Chương II Luật Kế toán 2015: Nội dung công tác kế toán
Số hiệu: | 88/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1241 đến số 1242 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật kế toán 2015 vừa được ban hành ngày 20/11/2015 với nhiều quy định về nội dung công tác kế toán; tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán; quản lý nhà nước về kế toán; …
Luật kế toán năm 2015 gồm 6 Chương, 74 Điều, giảm 01 Chương và tăng 10 Điều so với Luật Kế toán 2003.
Chương I. Những quy định chung
Chương II. Nội dung công tác kế toán
Chương III. Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán
Chương IV. Hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán
Chương V. Quản lý nhà nước về kế toán
Chương VI. Điều khoản thi hành
Theo đó, Luật kế toán 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý
Các loại tài sản và nợ phải trả được đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính gồm:
+ Công cụ tài chính theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán;
+ Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế;
+ Các tài sản hoặc nợ phải trả khác có giá trị biến động thường xuyên, theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán.
- Báo cáo tài chính nhà nước
Theo Điều 30 Luật KT 2015, việc lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện như sau:
+ Bộ Tài chính lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình UBND cấp tỉnh để báo cáo HĐND cùng cấp;
+ Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm lập báo cáo của đơn vị mình và cung cấp thông tin tài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước.
- Thời gian kiểm tra kế toán được Điều 36 Luật số 88/2015/QH13 quy định như sau:
Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ. Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp thì thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ.
- Điều 39 Luật kế toán 2015 quy định việc kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ
+ Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
+ Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
- Bổ sung Chương IV về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, với các quy định nổi bật sau:
+ Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
+ Điều kiện cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
+ Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
+ Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán tại Điều 65 Luật KT 2015
+ Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính
+ Tổ chức nghề nghiệp về kế toán
Luật kế toán 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
1. Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
2. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng.
3. Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
5. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
3. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.
4. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.
1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hoá đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán.
2. Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu chứng từ kế toán thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu, ký xác nhận trên chứng từ sao chụp và giao bản sao chụp cho đơn vị kế toán; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu.
4. Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu.
1. Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế.
2. Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán chỉ được sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán cho mục đích kế toán tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Bộ Tài chính quy định chi tiết về tài khoản kế toán và hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán sau đây:
a) Đơn vị kế toán có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước;
b) Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp;
đ) Đơn vị kế toán khác.
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
2. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
3. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ghi sổ;
b) Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
đ) Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
4. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
1. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng ở đơn vị.
2. Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm.
3. Đơn vị kế toán được cụ thể hoá các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu kế toán của đơn vị.
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.
3. Sổ kế toán phải được ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.
4. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải được ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.
5. Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp ghi không hết trang phải gạch chéo phần không ghi; khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.
6. Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
7. Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Điều 24, Điều 25 và các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này, trừ việc đóng dấu giáp lai. Sau khi khóa sổ kế toán trên phương tiện điện tử phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm để đưa vào lưu trữ. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
1. Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây:
a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
c) Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.
2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.
3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc sửa chữa này.
4. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng phương tiện điện tử được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
1. Các loại tài sản và nợ phải trả được đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính gồm:
a) Công cụ tài chính theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý;
b) Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế;
c) Các tài sản hoặc nợ phải trả khác có giá trị biến động thường xuyên, theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải được đánh giá lại theo giá trị hợp lý.
2. Việc đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý phải bảo đảm có căn cứ xác thực. Trường hợp không có cơ sở để xác định được giá trị một cách đáng tin cậy thì tài sản và nợ phải trả được ghi nhận theo giá gốc.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể các tài sản và nợ phải trả được ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý, phương pháp kế toán ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý.
1. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính;
b) Báo cáo kết quả hoạt động;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính;
đ) Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc lập báo cáo tài chính của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:
a) Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;
b) Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;
c) Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;
d) Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
3. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động; trách nhiệm, đối tượng, kỳ lập, phương pháp lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo và công khai báo cáo tài chính.
1. Báo cáo tài chính nhà nước được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan khác thuộc khu vực nhà nước, dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính nhà nước, kết quả hoạt động tài chính nhà nước và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
2. Báo cáo tài chính nhà nước cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Báo cáo tài chính nhà nước gồm:
a) Báo cáo tình hình tài chính nhà nước;
b) Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước;
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước.
3. Việc lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp;
b) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm lập báo cáo của đơn vị mình và cung cấp thông tin tài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
4. Báo cáo tài chính nhà nước được lập và trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng với thời điểm quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết về nội dung báo cáo tài chính nhà nước; việc tổ chức thực hiện lập, công khai báo cáo tài chính nhà nước; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc cung cấp thông tin phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước.
1. Đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước công khai thông tin thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước công khai quyết toán thu, chi tài chính năm.
3. Đơn vị kế toán sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh công khai các nội dung sau đây:
a) Tình hình tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
b) Kết quả hoạt động kinh doanh;
c) Trích lập và sử dụng các quỹ;
d) Thu nhập của người lao động;
đ) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán.
1. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo bằng văn bản;
c) Niêm yết;
d) Đăng tải trên trang thông tin điện tử;
đ) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức và thời hạn công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Đơn vị kế toán không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của Nhân dân phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo tài chính.
4. Đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.
1. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai.
2. Đơn vị kế toán khi được kiểm toán phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về kiểm toán.
3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán đã được kiểm toán khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có báo cáo kiểm toán kèm theo.
1. Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền. Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, trừ các cơ quan quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
2. Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán gồm:
a) Bộ Tài chính;
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý;
d) Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc.
3. Các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán gồm:
a) Các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán.
1. Nội dung kiểm tra kế toán gồm:
a) Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán;
b) Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
c) Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;
d) Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.
2. Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của Luật này.
Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động. Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, cần có thời gian để đánh giá, đối chiếu, kết luận, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kéo dài thời gian kiểm tra; thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.
1. Khi kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải công bố quyết định kiểm tra kế toán, trừ các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của Luật này. Đoàn kiểm tra kế toán có quyền yêu cầu đơn vị kế toán được kiểm tra cung cấp tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi cần thiết.
2. Khi kết thúc kiểm tra kế toán, đoàn kiểm tra kế toán phải lập biên bản kiểm tra kế toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tra một bản; nếu phát hiện có vi phạm pháp luật về kế toán thì xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.
4. Đoàn kiểm tra kế toán phải tuân thủ trình tự, nội dung, phạm vi và thời gian kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị kế toán và không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra.
1. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có trách nhiệm sau đây:
a) Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra;
b) Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
2. Đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán có các quyền sau đây:
a) Từ chối việc kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 34 hoặc nội dung kiểm tra không đúng với quy định tại Điều 35 của Luật này;
b) Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.
1. Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
2. Đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Tài sản của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả;
b) Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.
3. Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
4. Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;
b) Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt;
c) Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán;
d) Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị kế toán.
5. Chính phủ quy định chi tiết về kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Cuối kỳ kế toán năm;
b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;
c) Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
4. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.
2. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu kế toán đó; nếu tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu hoặc bản xác nhận.
3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.
4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:
a) Ít nhất là 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;
b) Ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
6. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ.
Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại, đơn vị kế toán phải thực hiện ngay các công việc sau đây:
1. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại; thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Tổ chức phục hồi lại tài liệu kế toán bị hư hỏng;
3. Liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại;
4. Đối với tài liệu kế toán có liên quan đến tài sản nhưng không thể phục hồi bằng các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì phải kiểm kê tài sản để lập lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại.
1. Đơn vị kế toán bị chia thành các đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Phân chia tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho các đơn vị kế toán mới.
2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
1. Đơn vị kế toán bị tách một bộ phận để thành lập đơn vị kế toán mới phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách;
b) Bàn giao tài sản, nợ chưa thanh toán của bộ phận được tách, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao tài liệu kế toán liên quan đến tài sản, nợ chưa thanh toán cho đơn vị kế toán mới; đối với tài liệu kế toán không bàn giao thì đơn vị kế toán bị tách lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Đơn vị kế toán mới được thành lập căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
1. Các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành đơn vị kế toán mới thì từng đơn vị kế toán bị hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán hợp nhất.
2. Đơn vị kế toán hợp nhất phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Căn cứ vào biên bản bàn giao, mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này;
b) Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị hợp nhất thành báo cáo tài chính của đơn vị kế toán hợp nhất;
c) Nhận, lưu trữ tài liệu kế toán của các đơn vị bị hợp nhất.
1. Đơn vị kế toán bị sáp nhập vào đơn vị kế toán khác phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán nhận sáp nhập.
2. Đơn vị kế toán nhận sáp nhập căn cứ vào biên bản bàn giao ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
1. Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa thanh toán, lập biên bản bàn giao và ghi sổ kế toán theo biên bản bàn giao;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán cho đơn vị kế toán sau chuyển đổi.
2. Đơn vị kế toán sau chuyển đổi căn cứ vào biên bản bàn giao mở sổ kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định của Luật này.
1. Đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định nợ chưa thanh toán, lập báo cáo tài chính;
b) Mở sổ kế toán theo dõi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến việc giải thể, chấm dứt hoạt động;
c) Bàn giao toàn bộ tài liệu kế toán của đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động sau khi xử lý xong cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc tổ chức, cá nhân lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Trường hợp đơn vị kế toán bị tuyên bố phá sản thì Toà án tuyên bố phá sản chỉ định người thực hiện công việc kế toán quy định tại khoản 1 Điều này.
CONTENTS OF ACCOUNTING WORKS
Article 16. Contents of accounting records
1. An accounting record must have:
a) Name and number of the accounting record;
b) Date of the accounting record;
c) Name, address of the entity that makes the accounting record;
d) Name, address of the entity that receives the accounting record;
dd) Contents of the economic/financial transaction that occurs;
e) Quantity, unit price, amount of the economic/financial transaction in number; total amount of accounting records serving collection or payment of money in both number and words;
g) Signatures, full names of the persons who make, approve the accounting record, and relevant persons
2. Apart from the primary contents specified in Clause 1 of this Article, an accounting record may have other contents depending on its type.
Article 17. Electronic records
1. Electronic records are considered accounting records if they have the contents specified in Article 16 of this Law and are displayed in the form of electronic data, encrypted and not changed during transmission through the computer network or telecommunications network or by a storage device such as magnetic tape, magnetic disc, or payment cards.
2. Electronic records must ensure security and integrity of data and information being used and stored, be managed and inspected to avoid illegal access, duplication, or piracy. Electronic records are managed as if accounting documents in original forms when they are created, sent, or received, provided there are suitable devices for using them.
3. When a physical record is converted into an electronic one and vice versa, the electronic may be used for making the economic/financial transaction; the physical record is only for retention, not for making transactions or payments.
Article 18. Making and retention of accounting records
1. An accounting record shall be made for each economic/financial transaction that occurs during the operation of an accounting unit. Only one accounting record shall be made for each economic/financial transaction.
2. Accounting records must be made in a clear, complete, timely, and accurate manner in accordance with the set form. If an accounting record form is not available, the accounting unit may design its own accounting records as long as they have sufficient contents specified in Article 16 of this Law.
3. Economic/financial transactions on accounting records must not be abbreviated, erased, changed; Text must be written by pen; digits and letters must be written continuously without interruption; blank spaces must be crossed out. Accounting records that are changed are not valid for payment and recording in accounting books. Every incorrect accounting record must be crossed out.
4. An accounting record must have a sufficient number of copies as prescribed. Contents of the copies of an accounting record for an economic/financial transaction must be identical.
5. The persons who make, approve, and other persons that sign the accounting record are responsible for its content.
6. Electronic accounting records must comply with provisions of Article 17, Clause 1 and Clause 2 of this Article. Electronic accounting records shall be printed and retained in accordance with Article 41 of this Law. If electronic records are stored in electronic devices instead of being printed, it is required to ensure safety and security of information and accessibility during the retention period.
Article 19. Signing accounting records
1. An accounting record must sufficient signatures. Accounting records must be signed with indelible ink. It is prohibited to use red ink or rubber signature stamps on accounting records. Signatures on accounting records appended by the same person must be consistent. The Government shall provide for signatures on accounting records appended by visually impaired people.
2. Accounting records must be signed by competent persons or authorized persons. It is prohibited to sign an accounting record that does not have sufficient content.
3. Accounting records on payment must be signed by the person competent to approve payments and the chief accountant or an authorized person before making such payment. Every copies of an accounting record on payment must be signed.
4. Electronic records must bear electronic signatures. Signatures on electronic records are as valid as signatures on physical records.
1. Invoices are accounting records made by goods sellers and service providers to record information about the goods sale or service provision as prescribed by law.
2. The content and appearance of invoices, procedures for making, managing, and using invoices shall comply with regulations of law on taxation.
Article 21. Management and use of accounting records
1. Information and data on accounting records are the basis for making accounting books.
2. Accounting records must be sorted by transaction content and by time, and preserved as prescribed by law.
3. Only competent authorities are entitled to impound, confiscate, or seal accounting records. Where accounting records are impounded or confiscated, the competent authority shall photocopy the records impounded or confiscated, append signature on the copies, and give the copies to the accounting unit; make a record which specifies the reasons for impoundment of confiscation, quantity of each type of accounting records impounded or confiscated, and append the signature and seal on the record.
4. The competent authority that seals accounting records shall issue a record which specifies the reasons for sealing, quantity of each type of accounting records sealed, and append the signature and seal on the record.
Section 2. ACCOUNTS AND ACCOUNTING BOOKS
Article 22. Accounts and account system
1. Accounts are used for classifying and systemizing economic/financial transactions.
2. The account system consists of necessary accounts. Each accounting unit may only use one account system for financial accounting as prescribed by the Ministry of Finance.
3. The Ministry of Finance shall promulgate specific regulations on accounts and account systems of the following accounting units:
a) Accounting units responsible for revenues and expenditures of state budget;
b) Accounting units using state budget;
c) Accounting units that do not use state budget;
d) Accounting units that are enterprises;
dd) Other accounting units.
Article 23. Options to apply an account system
1. Each accounting unit shall select an account system from the account systems established by the Ministry of Finance.
2. An accounting unit may detail the selected accounts to serve its purpose.
1. Accounting books are used for recording economic/financial transactions that occurred and are related to the accounting unit.
2. Each accounting book must specify the name of the accounting unit; name, opening date, closing date of the book; signature of the book maker, chief accountant, legal representative of the accounting unit, page numbers, and overlapping seals.
3. Each accounting book must have:
a) Date of each entry;
b) Numbers and dates of accounting records that serve as the basis for making the entries;
c) Summary of economic/financial transactions that occurred;
d) Amount of money of economic/financial transactions recorded in the accounts;
dd) Opening balance, transactions that occur during the period, and closing balance.
4. Accounting books include the general accounting book and detailed accounting books.
5. The Ministry of Finance shall promulgate specific regulations on accounting books.
Article 25. Accounting book system
1. Each accounting unit shall select an accounting book system from the accounting book systems established by the Ministry of Finance.
2. Each accounting unit shall use only one accounting book system for an annual accounting period.
3. The accounting unit may detail the selected accounting books to serve its purpose.
Article 26. Opening, recording, closing, and retention of accounting books
1. Accounting books shall be opened at the beginning of the annual accounting period; new accounting units shall open their accounting books from the inauguration date.
2. Accounting records are the basis for making accounting books.
3. Accounting books must be made clearly, completely, and in a timely manner. Information and data recorded in the accounting books must be accurate, truthful, and consistent with accounting records.
4. Economic/financial transactions must be recorded in the accounting books in chronological order. Information and data recorded in accounting books of the next year must continue those on the accounting books of the preceding year. An accounting book must be continuously made from the beginning to the closing of the book.
5. Information and data on the accounting books must be recorded by pen, must not be inserted at the top or bottom and must not overlap; no lines shall be skipped; any empty space of the page must be crossed out; if one page is not enough, a sum must be done at the end of each page and carried forward to the next page.
6. The accounting unit must close its accounting books at the end of the accounting period before making the financial statement and in other cases specified by law.
7. Accounting units may make electronic accounting books. Electronic accounting books must comply with regulations on accounting books in Article 24, Article 25, Clause 1, 2, 3, 4, and 6 of this Article, except for regulations on the overlapping seal. After electronic accounting books are closed, they must be printed out and bound into books for each annual accounting period in order to be retained. If electronic accounting books are stored in electronic devices instead of being printed, it is required to ensure safety and security of information and accessibility during the retention period.
Article 27. Correcting accounting books
1. If an error is found in an accounting book, they must not be erased and must be rectified in one of the following manners:
a) Cross out the error, write the correct text or number above, and request the chief accountant to sign next to it;
b) Rewrite the incorrect number in red ink or in round brackets, then write the correct number and request the chief accountant to sign next to it;
c) Issue “chứng từ điều chỉnh" (“corrective note”) and write the difference.
2. If an error is found in an accounting book before the annual financial statement is submitted to a competent authority, rectification must be made in the accounting books of the same year.
3. If an error is found in an accounting book after the annual financial statement is submitted to a competent authority, rectification must be made in the accounting books of the year in which the error is found and explanation must be provided.
4. Rectification of electronic accounting books shall apply the method specified in Point c Clause 1 of this Article.
Article 28. Evaluation and recording according to reasonable value
1. Assets and liabilities to be evaluated and recorded according to their reasonable values at the end of the financial statement period include:
a) Financial instruments required by accounting standards to be recorded and re-evaluated according to their reasonable values
b) Accounts derived from foreign currencies at actual exchange rates;
c) Other assets and liabilities whose values regularly fluctuate and required by accounting standards to be re-evaluated according to their reasonable values.
2. Re-evaluation of assets and liabilities according to their reasonable values must be well founded. If the values cannot be reliably determined, assets and liabilities shall be recorded at their original prices.
3. The Ministry of Finance shall regulates assets and liabilities to be recorded and re-evaluated according to reasonable values, accounting method for recording and re-evaluating according to reasonable values.
Section 3. FINANCIAL STATEMENTS
Article 29. Financial statements of accounting units
1. Financial statements of an accounting unit are used for aggregating and describing its financial conditions and performance. Financial statements of an accounting unit include:
a) Financial condition statement;
b) Business performance statement;
c) Cash flow statement;
d) Note to financial statements;
dd) Other statements defined by law.
2. Financial statements of an accounting unit are made as follows:
a) Each accounting unit shall make the financial statement at the end of the annual accounting period, unless otherwise prescribed by law;
c) Financial statements shall be based on figures after accounting books are closed. The superior accounting unit shall make a general financial statement or consolidated financial statement based on financial statements of inferior accounting units;
c) Financial statements must be made correctly in terms of contents, method, and consistency accounting periods; any difference in presentation of financial statements of different accounting periods must be explained;
d) Financial statements shall bear the signatures of the makers, the chief accountant, and the legal representative of the accounting unit. The persons who sign a financial statement are responsible for its content.
3. The annual financial statement of an accounting unit shall be submitted to the competent authority within 90 days from the end of the annual accounting period as prescribed by law.
4. The Ministry of Finance shall promulgate specific regulations on financial statements in each field; responsibility, maker, period, method, deadline, places for submission of financial statements, and publishing of financial statements.
Article 30. Financial statements of the State
1. Financial statements of the State are made according to consolidation of financial statements of regulatory agencies, public service agencies, business organizations, and relevant units of the State, used for consolidating and describing financial conditions of the State, result of financial activities of the State, and cash flow thereof nationwide and of each administrative division.
2. Financial statements of the State provide information about revenues and expenditures of state budget, public funds, public debts, state capital in enterprises, assets, sources of capital, and use of state capital. Financial statements of the State include:
a) Financial condition statement;
b) Statement of financial activity result;
c) Cash flow statement;
d) Note to financial statements of the State.
3. Financial statements of the State are made as follows:
a) The Ministry of Finance shall make nationwide financial statements, submit them to the Government for reporting to the National Assembly; direct State Treasuries to take charge and cooperate with finance authorities in making financial statements of local governments and submitting them to the People’s Committees of provinces for reporting to the People’s Councils of provinces;
b) Other regulatory agencies, public service agencies, business organizations, and relevant units shall make their own financial statements and provide financial information serving the making of nationwide and local financial statements.
4. Financial statements of the State shall be made and submitted to the National Assembly or the People’s Council at the same time as the state budget statement according to the Law on State budget.
5. The Government shall promulgate specific regulations on financial statements of the State; the making and publishing of financial statements of the State; responsibility of agencies, units, and local governments for provision of information serving the making of financial statements of the State.
Article 31. Published contents of financial statement
1. Accounting units using state budget shall publish information about revenues, expenditures of state budget in accordance with the Law on State budget.
2. Accounting units that do not use state budget shall publish their annually revenue and expenditure statements.
3. Accounting units using the people’s contributions shall publish the purposes and use of such contributions, contributors, contributed amount, results, revenues and expenditures related to such contributions.
4. Accounting units doing business shall publish:
b) Assets, liabilities and owner’s capital;
b) Business performance;
c) Development and use of funds;
d) Workers’ incomes;
dd) Other contents required by law.
5. Financial statements of accounting units that are, by law, required to be audited must be enclosed with audit reports made by the auditing bodies.
Article 32. Manners and deadline for publishing financial statements
1. A financial statement shall be published in one of the following manner:
a) Publication;
b) Written notice;
c) Posting;
d) Publication on a website;
dd) Other manners prescribed by law.
2. The manners and deadlines for publishing financial statements of accounting units using state budget shall comply with regulations of law on state budget.
3. Accounting units that do not use state budget, accounting units using the people’s contributions shall publish their annual financial statements within 30 days from their submission dates.
4. Accounting units doing business shall publish their annual financial statements within 120 days from the end of the annual accounting period. Where regulations of law on securities, credit, or insurance provide for different manners and deadlines for publishing financial statements; such regulations shall apply.
Article 33. Audit of financial statements
1. Financial statements of accounting units that are, by law, required to be audited must be audited before they are submitted to competent authorities and published.
2. Audited accounting units shall comply with regulations of law on audit.
3. Audited financial statements of accounting units must be enclosed with audit reports when being submitted to competent authorities.
Section 4. ACCOUNTING INSPECTION
Article 34. Accounting inspection
1. Accounting units shall have their accounting works inspected by competent authorities. Accounting inspection shall only be carried out under a decision of a competent authority as prescribed by law, except for the authorities specified in Point b Clause 3 of this Article.
2. The authorities that are competent to decide accounting inspection include:
a) The Ministry of Finance;
b) Other Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, other central agencies shall decide accounting inspection of accounting units under their management;
c) The People’s Committees of provinces shall decide accounting inspection of accounting units in their provinces;
d) Superior units shall decide accounting inspection of affiliated units.
3. The authorities that are competent to carry out accounting inspection include:
a) The authorities specified in Clause 2 of this Article;
b) State inspection agencies, finance inspection agency, State Audit Agency, tax authorities during inspection and audit of accounting units.
Article 35. Contents of accounting inspection
1. An accounting inspection consists of:
a) Inspection of performance of accounting works;
b) Inspection of the accounting apparatus and accountants;
c) Inspection of the organization structure and provision of accounting services;
d) Inspection of the adherence to other regulations of law on accounting.
2. The accounting inspection content must be specified in the decision on accounting inspection, except for the case in Point b Clause 3 Article 34 of this Law.
Article 36. Duration for accounting inspection
The Duration of an accounting inspection is decided by the authority competent to carry out the accounting inspection but not exceeding 10 days, excluding days off and public holidays defined by the Labor Code. If the inspection content is complicated and thus requires more time to evaluate and draw a conclusion, the inspecting authority may extend the duration for up to 05 days, excluding days off and public holidays defined by the Labor Code.
Article 37. Rights and obligations of accounting inspectorates
1. During an accounting inspection, the inspectorate must announce the decision on accounting inspection, except for the inspectorates and audit commissions specified in Point b Clause 3 Article 34 of this Law. The accounting inspectorate is entitled to request the accounting unit to provide accounting documents related to the accounting inspection content and explanation where necessary.
2. At the end of the inspection, the inspectorate shall make an inspection record and gives one copy to the inspected unit; Any violations against regulations of law on accounting shall, if they are within the competence of the inspectorate, be dealt with or, if they are beyond the competence of the inspectorate, transferred to a competent authority as prescribed by law.
3. The chief of the inspectorate is responsible for the inspection conclusion.
4. The inspectorate shall comply with the procedures, contents, scope, and duration of inspection, not affect the normal operation of the accounting unit, and not harass the accounting unit.
Article 38. Rights and obligations of inspected accounting units
1. The inspected accounting unit has the obligations to:
a) Provide the inspectorate with accounting documents related to the accounting inspection content and explanation at the request of the inspectorate;
b) Comply with the conclusion given by the inspectorate.
2. The inspected accounting unit has the rights to:
a) Refuse the inspection if it is suspected to be beyond the competence of the inspectorate as prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 34, or the inspection contents are not conformable with Article 35 of this Law;
b) File complaints to a competent authority if the conclusion given by the inspectorate is not concurred with.
Article 39. Internal control and audit
1. Internal control means establishment and implementation of internal mechanism, policies, procedures, and regulations conformable with law meant to prevent, discover, and deal with the risks and meet the set requirements.
2. Each accounting unit must establish an internal control system to meet the following requirements:
a) Its assets are protected from improper and inefficient use;
b) The transactions are approved intra vires and fully recorded as the basis for making and presenting truthful and reasonable financial statements.
3. Internal audit means inspection, assessment, and supervision of the completeness, appropriateness, and effectiveness of internal control.
4. Objectives of internal audit:
a) Inspect the compatibility, effectiveness, and efficiency of the internal control system;
b) Inspect and certify the quality, reliability of economic and financial information of the financial statement and administrative accounting report before they are submitted;
c) Inspect the adherence to the rules for operation, management, observance of law, regulations on finance, accounting, policies, resolutions, and decisions of the heads of the accounting unit;
d) Discover weaknesses in the management system; propose solutions for improvement of the management system of the accounting unit.
5. The Government shall regulate internal audit of enterprises, regulatory agencies, and public service agencies.
Section 5. STOCKTAKING, PRESERVATION AND RETENTION OF ACCOUNTING DOCUMENTS
1. Stocktaking means measurement of quantity, verification and assessment of quality and value of existing assets and sources of capital at that time in comparison with figures in the accounting books.
2. An accounting unit shall conduct stocktaking in the following cases:
a) At the end of the annual accounting period;
b) Total division, partial division, consolidation, merger, dissolution, shutdown, bankruptcy, transfer, or lease of the accounting unit;
c) Conversion of type of business of the accounting unit;
d) Occurrence of conflagration, flood, and other unexpected damage;
dd) Re-evaluation of assets under a decision of a competent authority;
e) Other cases prescribed by law.
3. After the stocktaking is done, the accounting unit shall make a stocktaking report. In case of any discrepancies between the stocktaking result and figures on the accounting books, the accounting unit must determine the cause and record the difference on the accounting books before making the financial statement.
4. The stocktaking must truthfully reflect the assets and sources of assets. The persons who make and sign the stocktaking report are responsible for it.
Article 41. Preservation and retention of accounting documents
1. Accounting documents must be fully and safely preserved by accounting units.
2. In case of impoundment of confiscation of accounting documents, it is required to have a record and copies of the impounded or confiscated accounting documents; in case of loss or damage of accounting documents, it is required to have a record and copies of documents or a certification.
3. Accounting documents shall be retained for 12 months from the end of the annual accounting period or completion of accounting works.
4. The legal representative of the accounting unit is responsible for the preservation and retention of accounting documents.
5. Duration of retention of accounting documents:
a) For accounting documents serving management and operation of the accounting unit, including those not directly used for making accounting books and financial statements: at least 05 years;
b) For accounting documents directly used for making accounting books, financial statements, accounting books, and annual financial statements: at least 10 years, unless otherwise prescribed by law;
c) For historical accounting documents or those of economic, national security, or national defense importance: permanently.
6. The Government shall regulates types of accounting documents that need retaining, duration of retention, beginning time of retention mentioned in Clause 5 of this Article, places for retention, and procedures for destruction of accounting documents.
Article 42. Responsibility of accounting units for loss or damage of accounting documents
Where accounting documents are lost or damaged, the accounting unit shall immediately:
1. Check, determine the quantity, conditions, cause of the loss or damaged; notify relevant entities and competent authorities;
2. Organize a restoration of damaged accounting documents;
3. Contact entities having transactions and accounting documents for photocopying the documents or certifying the loss or damage of accounting documents;
4. Regarding accounting documents about assets that cannot be restored as set out in Clause 2 and Clause 3 of this Article, it is required to conduct stocktaking to remake the accounting documents that are lost or damaged.
Section 6. ACCOUNTING WORKS IN CASE OF TOTAL DIVISION, PARTIAL DIVISION, CONSOLIDATION, MERGER, CONVERSION, DISSOLUTION, SHUTDOWN, BANKRUPTCY OF ACCOUNTING UNITS
Article 43. Accounting works in case of total division of an accounting unit
1. The accounting unit that undergoes a total division shall perform the following works:
a) Close accounting books, conduct stocktaking, determine unpaid debts, and make a financial statement;
b) Distribute assets and unpaid debts, make a transfer note, and make the accounting books according to such transfer note;
c) Transfer accounting documents about the assets and unpaid debts to the new accounting units
2. According to the transfer note, new accounting units shall open and make their accounting books in accordance with this Law.
Article 44. Accounting works in case of partial division of an accounting unit
1. The accounting unit (transferor unit) that undergoes a partial division and establishes a new accounting unit (transferee unit) shall perform the following works:
a) Conduct stocktaking, determine unpaid debts of the transferee unit;
b) Transfer assets and unpaid debts of the transferee unit, make a transfer note, and make accounting books according to such transfer note;
c) Transfer accounting documents about the assets and unpaid debts to the transferee unit; the transferor unit shall retain accounting documents that are not transferred in accordance with Article 41 of this Law.
2. According to the transfer note, new transferee unit shall open and make their accounting books in accordance with this Law.
Article 45. Accounting works in case of consolidation of accounting units
1. Where several accounting units (consolidating units) are consolidated into a new accounting unit (consolidated unit), the following works shall be performed:
a) Close accounting books, conduct stocktaking, determine unpaid debts, and make a financial statement;
b) Transfer all assets and unpaid debts, make a transfer note, and make accounting books according to such transfer note;
c) Transfer all accounting documents to the consolidated unit.
2. The consolidated unit shall:
a) Open and make its accounting books according to the transfer note and in conformity with this Law;
b) Consolidate financial statements of consolidating units into a financial statement of the consolidated unit;
c) Receive, retain accounting documents of consolidated units.
Article 46. Accounting works in case of acquisition of an accounting unit
1. The accounting unit that is acquired by another accounting unit (acquirer) shall:
a) Close accounting books, conduct stocktaking, determine unpaid debts, and make a financial statement;
b) Transfer all assets and unpaid debts, make a transfer note, and make accounting books according to such transfer note;
c) Transfer all accounting documents to the acquirer.
2. The acquirer shall make its accounting books according to the transfer note and in conformity with this Law.
Article 47. Accounting works in case of conversion of an accounting unit
1. The converted accounting unit shall:
a) Close accounting books, conduct stocktaking, determine unpaid debts, and make a financial statement;
b) Transfer all assets and unpaid debts, make a transfer note, and make accounting books according to such transfer note;
c) Transfer all accounting documents to the converted accounting unit.
2. According to the transfer note, new converted unit shall open and make their accounting books in accordance with this Law.
Article 48. Accounting works in case of dissolution, shutdown, or bankruptcy of an accounting unit
1. The accounting unit that is dissolved or shut down shall:
a) Close accounting books, conduct stocktaking, determine unpaid debts, and make a financial statement;
b) Open an accounting book to monitor economic/financial transaction related to the dissolution or shutdown;
c) Transfer all accounting documents of the dissolved or shut down accounting unit to the superior accounting unit or an entity in charge of document retention in accordance with Article 41 of this Law.
2. Where an accounting unit is declared bankrupt, the declaring court shall appoint a person in charge of the accounting works specified in Clause 1 of this Article.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực