Chương 11 Luật hàng hải 1990: Cứu hộ hàng hải
Số hiệu: | 42-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 30/06/1990 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1991 |
Ngày công báo: | 31/08/1990 | Số công báo: | Từ số 15 đến số 16 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Cứu hộ hàng hải là hành động cứu tầu biển hoặc các tài sản thuộc về tầu thoát khỏi nguy hiểm hoặc hành động cứu trợ tầu biển đang bị nguy hiểm, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải.
2- Hợp đồng cứu hộ hàng hải được ký kết theo các hình thức do các bên thoả thuận.
1- Mọi hành động cứu hộ hàng hải mang lại kết quả có ích đều được hưởng tiền công cứu hộ hợp lý.
2- Tiền công cứu hộ cũng phải được trả, kể cả trong các trường hợp: người cứu hộ có hành động trực tiếp hoặc gián tiếp giúp người được cứu hộ bảo vệ các quyền lợi liên quan đến tiền cước, tiền công vận chuyển hành khách; cứu hộ tầu biển thuộc cùng một chủ tầu; cứu hộ tầu sông hoặc thuỷ phi cơ trên biển hoặc các vùng nước nội địa
3- Hành động cứu hộ trái với sự chỉ định rõ ràng và hợp lý của thuyền trưởng tầu được cứu, thì không được trả tiền công cứu hộ.
1- Người được cứu tính mạng không có nghĩa vụ trả bất cứ một khoản tiền nào cho người đã cứu mình.
2- Người cứu tính mạng được hưởng một khoản tiền thưởng hợp lý trong tiền công cứu hộ tài sản, nếu hành động đó liên quan đến cùng một tai nạn làm phát sinh hành động cứu hộ tài sản.
Người đang thực hiện nhiệm vụ hoa tiêu hoặc lai dắt trên biển được thưởng công cứu hộ, nếu đã có những sự giúp đỡ đặc biệt vượt quá phạm vi trách nhiệm theo hợp đồng để cứu hộ tầu mà mình đang phục vụ.
Các bên tham gia hợp đồng cứu hộ đều có quyền yêu cầu huỷ bỏ hoặc thay đổi những thoả thuận không hợp lý trong hợp đồng, nếu các thoả thuận này được ký kết trong tình trạng nguy cấp và bị tác động bởi tình trạng đó hoặc chứng minh được là đã bị lừa dối, lợi dụng khi ký kết và khi tiền công cứu hộ quá thấp hoặc quá cao so với thực tế.
1- Tiền công cứu hộ bao gồm tiền thưởng công cứu hộ, chi phí cứu hộ và chi phí vận chuyển, bảo quản tầu hoặc tài sản được cứu hộ.
2- Tiền công cứu hộ được thoả thuận trong hợp đồng, nhưng phải hợp lý và không được vượt quá giá trị tầu hoặc tài sản được cứu hộ.
3- Trong trường hợp tiền công cứu hộ không được thoả thuận trong hợp đồng hoặc không hợp lý và khi có nhiều người tham gia cứu hộ, thì tiền công cứu hộ được xác định trên cơ sở:
a) Kết quả cứu hộ;
b) Công sức và mức độ cố gắng của người cứu hộ;
c) Mức độ nguy hiểm đối với người trên tầu bị nạn, tầu hoặc tài sản bị nạn;
d) Mức độ nguy hiểm đối với người cứu hộ cũng như đối với các tầu và thiết bị cứu hộ mà người cứu hộ sử dụng;
e) Thời gian, chi phí và các tổn thất liên quan;
g) Rủi ro về trách nhiệm hoặc các rủi ro khác mà người cứu hộ phải gánh chịu;
h) Giá trị các thiết bị cứu hộ;
i) Sự điều chỉnh đặc biệt của tầu cứu hộ để phục vụ hành động cứu hộ;
k) Giá trị tài sản được cứu.
4- Tiền công cứu hộ có thể bị giảm hoặc không được công nhận, nếu người cứu hộ đã tự gây ra tình trạng phải cứu hộ hoặc có hành động trộm cắp, lừa đảo, gian lận khi thực hiện hợp đồng cứu hộ.
Giá trị tầu hoặc tài sản được cứu là giá trị thực tế tại nơi để tầu hoặc tài sản sau khi được cứu hộ hoặc tiền bán, định giá tài sản sau khi đã trừ chi phí ký gửi, bảo quản, tổ chức bán đấu giá và các chi phí tương tự khác.
Tầu hoặc tài sản được cứu hộ có thể bị cầm giữ hoặc tạm giữ để bảo đảm việc thanh toán tiền công cứu hộ và các chi phí khác liên quan đến việc định giá, tổ chức bán đấu giá.
1- Tiền công cứu hộ được chia đều giữa chủ tầu và thuyền bộ tầu cứu hộ, sau khi trừ chi phí, tổn thất của tầu và chi phí, tổn thất của chủ tầu hoặc của thuyền bộ liên quan đến hành động cứu hộ.
Nguyên tắc này không áp dụng đối với tầu cứu hộ chuyên dùng.
2- Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện quy định cụ thể cách thức phân chia tiền công cứu hộ của thuyền bộ.
1- Các quy định tại Chương này cũng được áp dụng đối với các loại tầu thuộc các lực lượng vũ trang Việt Nam.
2- Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Bộ trưởng Bộ nội vụ quy định cụ thể cách thức phân chia tiền công cứu hộ của thuyền bộ các tầu thuộc các lực lượng vũ trang Việt Nam.
Thời hiệu khiếu nại về việc thực hiện hợp đồng cứu hộ là hai năm, tính từ ngày kết thúc hành động cứu hộ.
1. A maritime salvage is an action for saving a vessel or properties on board thereof from danger as well as for rendering assistance to a vessel in peril, which is undertaken in accordance with a salvage agreement.
2. The salvage agreement is signed in the form as mutually agreed and between the contracting parties.
1. Any maritime salvage action which have brought about useful result is entitled to the reasonable remuneration.
2. A remuneration is also due for the following services: a salvor who has taken direct or indirect salvage operations to assist the owner of the salvaged property in saving freight and money due for the carriage of passengers; the salvage has taken place as between vessels belonging to the same shipowner; salvage rendered on the sea or in inland waters to a vessel of inland navigation or to a seaplane.
3. No right to any remuneration falls to a salvor who has undertaken salvage operations contrary to an express and reasonable decision of the master of the salved vessel.
1. Persons whose lives have been saved are not bound to pay any money for their rescue.
2. A salvor of human life is entitled to a fair share in the remuneration due for the salvage of property, is his salvage operations have been connected with the accident giving rise to the salvage of such property.
Whoever has by a contract undertaken to render pilot or towage services on the sea is entitled to a remuneration for salvage, provided that he has rendered to her exceptional services beyond the scope of the contract for salvage of this very vessel.
The parties to a salvage agreement have the right to demand the setting aside or modification of the inequitable conditions in the agreement if they were agreed upon under the influence of danger or where the consent of the parties has been vitiated by fraud or concealment and where the remuneration agreed upon is disproportionately small or large.
1. The salvage remuneration comprises the remuneration, salvage expenses and expenses incurred in respect of transportation and care for the vessel or the property salved.
2. The amount of remuneration is agreed upon in the salvage agreement but it must be equitable and may not exceed the value of the vessel or the property salved.
3. In the absence of an agreement or being not equitable, and when there are many salvors, the amount of remuneration is determined according to the circumstances, having, in particular, regard to:
a) The result of the salvage obtained;
b) The efforts and merits of salvors;
c) The degree of danger to which the salved property, the salved vessel or the persons on board thereof have been exposed;
d) The degree of danger to which the salvors as also the vessel and equipment employed by them have been exposed;
e) The time used by the salvors, expenses incurred and the loss suffered by them;
g) The risk of liability and other risks as run by the salvors;
h) The value of equipment employed for the salvage operation;
i) The special appropriation of the salving vessel for salvage operations;
k) The value of the property salved.
4. The amount of the remuneration may be reduced or disallowed where the salvor has by his fault caused the necessity of salvage or where he has committed theft, cheating or fraudulent act when performing the salvage agreement.
The value of the vessel or the property salved is the actual value at the place in which they were after the salvage is conclusive or the proceeds obtained from the sale, the assessment of the property in either case after deduction of public charges, costs of preservation and public auction, and other similar expenses.
There may be a maritime lien on or retention of the vessel or the property salved for recovery of the salvage remuneration and other costs incurred for the valuation and public auction.
1. The salvage remuneration are divided equally between the shipowner and the crew of the salving vessel after deduction of expenses incurred and damages suffered by the vessel as well as expenses and losses of the shipowner or of the crew as caused by the salvage.
The provision of this item is not applicable to a remuneration due to a vessel exclusively employed for professional salvage.
2. The Minister of Transport and Communications shall determine in detail the principles of division of the salvage remuneration among the crew.
1. The provisions of this chapter are also applicable to various types of ships belonging to the Vietnam Armed Forces.
2. The Minister of Defense and the Minister of Interior shall determine the principles of division of the salvage remuneration among the crew of the ships belonging to the Vietnam Armed Forces.s
Any claim in respect of the performance of the salvage agreement if barred at the expiration of two years from the date of termination of the salvage operation.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực