Chương V Luật Kế toán 2015: Quản lý nhà nước về kế toán
Số hiệu: | 88/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1241 đến số 1242 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật kế toán 2015 vừa được ban hành ngày 20/11/2015 với nhiều quy định về nội dung công tác kế toán; tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán; quản lý nhà nước về kế toán; …
Luật kế toán năm 2015 gồm 6 Chương, 74 Điều, giảm 01 Chương và tăng 10 Điều so với Luật Kế toán 2003.
Chương I. Những quy định chung
Chương II. Nội dung công tác kế toán
Chương III. Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán
Chương IV. Hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán
Chương V. Quản lý nhà nước về kế toán
Chương VI. Điều khoản thi hành
Theo đó, Luật kế toán 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý
Các loại tài sản và nợ phải trả được đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính gồm:
+ Công cụ tài chính theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán;
+ Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế;
+ Các tài sản hoặc nợ phải trả khác có giá trị biến động thường xuyên, theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán.
- Báo cáo tài chính nhà nước
Theo Điều 30 Luật KT 2015, việc lập báo cáo tài chính nhà nước được thực hiện như sau:
+ Bộ Tài chính lập báo cáo tài chính nhà nước trên phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính lập báo cáo tài chính thuộc phạm vi địa phương, trình UBND cấp tỉnh để báo cáo HĐND cùng cấp;
+ Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm lập báo cáo của đơn vị mình và cung cấp thông tin tài chính cần thiết phục vụ việc lập báo cáo tài chính nhà nước.
- Thời gian kiểm tra kế toán được Điều 36 Luật số 88/2015/QH13 quy định như sau:
Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ. Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp thì thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ.
- Điều 39 Luật kế toán 2015 quy định việc kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ
+ Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
+ Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
- Bổ sung Chương IV về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, với các quy định nổi bật sau:
+ Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán
+ Điều kiện cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
+ Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
+ Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán tại Điều 65 Luật KT 2015
+ Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính
+ Tổ chức nghề nghiệp về kế toán
Luật kế toán 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kế toán.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kế toán, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược, chính sách phát triển kế toán;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kế toán;
c) Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán và đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán.
d) Quy định việc thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ kế toán viên;
đ) Kiểm tra kế toán; kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán; giám sát việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
e) Quy định việc cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề;
g) Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán;
h) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kế toán;
i) Hợp tác quốc tế về kế toán.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về kế toán trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kế toán tại địa phương.
STATE MANAGEMENT OF ACCOUNTING
Article 71. State management of accounting
1. The Government shall unify state management of accounting
2. The Ministry of Finance is responsible to the Government for state management of accounting and has the duties and entitlements below:
a) Develop and submit strategies and policies on accounting development to the Government;
b) Develop and promulgate legislative documents on accounting, or submit them to the Government for promulgation;
c) Issue, reissue, revoke Certificates of Accounting Service Registration and Certificates of eligibility to provide accounting services; suspend accounting practice and provision of accounting services.
d) Decide the examination, issuance, revocation, and management of accountant certificates;
dd) Carry out accounting inspections; inspect accounting services; supervise the observance of accounting standards and accounting regimes;
e) Regulate update of accounting practitioners’ knowledge;
g) Organize and manage scientific research into accounting and application of information technology to accounting works;
h) Carry out inspection, settle complaints and denunciations, and take actions against violations against regulations of law on accounting;
i) Seek international cooperation in accounting.
3. Other Ministries, ministerial agencies, within the scope of their duties and entitlements, shall cooperate with the Ministry of Finance in state management of accounting.
4. The People’s Committees of provinces, within the scope of their duties and entitlements, are in charge of state management of accounting in their provinces.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực