Chương 4 Luật hàng hải 1990: Cảng biển và cảng vụ
Số hiệu: | 42-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 30/06/1990 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1991 |
Ngày công báo: | 31/08/1990 | Số công báo: | Từ số 15 đến số 16 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Cảng biển nói tại Bộ luật này là cảng được mở ra để tầu biển ra, vào hoạt động. Cảng biển bao gồm các khu vực sau đây:
a) Kho bãi, cầu cảng, nhà xưởng, khu hành chính và dịch vụ hàng hải, sau đây gọi chung là vùng đất cảng;
b) Vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu - chuyển tải, luồng ra, vào cảng, vùng tránh bão, sau đây gọi chung là vùng nước cảng.
2- Khu vực hàng hải nói tại Bộ luật này bao gồm vùng nước của nhiều cảng gần kề nhau và luồng quá cảng.
3- Hội đồng bộ trưởng quy định việc mở các cảng biển.
Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện công bố việc mở cảng biển, việc tạm thời cấm tầu ra, vào cảng và ban hành Quy chế hoạt động hàng hải trong từng vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải.
1- Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại các khu vực hàng hải và vùng nước cảng biển là cảng vụ.
2- Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện công bố khu vực trách nhiệm của cảng vụ, sau khi tham khảo ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương; quy định về tổ chức và chỉ đạo hoạt động của cảng vụ.
Người có quyền chỉ huy cao nhất của cảng vụ là Giám đốc cảng vụ, Giám đốc cảng vụ có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của cảng vụ, kiểm tra việc chấp hành các quy định bảo đảm an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, vệ sinh và trật tự hàng hải;
2- Không cho phép tầu vào hoặc rời cảng khi tầu không có đủ các điều kiện an toàn hàng hải cần thiết hoặc chưa thanh toán xong các khoản nợ, tiền phạt vi phạm quy chế hoạt động tại cảng;
3- Thực hiện yêu cầu tạm giữ, bắt giữ hàng hải đối với tầu biển hoặc lệnh bắt giữ tầu biển của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
4- Cấp giấy phép hoạt động cho tầu thuyền và người hoạt động trong khu vực trách nhiệm; thu hồi giấy phép đã cấp, nếu xét thấy không đủ điều kiện bảo đảm an toàn hàng hải;
5- Tổ chức tìm kiếm và cứu nạn tầu, người trong khu vực trách nhiệm;
6- Xử phát hành chính các hành vi vi phạm quy định về an toàn hàng hải, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, vệ sinh và trật tự hàng hải.
1- Trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình, các cơ quan quản lý Nhà nước về hàng hải, an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế, văn hoá, phòng chống cháy - nổ, bảo vệ môi trường và các cơ quan quản lý Nhà nước khác hoạt động tại cảng biển theo quy định của pháp luật.
2- Các cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm hoạt động thường xuyên tại cảng có quyền đặt trụ sở làm việc trong cảng, Giám đốc xí nghiệp cảng có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ.
3- Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý Nhà nước hoạt động tại cảng biển.
1. The sea-port as referred to in the present Code are ports opened for sea-going vessels navigation and operation. A sea-port shall consist of the following areas:
a) Warehouses, yards, berths, wharves and docks, depots and workshops, administrative and maritime services zones, hereinafter referred to as the port premises.
b) Waters in front of berths, wharves and docks, areas for anchorage and lighterage, entrances and exists fairways to and out of port, storm shelter areas, hereinafter referred to as the port waters.
2. The navigable zones as referred to in the present Code consist of waters of a number of ports situated near to each other and near to transit lanes.
3. The Council of Ministers shall determine the opening of sea-ports. The Minister of Transport and Communications shall declare the opening, the interim closing of sea-ports and issue regulations on maritime shipping activities in each of sea-port waters or in marine navigable zones.
1. The special body having the state management on maritime shipping in the marine navigable zones and waters of sea-ports is referred to as Port Authority.
2. The Minister of Transport and Communications, after having consultations with the Peoples Committees of provinces and municipal-level cities of the central authority or similar administrative units, shall declare the areas under the control of the Port Authority and decide the organization and instruct leading guides on the activities of the Port Authority.
The person exercising the highest command of the Port Authority is the Director. The Director of Port Authority has the following power and duties:
1. To organize the implementation of regulations on the activities of the port authority, supervise the fulfillment of rules and regulations on marine navigation safety, environmental pollution prevention, marine sanitation and order.
2. Not to permit vessels to enter or to leave the port if they are unseaworthy or fail to clear
outstanding debts, fines for violation of rules and regulations of the port.
3. To exercise temporary detention, maritime lien on sea-going vessels or to carry out the warrant of arrest of sea-going vessels issued by the statutory state competent authorities.
4. To grant permits for vessels, boats operating or persons working within the areas under the control of the Port Authority; to revoke such permits if having grounds to realize such vessels, boats or persons having insufficient condition for marine navigation safety.
5. To organize search and rescue of vessels or people in distress in the areas under the control of the Port Authority.
6. To impose administrative fines for acts violating rules and regulations on marine navigation safety, environmental pollution prevention, maritime sanitation and order.
1. Within their power and responsibilities, the State Management Authorities on maritime shipping, immigration, quarantine, customs, duties, culture, fire-extinguishment, explosion prevention, environmental protection, and the other state management bodies stationed in the sea port areas shall operate in conformity with provisions of laws.
2. The State Management Authorities which permanently function in the port areas are entitled to established their working offices there. The Director of Port Enterprise is obliged to facilitate the functions of these Authorities.
3. The Council of Ministers shall promulgate the rules and regulations on work coordination between the State Management Authorities operating in the ports areas.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực