Chương 4 Luật Du lịch 2005: Khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch
Số hiệu: | 44/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 16/08/2005 | Số công báo: | Số 14 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch được xếp hạng ở cấp quốc gia hoặc cấp địa phương căn cứ vào quy mô, mức độ thu hút khách du lịch, khả năng cung cấp và chất lượng dịch vụ.
1. Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu du lịch quốc gia:
a) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao;
b) Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lýý ýýnhà nước về du lịch ở trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch.
2. Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu du lịch địa phương:
a) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch;
b) Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch;
c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.
1. Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch quốc gia:
a) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;
b) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm.
2. Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương:
a) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;
b) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm.
1. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch quốc gia:
a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế;
b) Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.
2. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch địa phương:
a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương;
b) Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.
1. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch gồm có:
a) Tờ trình đề nghị công nhận khu du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền;
b) Báo cáo quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch cụ thể phát triển khu du lịch kèm theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 20 của Luật này.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch gồm có:
a) Tờ trình đề nghị công nhận điểm du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền;
b) Bản thuyết minh về điểm du lịch đề nghị công nhận.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận tuyến du lịch gồm có:
a) Tờ trình đề nghị công nhận tuyến du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền;
b) Bản đồ về tuyến du lịch theo tỷ lệ 1/1.500.000 đối với tuyến du lịch quốc gia; tỷ lệ 1/100.000 đối với tuyến du lịch địa phương và bản thuyết minh về tuyến du lịch đề nghị công nhận.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.ý
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương theo đề nghị của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương công bố khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia sau khi có quyết định công nhận.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương sau khi có quyết định công nhận.
1. Nội dung quản lý khu du lịch bao gồm:
a) Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển;
b) Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ;
c) Bảo vệ tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội;
d) Thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc tổ chức quản lý khu du lịch được quy định như sau:
a) Khu du lịch phải thành lập Ban quản lý khu du lịch; trường hợp khu du lịch được giao cho một doanh nghiệp là chủ đầu tư thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý khu du lịch đó theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban quản lý khu du lịch trong phạm vi ranh giới hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trường hợp khu du lịch thuộc ranh giới hành chính hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban quản lý khu du lịch trong phạm vi ranh giới hành chính do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý. Ban quản lý phối hợp hoạt động theo quy chế quản lý khu du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương ban hành và quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp khu du lịch gắn với khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc di tích lịch sử - văn hoá đã có Ban quản lý chuyên ngành thì trong thành phần của Ban quản lý khu du lịch phải có đại diện của Ban quản lý chuyên ngành.
3. Khu du lịch có tài nguyên du lịch thuộc thẩm quyền quản lýý của cơ quan khác của Nhà nước mà có Ban quản lý chuyên ngành thì Ban quản lý chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý khu du lịch để tạo điều kiện cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch phục vụ khách tham quan, du lịch.
Căn cứ vào quy mô và tính chất của điểm du lịch, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước đối với tài nguyên, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định hình thức tổ chức quản lý, bảo đảm các nội dung sau đây:
1. Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường;
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan;
3. Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch;
4. Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quản lý tuyến du lịch địa phương và phần tuyến du lịch quốc gia thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bảo đảm các nội dung sau đây:
1. Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường dọc theo tuyến du lịch;
2. Tạo thuận lợi cho việc tham gia giao thông của các phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch;
3. Quản lý việc đầu tư, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch dọc tuyến du lịch theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.
Đô thị có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là đô thị du lịch:
1. Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới đô thị và khu vực liền kề;
2. Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch;
3. Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ.
1. Hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị công nhận đô thị du lịch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Bản sao quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Đề án đề nghị công nhận đô thị du lịch theo điều kiện quy định tại Điều 31 của Luật này.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch, đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, các cơ quan hữu quan thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận đô thị du lịch; cơ quan quản lýý nhà nước về du lịch ở trung ương công bố đô thị du lịch.
1. Việc quản lýý phát triển đô thị du lịch phải bảo đảm các nội dung sau đây:
a) Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị theo định hướng phát triển du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch;
c) Bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan, môi trường; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch;
đ) Điều phối các nguồn lực của đô thị nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đô thị du lịch xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý đô thị du lịch phù hợp với yêu cầu bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan, môi trường và định hướng phát triển du lịch của đô thị.
TOURIST RESORTS, TOURIST SPOTS, TOURIST ROUTES AND TOURIST CITIES
Section 1. TOURIST RESORTS, TOURIST SPOTS, TOURIST ROUTES
Article 22.- Classification of tourist resorts, tourist spots, tourist routes
Tourist resorts, tourist spots, and tourist routes shall be classified at the national or local level based on their scale, attractiveness to tourists, service-provision capability and service quality.
Article 23.- Conditions for recognition as a tourist resort
1. A tourist resort that fully meets the following conditions shall be recognized as a national tourist resort:
a/ Having particularly attractive tourism resources with natural landscapes as an advantage and capable of attracting a large number of tourists.
b/ Having an area of at least 1,000 hectares, including a necessary area for construction of tourist service works and facilities in conformity with the landscape and environment of the tourist resort, although in particular cases where the area is narrower, the central-level State administrative agency in charge of tourism shall submit a proposal to the Prime Minister for consideration and approval; and,
c/ Having comprehensive infrastructure and tourist physical-technical facilities, capable of providing services for at least one million tourist arrivals a year, including necessary accommodation and tourism service facilities suitable to the characteristics of the tourist resort.
2. A tourist resort that fully meets the following conditions shall be recognized as a local tourist resort:
a/ Having appealing tourism resources capable of attracting tourists;
b/ Having an area of at least 200 hectares, including a necessary area for construction of tourist service works and facilities; and,
c/ Having necessary infrastructure, tourist physical-technical facilities, accommodation and tourist service facilities suitable to the characteristics of the locality and capable of providing services for at least 100,000 tourist arrivals a year.
Article 24.- Conditions for recognition as a tourist spot
1. A tourist spot that fully meets the following conditions shall be recognized as a national tourist spot:
a/ Having particularly attractive tourism resources to meet tourists sightseeing needs;
b/ Having necessary infrastructure and tourist service facilities capable of providing services for at least 100,000 tourist arrivals a year.
2. A tourist spot that fully meets the following conditions shall be recognized as a local tourist spot:
a/ Having attractive tourism resources to meet tourists sightseeing needs;
b/ Having necessary infrastructure and tourist service facilities capable of providing services for at least 10,000 tourist arrivals a year.
Article 25.- Conditions for recognition as a tourist route
1. A tourist route that fully meets the following conditions shall be recognized as a national tourist route:
a/ Linking various tourist resorts and tourist spots, including national, inter-regional and inter-provincial tourist resorts and tourist spots, and linked to international border gates; and,
b/ Taking measures to preserve landscapes, environment and service facilities for tourists along the route.
2. A tourist route that fully meets the following conditions shall be recognized as a local tourist route:
a/ Connecting tourist resorts and tourist spots within a locality; and,
b/ Taking measures to preserve landscapes, environment and service facilities for tourists along the route.
Article 26.- Dossiers for recognition as tourist resorts, tourist spots or tourist routes
1. A dossier for recognition as a tourist resort shall consist of:
a/ A written statement, requesting recognition as a tourist resort, made by a competent State administrative agency in charge of tourism; and,
b/ A report on the master plan or specific plan for development of the tourist resort, enclosed with the decision of a competent State administrative agency as stipulated at Article 20 of this Law.
2. A dossier for recognition as a tourist spot shall consist of:
a/ A written statement, requesting recognition as a tourist spot, made by a competent State administrative agency in charge of tourism; and,
b/ An explanatory document on the tourist spot proposed for recognition.
3. A dossier for recognition as a tourist route shall consist of:
a/ A written statement, requesting recognition as a tourist route, made by a competent State administrative agency in charge of tourism; and,
b/ A map of the tourist route at a scale of 1/1,500,000 for a national tourist route, or a scale of 1/100,000 for a local tourist route, and an explanatory document on the proposed tourist route.
Article 27.- Competence to recognize tourist resorts, tourist spots, tourist routes
1. The Prime Minister shall decide on the recognition of national tourist resorts, national tourist spots, and national tourist routes at the proposal of the central-level State administrative agency in charge of tourism.
2. The presidents of provincial-level Peoples Committee shall decide on the recognition of local tourist resorts, local tourist spots, and local tourist routes at the proposal of provincial-level State administrative agencies in charge of tourism.
3. The central-level State administrative agency in charge of tourism shall announce national tourist resorts, national tourist spots, and national tourist routes upon receipt of the decisions of their recognition.
4. Provincial-level Peoples Committees shall announce local tourist resorts, local tourist spots, and local tourist routes upon receipt of the decisions of their recognition.
Article 28.- Management of tourist resorts
1. Scope of management of tourist resorts shall include:
a/ Management of development planning and investment work;
b/ Management of business service activities;
c/ Protection of tourism resources and assurance of environmental hygiene, social order and safety; and,
d/ Implementation of relevant provisions of law.
2. The management of tourist resorts is organized as follows:
a/ A Management Board must be established for a tourist resort, but where a tourist resort is assigned to an investor being an enterprise, the investor must manage the tourist resort in accordance with the scope specified in Clause 1 of this Article;
b/ The presidents of provincial-level Peoples Committees shall decide on the establishment of the Management Board of tourist resorts located within the administrative boundaries of their provinces.
Where a tourist resort lies within the administrative territories of two or more provinces or centrally-run cities, the president of the Peoples Committee of each province or centrally-run city shall decide on the establishment of the Management Board within the administrative boundary of his/her province or city. The Management Boards shall coordinate their activities according to the Regulation on management of tourist resorts issued by the central-level State administrative agency in charge of tourism and the master plan for development of the tourist resort already approved by a competent state agency.
Where a tourist resort is associated with an area endowed with natural tourism resources or historical and cultural relics for which a specialized management board has been established, its management board must include a representative from that specialized management board.
3. For a tourist resort with its tourism resources managed by another state agency through a specialized management board already established, the specialized management board shall have to coordinate with the tourist resorts management board in order to facilitate the rational exploitation and utilization of tourism resources in service of visitors and tourists.
Article 29.- Management of tourist spots
Depending on the scale and nature of tourist spots, ministries or agencies in charge of state administration of natural resources and provincial-level People Committees shall provide for the mode of management thereof, ensuring the following:
1. Protection and development of tourism resources and assurance of environmental sanitation;
2. Creation of favorable conditions for the sightseeing visits of tourists;
3. Assurance of the participation by local communities in tourism activities; and,
4. Maintenance of security, social order and safety and assurance of safety of tourists.
Article 30.- Management of tourist routes
Provincial-level Peoples Committees shall, within the scope of their duties and powers, coordinate with the Transport Ministry in managing local tourist routes and the portion of national tourist routes within the territories of their provincial or centrally-run cities, ensuring the following:
1. Protection of security, order, landscapes and environment along the tourist routes.
2. Creation of favorable conditions for the traffic circulation of the specialized means of transport of tourists.
3. Management of investment and construction of tourist service facilities along the tourist routes in line with the plans which have been approved and decided by competent state agencies.
Article 31.- Criteria for recognition as a tourist city
A city that fully meets the following criteria shall be recognized as a tourist city:
1. Having appealing tourism resources within its boundary or within the boundary of the city and its adjacent areas.
2. Having comprehensive infrastructure and tourist physical and technical facilities, meeting the diversified needs of tourists, and having a labor structure suitable to requirements of tourism development.
3. Tourism plays an important role in the economic structure, achieving a ratio between tourism revenue and the total revenues of services as stipulated by the Government.
Article 32.- Dossiers, procedures and competence for recognition of tourist cities
1. A dossiers for recognition as a tourist city shall consist of:
a/ A written statement requesting recognition as a tourist city, made by the provincial-level Peoples Committee and submitted to the Prime Minister;
b/ A copy of the provinces or centrally-run citys master plan on tourism development; and,
c/ A project proposal for recognition as a tourist city, made according to the provisions of Article 31 of this Law.
2. Provincial-level Peoples Committees shall submit the dossiers for recognition as tourist cities to the Prime Minister and send copies to the Ministry of Construction and central-level State administrative agency in charge of tourism.
The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the central-level State administrative agency in charge of tourism and relevant agencies in, evaluating these dossiers and submit their evaluations to the Prime Minister.
3. The Prime Minister shall consider and decide the recognition as tourist cities, and the central-level State administrative agency in charge of tourism shall make public the tourist-city status.
Article 33.- Management of tourist city development
1. The management of tourist city development must ensure the following:
a/ Management of the planning and construction of the tourist city in line with the tourism development orientations set forth by competent state agencies;
b/ Management of investment projects for tourism development in conformity with the approved plans;
c/ Protection of tourism resources, landscapes, and environment, and maintenance of security, social order and safety;
d/ Assurance of the quality of goods and services to be provided for tourists; and,
e/ Mobilization of all resources of the city for the sake of tourism development.
2. The Peoples Committees of provinces or centrally-run cities in which tourist cities are located shall formulate and submit regulations on the management of tourist cities to the Prime Minister for promulgation. These regulations must be in conformity with the requirements on protection of tourism resources, landscapes, environment and tourism development orientations of the cities.