Chương VI Luật Quản lý nợ công 2017: Cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
Số hiệu: | 20/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 23/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 29/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1061 đến số 1062 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về quản lý rủi ro đối với nợ công
Ngày 23/11/2017, Quốc hội thông qua Luật số 20/2017/QH14 – Luật quản lý nợ công 2017 quy định về hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
Theo đó, vấn đề quản lý rủi ro đối với nợ công được quy định một cách cụ thể hơn như sau:
Quản lý rủi ro đối với nợ công là việc nhận diện các loại rủi ro đối với danh mục nợ công, xác định mức độ ảnh hưởng để có biện pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp, bảo đảm khả năng trả nợ công.
Rủi ro về nợ công bao gồm:
- Rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ;
- Rủi ro do biến động của thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn;
- Rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách TW và địa phương;
- Rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn và các rủi ro khác có thể ảnh hưởng tới an toàn nợ công.
Luật quản lý nợ công 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ nhu cầu vay vốn, đối tượng được bảo lãnh lập đề xuất chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ đối với chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, dự án đầu tư gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, xác định hạn mức bảo lãnh Chính phủ 05 năm và hằng năm, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Căn cứ hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm đã được quyết định, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng chương trình, dự án cụ thể.
1. Doanh nghiệp được cấp bảo lãnh Chính phủ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm;
b) Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh;
d) Bảo đảm hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm gần nhất so với thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh Chính phủ;
đ) Khoản bảo lãnh nằm trong hạn mức bảo lãnh hằng năm đã được Chính phủ phê duyệt;
e) Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
g) Có phương án tài chính được Bộ Tài chính thẩm định và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
h) Có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án. Vốn chủ sở hữu phải được bố trí theo tiến độ thực hiện dự án.
2. Ngân hàng chính sách của Nhà nước được cấp bảo lãnh Chính phủ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có chức năng huy động vốn để cho vay theo điều lệ được cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Khoản bảo lãnh nằm trong hạn mức bảo lãnh hằng năm đã được Chính phủ phê duyệt;
c) Khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được sử dụng để thực hiện, chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
3. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trên thị trường vốn trong nước, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp phải có hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật về chứng khoán và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh Chính phủ đối với chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, dự án đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định.
2. Nội dung thẩm định hồ sơ cấp bảo lãnh Chính phủ bao gồm:
a) Tình hình tài chính của đối tượng được bảo lãnh;
b) Phương án tài chính của chương trình, dự án sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ;
c) Điều kiện, điều khoản của khoản vay được cấp bảo lãnh Chính phủ;
d) Rủi ro của chương trình, dự án có liên quan tới khoản vay được xét cấp bảo lãnh Chính phủ.
1. Mức bảo lãnh Chính phủ đối với trị giá gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu cho dự án đầu tư không vượt quá 70% tổng mức đầu tư đã được phê duyệt của dự án.
2. Ngoài vốn vay được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại khoản 1 Điều này, đối tượng được Chính phủ bảo lãnh phải bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án theo tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.
1. Đối tượng được bảo lãnh phải nộp phí bảo lãnh theo mức độ rủi ro của từng chương trình, dự án nhưng tối đa là 2%/năm trên dư nợ được bảo lãnh. Phí bảo lãnh được trích một phần cho công tác quản lý bảo lãnh Chính phủ.
2. Đối tượng được bảo lãnh phải thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
3. Việc chuyển nhượng, chuyển giao quyền, nghĩa vụ của bên cho vay liên quan đến khoản vay được Chính phủ bảo lãnh phải bảo đảm không làm tăng nghĩa vụ của người bảo lãnh và phải được thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Tài chính. Người nhận chuyển nhượng, chuyển giao kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.
4. Việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay được Chính phủ bảo lãnh của đối tượng được bảo lãnh phải bảo đảm không làm tăng nghĩa vụ của người bảo lãnh và được bên cho vay chấp thuận. Đối tượng được bảo lãnh báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của đối tượng được bảo lãnh phải bảo đảm không làm tăng nghĩa vụ của người bảo lãnh và phải báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Việc chuyển nhượng, chuyển giao cổ phần, vốn góp của tổ chức, cá nhân trong danh sách cổ đông sở hữu từ 65% cổ phần trở lên đã đăng ký với Bộ Tài chính tại thời điểm xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ phải báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
7. Việc chuyển nhượng, chuyển giao dự án, tài sản dự án sau đầu tư của đối tượng được bảo lãnh phải bảo đảm không làm tăng nghĩa vụ của người bảo lãnh, không làm thay đổi nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh đối với bên cho vay và người bảo lãnh. Đối tượng được bảo lãnh báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
8. Đối tượng được bảo lãnh phải thực hiện các biện pháp bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
1. Khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phải được theo dõi để phòng ngừa, xử lý rủi ro.
2. Đối tượng được bảo lãnh có các khoản nợ hoặc nợ quá hạn với Quỹ tích lũy trả nợ phải chịu sự giám sát của Bộ Tài chính theo quy định của Chính phủ.
3. Việc phòng ngừa, xử lý rủi ro bảo lãnh Chính phủ thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
1. Cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ là Bộ Tài chính có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì thẩm định đề xuất chủ trương, đề xuất cấp bảo lãnh Chính phủ và thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ;
b) Tham gia đàm phán, cho ý kiến về thỏa thuận vay, phương án phát hành trái phiếu trên cơ sở hồ sơ do đối tượng được bảo lãnh cung cấp;
c) Giám sát việc sử dụng vốn vay; kiến nghị biện pháp, chế tài xử lý trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong trả nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
d) Thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh phát sinh theo văn bản bảo lãnh trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ;
đ) Áp dụng các biện pháp, chế tài theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ và các chi phí phát sinh từ việc trả nợ thay cho đối tượng được bảo lãnh;
e) Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
2. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ hồ sơ, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ cung cấp cho Bộ Tài chính;
b) Chủ trì đàm phán thỏa thuận vay, phát hành trái phiếu;
c) Quản lý, sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với bên cho vay;
đ) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người bảo lãnh. Trường hợp không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn thì phải chấp hành các biện pháp, chế tài mà người bảo lãnh áp dụng; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu không trả được nợ;
e) Định kỳ hoặc theo yêu cầu của Bộ Tài chính, cung cấp thông tin về tình hình thực hiện dự án và khả năng thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận vay, phát hành trái phiếu; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp;
g) Báo cáo kịp thời về nguy cơ vi phạm thỏa thuận vay, văn bản bảo lãnh.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Phê duyệt đề án vay, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Tham gia ý kiến với Bộ Tài chính trong quá trình thẩm định chủ trương cấp bảo lãnh hoặc thẩm định cấp bảo lãnh Chính phủ;
c) Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc đối tượng được bảo lãnh thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh; chủ trì xử lý các vấn đề liên quan khi xảy ra hành vi vi phạm của đối tượng được bảo lãnh;
d) Phối hợp với Bộ Tài chính xử lý các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện văn bản bảo lãnh.
4. Chính phủ quy định chi tiết về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
ISSUE AND MANAGEMENT OF SOVEREIGN GUARANTEES
Article 41. Borrowers of sovereign guarantees
1. Any enterprise whose investment projects are subject to investment policy decisions of the National Assembly, the Government, or subject to investment decision of the Prime Minister as prescribed in the Law on Investment and the Law on Public Investment.
2. Any bank for social policies that have carried out state credit program.
Article 42. Policies on issue of sovereign guarantees
1. A guaranteed borrower may, according to its need, apply for issue of sovereign guarantees associated with the state credit program to the Ministry of Finance for consolidating, determining the limit on sovereign-guaranteed loan for 5 years and annually, and then submit application to the competent authority for decision.
2. According to the annual sovereign-guaranteed loan limit that has been determined, the Ministry of Finance shall request the Prime Minister to issue sovereign guarantees to every specific program/project.
Article 43. Eligibility for sovereign guarantees
1. An enterprise is eligible for a sovereign guarantee when it fulfills the following conditions:
a) it has legal status, established lawfully in Vietnam and operated for at least 3 years;
b) It has not incurred loss for the last 3 consecutive years according to the audit report, except for the loss incurred due to adoption of state policies as approved by competent authority;
c) it has no overdue debt when the application for a sovereign guarantee is submitted;
d) its debt-to-equity ratio does not exceed 3 to 1 according to the last annual financial statement of the year of assessment;
dd) The guarantee amount is within the annual guarantee limit approved by the Government;
e) it has completed investment procedures under the investment law and other relevant laws;
g) it has the financial plan assessed by the Ministry of Finance and approved by the Prime Minister;
h) its ratio of owner’s equity to total investment of the project is at least 20%. The owner’s equity will be disbursed according to time for performance.
2. A bank for social policies is eligible for a sovereign guarantee when it fulfills the following conditions:
a) It has established and operated as per the law and raised funds in accordance with its charter promulgated by the competent authority;
b) The guarantee amount is within the annual guarantee limit approved by the Government;
c) The sovereign-guaranteed loan shall be used to carry out the state credit program as prescribed by the Government.
3. When an enterprise issues sovereign-guaranteed bonds in the domestic capital market, it must both fulfill conditions prescribed in Clause 1 of this Article and obtain an application for issue of bonds as prescribed in laws on securities and relevant law provisions.
Article 44. The power to issue sovereign guarantees
1. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with relevant agencies in assessing applications for issue of sovereign guarantees associated with state credit program, investment project, and then send the assessment results to the Prime Minister.
2. The following matters in an application for issue of sovereign guarantee shall be assessed:
a) financial situation of the borrower;
b) Financial plan of the program/project financed by the loan and creditworthiness;
c) Terms and conditions of the sovereign-guaranteed loan;
d) Risks of the program/project associated with sovereign-guaranteed loan.
Article 45. Limit on sovereign guarantee for investment project
1. The limit on sovereign guarantees for the loan amount and bond issue for investment project is 70% of total investment as approved.
2. Apart from the sovereign-guaranteed loan prescribed in Clause 1 of this Article, the sovereign-guaranteed borrower must undertake that it may maintain sufficient sources of funds to carry out the project with total estimated investment as approved.
Article 46. Management of sovereign guarantees
1. The guaranteed borrower must pay a sum of guarantee fee depending on risk level of each program/project but not exceeding 2% of guaranteed outstanding debt. The proceed of guarantee fee may be appropriated partially for the management of sovereign guarantees.
2. The guaranteed borrower must put an asset up as collateral as prescribed in laws on security interest registration.
3. Any assignment of rights and obligations of the borrower associated with a sovereign-guaranteed loan must undertake that obligations of the guarantor remain unchanged and notified to the Ministry of Finance in advance. The assignee shall inherit all of rights and obligations associated with the guaranteed loan.
4. Any assignment of a sovereign-guaranteed loan by the guaranteed borrower must undertake that the guarantor does not incur heavier obligations, with the consent of the lender. The guaranteed borrower shall report on the assignment to the Ministry of Finance and the Ministry of Finance shall then forward it to the Prime Minister for approval.
5. Any division, consolidation, acquisition, or conversion of business entity type of the guaranteed borrower must undertake that the guarantor does not incur heavier obligations and be reported to the Ministry of Finance; the Ministry of Finance shall then forward it to the Prime Minister for approval.
6. The assignment of shares of a shareholder whose name is included in the list of shareholders holding at least 65% of shares which has been registered with the Ministry of Finance when the application for issue of sovereign guarantee has been assessed shall be reported to the Ministry of Finance, the Ministry of Finance shall then forward it to the Prime Minister for approval.
7. The assignment of project or project property after investment of the guaranteed borrower must undertake that the obligations of the guarantor are not expanded and obligations of the guaranteed borrower towards the lender and the guarantor do not change. The guaranteed borrower shall report on the assignment to the Ministry of Finance and the Ministry of Finance shall then forward it to the Prime Minister for approval.
8. The guaranteed borrower must grant security interests to ensure the repayment of loan and sovereign-guaranteed bonds in full and on schedule.
Article 47. Management of sovereign guarantee risks
1. Sovereign-guaranteed loans and bonds must be monitored for risk prevention and mitigation.
2. Any guaranteed borrower that has overdue debt arising from debt repayment fund must be supervised by the Ministry of Finance as prescribed by the Government.
3. The sovereign guarantee risk prevention and mitigation shall be done in accordance with Article 55 of this Law.
Article 48. Responsibilities of guarantors, borrowers, Ministries, ministerial-level agencies, and People’s Committees of provinces
1. The Ministry of Finance acting as the guarantor shall:
a) Assess policies and applications for issue of sovereign guarantees and issue sovereign guarantees;
b) Negotiate, offer opinions about loan agreement and bond issue plans in consideration of the application submitted by the guaranteed borrower;
c) Supervise the use of loan; make a proposal for measures and sanctions when a borrower faces difficulty in debt service, and send it to the Prime Minister for approval;
d) Fulfill the guarantor's payment liability arising from the letter of guarantee when a guaranteed borrower defaults on the debt;
dd) Apply necessary measures and sanctions as per the law to recover debts and expenses arising from the debt repayment on behalf of the borrower;
e) Consolidate and report on the issue and management of sovereign guarantees to competent authorities.
2. The guaranteed borrower must:
a) Provide adequate documentation and take responsibility for accuracy and truthfulness of documentation furnished to the Ministry of Finance;
b) Preside over negotiation of loan agreement or bond issue;
c) Manage and use the sovereign-guaranteed loan with proper purposes as approved by the competent authority;
d) Discharge debt obligations to the lender in full;
dd) Fulfill obligations to guarantor adequately. When failing to repay debts in full and on schedule, the borrower must abide by measures and sanctions applied by the guarantor; and take legal responsibility in case of debt default;
e) Provide information about the performance of project, and fulfillment of obligations specified in the loan agreement or bond issue on a regular basis or at the request of the Ministry of Finance; and take responsibility for the accuracy and truthfulness of the information;
g) Report risks of violating loan agreement or letter of guarantee in a timely manner.
3. Relevant Ministry, ministerial-level agency, or People’s Committee of province shall:
a) Approve scheme for loan or bond issue of enterprises under its scope of management;
b) Cooperate with the Ministry of Finance in assessing the policy on issue of guarantee or sovereign guarantee;
c) Inspect and expedite guaranteed borrowers under its management to fulfill their obligations; take actions against violations committed by guaranteed borrowers;
d) Cooperate with the Ministry of Finance in settling any dispute arising from the implementation of letter of guarantee.
4. The Government shall provide guidelines for issue and management of sovereign guarantees.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực