repay debt in full and on schedule, it must observe methods and sanctions applied by the intermediary borrower to recover debts and to incur liabilities as per the law;
c) Comply with the law on mortgage and loan security methods;
d) Send periodic or ad-hoc report on implementation of programs and projects financed by on-lent loans to the Ministry of Finance, intermediary borrower, and competent authorities and take responsibility for the accuracy and truthfulness of these reports.
3. The Government provides guidelines for management of ODA on-lent loans and external concessional loans.