Chương IX Luật Quản lý nợ công 2017: Kế toán, kiểm toán, thống kê, báo cáo và công bố thông tin về nợ công
Số hiệu: | 20/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 23/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 29/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về quản lý rủi ro đối với nợ công
Ngày 23/11/2017, Quốc hội thông qua Luật số 20/2017/QH14 – Luật quản lý nợ công 2017 quy định về hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
Theo đó, vấn đề quản lý rủi ro đối với nợ công được quy định một cách cụ thể hơn như sau:
Quản lý rủi ro đối với nợ công là việc nhận diện các loại rủi ro đối với danh mục nợ công, xác định mức độ ảnh hưởng để có biện pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp, bảo đảm khả năng trả nợ công.
Rủi ro về nợ công bao gồm:
- Rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ;
- Rủi ro do biến động của thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn;
- Rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách TW và địa phương;
- Rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn và các rủi ro khác có thể ảnh hưởng tới an toàn nợ công.
Luật quản lý nợ công 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các khoản vay, trả nợ, dư nợ của Chính phủ, nợ chính quyền địa phương phải được hạch toán kế toán theo quy định của Luật Kế toán, Luật Ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh phải thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật và báo cáo Bộ Tài chính để thống kê, theo dõi.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ.
1. Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Chủ chương trình, dự án có trách nhiệm ký hợp đồng kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm và kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập.
1. Việc thống kê nợ công phải bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời; không trùng lặp, không chồng chéo; công khai, minh bạch, có tính so sánh theo quy định của pháp luật.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nhà nước về nợ công; ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng công cụ, mô hình và các nghiệp vụ quản lý nợ tiên tiến theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
3. Bộ Tài chính xây dựng và quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu về nợ công; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ công.
1. Hằng năm hoặc theo yêu cầu, Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước thông tin về nợ công, bao gồm:
a) Tình hình nợ công và việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công, bao gồm số liệu về dư nợ, cơ cấu nợ, chủ nợ, đồng tiền vay;
b) Tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm;
c) Tình hình đàm phán, ký kết điều ước quốc tế về nợ công;
d) Tình hình cho vay lại, cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, bao gồm các dự án vay lại, bảo lãnh Chính phủ gặp khó khăn trong trả nợ và Quỹ tích lũy trả nợ phải ứng trả thay chi tiết theo từng dự án;
đ) Tình hình quản lý, sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ, bao gồm số liệu dư đầu kỳ, thu, chi phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ;
e) Tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nợ công;
g) Các thông tin khác có liên quan.
2. Hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nợ công theo phân công của Chính phủ.
3. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền thông tin về nợ công, bao gồm:
a) Tình hình nợ của chính quyền địa phương, bao gồm tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, nghĩa vụ trả nợ và số dư nợ của chính quyền địa phương;
b) Tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương;
c) Việc quản lý, giám sát nợ của chính quyền địa phương;
d) Các thông tin khác có liên quan.
1. Các chỉ tiêu nợ, số liệu nợ công được công bố bao gồm:
a) Nợ Chính phủ, trong đó nợ nước ngoài theo từng bên cho vay; công cụ nợ của Chính phủ theo từng hình thức huy động;
b) Nợ của chính quyền địa phương bao gồm phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, vay từ ngân quỹ nhà nước, các khoản vay khác;
c) Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm dư nợ vay và khoản ứng từ Quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ thay (nếu có).
2. Việc cung cấp và công bố thông tin về nợ công thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Thẩm quyền công bố thông tin về nợ công được quy định như sau:
a) Bộ Tài chính công bố thông tin về nợ công;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin về nợ chính quyền địa phương.
4. Hình thức công bố thông tin về nợ công bao gồm:
a) Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Họp báo, thông cáo báo chí;
c) Bản tin nợ công.
5. Bản tin nợ công được Bộ Tài chính phát hành 06 tháng một lần bằng tiếng Việt và được dịch ra tiếng Anh dưới dạng ấn phẩm và dữ liệu trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
6. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan cho vay lại, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính đối chiếu, xác nhận số liệu nợ công và các số liệu có liên quan.
ACCOUNTING, AUDITING, STATISTICS, REPORTS AND DISCLOSURE OF INFORMATION ABOUT PUBLIC DEBTS
Article 57. Accounting of public debts
1. Any loan, debt repayment, outstanding debt of the Government, or provincial debt shall be accounted as prescribed in the Law on Accounting, the Law on State Budget and relevant law provisions.
2. End borrowers and guaranteed borrowers must do accounting as per the law and send reports to postage stamps for monitoring.
3. The Minister of Finance shall provide guidelines for accounting system associated with loans and debt repayment of the Government and provinces; release statistics on and monitor debts arising from on-lent loans and sovereign guarantees.
Article 58. Auditing of public debts
1. State Audit Office shall perform its tasks and powers as prescribed in Article 18 of this Law.
2. The manager of a program/project must enter into an audit agreement with an audit firm with the purpose of auditing annual financial statements and final investment accounts as prescribed in laws and regulations on independent audits.
Article 59. Statistics on and establishment of a database on public debts
1. The statistics on public debts must stay honest and impartial, accurate, adequate, and timely; remain free of duplication and redundancy-free; and keep transparent and comparative as per the law.
2. Apply information technology in public debt management to meet objectives and tasks of public debt state management; give priorities to researches and application of advanced tools, diagrams, and practices of debt management in accordance with international practices and standards, in conformity with socio-economic development conditions for certain periods.
3. The Ministry of Finance shall establish a single database on public debts; develop applications in public debt management.
Article 60. Reports on public debts
1. Annually or at the request, the Government shall send a report on public debts to the National Assembly, the Standing Committee of National Assembly, and the State President, at least containing:
a) Public debts and indicators of public debt safety, including outstanding debts, debt structure, creditors, borrowed currencies;
b) Implementation of borrowing and repayment plan of the Government, provinces and annual sovereign-guaranteed loan limits;
c) Negotiation and conclusion of international treaties on public debts;
d) On-lent loans, issue and management of sovereign guarantees, including projects on on-lending or sovereign guarantees that face difficulty in repaying debts and the debt repayment fund must be advanced to cover such debts, on the case-by-case basis;
dd) Management and use of debt repayment fund, including opening balance, accrual revenues and expenditures, closing balance;
e) Implementation of resolutions of the National Assembly and the Standing Committee of National Assembly on public debts;
g) Other related information.
2. Annually, Ministries and ministerial-level agencies must send a report to the Government on implementation of public debt state management as assigned by the Government.
3. Annually, People's Committees of provinces shall send reports on public debts to People's Councils of provinces, the Ministry of Finance and competent agencies, at least containing:
a) Provincial debts, including implementation of provincial borrowing and repayment plan, debt service and outstanding debt of the province;
b) Implementation of programs and projects eligible for provincial loans;
c) Management and supervision of provincial debts;
d) Other related information.
Article 61. Public debt information disclosure
1. Indicators of public debts to be disclosed comprise:
a) Government debts, including external debts listed by lenders; government debt instruments listed by instrument types;
b) Provincial debts, including provincial bonds, ODA on-lent loans, external concessional loans, loans taken out from state funds, and other loans;
c) Sovereign-guaranteed debts, including outstanding debts and advances from the debt repayment fund (if any).
2. Information about public debts under the list of state secret matters shall be provided and disclosed in accordance with laws and regulations on state secret protection.
3. The powers to disclose public debt information:
a) The Ministry of Finance shall disclose information on public debts;
b) Presidents of People’s Committees of provinces shall disclose information on provincial debts.
4. Public debt information shall be disclosed in the following forms:
a) Websites of the Ministry of Finance and the People’s Committees of provinces;
b) Press conferences, press releases;
c) Public debt newsletter.
5. Public debt newsletters shall be issued biannually by the Ministry of Finance in Vietnamese and English translation in the form of publication and data in the website of the Ministry of Finance.
6. Ministries, ministerial-level agencies, People’s Committees of provinces, intermediary borrowers, and relevant agencies shall cooperate with the Ministry of Finance in collating and confirming data of public debts and relevant matters.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực