Chương 1 Luật hàng hải 1990: Những quy định chung
Số hiệu: | 42-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 30/06/1990 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1991 |
Ngày công báo: | 31/08/1990 | Số công báo: | Từ số 15 đến số 16 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Bộ luật hàng hải Việt Nam được áp dụng đối với những quan hệ pháp luật phát sinh từ các hoạt động liên quan đến việc sử dụng tầu biển vào các mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, văn hoá, thể thao, xã hội và công vụ Nhà nước, sau đây gọi chung là hoạt động hàng hải.
Tàu biển nói tại Bộ luật này là cấu trúc nổi, có hoặc không có động cơ, chuyên dùng để hoạt động trên biển và các vùng nước liên quan đến biển.
2- Đối với những quan hệ pháp luật phát sinh từ hoạt động hàng hải không được Bộ luật này quy định, thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà áp dụng pháp luật tương ứng của Việt Nam.
Hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài, của tổ chức liên doanh, hợp tác giữa Việt Nam với nước ngoài tại Việt Nam được khuyến khích và bảo hộ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận.
Phạm vi áp dụng các quy định của Bộ luật này như sau:
1- Toàn bộ các quy định được áp dụng đối với các tầu biển chuyên dùng để vận chuyển hàng hoá, hàng khách và hành lý; thăm dò - khai thác - chế biến tài nguyên biển; lai dắt hoặc cứu hộ trên biển; trục vớt tài sản trên biển và thực hiện các mục đích kinh tế khác, sau đây gọi chung là tầu buôn.
2- Các quy định về vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý, cầm giữ, bắt giữ hàng hải, giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tầu không áp dụng đối với các tầu biển chuyên dùng để thực hiện các hoạt động bảo đảm hàng hải; khí tượng - thuỷ văn; thông tin - liên lạc; thanh tra; hải quan; phòng dịch; chữa cháy; hoa tiêu; huấn luyện; bảo vệ môi trường hoặc chuyên dùng để tìm kiếm và cứu nạn trên biển, sau đây gọi chung là tầu công vụ Nhà nước.
3- Các quy định về vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý, tổn thất chung không áp dụng đối với các tầu biển chuyên dùng để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và thể thao.
4- Chỉ trong những trường hợp có quy định cụ thể, thì mới được áp dụng đối với tầu biển chuyên dùng vào mục đích quân sự và bảo vệ an ninh, trật tự thuộc các lực lượng vũ trang và các loại tầu biển nước ngoài.
Các quy định về vận chuyển hàng hoá, hành khách và hành lý không áp dụng đối với việc vận chuyển quân sự bằng tầu buôn.
1- Các bên tham gia hợp đồng hàng hải có quyền có những thoả thuận riêng, nếu Bộ luật này không hạn chế.
2- Các bên tham gia hợp đồng hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, thì có quyền thoả thuận áp dụng luật hoặc tập quán hàng hải nước ngoài hoặc quốc tế trong các quan hệ hợp đồng và chọn trọng tài, toà án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp có xung đột pháp luật, thì việc chọn luật để áp dụng được xác định theo các nguyên tắc sau đây:
1- Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến các quyền sở hữu tài sản trên tầu; hợp đồng cho thuê tầu; hợp đồng thuê thuyền viên; hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý; chia tiền công cứu hộ giữa chủ tầu cứu hộ và thuyền bộ của tầu cứu hộ; trục vớt tài sản chìm đắm ở công hải; các vụ việc xảy ra trên tầu khi tầu đang ở công hải, thì luật được chọn là luật quốc gia mà tầu mang cờ.
2- Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung, thì luật được chọn là luật nơi tầu ghé vào sau khi xảy ra tổn thất chung.
3- Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va; tiền công cứu hộ; trục vớt tài sản chìm đắm ở biển, xảy ra tại nội thuỷ hoặc lãnh hải của quốc gia nào, thì luật được chọn là luật quốc gia đó.
4- Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở công hải, thì luật được chọn là luật do trọng tài hoặc toà án đã thụ lý tranh chấp áp dụng.
5- Đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá, thì luật được chọn là luật quốc gia, nơi người vận chuyển đặt trụ sở.
Nếu điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc công nhận có quy định khác với Bộ luật này, thì áp dụng điều ước quốc tế.
Trong trường hợp Bộ luật này quy dịnh hoặc do có thoả thuận trong hợp đồng, thì luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với các quan hệ hợp đồng hàng hải, nếu luật đó không trái với pháp luật Việt Nam.
1. The Vietnamese Maritime Code governs legal relations incident to the use of sea-going vessels for economic, scientific-technological, cultural, sport, social and state service purposes, which hereinafter are referred to as maritime shipping activities.
A sea-going vessel under the terms of the present Code is any floating structure self-propelled or non self-propelled employed in navigation on the sea and in waters connected with the sea.
2. Depending on each specific case, the relevant laws of Vietnam are applicable to legal relations incident to maritime shipping activities which are not provided for in the present Code.
Maritime shipping activities conducted by organizations and individuals of Vietnam and foreign countries, joint-venture and foreign cooperative enterprises based in Vietnam are encouraged and protected on the basis of respect for the independence, sovereignty and the law of Vietnam as well as international treaties which are signed or recognized by Vietnam.
Article 3. The application scope of the present Code is provided as follows:
1. All the provisions of the present Code are applicable to sea-going vessels employed exclusive for the carriage of cargo or of passengers and luggage; for exploration, exploitation and processing of the wealth of sea; for towage or salvage on the sea; for recovering property sunk in the sea; or for other activities of an economic nature, which hereinafter are referred to as merchant sea-going vessels.
2. The provisions on the carriage of cargo and of passengers and luggage, on the maritime arrest and lien, on the limitation of civil liability of shipowners are not applicable to sea-going vessels hereinafter referred to as state-service vessels employed exclusively for maritime navigation safety; meteorology-hydrography; telecommunication; inspection; customs; epidemic prevention; fire-fighting; piloting; training; environmental protection; or for search and rescue at sea.
3. The provisions on the carriage of cargo and of passengers and luggage, and on general average are not applicable to sea-going vessels employed exclusively for scientific technological research and sports.
4. Except in specific cases, the provisions of the present Code are not applicable to foreign sea-going vessels and to sea-going vessels sailing under control of the Vietnam Armed Forces employed exclusively for military purpose and public order security guard.
The provisions on the carriage of cargo, of passengers and luggage are not applicable to the carriage of military transports by merchant sea-going vessels.
1. Parties to maritime shipping contracts have the right to frame their separate agreements according to their own judgement subjects to the exceptions provided by the present Code.
2. Parties to maritime shipping contracts, provided whereof at least one party is a foreign organization or individual, may determine by mutual consent the law or international shipping custom to govern their legal contractual relations and to submit their disputes to an arbitration or court in either of their countries or in a third country.
Article 5. In case of conflict of laws the following principles will be opted for to decide which law to apply:
1. Legal relations incident to ownership of property on board the vessel, charter parties, contracts of carriage of passengers and luggage, crew recruitment agreement, the division of salvage remuneration between the owner and crew of the salving ship, the recovery of the property sunk on the high seas, occurrences and acts taken place on board the vessel on the high seas are governed by the law of the flag.
2. Legal relations incident to general average are governed by the law in force in the country of the place where the vessel calls at after general average has occurred.
3. Legal relations incident to collision; salvage remuneration; the recovery of property sunk on the sea occurred in inland and territorial waters of the littoral country are governed by the laws of said country.
4. Legal relations incident to collision or salvage occurred on the high seas governed by the law of the country whose arbitration or court deals with the dispute.
5. Legal relations incident to the contracts of carriage of cargo are governed by the law of the country where the carrier has his principal place of business.
The provisions in the international treaties signed, or recognized by Vietnam shall prevail those contained in the present Code if they are in discrepancy with the above said provisions in the international treaties.
Where, by provisions in the present Code or by virtue of contract, the legal contractual relations incident to maritime shipping are subject to foreign law, that law shall be applied in Vietnam provided that it is not contrary to the laws and regulations prevailing in Vietnam.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực