Chương 2 Luật hàng hải 1990: Tàu biển
Số hiệu: | 42-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 30/06/1990 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1991 |
Ngày công báo: | 31/08/1990 | Số công báo: | Từ số 15 đến số 16 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Chỉ có tầu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch tầu biển Việt Nam.
2- Tàu biển Việt Nam là tầu biển thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam, tổ chức Việt nam có trụ sở chính tại Việt nam và của công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam hoặc tầu biển thuộc sở hữu nước ngoài đã được phép đăng ký tại Việt Nam.
3- Sau khi được đăng ký vào "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia" của Việt nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài cấp "Giấy phép mang cờ quốc tịch tầu biển tạm thời", thì tầu biển có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch tầu biển Việt Nam.
1- Tàu biển Việt Nam được ưu tiên vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý giữa các cảng biển Việt Nam. Tàu biển nước ngoài chỉ được vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý giữa các cảng biển Việt Nam trong các trường hợp do Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện quy định.
2- Hội đồng Bộ trưởng quy định phạm vi hoạt động của tầu biển Việt Nam thuộc sở hữu tư nhân Việt Nam.
Tàu biển có tên gọi riêng do chủ tầu đặt và phải được cơ quan đăng ký tầu biển Việt Nam chấp nhận.
Chủ tầu là người sở hữu tầu biển. Chủ tầu có quyền sử dụng cờ hiệu riêng.
1- Tàu biển Việt Nam phải được đăng ký vào "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia" của Việt Nam.
Việc đăng ký tầu biển ở Việt Nam do cơ quan đăng ký tầu biển thực hiện công khai và thu lệ phí. Những người quan tâm có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia".
2- Hội đồng bộ trưởng quy định trường hợp tầu biển thuộc sở hữu Việt Nam được đăng ký ở nước ngoài và tầu biển thuộc sở hữu nước ngoài được đăng ký tại Việt Nam.
3- Hội đồng Bộ trưởng quy định về cơ quan đăng ký tầu biển Việt Nam; thể thức đăng ký tầu biển và xử phạt hành chính các vi phạm về đăng ký tầu biển tại Việt Nam.
Tàu biển chỉ được đăng ký vào "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia" của Việt Nam sau khi không còn mang quốc tịch tầu biển của nước ngoài và được Đăng kiểm Việt Nam hoặc cơ quan đăng kiểm tầu biển nước ngoài mà Đăng kiểm Việt Nam uỷ quyền đã kiểm tra kỹ thuật, phân cấp tầu, đo đạc dung tích và cấp các giấy chứng nhận cần thiết.
1- "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia" của Việt Nam bao gồm nội dung sau đây:
a) Tên tầu, tên chủ tầu và nơi chủ tầu đặt trụ sở, hô hiệu quốc tế; loại tầu và mục đích sử dụng;
b) Sổ đăng ký; thời điểm đăng ký;
c) Nơi đóng tầu, xưởng đóng tầu và thời điểm đóng tầu;
d) Các đặc tính kỹ thuật của tầu;
e) Định biên tối thiểu;
g) Sở hữu và những thay đổi liên quan;
h) Thời điểm xoá đăng ký và cơ sở của việc xoá đăng ký.
2- Mọi thay đổi về nội dung đăng ký nói tại khoản 1, Điều này cũng phải được ghi rõ vào "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia".
3- Nội dung đã được đăng ký vào "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia" có giá trị pháp lý đối với người liên quan.
4- Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký, tầu biển được cấp "Giấy chứng nhận đăng ký tầu biển" của Việt Nam. Giấy này đồng thời là bằng chứng về quốc tịch Việt Nam của tầu.
1- Tàu biển Việt Nam đương nhiên xoá đăng ký trong "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia" của Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Bị phá huỷ hoặc chìm đắm;
b) Bị mất tích;
c) Bị hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa là không có hiệu quả kinh tế;
d) Không còn đủ cơ sở để được mang quốc tịch tầu biển Việt Nam;
e) Không còn tính năng tầu biển.
2- Trong các trường hợp nói tại điểm c và điểm e, khoản 1, Điều này, khi tầu biển bị cầm cố, thế chấp, cầm giữ, thì tầu biển chỉ được chính thức xoá đăng ký, nếu chủ nợ chấp nhận cho xoá đăng ký.
3- Tàu biển Việt Nam có thể xoá đăng ký theo yêu cầu của chủ tầu.
1- Chủ tầu có trách nhiệm hoàn thành thủ tục đăng ký tầu biển chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận tầu tại Việt Nam hoặc từ ngày đưa tầu về đến cảng biển Việt Nam đầu tiên, nếu nhận ở nước ngoài.
2- Chủ tầu có trách nhiệm thông báo chính xác và nhanh chóng cho cơ quan đăng ký tầu biển về mọi sự kiện liên quan đến tầu.
Chỉ được phép sử dụng tầu biển vào mục đích đã đăng ký khi cấu trúc, trang thiết bị, tài liệu của tầu, định biên và khả năng chuyên môn của thuyền bộ hoàn toàn phù hợp với các quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện về an toàn hàng hải đối với tầu, người ở trên tầu và về phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
1- Sau khi được Đăng kiểm Việt Nam hoặc cơ quan đăng kiểm tầu biển nước ngoài mà Đăng kiểm Việt Nam uỷ quyền đã kiểm tra, xác nhận có đủ các điều kiện an toàn kỹ thuật theo quy phạm quốc gia của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận, tầu biển Việt Nam được cấp các giấy chúng nhận an toàn kỹ thuật.
2- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phải ghi rõ thời hạn có hiệu lực. Thời hạn này đương nhiên được kéo dài thêm nhiều nhất là chín mươi ngày, nếu tầu thực sự không có điều kiện đến nơi được chỉ định để kiểm tra định kỳ và điều kiện kỹ thuật của tầu trong thực tế vẫn bảo đảm an toàn. Thời hạn đương nhiên được kéo dài này kết thúc ngay khi tầu về đến cảng được chỉ định để kiểm tra.
3- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đương nhiên mất giá trị, nếu trên thực tế tầu biển có những thay đổi lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng an toàn kỹ thuật của tầu.
4- Trong trường hợp có đủ căn cứ để nghi ngờ khả năng an toàn kỹ thuật của tầu, Thanh tra an toàn hàng hải Việt Nam có quyền tạm đình chỉ hoạt động của tầu, tự mình hoặc yêu cầu Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra kỹ thuật của tầu, mặc dù trước đó tầu đã được cấp đủ các giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.
1- Chủ tầu và thuyền trưởng có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiến hành thanh tra an toàn hàng hải, kiểm tra kỹ thuật tầu biển.
2- Chủ tầu và thuyền trưởng có trách nhiệm sửa chữa, bổ sung các điều kiện an toàn hàng hải theo yêu cầu của Đăng kiểm Việt Nam, Thanh tra an toàn hàng hải Việt Nam trước khi cho tầu hoạt động.
1- Khi hoạt động trên biển và vùng nước liên quan đến biển mà tầu biển được phép hoạt động, các tầu biển, tầu sông, thuỷ phi cơ, kể cả của các lực lượng vũ trang Việt Nam phải chấp hành các quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện quy định.
2- Các công trình, thiết bị được xây dựng hoặc lắp đặt ở biển và vùng nước liên quan đến biển mà tầu biển được phép hoạt động phải có đầy đủ các báo hiệu an toàn theo đúng quy định về báo hiệu hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện quy định.
1- Trong phạm vi nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam, tầu biển nước ngoài phải chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn hàng hải của Việt Nam, trừ trường hợp giữa Việt Nam và quốc gia mà tầu đó mang cờ có những thoả thuận khác.
2- Thanh tra an toàn hàng hải Việt Nam có quyền kiểm tra và xử phạt hành chính các vi phạm của tầu biển nước ngoài khi hoạt động tại nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam, nếu có đủ căn cứ để nghi ngờ khả năng an toàn hàng hải của tầu hoặc khi tầu vi phạm quy định về an toàn hàng hải Việt Nam.
Việc thanh tra an toàn hàng hải, kiểm tra kỹ thuật tầu biển theo quy định của Bộ luật này; việc khám xét tầu biển phải được tiến hành theo đúng pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến khả năng an toàn hàng hải của tầu.
1- Khi hoạt động tại các vùng nước thuộc chủ quyền của Việt Nam, tầu biển Việt Nam và tầu biển nước ngoài phải chấp hành đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận.
2- Tàu biển Việt Nam và tầu biển nước ngoài chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hoá nguy hiểm khác bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tầu về ô nhiễm môi trường khi hoạt động tại vùng nước các cảng biển và khu vực hàng hải khác của Việt Nam.
3- Tàu biển nước ngoài chạy bằng năng lượng nguyên tử chỉ được vào hoạt động tại nội thuỷ, lãnh hải của Việt Nam sau khi được Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng cho phép.
Hội đồng bộ trưởng quy định về tổ chức, hoạt động của Thanh tra an toàn hàng hải Việt Nam và Đăng kiểm Việt Nam.
1- Tàu biển Việt Nam và tầu biển nước ngoài khi hoạt động tại vùng nước cảng biển và luồng quá cảnh của Việt Nam phải có đủ các giấy chứng nhận dung tích do Đăng kiểm Việt Nam hoặc cơ quan đăng kiểm tầu biển nước ngoài, cơ quan đo dung tích tầu biển có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Các giấy chứng nhận dung tích phải phù hợp với quy phạm quốc gia của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận.
2- Trong trường hợp tầu không có đủ các điều kiện nói tại khoản 1, Điều này, thì chủ tầu hoặc thuyền trưởng phải yêu cầu Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra dung tích tầu và thanh toán các chi phí liên quan.
Trên tầu biển Việt Nam phải có đủ các loại nhật ký tầu biển, các loại giấy chứng nhận, các tài liệu khác của tầu và của thuyền viên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và Bưu điện.
1- Hợp đồng chuyển nhượng sở hữu tầu biển tại Việt Nam phải được làm bằng văn bản và được cơ quan công chứng chứng thực, nếu ở nước ngoài thì thủ tục được tiến hành theo luật nơi hợp đồng được ký kết.
2- Chỉ sau khi được ghi nhận vào "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia" của Việt Nam nơi tầu biển đó đã được đăng ký, thì việc chuyển nhượng sở hữu tầu biển Việt Nam mới có giá trị.
3- Sau khi hoàn thành các thủ tục chuyển nhượng, thì toàn bộ con tầu và tài sản của tầu thuộc quyền sở hữu của người được chuyển nhượng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tài sản của tầu là các đồ vật, trang thiết bị ở trên tầu mà không phải là các bộ phận cấu thành của tầu.
Các quy định về chuyển nhượng sở hữu tầu biển cũng được áp dụng đối với việc chuyển nhượng cổ phần sở hữu tầu biển.
1- Chủ tầu có quyền cầm cố, thế chấp tầu biển cho người khác theo quy định của pháp luật.
2- Việc cầm cố, thế chấp tầu biển tại Việt Nam được giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Hợp đồng về cầm cố, thế chấp tầu biển tại Việt Nam phải làm bằng văn bản và được cơ quan công chứng chứng thực.
3- Việc cầm cố, thế chấp tầu biển Việt Nam ở nước ngoài được giải quyết theo luật nơi hợp đồng được ký kết.
4- Chỉ sau khi được ghi nhận vào "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia", thì việc cầm cố, thế chấp tầu biển Việt Nam mới có giá trị.
1- Chủ nợ có quyền cầm giữ hàng hải theo luật định đối với tầu biển để bảo đảm cho các khoản nợ ưu tiên, mặc dù tầu biển đó đã được cầm giữ, cầm cố, thế chấp để bảo đảm cho các khoản nợ khác trên cơ sở hợp đồng hoặc quyết định của toà án.
2- Cầm giữ hàng hải đối với tầu biển không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ tầu, người khai thác tầu, cho dù người mua tầu biết hay không biết về việc tầu đã bị cầm giữ.
3- Tuyên bố của chủ nợ về việc cầm giữ hàng hải đối với tầu biển chỉ có giá trị sau khi đã được ghi nhận vào "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia", nơi tầu đã đăng ký.
Những khoản nợ ưu tiên là những khoản nợ được giải quyết trước các khoản nợ khác, theo thứ tự sau đây:
1- Tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khoẻ con người; tiền bồi thường liên quan đến các quyền lợi phát sinh từ hợp đồng lao động;
2- Các loại án phí và chi phí thi hành án; chi phí bảo vệ quyền lợi chung của các chủ nợ để duy trì tầu, bán tầu và chia tiền bán tầu; cước phí cảng, thuế và các phí công cộng tương tự; hoa tiêu phí; chi phí bảo vệ và bảo quản tầu từ khi tầu đến cảng cuối cùng;
3- Tiền công cứu hộ và các chi phí đóng góp vào tổn thất chung;
4- Tiền bồi thường do đâm va hoặc tại nạn hàng hải khác; tiền bồi thường thiệt hại cho thiết bị cảng, cầu bến, luồng lạch, vũng đậu tầu, ụ tầu; tiền bồi thường tổn thất hàng hoá và hành lý;
5- Các khoản tiền liên quan đến hợp đồng do thuyền trưởng ký kết hoặc các hành động khác của thuyền trưởng trong phạm vi quyền hạn theo luật định, khi tầu ở ngoài cảng đăng ký để sửa chữa, tiếp tục chuyến đi, ngay cả khi thuyền trưởng đồng thời là người khai thác tầu hoặc là chủ tầu; các khiếu nại đòi bồi thường của chính bản thân thuyền trưởng hoặc người cung ứng tầu biển, người sửa chữa tầu biển, người cho vay tiền và những người khác có quan hệ hợp đồng với thuyền trưởng.
1- Việc giải quyết yêu cầu của chủ nợ trong phạm vi giá trị tài sản bị cầm giữ do toà án quyết định.
2- Các khoản nợ ưu tiên được giải quyết lần lượt theo thứ tự các nhóm từ khoản 1 đến khoản 5, Điều 31 của Bộ luật này.
3- Các khoản nợ ưu tiên phát sinh từ cùng một chuyến đi và ở trong cùng một nhóm nói tại Điều 31 của Bộ luật này, được giải quyết tuỳ theo tỉ lệ giá trị giữa chúng, nếu khoản tiền phân chia không đủ để thanh toán giá trị của mỗi khoản nợ. Riêng các khoản nợ thuộc các nhóm nói tại khoản 3 và khoản 5, Điều 31 của Bộ luật này, thì khoản nợ nào phát sinh sau được giải quyết trước các khoản nợ khác ở cùng nhóm đó, mặc dù các khoản nợ đó phát sinh sớm hơn.
4- Các khoản nợ phát sinh từ cùng một sự kiện được coi là phát sinh trong cùng một thời gian.
5- Việc cầm giữ hàng hải đối với tầu biển liên quan đến chuyến đi cuối cùng, được ưu tiên giải quyết trước việc cầm giữ hàng hải liên quan đến các chuyến đi khác.
6- Các khoản nợ phát sinh từ cùng một hợp đồng lao động liên quan đến nhiều chuyến đi được giải quyết cùng với các khoản nợ liên quan đến chuyến đi cuối cùng.
1- Chủ nợ có quyền cầm giữ hàng hải đối với các khoản tiền sau đây:
a) Tiền cước vận chuyển hàng hoá, hành lý hoặc tiền công vận chuyển hành khách của chuyến đi liên quan đến khoản nợ hoặc của tất cả các chuyến đi đã được thực hiện trong thời gian hiệu lực của cùng một hợp đồng lao động, để bảo đảm cho việc giải quyết các khoản nợ về hợp đồng lao động;
b) Khoản tiền bồi dưỡng tổn thất cho các hư hỏng của tầu mà chưa được sửa chữa và tiền bồi thường do mất cước;
c) Tiền bồi thường cho tầu sau tổn thất chung, nếu trong đó đã được tính các khoản tiền nói tại điểm b, Điều này;
d) Tiền công cứu hộ trả cho tầu sau khi đã trừ tiền công dành riêng để trả cho thuyền bộ và những người làm công khác cho chủ tầu.
2- Quyền cầm giữ hàng hải nói tại khoản 1, Điều này không áp dụng đối với những khoản tiền do người bảo hiểm bồi thường cho tầu.
1- Quyền cầm giữ hàng hải để giải quyết các khoản nợ ưu tiên nói tại khoản 5, Điều 31 của Bộ luật này chấm dứt sau một trăm tám mươi ngày; đối với các khoản nợ khác, thì thời hiệu này là một năm.
2- Thời hiệu của quyền cầm giữ hàng hải được tính:
a) Từ ngày kết thúc hoạt động cứu hộ, trong trường hợp để giải quyết tiền công cứu hộ;
b) Từ ngày phát sinh tổn thất, trong trường hợp để giải quyết các tổn thất do đâm va hoặc tai nạn hàng hải khác;
c) Từ ngày giao hàng hoá, hành lý hoặc ngày lẽ ra phải làm việc đó, trong trường hợp để giải quyết các tổn thất hàng hoá, hành lý;
d) Từ ngày phát sinh khoản nợ, trong trường hợp để giải quyết các khoản nợ nói tại khoản 5, Điều 31 của Bộ luật này;
e) Từ ngày phải thanh toán, trong trường hợp để giải quyết các khoản nợ khác.
3- Quyền cầm giữ hàng hải đối với các khoản nợ nói tại Điều 33 của Bộ luật này hết hiệu lực khi chủ tầu đã thanh toán các khoản nợ liên quan. Nếu tiền thanh toán vẫn còn nằm trong tay thuyền trưởng hoặc người đã được uỷ nhiệm thay mặt chủ tầu hoặc người khai thác tầu để thanh toán các khoản nợ đó, thì quyền cầm giữ hàng hải vẫn còn hiệu lực.
4- Khi toà án không thể thực hiện việc kê biên tầu trong phạm vi nội thuỷ hoặc lãnh hải Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ thường trú hoặc có trụ sở chính tại Việt Nam, thì thời hiệu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này kết thúc sau ba mươi ngày, tính từ ngày tầu về đến cảng biển Việt Nam đầu tiên, nhưng tối đa không được quá hai năm, tính từ ngày phát sinh khoản nợ.
1- Theo yêu cầu của chủ nợ, Giám đốc cảng vụ có quyền tạm giữ trong vòng bẩy mươi hai giờ các tài sản sau đây:
a) Tầu biển, để bảo đảm cho các khiếu nại đối với tầu về cảng phí hoặc tiền bồi thường thiệt hại cho thiết bị cảng, cầu bến, luồng lạch, vũng đậu tầu, ụ tầu;
b) Xác tầu đắm hoặc các vật thể khác đã cản trở các hoạt động hàng hải, để bảo đảm cho các khiếu nại liên quan đến việc thải chúng.
2- Chủ nợ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về yêu cầu tạm giữ nói tại khoản 1, Điều này. Thời hiệu khiếu nại về việc tạm giữ nói tại khoản 1, Điều này là hai năm, tính từ ngày phát sinh vụ việc.
3- Sau bảy mươi hai giờ, tài sản bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1, Điều này được giải phóng, nếu không có quyết định khác của toà án.
1- Trong trường hợp cần thiết, để bảo đảm cho việc giải quyết các tranh chấp đã được thụ lý, Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương có quyền ra lệnh bắt giữ tầu biển.
2- Tầu biển nước ngoài có thể bị bắt giữ tại Việt Nam theo yêu cầu của toà án nước ngoài để bảo đảm cho việc giải quyết việc kiện mà toà án đó thụ lý.
3- Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thuyền trưởng nhận được lệnh bắt giữ mà chủ tầu không thực hiện các biện pháp bảo đảm thay thế, thì toà án đã ra lệnh bắt giữ có quyền quyết định bán đấu giá tầu biển.
1- Sau khi chủ tầu hoặc người khai thác tầu đã thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc đã thanh toán đủ các khoản nợ, thì tầu biển đang bị cầm giữ, bị tạm giữ, bị bắt giữ hàng hải phải được giải phóng ngay. Những người khiếu nại không có quyền thực hiện bất cứ hành động nào xâm phạm tài sản hoặc quyền lợi khác của chủ tầu hoặc người khai thác tầu.
2- Tầu biển cũng có thể được giải phóng theo yêu cầu của chính những người đã yêu cầu cầm giữ, tạm giữ, bắt giữ hàng hải tầu biển đó. Mọi phí tổn liên quan do người yêu cầu chịu trách nhiệm thanh toán.
Section A: VIETNAMESE SEA-GOING VESSEL
1. Only Vietnamese sea-going vessels are permitted to sail under the Vietnamese flag.
2. A Vietnamese sea-going is a vessel owned by the Vietnamese State, by a Vietnamese organization having its principal place of business in Vietnam and by a Vietnamese citizen resident in Vietnam or owned by a foreign citizen, which is permitted to register in Vietnam.
3. A Vietnamese sea-going vessel is entitled and bound to fly the Vietnamese flag after having been registered in the Vietnam National Registry Book of Ships or after having obtained the Provisional Certificate of Nationality issued by the authorized diplomatic representative or consulate of Vietnam abroad.
1. Priority is granted to Vietnamese sea-going vessels in the carriage of cargo and of passengers and luggage between Vietnamese sea ports. Foreign sea-going vessel may be permitted to perform this carriage only when it is approved by the Minister of Transport and Communications.
2. The Council of Ministers shall define scope of activities of the Vietnamese sea-going vessels owned by Vietnamese individuals.
A Vietnamese sea-going vessel is named by her owner. The name is subject to the approval of the Registrar of Vietnamese individuals.
Article 11. A ship owner is the person who owns ship. Ship owners are entitled to fly their house flag.
1. Vietnamese sea-going vessels are subject to the obligations of being entered in the Vietnam National Registry Book of ships.
The registration of ships in Vietnam is public and against the payment of a certain fee and made by the Registrar of Vietnamese ships. Persons interested may demand certified abstracts from, and copies of entries in the Vietnam National Registry Book of ships.
2. The Council of Ministers shall define cases when Vietnamese owned sea-going vessels are permitted to enter in foreign country and foreign owned sea-going vessels-in Vietnam.
3. The Council of Ministers shall designate the authorities competent to the registration of ships in Vietnam; the principles and procedures in registration of ships and administrative penalties on violations in registration of ships in Vietnam.
Sea-going vessels may be entered in the Vietnam National Registry Book of ships only after having been removed from the foreign countrys registrar of ships and having been examined in technical characteristics, classified, measured tonnage and granted the necessary certificates issued by the Vietnam Register of Shipping or by its authorized foreign countrys register of shipping.
1. The following date are entered in the Vietnam National Registry Book of ships:
a) The name of the vessel and the full style and principal place of business of the ship owner, international signal letters as well as the kind and appropriation of the vessel;
b) The serial registration number of the vessel and the date of entry;
c) The year and place of construction and the shipyard;
d) The technical characteristics of the vessel;
e) The vessels minimum complement;
g) The title to the ownership of the vessel and its relevant changes;
h) The ground for, and the date of, the vessels deletion from the registration.
2. Every change in the date entered in the registration of ships stipulated in item 1 of this Article is also subject to the entry in the National Registry Book of ships.
3. The data entered in the National Registry Book of ships shall constitute legal evidences for the interested parties.
4. After the completion of the procedures for registration the ship shall receive constitute evidence of Vietnamese nationality of the ship.
1. A Vietnamese sea-going vessel is naturally removed from the Vietnam National Registry Book of ships if she has:
a) Been destroyed or sunk;
b) Been missing;
c) Been found unfit for repairs or not worth repairing economically;
d) Lost her grounds to sail under the Vietnamese national flag;
e) Lost her characteristics of a sea-going vessel.
2. In cases covered by points c. and e. of item 1 of this Article when a sea-going vessel has been mortgaged, hypothecated or liened the official removal from the register of ships may be effected only with the consent of the creditor.
3. The removal of a Vietnamese sea-going vessel from the register of ships shall be effected on the basis of application made by her owner.
1. The application procedures for registration must be made by shipowners latest within sixty days from the date when the vessel arrived at the first Vietnamese port.
2. The prompt and exact information on any occurrence and act incident to a sea-going vessel must be circulated by her owner to the Registrar of Vietnamese ships.
Section B: MARINE NAVIGATION SAFETY AND PREVENTION OF ENVIRONMENTAL POLLUTION
A sea going vessel should be employed in accordance with the appropriation declared on registration provided that her construction, standing appliances and equipment, documents, complement and competence of crew comply, in every respect, with the requirements defined by the Minister of Transport and Communications concerning safety of ship navigation, and safety of life at sea as well as prevention of environmental pollution.
1. A Vietnamese sea-going vessel may receive a certificate of technical condition safety after having been inspected and ascertained by the Vietnam Register of Shipping or by its foreign authorized classification societies that she complies with technical conditions of safety as per state norms in Vietnam or in relevant international treaties signed, or recognized by Vietnam.
2. Certificate of technical condition safety should specify the period of its validity. This period may be automatically extended by a period of time not exceeding ninety days if the vessel is actually unable to call for the periodical inspection at the port indicated and if her technical conditions prove to be safe. Such automatically extended period expires immediately on the vessels arrival at the port indicated for inspection.
3. Certificate of technical condition safety automatically becomes invalid if alterations in vessel have taken place which imperil her technical condition safety.
4. Where it has well-founded grounds to suspect the technical conditions of the vessels safety, the Vietnam Marine Safety Inspectorate has the right to interim cease her operation. This Inspectorate itself or the Vietnam Register of Shipping, upon demand, shall inspect the vessels technical conditions despite that she has authentic safety certificates.
1. Shipowner and shipmaster are bound to create every favorable condition for inspection of marine navigation safety and of technical conditions of the vessel.
2. Before a vessel being put into operation, shipowner and shipmaster upon demand by the Vietnam Marine Safety Inspectorate or the Vietnam Register of Shipping are bound to repair or to make additional conditions of marine navigation safety.
1. When on the sea or in waters connected therewith opened navigable for sea-going vessels, sea-going vessels including military ships of the Vietnam Armed Forces as well as vessels of inland navigation and sea-planes are bound to comply with the regulations for preventing collisions at sea issued by the Minister of Transport and Communications.
2. The structures, facilities built or installed on the sea and in waters connected with the sea, which are opened for sea-going vessels navigation and operation, should be equipped with sufficient safety warning devices in proper conformity with the regulations on marine warning signals stipulated by the Minister of Transport and Communications.
1. In Vietnams inland and territorial waters regulations concerning marine navigation safety as in force are also applicable to foreign sea-going vessels unless otherwise provided by the agreement between Vietnam and the country of the flag.
2. The Vietnam Marine Safety Inspectorate has the right to inspect and punish administrative penalties in respect of violation made by foreign sea-going vessels when operating within Vietnams inland and territorial waters if this Inspectorate has sufficient grounds to suspect their seaworthiness or if they commit a breach of the provisions as to marine navigation safety in Vietnam.
Inspection of marine navigation safety and of technical conditions of sea-going vessels as provided in the present code as well as search on board the vessels shall be carried out in conformity with relevant laws and regulations and without detriment to seaworthiness of the vessel.
1. When operating in sovereign waters of Vietnam, Vietnamese and foreign sea-going vessels are bound to properly implement provisions as to environmental protection in Vietnam and in international treaties signed, or recognized by Vietnam.
2. When operating in waters of sea ports and other navigable waters of Vietnam, Vietnamese and foreign sea-going vessels employed exclusively for transportation of oil products or other dangerous goods are bound to be covered by insurance policy as to the civil liability of shipowner for environmental pollution.
3. Foreign sea-going vessels run by nuclear power shall not be permitted to operate in inland and territorial waters of Vietnam unless approval is granted by the Chairman of the Council of Ministers.
The Council of Minister shall determine the organization, and scope of activities of the Vietnam Marine Safety Inspectorate and of the Vietnam Register of Shipping.
Section C: INSPECTION OF TONNAGE OF VESSEL
1. Vietnamese or foreign sea-going vessels when operating in waters belonging to Vietnamese sea-port areas and in Vietnam transit lane waters are bound to show authentic tonnage certificates issued by the Vietnam Register of Shipping or foreign register of shipping or foreign authentic tonnage measurement authority. The tonnage measurement certificates must be in conformity with the Vietnam State Norms or with norms in the international treaties signed, or recognized by Vietnam.
2. In case the vessels tonnage measurement certificates in every respect do not comply with prescribed requirements in item 1 of this Article, shipowner or master shall make application with the Vietnam Register of Shipping for inspection of her tonnage and pay relevant tonnage measurement fees.
Section D: DOCUMENTS OF VESSEL
A Vietnamese sea-going vessel is bound to keep on board all sufficient log-books, certificates and other documents as well as certificates of crew as prescribed by the Minister of Transport and Communications.
Section E: OWNERSHIP OF VESSEL
1. A contract for transfer of ownership of a vessel in Vietnam should be made in writing and certified by the public notary. If it is made abroad all procedures are subject to the law of the place where the contract is signed.
2. The transfer of ownership of a Vietnamese sea-going vessel may be effected only after it has been recorded in the Vietnam National Registry Book of ships at the place where the vessel was registered.
3. After the procedures of transfer are completed, together with the ownership of the vessel, her appurtenances also pass to the transferee unless otherwise agreed by and between the parties concerned.
Appurtenances of the vessel are all accessories which, while are not being component pars of the vessel, constitute her equipments.
The provisions concerning the transfer of ownership of a vessel are also applicable to the transfer if a share in the ownership of a vessel.
1. Shipowner is entitled to hypothecate or mortgage his sea-going vessel to another person subject to provisions of law.
2. The mortgage and hypothecation of a Vietnamese sea-going vessel in Vietnam are subject to provisions of Vietnamese relevant laws. A contract for instituting a sea-going vessel mortgage and hypothecation should be made in writing and certified by the public notary.
3. The mortgage and hypothecation of a Vietnamese sea-going vessel abroad are subject to provisions of relevant law at the place where the contract for this purpose is signed.
4. The mortgage and hypothecation of a Vietnamese sea-going vessel may be effected only after it has been recorded in the Vietnam National Registry Book of ships.
1. For securing privilege debts, creditors have statutory lien on the sea-going vessel with priority over other debts even she has been secured by a lien, mortgage, hypothecation arising from a contract or judicial decision.
2. Maritime lien is not effected by a change of the owner or operator of the vessel whether or not vessels purchaser knows she has been attached to a lien.
3. Statement of creditor concerning maritime lien on sea-going vessel may be effected only after it has been recorded in the National Registry Book of ships where the vessel was registered.
The privilege debts are the debts to be settled in the following order with priority over other debts:
1. Indemnity for death of, or personal injuries to; indemnity for interests arising out from contract of labour.
2. Law costs and costs of judicial execution; expenses incurred in the common interest of the creditors in order to preserve the vessel or to procure her sale and the distribution of the proceeds of sale; harbour dues; costs of watching and preservation of the vessel arising from the time of her entry into the last port;
3. Salvage remuneration and the contribution of the vessel in general average;
4. Compensation for damage caused by collision of the vessel or by other marine accidents; and also for damage caused to harbour facilities, piers and berths, navigable ways, anchorage areas, docks, and for loss of or damage to cargo and baggage;
5. Claims arising out of contracts entered into or other acts done by the shipmaster acting within the scope of his statutory authority when the vessel is away from her home port and such contracts or acts are actually necessary for repair of the vessel or for the continuation of the voyage whether or not the shipmaster is at the same time operator or owner of the vessel, and whether the claim is his own or that of ship chandlers, persons repairing the vessel, lenders or other contracting parties with him.
1. The satisfaction of the creditor from the object encumbered with a maritime lien is effected by judicial decision.
2. Privilege debts are settled in turn in the order of groups from item 1 to item 5, Article 31 of the present Code.
3. Privilege debts arising from the same voyage and belonging to the same group stated in Article 31 of present Code are settled in proportion to their amount if the amount available for division is insufficient to satisfy the debts in full; however the debts belonging to groups mentioned in item 3 and item 5, Article 31 of the present Code are in each of the groups, settled in the inverse order of the dates on which they came into existence despite such debts arisen earlier.
4. Debts arising from one and the same occurrence are deemed to have come into existence at the same time.
5. Maritime lien on sea-going vessel arising from the last voyage has priority over that from previous voyages.
6. Debts arising from one and the same contract of labour relating to several voyages are settled paralelly with the debts arising from the last voyage.
1. A creditor is entitled to have a maritime lien on the following amount of money:
a) The freight payable for carriage of cargo, baggage or the money due for the carriage of passengers belonging to the voyage during which there occurred the debts or belonging to all the other voyages performed during the currency of the same contract of labour if it is secured for settlement of debts arising from contract of labour;
b) Compensation due to the vessel for damages sustained by her, if not repaired, and for losses on freight;
c) Contribution due to the vessel by way of general average wherein it includes the amount of money mentioned in point b of this Article;
d) Remuneration due to the vessel for salvage after deduction of awards exclusively falling to the master and crew and other persons engaged in the service of he vessel.
2. Maritime lien defined in item 1 of this Article does not extend to insurance indemnities due to the vessel.
1. Maritime liens for securing settlement of the privilege debts defined in item 5 of Article 31 of the present Code extinguish at the expiration of one hundred and eighty days; of the other debts, this period extinguishes at the expiration of one year.
2. The time-limit for a maritime lien is indicated as follows:
a) Salvage remuneration-from the day of termination of the salvage;
b) Compensation for damage caused by collision of vessel or by other marine accident-from the day when such damage was caused;
c) Compensation for loss of or damage to cargo or baggage-from the day of delivery of cargo or baggage, or from the day when such should have been delivered;
d) Amount due to the debts defined in item 5 of Article 31 of the present Code-from the day when the debt occurred;
e) Amount due to other debt-from the day when they fell due.
3. Maritime lien on amounts due to the debts as defined in Article 33 of the present Code extinguishes when they are fully paid by shipowner. But such lien remains in force as long as the sum of money paid is still in the hand of the master or other person who is authorized on behalf of the owner or operator of the vessel to withhold the sum.
4. When courts fail to effect a maritime lien attachment on the vessel in Vietnamese internal waters or on Vietnamese territorial sea to protect the interests of a creditor having its residence or principal place in Vietnam, the time-limits defined in items 1, 2, 3 and 4 of this Article cannot terminate earlier than thirty days from the day the vessel entered the first Vietnamese port, and maximum not later than two years from the day when the debt occurred.
1. Upon application made by the creditor, the Director of Port Authority may temporarily, for a period not exceeding seventy two hours, detain the following properties:
a) A sea-going vessel-for the purpose of securing the claim against her in respect of port charges or damages caused to the port facilities, piers and berths, navigable ways, areas for anchorage, and dock;
b) Wreck or other objects which have been hindering navigation-for the purpose of securing the claim in respect of its removal and demolition.
2. The creditor is fully liable for all consequences arising as a result of his temporary detention defined in item 1 of this Article. Claim against this detention are barred at the expiration of two years from the day when they came into existence.
3. After seventy two hours the property detained temporarily by the provisions in item 1 of this Article is released unless otherwise decided by the Court.
1. If necessary, for the purpose of security of the settlement of the dispute under trial, the Peoples Courts of Provinces and municipal-level cities of central authority or similar administrative units are entitled to issue the warrant of arrest of sea-going vessels.
2. At the request of a foreign court, a foreign vessel can be arrested in Vietnamese internal waters or on the Vietnamese territorial sea to secure the settlement of the cause tried by such foreign court.
3. Not later than at expiration of thirty days from the day when the master receives the warrant of arrest if the shipowner fails to provide adequate security the court which has issued the warrant of arrest shall be entitled to public auction of the vessel.
1. When the owner or operator of the vessel has provided adequate security or paid full amount of debt the vessel under arrest, temporary detention or maritime lien shall be immediately released. The claimants shall not be entitled to have any action to the prejudice of property or other interests of the owner or operator of the vessel.
2. A sea-going vessel may be released at the application made by those who themselves had made application for her seizure, temporary detention or maritime lien. The relevant charges are covered by such persons.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực