Chương III Luật Quản lý nợ công 2017: Chỉ tiêu an toàn nợ công, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, chương trình quản lý nợ công 03 năm, kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm
Số hiệu: | 20/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 23/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 29/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về quản lý rủi ro đối với nợ công
Ngày 23/11/2017, Quốc hội thông qua Luật số 20/2017/QH14 – Luật quản lý nợ công 2017 quy định về hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
Theo đó, vấn đề quản lý rủi ro đối với nợ công được quy định một cách cụ thể hơn như sau:
Quản lý rủi ro đối với nợ công là việc nhận diện các loại rủi ro đối với danh mục nợ công, xác định mức độ ảnh hưởng để có biện pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp, bảo đảm khả năng trả nợ công.
Rủi ro về nợ công bao gồm:
- Rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ;
- Rủi ro do biến động của thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn;
- Rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách TW và địa phương;
- Rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn và các rủi ro khác có thể ảnh hưởng tới an toàn nợ công.
Luật quản lý nợ công 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chỉ tiêu an toàn nợ công là hệ thống chỉ tiêu quy định mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ công do Quốc hội quyết định.
2. Các chỉ tiêu an toàn nợ công bao gồm:
a) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
b) Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
c) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
d) Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
1. Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm bao gồm:
b) Tổng mức vay, trả nợ của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương; hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ;
c) Các giải pháp quản lý nợ công.
2. Nội dung chủ yếu của báo cáo kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm trình Quốc hội quyết định bao gồm:
a) Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công, mục tiêu, định hướng, giải pháp về vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn trước; đánh giá kết quả, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm;
b) Mục tiêu, chỉ tiêu an toàn nợ công; định hướng, giải pháp quản lý nợ công nhằm bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững giai đoạn 05 năm tiếp theo;
c) Tổng mức vay và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ bao gồm vay về cho vay lại, tổng mức vay và trả nợ của chính quyền địa phương, hạn mức bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 05 năm tiếp theo;
d) Các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương, bao gồm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ 05 năm giai đoạn trước; đánh giá kết quả, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; định hướng, giải pháp quản lý nợ, tổng mức vay và nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương giai đoạn 05 năm tiếp theo, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm.
4. Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương, lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định.
5. Trình tự lập, quyết định kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm thực hiện theo trình tự lập, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
6. Trong trường họp tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá, lãi suất, bội chi ngân sách nhà nước biến động hoặc khả năng huy động vốn vay không đạt mục tiêu đã được phê duyệt, dẫn đến các chỉ tiêu an toàn nợ công chạm ngưỡng cảnh báo về an toàn nợ công, Chính phủ thực hiện các giải pháp để bảo đảm các chỉ tiêu an toàn nợ công không vượt mức trần Quốc hội quy định. Trường hợp phải điều chỉnh các chỉ tiêu an toàn nợ công, Chính phủ xây dựng phương án điều chỉnh trình Quốc hội xem xét, quyết định.
1. Chương trình quản lý nợ công 03 năm được lập hằng năm cùng với kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Nội dung chủ yếu của chương trình quản lý nợ công 03 năm bao gồm:
a) Đánh giá tình hình thực hiện việc quản lý nợ công năm hiện hành;
b) Dự kiến tổng mức vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương và hạn mức bảo lãnh Chính phủ của năm kế hoạch và 02 năm tiếp theo;
c) Dự báo tình hình thị trường vốn trong nước và quốc tế; khả năng, cơ cấu nguồn vay; phương án vay và nghĩa vụ trả nợ; chi phí huy động vốn, rủi ro có thể phát sinh trong năm kế hoạch và 02 năm tiếp theo;
d) Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính xây dựng chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào chương trình quản lý nợ công 03 năm.
4. Bộ Tài chính xây dựng chương trình quản lý nợ công 03 năm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm bao gồm:
a) Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm;
b) Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm;
c) Hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm.
2. Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được quy định như sau:
a) Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được lập nhằm thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách và đầu tư công trong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Nội dung kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách trung ương, trả nợ gốc, cho vay lại và cơ cấu lại nợ; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, trả nợ cho vay lại; cơ cấu vốn vay và xác định nguồn để trả nợ;
c) Hằng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính lập kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ.
3. Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm được quy định như sau:
a) Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm được lập nhằm thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách và đầu tư công của địa phương trong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Nội dung kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách địa phương, trả nợ gốc; nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương; cơ cấu vốn vay và xác định nguồn để trả nợ;
c) Hằng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp.
4. Hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm được quy định như sau:
a) Hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm được xác định theo nguyên tắc bảo đảm tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ không vượt quá tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội của năm trước và trong hạn mức bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 05 năm đã được Quốc hội quyết định;
b) Căn cứ nhu cầu và khả năng huy động vốn vay, hạn mức bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 05 năm đã được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định hạn mức bảo lãnh năm kế hoạch.
5. Bộ Tài chính xây dựng tổng mức vay, trả nợ của ngân sách trung ương và tổng hợp mức vay, trả nợ của ngân sách địa phương vào dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
6. Căn cứ tổng mức vay, trả nợ của ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định, hạn mức vay về cho vay lại, hạn mức bảo lãnh, Chính phủ hằng năm đã được Chính phủ quyết định, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
7. Căn cứ kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện, bảo đảm trong phạm vi kế hoạch và hạn mức được phê duyệt.
INDICATORS OF PUBLIC DEBT SAFETY, 5-YEAR PUBLIC BORROWING AND REPAYMENT PLANS, 3-YEAR PUBLIC DEBT MANAGEMENT PROGRAMS, ANNUAL PUBLIC BORROWING AND REPAYMENT PLANS
Article 21. Indicators of public debt safety
1. Indicators of public debt safety mean a system of indicators setting forth public debt ceiling and threshold ratified by the National Assembly.
2. Indicators of public debt safety consist of:
a) Public debt-to-GDP ratio;
b) Government debt-to-GDP ratio;
c) The ratio of debt service of the Government (excluding on-lent loans) to total budget revenues;
d) External debt-to- GDP ratio;
dd) External debt service-to-exports ratio. export turnover.
Article 22. 5-year public borrowing and repayment plans
1. A 5-year public borrowing and repayment plan shall contain:
a) Indicators of public debt safety;
b) Total loans and debt service of central government budget and local government budget; limits on loans to be on-lent and Sovereign-guaranteed loans;
c) Public debt management solutions.
2. A report on 5-year public borrowing and repayment plan submitted to the National Assembly for ratification shall at least contain:
a) Evaluate the control of indicators of public debt safety, objectives for and solutions for previous 5-year public borrowing and repayment plan; evaluate results, limitations, reasons thereof, and lessons learned;
b) Objectives and indicators of public debt safety; orientations and solutions for public debt management with a view to ensure a safe and sustainable national finance for the subsequent 5-year period;
c) Total loans and debt service of the Government, including loans to be on-lent, total loans and debt service of provinces, limits on Sovereign-guaranteed loans for the subsequent 5-year period;
d) Essential solutions for carrying out the plan.
3. The People’s Committee of province makes 5-year borrowing and repayment plan of the province, including implementation of the previous 5-year borrowing and repayment plan; evaluation of results, limitations, reasons thereof and lessons learned; orientations and solutions for debt management, total loans and debt service of the provinces for the subsequent 5-year period, and then submit to People's Council of province for consultation before sending it to the Ministry of Finance for consolidating it to the 5-year borrowing and repayment plan.
4. The Ministry of Finance shall gather 5-year borrowing and repayment plans of provinces to make a consolidated plan, and send it to the Government; the Government shall then forward it to the National Assembly for ratification.
5. Procedures for preparing and approving a 5-year financial plan shall apply to the preparing and approving of 5-year public borrowing and repayment plan as prescribed in the Law on State budget.
6. In case of fluctuations in economic growth, inflation, exchange rates, interest rates, or budget deficit or failure to raise a given fund as approved resulting in indicators of public debt safety reaching thresholds, the Government shall adopt appropriate solutions to ensure that indicators of public debt safety will not exceed the ceilings prescribed by the National Assembly. The Government shall make an adjusted plan, as deemed necessary, and submit it to the National Assembly for consideration.
Article 23. 3-year public debt management programs
1. Annually, a 3-year public debt management program shall be made in conjunction with a 3-year financial plan as prescribed in the Law on State budget.
2. A 3-year public debt management program shall at least contain:
a) Evaluation of the progress of public debt management in the current year;
b) Estimates of total loans and debt service of the Government and of provinces, and limits on Sovereign-guaranteed loan of the planning year and the subsequent 2 years;
c) Forecasts of domestic and international capital market; borrowing source capacity and structure; loan and debt service plans; expenses associated with raising funds and possible risks in the planning year and the subsequent 2 years;
d) Essential solutions for carrying out the program.
3. The People’s Committee of province shall direct Department of Finance to formulate and include a 3-year debt management program of province in the 3-year financial plan of province, and then send it to the Ministry of Finance for including them in the 3-year public debt management program.
4. The Ministry of Finance shall formulate and submit a 3-year public debt management program to the Prime Minister for approval.
Article 24. Annual public borrowing and repayment plans
1. An annual public borrowing and repayment plan shall contain:
a) An annual borrowing and repayment plan of the Government;
b) Annual borrowing and repayment plans of provinces;
c) Annual limits on loans to be on-lent and Sovereign-guaranteed loans.
2. An annual borrowing and repayment plan of the Government shall be done in compliance with the following regulations:
a) The annual borrowing and repayment plan of the Government is made to perform tasks associated with finance, budget, and public investment in the planning year as approved by competent authorities;
b) The annual borrowing and repayment plan of the Government shall contain: loans for financing central budget deficit, repayment of principal, on-lent loans and debt restructuring; debt service, repayment of on-lent loans; loan restructuring and repayment sources;
c) Annually, the Ministry of Finance shall make a borrowing and repayment plan of the Government at the same with the state budget estimates.
3. An annual borrowing and repayment plan of the province shall be done in compliance with the following regulations:
a) The annual borrowing and repayment plan of the province is made to perform tasks associated with finance, budget, and public investment of the province in the planning year as approved by competent authorities;
b) The annual borrowing and repayment plan of the province shall contain: loans for financing local budget deficit, repayment of principal, repayment of on-lent loans; loan restructuring and repayment sources;
c) Annually, the People’s Committee of province shall make a borrowing and repayment plan of the province at the same with the state budget estimates, and then send it to People’s Council of province for consultation; and then forward it to the Ministry of Finance for consolidation.
4. Annual limits on Sovereign-guaranteed loans shall be done in compliance with the following regulations:
a) Annual Sovereign-guaranteed loan limit is determined provided that the growth rate of outstanding debt of sovereign guarantee does not exceed the growth rate of GDP of the previous year and within Sovereign-guaranteed loan limit for the 5-year period ratified by the National Assembly;
b) According to the need and capacity of raising fund and the Sovereign-guaranteed loan limit for a 5-year period ratified by the National Assembly, the Ministry of Finance shall submit the guaranteed loan limit of the planning year to the Government for approval.
5. The Ministry of Finance shall make a report on total loans and debt service of central budget and include the total loans and debt service of local budget in the state budget estimates, and then send it to the Government; the Government shall then forward it to the National Assembly for ratification.
6. According to annual total loans and debt service of state budget ratified by the National Assembly, limits on loans to be on-lent, Sovereign-guaranteed loans, the Ministry of Finance shall make an annual public borrowing and repayment plan and submit it to the Prime Minister for approval.
7. According to the annual public borrowing and repayment plan approved by the Prime Minister, Ministries, regulatory bodies, and local governments shall carry out the plan within its scope and approved limits.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực