Chương 15 Luật hàng hải 1990: Trách nhiệm dân sự của chủ tầu
Số hiệu: | 42-LCT/HĐNN8 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 30/06/1990 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1991 |
Ngày công báo: | 31/08/1990 | Số công báo: | Từ số 15 đến số 16 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Chủ tầu có trách nhiệm bồi thường dân sự các tổn thất phát sinh trong việc sử dụng tầu biển, nếu không chứng minh được rằng đã không có lỗi gây ra tổn thất đó, sau đây gọi là trách nhiệm dân sự của chủ tầu.
2- Trách nhiệm bồi thường dân sự không loại trừ trách nhiệm hành chính và hình sự.
1- Chủ tầu được hạn chế trách nhiệm bồi thường theo mức giới hạn quy định tại Điều 196 của Bộ luật này khi bồi thường các tổn thất liên quan đến:
a) Bất cứ người nào có mặt ở trên tầu mà bị chết, bị thương hoặc bị tổn hại khác về sức khoẻ con người; mọi tài sản ở trên tầu bị mất mát, hư hỏng;
b) Bất cứ người nào ở bên ngoài con tầu mà bị chết, bị thương hoặc bị tổn hại khác về sức khoẻ con người; mọi tài sản hoặc các quyền lợi khác ở bên ngoài con tầu bị mất mát, hư hỏng hoặc bị xâm phạm do hành động, sự sơ suất, sai lầm của bất cứ ai đang ở trên tầu hoặc ở ngoài con tầu mà chủ tầu phải chịu trách nhiệm về hành động, sự sơ suất, sai lầm của họ. Trong trường hợp tổn thất do những người ở bên ngoài con tầu gây ra mà chủ tầu phải chịu trách nhiệm về hành động, sự sơ suất, sai lầm của họ, thì chủ tầu chỉ được hạn chế trách nhiệm bồi thường đối với các tổn thất phát sinh trong việc điều khiển, quản trị tầu, bốc hàng, vận chuyển và dỡ hàng; nhận hành khách, vận chuyển và trả hàng khách;
c) Mọi nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về việc thanh thải xác tầu và các vật thể liên quan đến tầu khi trục vớt, di chuyển, phá huỷ tầu bị đắm, bị mắc cạn hoặc bị bỏ lại; nghĩa vụ hoặc trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho thiết bị cảng, cầu bến, luồng lạch, vũng đậu tầu, ụ tầu; nghĩa vụ hoặc trách nhiệm bồi thường tổn thất ô nhiễm môi trường do tầu gây ra mà không phải là tổn thất ô nhiệm môi trường do phóng xạ nguyên tử.
2- Chủ tầu cũng được hạn chế trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp nói tại điểm b, khoản 1, Điều này, nếu trách nhiệm đó phát sinh từ việc sở hữu, chiếm hữu, quản lý, kiểm soát tầu mà không cần phải chứng minh; lỗi của chủ tầu hoặc của những người khác mà chủ tầu phải chịu trách nhiệm.
3- Chủ tầu không được hạn chế trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp xảy tổn thất liên quan đến:
a) Hành động cứu hộ hoặc chi phí để đóng góp vào tổn thất chung;
b) Ô nhiễm môi trường do phóng xạ nguyên tử;
c) Khiếu nại của thuyền trưởng, thuyền viên khác, người làm công cho chủ tầu ở trên tầu hoặc của những người làm công khác ở bên ngoài con tầu mà có nhiệm vụ liên quan đến tầu, kể cả khiếu nại của người thừa kế, người đại diện và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng, nếu quy định pháp luật về hợp đồng lao động giữa chủ tầu và những người này không cho phép chủ tầu được hạn chế trách nhiệm bồi thường đối với những khiếu nại của họ hoặc chỉ cho phép chủ tầu giới hạn trách nhiệm bồi thường với mức cao hơn so với mức giới hạn quy định tại Điều 196 của Bộ luật này.
4- Trong trường hợp pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc công nhận có quy định khác với Bộ luật này, thì mức giới hạn trách nhiệm bồi thường của chủ tầu được xác định và giải quyết trên cơ sở các văn bản đó.
1- Chủ tầu chỉ có trách nhiệm bồi thường theo trách nhiệm dân sự trong các mức giới hạn:
a) Tổng giá trị của con tầu liên quan, tính theo đơn giá tương đương ba nghìn một trăm Frăng vàng cho mỗi tấn đăng ký dung tích toàn phần (GRT), nếu là để bồi thường tổn thất liên quan đến tính mạng, thương tích và các tổn hại khác về sức khoẻ con người;
b) Tổng giá trị của con tầu liên quan, tính theo đơn giá tương đương một nghìn Frăng vàng cho mỗi tấn đăng ký dung tích toàn phần (GRT), nếu là để bồi thường mất mát, hư hỏng tài sản;
c) Tổng giá trị của con tầu liên quan, tính theo giá tương đương ba nghìn một trăm Frăng vàng cho mỗi tấn đăng ký dung tích toàn phần (GRT), nếu là để bồi thường tổn thất liên quan đến tính mạng, thương tích và các tổn thất khác về sức khoẻ con người và mất mát, hư hỏng tài sản trong cùng một vụ việc. Trong đó, tổng số tiền tính theo đơn giá tương đương hai nghìn một trăm Frăng vàng cho mỗi tấn đăng ký dung tích toàn phần (GRT) dùng để bồi thường tổn thất liên quan tính mạng, thương tích và các tổn hại khác về sức khoẻ con người; số còn lại dùng để bồi thường mất mát, hư hỏng tài sản. Trong trường hợp tổng số tiền dành để bồi thường tổn thất liên quan đến tính mạng, thương tích và các tổn hại khác về sức khoẻ con người không đủ, thì phần còn thiếu được tính vào phần tiền dành để bồi thường mất mát, hư hỏng tài sản theo tỉ lệ thuận.
2- Mọi thoả thuận nhằm giảm trách nhiệm bồi thường của chủ tầu dưới mức giới hạn nói tại khoản 1, Điều này đều không có giá trị.
3- Số tấn đăng ký dung tích toàn phần (GRT) nói tại khoản 1, Điều này là:
a) Tổng dung tích thực dụng cộng với dung tích buồng máy, nếu là tầu có động cơ;
b) Tổng dung tích thực dụng, nếu là tầu không có động cơ.
4- Khi xác định giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tầu, loại tầu dưới ba trăm tấn đăng ký dung tích toàn phần được quy tròn là ba trăm.
1- Mức giới hạn quy định tại Điều 196 của Bộ luật này chỉ được dùng để bồi thường các tổn thất phát sinh trong cùng một vụ việc, không liên quan đến các vụ việc khác.
2- Trong trường hợp chủ tầu có quyền đòi người khiếu nại mình bồi thường trong cùng một vụ việc, thì các quy định tại Chương này chỉ áp dụng để xác định khoản tiền chênh lệch so với trách nhiệm của mỗi bên.
3- Mức giới hạn quy định tại Điều 196 của Bộ luật này được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỉ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.
1- Trong trường hợp số tiền bồi thường vượt quá mức giới hạn quy định tại Điều 196 của Bộ luật này, thì chủ tầu có thể lập "Quỹ bồi thường" để thoả mãn các khiếu nại.
2- "Quỹ bồi thường" này chỉ dành để giải quyết các khiếu nại đòi bồi thường mà chủ tầu được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm dân sự.
3- "Quỹ bồi thường" được lập bằng cách ký quỹ hoặc bằng các hình thức bảo đảm khác ở toà án nhận khiếu nại hoặc tại một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác và phải được toà án hoặc cơ quan đó công nhận là hợp lệ và bảo hộ.
4- Sau khi chủ tầu đã lập "Quỹ bồi thường", không ai có quyền xâm phạm quyền lợi hoặc tài sản của chủ tầu. Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nói ở khoản 3, Điều này có quyền ra lệnh giải phóng tài sản bị cầm giữ, bắt giữ hoặc chấm dứt các bảo đảm tương tự.
5- "Quỹ bồi thường" được phân chia cho những người khiếu nại theo tỉ lệ thích hợp giữa các khoản tiền khiếu nại.
6- Việc lập "Quỹ bồi thường" không có nghĩa là chủ tầu đã thừa nhận mọi trách nhiệm về mình.
Giới hạn trách nhiệm dân sự của chủ tầu cũng được áp dụng theo nguyên tắc tương tự đối với người khai thác tầu, người quản lý tầu, người cứu hộ chuyên nghiệp và những người mà bản thân chủ tầu hoặc những người nói trên phải chịu trách nhiệm về hành động, sự sơ suất, sai lầm của họ.
1. The shipowner is liable for damages resulting from the employment of sea-going vessel where he fails to prove that damages have occurred not throughout his fault, such liability is hereinafter referred to as civil liability of the shipowner.
2. Civil liability of the shipowner does not relive him of administrative and criminal responsibilities.
1. The shipowner is entitled to limit his liability according to the limitation of liability set out in Article 196 of the present Code where he makes good to any loss or damage incident to:
a) Loss of life or personal injury or health damage caused to any person on board the vessel, or loss of or damage to any property on board the vessel;
b) Loss of life or personal injury or health damage caused to any person outside the vessel, or loss of or damage to any property or other interests outside the vessel, or any rights infringed through the act or omission of any person, whether on board or not, whom the shipowner is responsible for.
Where loss or damage caused by any person outside the vessel whose act or omission the shipowner is responsible for, the shipowner is entitled to limit his liability to loss or damage only arising form the navigation or management of the vessel or in the loading, carriage or discharge of cargo; or in the embarkation, carriage or disembarkation of passengers;
c) Statutory obligations, liabilities for disposal of shipwreck together with her material bodies when being raised, and for removal, destruction of a vessel which is sunk, stranded or abandoned; obligations or liabilities for compensation for damages to the facilities of port, berth and wharf, channel, waterway anchorage area, dock; obligations or liabilities for compensation for environmental pollution damages caused by the vessel other than environmental pollution damages caused by atomic radio-activity.
2. The shipowner may limit his liability for compensation for the cases set out in point b, item 1 of this Article without proving fault on his privity or on part of the other persons for which he should be responsible where such liability resulting from the possession, proprietorship, management, control of the vessel.
3. The shipowner is not entitled to limit his liability where the damage is incident to:
a) Act of salvage or costs for general average contribution;
b) Environmental pollution caused by atomic radio-activity;
c) Claims of the shipmaster or other crew, shipowners servant working on board or outside the vessel whose duties have direct connection with the operation of the vessel including claims of the successor, his representative and other people who he should bring up if the statutory labour contract between the shipowner and the above people do not entitle the shipowner to the limitation of his liability for their claims or do entitle him only to limitation of the liability if this limitation is on a higher scale in comparison with that determined in Article 196 of the present Code.
4. Where the provisions in the Vietnamese regulations and laws on environmental protection or in the international treaties signed, or recognized by Vietnam are different from those laid down in the present Code, the shipowners limitation of liability is determined and calculated on the basis of such acts.
1. The shipowner shall be, within the following limitations, entitled to limit his civil liability to:
a) An aggregate value of the vessel concerned calculating on the basis of Poincare Francs three thousand one hundred for each ton of the vessels gross registered tonnage (GRT) in respect of compensation for loss of life, personal injury or health damage;
b) An aggregate value of the vessel concerned calculating on the basis of Poincare Francs one thousand for each ton of the vessels gross registered tonnage (GRT) in respect of compensation for loss of or damage to the property;
c) An aggregate value of the vessel concerned calculating on the basis of Poincare Francs three thousand one hundred for each tone of the vessels gross registered tonnage (GRT) in respect of compensation for loss of life, personal injury or health damage, and loss of or damage to the property where these losses or damages have been resulting from the same occurrence. However, out of the above set out aggregate value, the total amount of Poincare Francs two thousand one hundred for each ton of the vessels gross registered tonnage (GRT) is designated for compensation for loss of life, personal injury and health damage, the balance - for loss of or damage to the property. In case the total amount to cover the compensation for loss of life, personal injury or health damage is insufficient, the imbalance shall be nibbled in a corresponding proportion from the money covering the compensation for loss of or damage to the property.
2. Any agreement to lessen the shipowners liability for compensation otherwise than the limitation determined in item 1 of this Article shall be null and void.
3. Gross Registered Tonnage (GRT) referred to in item 1 of this Article is determined as follows:
a) Net Registered Tonnage plus the tonnage of engine room space, if the vessel is self-propelled.
b) Net Registered Tonnage, if the vessel is non-self propelled.
4. In respect of limitation of the civil liability of shipowner, the ship having gross registered tonnage below three hundred tons shall be considered three hundred tons.
1. The limitation determined in Article 196 of the present Code is only exclusively applicable to compensation for loss and damage resulting from the same occurrence not connected with the other occurrence.
2. Where in the same occurrence, the shipowner is entitled to lodge a counter claim against his claimant, the provisions of this Chapter is only applicable to ascertain the imbalance in comparison with liability of each party concerned.
3. The limitation determined in Article 196 of the present Code shall be converted into the Vietnamese currency according to the official exchange rate announced by the State Bank of Vietnam at the time of payment.
1. Where the amount of compensation exceeds the limitation provided in Article 198 of the present Code, the shipowner may constitute a Compensation Fund to satisfy the claims.
2. The Compensation Fund shall be available exclusively for satisfaction of the claims for compensation, the limitation of civil liability of which the shipowner is entitled to.
3. The Compensation Fund shall be constituted either by depositing the sum or by producing other guarantee at the court where the claim is lodged or at a competent State authority and must be considered adequate and protected by such court or authority.
4. Where the Compensation Fund has been constituted by the shipowner nobody is entitled to infringe upon the interests and property of the shipowner. The court or the competent State authority referred to in item 3 of this Article is entitled to order the release of the property liened or arrested or to similarly order the release of the security furnished to avoid such lien or arrest.
5. The Compensation Fund shall be distributed among the claimants in proper proportion to the amounts of their established claims.
6. The constituting of the Compensation Fund shall not be considered as the admission of civil liabilities by the shipowner.
The limitation of civil liability of a shipowner shall also be applied equally to that of a ship-operator, ship-manager, professional salvor and those persons for whose acts, negligence and fault the shipowner himself or they themselves should be liable.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực