Luật Du lịch 2005 số 44/2005/QH11
Số hiệu: | 44/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 16/08/2005 | Số công báo: | Số 14 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật du lịch quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2005/QH11 |
Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2005 |
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khóa XI, kỳ họp thứ 7
(Từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005)
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về du lịch.
Luật này quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch.
1. Các chủ thể quy định tại Điều 2 của Luật này thực hiện quy định của Luật này và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không quy định thì các bên tham gia hoạt động du lịch được thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
3. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.
4. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
5. Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch.
6. Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị.
7. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
8. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
9. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
10. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
11. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
12. Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.
13. Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
14. Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
15. Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch.
Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch.
16. Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch là phương tiện bảo đảm các điều kiện phục vụ khách du lịch, được sử dụng để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.
17. Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.
18. Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
19. Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
20. Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
21. Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
1. Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.
2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
4. Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch.
5. Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
6. Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.
1. Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sau đây:
a) Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch;
b) Tuyên truyền, quảng bá du lịch;
c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch;
d) Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới;
đ) Hiện đại hoá hoạt động du lịch;
e) Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, nhập khẩu phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia;
g) Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo.
3. Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
4. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
5. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế.
6. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Chính phủ quy định cụ thể chính sách phát triển du lịch quy định tại Điều này.
1. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch.
2. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
1. Hiệp hội du lịch được thành lập trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân có hoạt động du lịch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành viên.
2. Hiệp hội du lịch tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về du lịch.
3. Tổ chức và hoạt động của hiệp hội du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về hội.
1. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình.
5. Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.
4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.
7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lýý nhà nước về du lịch.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
1. Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Xây dựng công trình du lịch không theo quy hoạch đã được công bố.
3. Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.
4. Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất chính từ khách du lịch.
5. Tranh giành khách, nài ép khách mua hàng hóa, dịch vụ.
6. Kinh doanh du lịch không có giấy phép kinh doanh, không có đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng ngành, nghề, phạm vi kinh doanh.
7. Sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác hoặc cho người khác sử dụng tư cách pháp nhân của mình để hoạt động kinh doanh trái pháp luật.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ, sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch.
1. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
2. Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân.
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định và công bố các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
1. Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững.
2. Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước, có chính sách và biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý tài nguyên du lịch, phối hợp trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện cho khách đến tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch theo quy định của pháp luật.
3. Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.
4. Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác, bảo đảm không làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch.
1. Quy hoạch phát triển du lịch là quy hoạch ngành, gồmquy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch cụ thể phát triển du lịch.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được lập cho phạm vi cả nước, vùng du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu du lịch quốc gia.
3. Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch được lập cho các khu chức năng trong khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên.
1. Phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển ngành du lịch.
2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
4. Bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu du lịch.
5. Phát huy thế mạnh để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng, từng địa phương nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch.
6. Bảo đảm công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch.
1. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bao gồm:
a) Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và quốc gia;
b) Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, thị trường du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch;
c) Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển cho khu vực quy hoạch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch;
d) Tổ chức không gian du lịch; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch;
đ) Xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên đầu tư; nhu cầu sử dụng đất, vốn đầu tư, nguồn nhân lực cho du lịch;
e) Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường;
g) Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, quy hoạch cụ thể phát triển du lịch còn có các nội dung chủ yếu sau:
a) Phân khu chức năng; bố trí mặt bằng, công trình kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; phương án sử dụng đất;
b) Xác định danh mục các dự án đầu tư và tiến độ đầu tư;
c) Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường;
d) Đề xuất biện pháp để quản lý, thực hiện quy hoạch.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển ngành, vùng du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm, khu du lịch quốc gia trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo thẩm quyền.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.
Quy hoạch cụ thể của khu chức năng trong khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.
3. Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch phát triển du lịch thì có thẩm quyền phê duyệt, quyết định điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch.
1. Sau khi quy hoạch phát triển du lịch được phê duyệt, quyết định, cơ quan lập quy hoạch phát triển du lịch có trách nhiệm công bố, cung cấp thông tin về quy hoạch để các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện và tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch.
2. Việc lập, thực hiện dự án phát triển du lịch, dự án có ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch và các dự án khác có liên quan đến du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định và phải có ý kiến của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xác định quỹ đất dành cho công trình, kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch trong đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch theo quy hoạch đã được phê duyệt, quyết định và công bố; không giao, cho thuê đất đối với dự án đầu tư trái quy hoạch, dự án đầu tư có ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên du lịch và môi trường.
4. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt, quyết định; không lấn chiếm mặt bằng, sử dụng trái phép đất đã được quy hoạch cho phát triển du lịch.
Khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch được xếp hạng ở cấp quốc gia hoặc cấp địa phương căn cứ vào quy mô, mức độ thu hút khách du lịch, khả năng cung cấp và chất lượng dịch vụ.
1. Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu du lịch quốc gia:
a) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao;
b) Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lýý ýýnhà nước về du lịch ở trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch.
2. Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu du lịch địa phương:
a) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch;
b) Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch;
c) Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.
1. Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch quốc gia:
a) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;
b) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm.
2. Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa phương:
a) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;
b) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm.
1. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch quốc gia:
a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế;
b) Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.
2. Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch địa phương:
a) Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương;
b) Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.
1. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch gồm có:
a) Tờ trình đề nghị công nhận khu du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền;
b) Báo cáo quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch cụ thể phát triển khu du lịch kèm theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 20 của Luật này.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch gồm có:
a) Tờ trình đề nghị công nhận điểm du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền;
b) Bản thuyết minh về điểm du lịch đề nghị công nhận.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận tuyến du lịch gồm có:
a) Tờ trình đề nghị công nhận tuyến du lịch của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền;
b) Bản đồ về tuyến du lịch theo tỷ lệ 1/1.500.000 đối với tuyến du lịch quốc gia; tỷ lệ 1/100.000 đối với tuyến du lịch địa phương và bản thuyết minh về tuyến du lịch đề nghị công nhận.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.ý
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương theo đề nghị của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương công bố khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia sau khi có quyết định công nhận.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương sau khi có quyết định công nhận.
1. Nội dung quản lý khu du lịch bao gồm:
a) Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển;
b) Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ;
c) Bảo vệ tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội;
d) Thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc tổ chức quản lý khu du lịch được quy định như sau:
a) Khu du lịch phải thành lập Ban quản lý khu du lịch; trường hợp khu du lịch được giao cho một doanh nghiệp là chủ đầu tư thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý khu du lịch đó theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban quản lý khu du lịch trong phạm vi ranh giới hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trường hợp khu du lịch thuộc ranh giới hành chính hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban quản lý khu du lịch trong phạm vi ranh giới hành chính do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý. Ban quản lý phối hợp hoạt động theo quy chế quản lý khu du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương ban hành và quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp khu du lịch gắn với khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc di tích lịch sử - văn hoá đã có Ban quản lý chuyên ngành thì trong thành phần của Ban quản lý khu du lịch phải có đại diện của Ban quản lý chuyên ngành.
3. Khu du lịch có tài nguyên du lịch thuộc thẩm quyền quản lýý của cơ quan khác của Nhà nước mà có Ban quản lý chuyên ngành thì Ban quản lý chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý khu du lịch để tạo điều kiện cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch phục vụ khách tham quan, du lịch.
Căn cứ vào quy mô và tính chất của điểm du lịch, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước đối với tài nguyên, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định hình thức tổ chức quản lý, bảo đảm các nội dung sau đây:
1. Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường;
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan;
3. Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch;
4. Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quản lý tuyến du lịch địa phương và phần tuyến du lịch quốc gia thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bảo đảm các nội dung sau đây:
1. Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường dọc theo tuyến du lịch;
2. Tạo thuận lợi cho việc tham gia giao thông của các phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch;
3. Quản lý việc đầu tư, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch dọc tuyến du lịch theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.
Đô thị có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là đô thị du lịch:
1. Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới đô thị và khu vực liền kề;
2. Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch;
3. Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ.
1. Hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị công nhận đô thị du lịch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Bản sao quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Đề án đề nghị công nhận đô thị du lịch theo điều kiện quy định tại Điều 31 của Luật này.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch, đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Xây dựng và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, các cơ quan hữu quan thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận đô thị du lịch; cơ quan quản lýý nhà nước về du lịch ở trung ương công bố đô thị du lịch.
1. Việc quản lýý phát triển đô thị du lịch phải bảo đảm các nội dung sau đây:
a) Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị theo định hướng phát triển du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch;
c) Bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan, môi trường; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch;
đ) Điều phối các nguồn lực của đô thị nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đô thị du lịch xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý đô thị du lịch phù hợp với yêu cầu bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan, môi trường và định hướng phát triển du lịch của đô thị.
1. Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
2. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
3. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1. Lựa chọn hình thức du lịch lẻ hoặc du lịch theo đoàn; lựa chọn một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch, dịch vụ du lịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin cần thiết về chương trình du lịch, dịch vụ du lịch.
3. Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu trú; được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam để tham quan, du lịch, trừ những khu vực cấm.
4. Hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo hợp đồng giữa khách du lịch và tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; được hưởng bảo hiểm du lịch và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.
5. Được đối xử bình đẳng, được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được cứu trợ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp khi đi du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.
6. Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra theo quy định của pháp luật.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
1. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch.
2. Thực hiện nội quy, quy chế của khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, cơ sở lưu trú du lịch.ý
3. Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
4. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch và ngăn chặn những hành vi nhằm thu lợi bất chính từ khách du lịch.
2. Trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời có biện pháp cứu hộ, cứu nạn cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với khách du lịch.
3. Khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch có các biện pháp phòng tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch; áp dụng các biện pháp cần thiết và phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch.
Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây:
1. Kinh doanh lữ hành;
2. Kinh doanh lưu trú du lịch;
3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;
5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.
1. Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch.
2. Được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp.
3. Tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch.
4. Tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và nước ngoài.
1. Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có giấy phép.
3. Thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền thời điểm bắt đầu kinh doanh hoặc khi có thay đổi nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch.
4. Thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, chất lượng, giá cả các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho khách du lịch; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch; bồi thường thiệt hại cho khách du lịch do lỗi của mình gây ra.
5. Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch.
6. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Doanh nghiệp du lịch Việt Nam có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại về hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.
Việc thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.
3. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế.
1. Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
2. Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa;
2. Mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu;
3. Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến du lịch;
4. Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách có yêu cầu hướng dẫn viên; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp.
1. Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.
2. Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này.
3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
4. Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
5. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.
1. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp theo phạm vi kinh doanh, bao gồm:
a) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
b) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;
c) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
2. Không cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép;
b) Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép.
3. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
b) Doanh nghiệp không kinh doanh lữ hành quốc tế trong mười tám tháng liên tục;
c) Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật này;
d) Doanh nghiệp có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy phép.
4. Việc thu, nộp lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
b) Bản sao giấy đăng ký kinh doanh, phương án kinh doanh lữ hành, chương trình du lịch cho khách quốc tế, giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành, bản sao thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành, giấy chứng nhận tiền ký quỹ.
2. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
b) Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương để xem xét, cấp giấy phép; trường hợp không đủ tiêu chuẩn để đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết;
c) Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp giấy phép thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh và doanh nghiệp biết.
1. Các trường hợp đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Thay đổi phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế;
b) Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
c) Thay đổi tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt của doanh nghiệp;
d) Thay đổi loại hình doanh nghiệp.
2. Hồ sơ đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
b) Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đã được cấp cho doanh nghiệp;
c) Giấy tờ liên quan đến các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thủ tục đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:
a) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có sự thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương;
b) Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương có trách nhiệm xem xét, đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh biết.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam:
a) Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch nội địa;
b) Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan;
c) Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật và các quy định của Nhà nước Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc; quy chế nơi đến du lịch;
d) Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp.
2. Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài:
a) Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch ra nước ngoài và khách du lịch nội địa;
b) Phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch;
c) Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan;
d) Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật và các quy định của nước đến du lịch;
đ) Có trách nhiệm quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã ký với khách du lịch.
1. Doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh lữ hành tại Việt Nam theo hình thức liên doanh hoặc hình thức khác phù hợp với quy định và lộ trình cụ thể trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp liên doanh thì phải liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
2. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm các điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 46 của Luật này; có các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế quy định tại các điều 39, 40 và 50 của Luật này, phù hợp với phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế ghi trong giấy phép đầu tư.
1. Hợp đồng lữ hành là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch về việc thực hiện chương trình du lịch.
2. Hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản.
3. Ngoài nội dung của hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự, hợp đồng lữ hành còn có những nội dung sau đây:
a) Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;
b) Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;
c) Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng;
d) Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.
4. Khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành là hợp đồng giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành giao đại lý, đồng thời có ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành.
1. Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;
b) Có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
1. Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 53 của Luật này.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý lữ hành bao gồm:
a) Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý;
b) Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý;
c) Mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý;
d) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.
1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành.
2. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán; chịu trách nhiệm với khách du lịch về chương trình du lịch giao cho bên nhận đại lý lữ hành.
3. Hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch.
Điều 56. Trách nhiệm của bên nhận đại lý lữ hành
1. Không được sao chép chương trình du lịch của bên giao đại lý dưới bất kỳ hình thức nào.
2. Lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch.
3. Không được bán chương trình du lịch với giá cao hơn giá của bên giao đại lý.
4. Treo biển đại lý lữ hành ở vị trí dễ nhận biết tại trụ sở đại lý.
5. Thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh.
1. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải đăng ký kinh doanh và tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận chuyển khách theo quy định của pháp luật.
1. Có phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch đạt tiêu chuẩn và được cấp biển hiệu riêng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
2. Sử dụng người điều khiển và người phục vụ trên phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch có chuyên môn, sức khoẻ phù hợp, được bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch.
3. Có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của khách du lịch trong quá trình vận chuyển; mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển.
1. Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch phải đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, chất lượng dịch vụ và được cấp biển hiệu riêng theo mẫu thống nhất do Bộ Giao thông vận tải ban hành sau khi thỏa thuận với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.
2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức việc cấp biển hiệu riêng cho phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.
3. Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch có biển hiệu riêng được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đón, trả khách du lịch tại bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Lựa chọn phương tiện vận chuyển khách du lịch;
2. Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;
3. Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 58 của Luật này trong quá trình kinh doanh;
4. Mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển;
5. Gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận chuyển.
Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
1. Khách sạn;
2. Làng du lịch;
3. Biệt thự du lịch;
4. Căn hộ du lịch;
5. Bãi cắm trại du lịch;
6. Nhà nghỉ du lịch;
7. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê;
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
1. Cơ sở lưu trú du lịch quy định tại Điều 62 của Luật này được xếp hạng theo tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm:
a) Khách sạn và làng du lịch được xếp theo năm hạng là hạng 1 sao, hạng 2 sao, hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao;
b) Biệt thự du lịch và căn hộ du lịch được xếp theo hai hạng là hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự du lịch, căn hộ du lịch và hạng đạt tiêu chuẩn cao cấp;
c) Bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác được xếp một hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.
2. Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương ban hành để áp dụng thống nhất trong cả nước.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thẩm định, xếp hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng cao cấp cho biệt thự du lịch, căn hộ du lịch.
Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thẩm định, xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác.
4. Việc thu, nộp và sử dụng phí xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
5. Sau ba năm được xếp hạng, cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định để công nhận lại hạng phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện chung bao gồm:
a) Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;
b) Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch;
2. Các điều kiện cụ thể bao gồm:
a) Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;
b) Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;
c) Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.
1. Trong thời hạn ba tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ cơ sở lưu trú du lịch phải gửi hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đến cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền để tổ chức thẩm định, xếp hạng cho cơ sở lưu trú du lịch.
2. Hồ sơ và thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương quy định.
1. Ngoài các quyền được quy định tại Điều 39 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có các quyền sau:
a) Thuê tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch;
b) Ban hành nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch;
c) Từ chối tiếp nhận hoặc huỷ bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch trong trường hợp khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch hoặc cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp ứng hoặc khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở lưu trú du lịch;
d) Lựa chọn loại hình dịch vụ và sản phẩm hàng hoá không trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú du lịch.
2. Ngoài các nghĩa vụ được quy định tại Điều 40 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có các nghĩa vụ sau đây: a) Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký;
b) Gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận và chỉ được quảng cáo đúng với loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận;
c) Niêm yết công khai giá bán hàng và dịch vụ, nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; thông báo rõ với khách du lịch về chương trình khuyến mại của cơ sở lưu trú du lịch trong từng thời kỳ;
d) Bảo đảm chất lượng phục vụ, chất lượng trang thiết bị ổn định, duy trì tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận;
đ) Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn thiết bị; thực hiện nghiêm chỉnh quy định về phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của khách du lịch;
e) Thực hiện đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước về y tế khi phát hiện khách du lịch có bệnh truyền nhiễm;
g) Thực hiện việc khai báo tạm trú cho khách du lịch theo quy định của pháp luật;
h) Bồi thường cho khách du lịch về thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
3. Loại cơ sở lưu trú du lịch quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 62 của Luật này đã được công nhận xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có điều kiện không cần phải có giấy phép kinh doanh đối với từng hàng hoá, dịch vụ, nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện.
1. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch phải xây dựng dự án phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Thủ tục phê duyệt dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được hưởng ưu đãi đầu tư, được giao đất có tài nguyên du lịch phù hợp với dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
2. Được thu phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
3. Quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
4. Quản lý kinh doanh dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch bao gồm kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, ăn uống, mua sắm, thể thao, giải trí, thông tin và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương quy định tiêu chuẩn và mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.
2. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch thuộc địa bàn quản lý.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này và các quyền, nghĩa vụ tương ứng quy định tại các điều 45, 50, 60 và 66 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này và có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Được gắn biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
b) Được các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lựa chọn, đưa khách du lịch đến sử dụng dịch vụ và mua sắm hàng hoá;
c) Bảo đảm tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trong suốt quá trình kinh doanh;
d) Chấp hành các quy định của khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
1. Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa.
Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa; hướng dẫn viên nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là người Việt Nam và không được hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài.
2. Thẻ hướng dẫn viên gồm thẻ hướng dẫn viên nội địa, thẻ hướng dẫn viên quốc tế. Thẻ hướng dẫn viên có thời hạn ba năm và có giá trị trong phạm vi toàn quốc.
1. Hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành.
2. Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa:
a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện;
c) Có trình độ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
3. Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế:
a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện;
c) Có trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên; nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;
d) Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ.
1. Hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên;
b) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan nơi công tác;
c) Bản sao các giấy tờ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 73 của Luật này đối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa và theo điểm c và điểm d khoản 3 Điều 73 của Luật này đối với người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế;
d) Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá ba tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
đ) Hai ảnh chân dung 4cm x 6cm chụp trong thời gian không quá ba tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ đề nghị cấp thẻ, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, cấp thẻ hướng dẫn viên cho người đề nghị; trường hợp từ chối thì phải trả lời cho người đề nghị bằng văn bản, nêu rõ lý do.
3. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh tổ chức cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa theo mẫu do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương quy định.
1. Việc đổi thẻ hướng dẫn viên được quy định như sau:
a) Ba mươi ngày trước khi thẻ hết hạn, hướng dẫn viên phải làm thủ tục đề nghị đổi thẻ hướng dẫn viên mới;
b) Hồ sơ đề nghị đổi thẻ hướng dẫn viên gồm đơn đề nghị đổi thẻ hướng dẫn viên; giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền cấp và bản sao thẻ hướng dẫn viên cũ;
c) Người đề nghị đổi thẻ hướng dẫn viên nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh.
2. Việc cấp lại thẻ hướng dẫn viên được quy định như sau:
a) Thẻ hướng dẫn viên được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng;
b) Người đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên nộp hồ sơ gồm đơn đề nghị cấp lại thẻ, giấy xác nhận bị mất thẻ hoặc thẻ bị hư hỏng kèm theo hai ảnh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 74 của Luật này cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên cho người đề nghị; trường hợp từ chối thì phải trả lời cho người đề nghị bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Việc thu hồi thẻ hướng dẫn viên được quy định như sau:
a) Hướng dẫn viên bị thu hồi thẻ nếu vi phạm một trong những nội dung quy định tại Điều 77 của Luật này;
b) Hướng dẫn viên du lịch bị thu hồi thẻ chỉ được xem xét cấp thẻ sau thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi thẻ. Hồ sơ và thủ tục đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên trong trường hợp bị thu hồi được áp dụng như đối với trường hợp cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch mới.
1. Hướng dẫn viên có các quyền sau đây:
a) Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;
b) Tham gia tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;
c) Nhận lương, thù lao theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;
d) Tham gia thi tuyển, công nhận cấp bậc nghề nghiệp hướng dẫn viên;
đ) Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền ngay khi điều kiện cho phép và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Hướng dẫn viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan, du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
b) Thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho khách du lịch và các quyền lợi hợp pháp của khách du lịch;
c) Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách; trường hợp khách du lịch có yêu cầu thay đổi chương trình du lịch thì phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định;
d) Có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch;
đ) Hoạt động đúng quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật này; đeo thẻ hướng dẫn viên trong khi hướng dẫn du lịch;
e) Tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức;
g) Bồi thường cho khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
1. Cung cấp thông tin làm phương hại chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.
2. Có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; làm sai lệch giá trị văn hoá, lịch sử Việt Nam.
3. Đưa khách du lịch đến khu vực cấm.
4. Thu lợi bất chính từ khách du lịch; nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.
5. Tùy tiện thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.
6. Phân biệt đối xử đối với khách du lịch.
7. Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên của mình hoặc sử dụng thẻ hướng dẫn viên của người khác; sử dụng thẻ hướng dẫn viên đã hết hạn.
1. Thuyết minh viên là người thuyết minh tại chỗ cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.
2. Thuyết minh viên phải am hiểu kiến thức về khu du lịch, điểm du lịch, có khả năng giao tiếp với khách du lịch và ứng xử văn hoá.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với khu du lịch, điểm du lịch quy định việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn, cấp và thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên.
Nhà nước tổ chức, hướng dẫn hoạt động xúc tiến du lịch với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế;
2. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc;
3. Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa phương; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch;
4. Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch.
1. Nhà nước quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.
2. Bộ, ngành, cơ quan thông tin đại chúng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.
3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng chuyên gia, phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài tham gia vào hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người, du lịch Việt Nam.
4. Nhà nước khuyến khích và có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về du lịch cho các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư trong xã hội.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia; chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên địa phương.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thiết lập các văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài tại các thị trường du lịch trọng điểm để đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thành lập cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia và tổ chức thông tin du lịch tại các cửa khẩu quốc tế.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch của địa phương; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch tại địa phương; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và ở địa phương khác trong hoạt động xúc tiến du lịch.
Các doanh nghiệp du lịch được quyền chủ động hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác để tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, tham gia các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia. Chi phí hoạt động xúc tiến quảng bá của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương theo chức năng và trong phạm vi phân cấp thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện cho Việt Nam trong hợp tác du lịch song phương, đa phương với cơ quan du lịch quốc gia của nước ngoài và trong các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.
2. Việc đặt văn phòng đại diện của cơ quan du lịch của nước ngoài, của tổ chức du lịch quốc tế và khu vực tại Việt Nam được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Thanh tra du lịch thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về du lịch.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch phải được tiếp nhận và giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
2. Tại đô thị du lịch, khu du lịch và nơi có lượng khách du lịch lớn thì cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh tổ chức việc tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch.
3. Yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch được gửi đến tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch hoặc tổ chức tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch quy định tại khoản 2 Điều này để giải quyết hoặc chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch quy định tại khoản 2 Điều này không giải quyết hoặc khách du lịch không đồng ý với việc giải quyết đó thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
1. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
2. Pháp lệnh du lịch ngày 08 tháng 02 năm 1999 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
3. Khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch đã được công nhận, cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch đã được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ hướng dẫn viên trước khi Luật này có hiệu lực thi hành mà không trái với quy định của Luật này thì vẫn có hiệu lực thi hành; trường hợp không có đủ các điều kiện theo quy định của Luật này thì phải điều chỉnh cho phù hợp.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness |
Law No. 44/2005/QH11 |
|
(Law No. 44/2005/QH11)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of the Xth National Assembly, 10th session, on December 25, 2001;
This law provides for tourism.
Article 1.- Scope of application
This Law provides for tourism resources and activities; rights and obligations of tourists, organizations and individuals doing tourism business and other organizations and individuals engaged in tourism-related activities.
Article 2.- Subjects of application
1. Vietnamese and foreign organizations and individuals engaged in tourism activities in the territory of Vietnam;
2. Agencies, organizations, individuals and local communities engaged in tourism-related activities.
Article 3.- Application of the law on tourism
1. The subjects stipulated in Article 2 of this Law shall abide by the provisions of this Law and other relevant provisions of Vietnamese law.
2. Where the treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Law, the provisions of such treaties shall apply. In cases where the Vietnam laws or treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party do not stipulate, parties engaged in tourism activities may agree to apply international customs provided that as they are not against the fundamental principles of Vietnamese law.
Article 4.- Interpretation of terms
In this Law, the following terms are construed as follows:
1. Tourism means activities connected with trips taken by people outside their habitual residences aimed at satisfying their needs for sightseeing, study, leisure or recreation in a certain period of time.
2. Tourist means a person who travels for either tourism or for other purposes combined with tourism, except for those who go to study, work or practice their professions to get paid at the places of destination.
3. Tourism activity means activities of tourists, organizations and individuals doing tourism business, local communities, agencies, organizations and individuals engaged in tourism-related activities.
4. Tourism resources mean natural landscapes, natural elements, historical or cultural relics, works of creative human labor or humanity value which can be utilized to meet tourist needs and constitute a fundamental factor to form tourist resorts, tourist spots, tourist routes or tourist cities.
5. Sightseeing means activities of a tourist during a day at a tourism-resourced area in order to experience and appreciate the values of tourism resources.
6. Tourist city is a city having advantages to develop tourism and in which tourism plays an important part in its activities.
7. Tourist resort is an area which has attractive tourism resources, with natural tourism resources as its advantage, and has been properly planned and invested for development with the aim of meeting the various demands of tourists and bringing about socio-economic and environmental benefits.
8. Tourist spot means a place having attractive tourism resources that satisfy the sightseeing demand of tourists.
9. Tourist route means an itinerary which links various tourist resorts, tourist spots and tourist service-providing establishments associated with land, rail, waterway and air transport routes.
10. Tourist product means a combination of necessary services provided in order to meet the needs of tourists during a trip.
11. Tourist service means the provision of services in travel, transportation, accommodation, meals and drinks, entertainment, information, guidance and other services to satisfy the needs of tourists.
12. Tourist accommodation establishment means an establishment which rents rooms and beds and provides other related services for guests, of which hotels constitute a major form.
13. Tour program comprises an itinerary and services at tour price which has been fixed in advance for a tourists trip from its beginning to end.
14. Travel business means the formulation, sale and organization of a part or the whole of a tour program for tourists.
15. Tourist guiding means an activity of guiding tourists under a tour program.
A person who conducts the guiding activity is called a tourist guide and is paid for the tour guiding service.
16. Specialized means of transport of tourists is a means with sufficient conditions to cater tourist services, which is used to carry tourists under a tour program.
17. Tourism promotion means an activity of public information, publicity and marketing aimed at seeking and stimulating opportunities for tourism development.
18. Sustainable tourism means development of tourism that meets the needs of the present without harming the ability of the future to meet tourism needs.
19. Eco-tourism means a type of tourism that is based on nature, connected with the local cultural identity and with the participation of local communities for the sake of sustainable development.
20. Cultural tourism means a type of tourism that is based on the national cultural identity with the participation of local communities in order to preserve and bring into full play their traditional cultural values.
21. Tourist environment consists of natural and social ones where tourist activities take place.
Article 5.- Principles of tourism development
1. To develop sustainable tourism in line with master plans and plans, ensuring harmony between socio-economic development and environmental protection; develop cultural and historical tourism and eco-tourism in priority and key regions; and conserve, embellish and promote the values of tourism resources.
2. To ensure national sovereignty, national defense, security, social order and safety.
3. To ensure national and community interests, legitimate interests, security and safety of tourists, and the lawful rights and interests of organizations and individuals doing tourism business.
4. To ensure the participation of all economic sectors and people of all strata in the cause of tourism development.
5. To contribute to expanding foreign relations and international exchanges in order to promote the image of the country and people of Vietnam.
6. To develop both domestic and international tourism with a view to attracting increasing numbers of foreign tourists to Vietnam.
Article 6.- Tourism development policies
1. The State shall create mechanisms and adopt policies to mobilize every resource for increased investment in tourism development to ensure tourism is a national spearhead industry.
2. The State shall implement incentive and preferential policies on land, finance and credit for foreign and domestic individuals and organizations investing in the following fields:
a/ Protection and embellishment of tourism resources and environment;
b/ Tourism publicity and promotion;
c/ Training and development of human resources in tourism;
d/ Research into, and investment and development of, new tourism products;
e/ Modernization of tourism activities;
f/ Construction of tourism infrastructure, physical and technical facilities, importation of high-quality means for transportation of tourists and modern equipment exclusively used for high-graded tourist accommodation establishments and national tourist resorts.
g/ Development of tourism in remote and isolated areas and in areas with socio-economic difficulties where there are tourism potentials so as to make use of the labor force, goods and services in the spot, contributing to raising the peoples intellectual level and to hunger elimination and poverty reduction.
3. The State shall allocate budget for planning work; support investment in building infrastructures in tourist cities, tourist resorts and tourist spots and support tourism publicity and promotion, protection and embellishment of tourism resources and environment, research and application of science and technology, and training and development of human resources in tourism.
4. The State shall create favorable conditions for foreigners and overseas Vietnamese to visit Vietnam for tourist purposes, for Vietnamese citizens and foreigners living in Vietnam to travel in and out of the country for tourist purposes, respecting and protecting the lawful rights and interests of tourists.
5. The State shall create favorable conditions for organizations and individuals of all economic sectors and people of all strata to take part in tourism activities and enhance international exchanges and cooperation in tourism between Vietnam and other countries in the region and the world.
6. The State shall encourage and create favorable conditions for the establishment of a Tourism Development Assistance Fund from the source of contributions of those who benefit from tourism activities as well as voluntary contributions of organizations and individuals at home and abroad.
The State shall specify tourism development policies provided for in this Article.
Article 7.- Participation of local communities in tourism development
1. Local communities shall have the rights to participate in and enjoy lawful benefits from tourism activities; be responsible for preserving tourism resources and nurturing the local cultural identity; and maintaining security, safety, social order and environmental sanitation to generate the attractiveness of tourism.
2. Local communities shall be provided with conditions to invest in tourism development, restoration and promotion of various traditional cultures, folklore arts, crafts, and production of local goods in service of tourists, contributing to raising the material and spiritual life of local inhabitants.
Article 8.- Tourism association
1. The tourism association shall be established on the basis of voluntary participation of individuals and organizations engaged in tourism-related activities, protecting the lawful rights and interests and contributing to the development of its members.
2. The tourism association shall take part in organizing tourism publicity and promotion activities and in formulating and disseminating the provisions of law on tourism.
3. The organization and operation of the tourism association shall comply with the provisions of law on associations.
Article 9.- Protection of the tourism environment
1. The natural and social humanity environment shall be protected, enhanced and developed with the aim of ensuring a green, clean, sound, safe, secure, wholesome and civilized tourism environment.
2. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their duties and powers, issue regulations in order to protect, enhance and develop the tourism environment.
3. Peoples Committees at all levels shall take measures to protect, enhance and develop the tourism environment in conformity with local conditions.
4. Organizations and individuals doing tourism business must collect and treat wastes discharged during their business operations; remedy negative impacts on the environment caused by their business operations; and take measures to prevent and fight against social evils in their business establishments.
5. Tourists, local communities and other organizations and individuals must protect and preserve landscapes, the environment, national cultural identity and fine national customs and practices, and behave in polite and civilized manners in order to promote the image of the country, people and tourism of Vietnam.
Article 10.- Scope of State administration of tourism
1. To formulate, and direct the implementation of, tourism strategies, master plans, plans and policies on tourism development;
2. To formulate, issue and direct the implementation of, legal documents, economic and technical norms and standards in tourism activities;
3. To propagate, disseminate and educate laws and regulations, and provide information on tourism;
4. To organize and manage the training of human resources, research into and application of sciences and technology.
5. To conduct surveys and evaluation of tourism resources in order to formulate tourism master plans and identify tourist resorts, tourist spots, tourist routes and tourist cities;
6. To undertake international cooperation in tourism and tourism promotion activities inside and outside Vietnam;
7. To provide for the apparatus of state administration of tourism and coordination among relevant state agencies in state administration of tourism;
8. To issue and withdraw licenses and certificates of tourism;
9. To monitor, inspect and settle complaints and denunciations and handle violations of tourism law.
Article 11.- Responsibility for State administration of tourism
1. The Government shall perform uniform State administration of tourism.
2. The State administrative agency in charge of tourism at the central level shall be responsible for assisting the Government in performing State administration of tourism and organizing and coordinating with other state agencies in performing State administration of tourism.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their duties and powers, and under the assignment of the Government, be responsible for coordinating with the central-level State administrative agency in charge of tourism in performing State administration of tourism.
4. Peoples Committees of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as provincial-level Peoples Committees) must, within the scope of their duties and powers and under decentralization of the Government, perform State administration of tourism in their localities; formalize tourism development strategies, master plans, plans, mechanisms and policies in conformity with local conditions; and take measures to ensure security, social order and safety, and environmental sanitation at tourist resorts, tourist spots, tourist routes and tourist cities.
1. Causing harm to national sovereignty, national interests, defense, security, social order and safety, cultural traditions, ethics and fine national customs and practices.
2. Constructing tourism projects which are not in compliance with approved tourism plans.
3. Damaging tourism resources and environment;
4. Discriminating against tourists and making illicit profits from tourists.
5. Scrambling for customers or insisting on or forcing customers to purchase goods or services.
6. Running a tourism business without license and registration or out of their registered business line or scope.
7. Abusing the legal status of other organizations or allowing other persons to use their legal status to do illegal business.
8. Abusing ones position and powers to take bribes from, harass or trouble organizations or individuals doing tourism business or tourists.
Article 13.- Categories of tourism resources
1. Tourism resources consist of natural and humanity tourism resources which are under exploitation or not yet exploited.
Natural tourism resources include elements of geology, topography, geomorphology, climate, hydrography, ecosystems and natural landscapes which can be used for tourism purposes.
Humanity tourism resources include cultural traditions; cultural factors; folk literature; historical, revolutionary, archaeological, and architectural relics; creative works by human beings; and other tangible and intangible cultural heritage which can be used for tourism purposes.
2. Tourism resources may come under the ownership of the State or of organizations and individuals.
Article 14.- Surveys of tourism resources
The central-level State administrative agency in charge of tourism shall assume the prime responsibility for and coordinate with relevant State administrate agencies and provincial-level Peoples Committees in conducting surveys, evaluation and classification of tourism resources for the formulation of tourism development master plans and to identify and promulgate tourist resorts, tourist spots, tourist routes and tourist cities.
Article 15.- Principles of protection and development of tourism resources
1. Tourism resources shall be properly protected, enhanced and rationally exploited for effective utilization and sustainable tourism development.
2. The State shall perform the uniform administration of tourism resources throughout the country and implement policies and take measures to protect, enhance and rationally exploit tourism resources.
Article 16.- Responsibility for administration, protection, embellishment and development of tourism resources
1. The central-level State administrative agency in charge of tourism, ministries, ministerial-level agencies and Peoples Committees at all levels shall manage tourism resources and coordinate with one another in protecting, rationally exploiting, utilizing, and developing tourism resources.
2. State agencies, organizations and individuals that own or manage tourism resources shall protect, invest in and enhance these resources, and create conditions for tourists to visit and appreciate their values according to the provisions of law.
3. Tourists, organizations, individuals doing tourism business and local communities must protect tourism resources.
4. Organizations and individuals that own or manage tourism resources shall coordinate with competent state agencies in charge of tourism in utilizing and exploiting tourism resources for any other economic purposes, ensuring that these activities shall not lessen the attractiveness of tourism resources.
Article 17.- Categories of tourism development plans
1. Tourism development plans shall be of the tourism industry, including master plans and specific plans for tourism development.
Master plans for tourism development shall be made for the whole country, tourist zones, key tourist areas, provinces, centrally-run cities and national tourist resorts.
3. Specific plans for tourism development shall be made for functional areas within national tourist resorts, local tourist resorts and national tourist spots having natural tourism resources.
Article 18.- Principles for formulation of tourism development plans
1. Compliance with the national socio-economic development strategy and master plan and with the strategy for tourism development.
2. Assurance of national sovereignty, defense, security, social order and safety.
3. Protection and development of tourism resources and environment and preservation and promotion of the national cultural identity.
4. Feasibility and balance between supply and demand in tourism.
5. Promotion of strengths of each region and locality to create unique tourist products for the purpose of rationally and efficiently utilizing tourism resources.
6. Publicity during the formulation and promulgation of plans.
Article 19.- Contents of tourism development plans
1. The contents of a master plan for tourism development shall include:
a/ The position, role and advantages of tourism in the socio-economic development of the locality, region and country;
b/ Analysis and evaluation of potentials and current status of tourism resources, tourism markets and resources for tourism development;
c/ Viewpoints, objectives, characteristics and scale of development for the area covered by the plan, including forecast target data and justifications of alternatives for tourism development;
d/ Organization of the tourism space and infrastructure and physical-technical facilities for tourism;
e/ List of prioritized areas and projects for investment and needs for land use, investment capital and manpower in tourism;
f/ Assessment of environmental impact and solutions to protecting both tourism resources and the environment; and,
g/ Proposed mechanisms, policies and measures for tourism management and development according to the plan.
2. A specific plan for tourism development shall, in addition to the contents specified in Clause 1 of this Article, include the following principal contents:
a/ Functional areas, ground scheme, infrastructure works, physical-technical facilities for tourism, and land use alternatives;
b/ List of investment projects and investment schedule;
c/ Analysis of socio-economic and environmental benefits; and,
d/ Recommendations on measures for management and implementation of the plan.
Article 20.- Competence to formulate, approve and decide on tourism development plans
1. The central-level State administrative agency in charge of tourism shall assume the prime responsibility for formulating master plans for development of the tourism industry and development of tourist zones, key tourist areas and national tourist resorts and submit them to the Government and the Prime Minister for approval according to competence.
2. Provincial-level Peoples Committee shall formulate master plans for tourism development for their provinces or centrally-run cities and submit them to the Peoples Councils of the same level for decision after obtaining the opinions of the central-level State administrative agency in charge of tourism.
Specific plans of functional zones within national tourist resorts, local tourist resorts and national tourist spots having natural tourism resources shall be decided by provincial-level Peoples Committee after obtaining the opinions of the central-level state administrative agency in charge of tourism.
3. The agency which is empowered to approve or decide on any tourism development plan shall be competent to approve and decide on the revision of such tourism development plan.
Article 21.- Management and implementation of tourism development plans
1. After a tourism development plan has been decided upon and approved, the formulating agency shall have to announce and provide necessary information about the plan to concerned organizations and individuals for implementation and implementation monitoring.
2. The formulation and implementation of tourism development projects, projects having impacts on tourism resources and other tourism-related projects shall comply with the tourism development plans which have been approved by competent state agencies and be subject to the endorsement of competent state agencies in charge of tourism.
3. Provincial-level Peoples Committees shall allocate land for tourism infrastructure works, physical-technical facilities in tourist cities, tourist resorts and tourist spots in accordance with decided, approved and promulgated tourism development plans; and shall not assign or lease land to investment projects which are contrary to tourism development plans or investment projects or which will exert negative impacts on tourism resources and environment.
4. All organizations and individuals must strictly follow the approved, decided tourism development plans and shall neither encroach upon or illegally use land areas already planned for tourism development.
TOURIST RESORTS, TOURIST SPOTS, TOURIST ROUTES AND TOURIST CITIES
Section 1. TOURIST RESORTS, TOURIST SPOTS, TOURIST ROUTES
Article 22.- Classification of tourist resorts, tourist spots, tourist routes
Tourist resorts, tourist spots, and tourist routes shall be classified at the national or local level based on their scale, attractiveness to tourists, service-provision capability and service quality.
Article 23.- Conditions for recognition as a tourist resort
1. A tourist resort that fully meets the following conditions shall be recognized as a national tourist resort:
a/ Having particularly attractive tourism resources with natural landscapes as an advantage and capable of attracting a large number of tourists.
b/ Having an area of at least 1,000 hectares, including a necessary area for construction of tourist service works and facilities in conformity with the landscape and environment of the tourist resort, although in particular cases where the area is narrower, the central-level State administrative agency in charge of tourism shall submit a proposal to the Prime Minister for consideration and approval; and,
c/ Having comprehensive infrastructure and tourist physical-technical facilities, capable of providing services for at least one million tourist arrivals a year, including necessary accommodation and tourism service facilities suitable to the characteristics of the tourist resort.
2. A tourist resort that fully meets the following conditions shall be recognized as a local tourist resort:
a/ Having appealing tourism resources capable of attracting tourists;
b/ Having an area of at least 200 hectares, including a necessary area for construction of tourist service works and facilities; and,
c/ Having necessary infrastructure, tourist physical-technical facilities, accommodation and tourist service facilities suitable to the characteristics of the locality and capable of providing services for at least 100,000 tourist arrivals a year.
Article 24.- Conditions for recognition as a tourist spot
1. A tourist spot that fully meets the following conditions shall be recognized as a national tourist spot:
a/ Having particularly attractive tourism resources to meet tourists sightseeing needs;
b/ Having necessary infrastructure and tourist service facilities capable of providing services for at least 100,000 tourist arrivals a year.
2. A tourist spot that fully meets the following conditions shall be recognized as a local tourist spot:
a/ Having attractive tourism resources to meet tourists sightseeing needs;
b/ Having necessary infrastructure and tourist service facilities capable of providing services for at least 10,000 tourist arrivals a year.
Article 25.- Conditions for recognition as a tourist route
1. A tourist route that fully meets the following conditions shall be recognized as a national tourist route:
a/ Linking various tourist resorts and tourist spots, including national, inter-regional and inter-provincial tourist resorts and tourist spots, and linked to international border gates; and,
b/ Taking measures to preserve landscapes, environment and service facilities for tourists along the route.
2. A tourist route that fully meets the following conditions shall be recognized as a local tourist route:
a/ Connecting tourist resorts and tourist spots within a locality; and,
b/ Taking measures to preserve landscapes, environment and service facilities for tourists along the route.
Article 26.- Dossiers for recognition as tourist resorts, tourist spots or tourist routes
1. A dossier for recognition as a tourist resort shall consist of:
a/ A written statement, requesting recognition as a tourist resort, made by a competent State administrative agency in charge of tourism; and,
b/ A report on the master plan or specific plan for development of the tourist resort, enclosed with the decision of a competent State administrative agency as stipulated at Article 20 of this Law.
2. A dossier for recognition as a tourist spot shall consist of:
a/ A written statement, requesting recognition as a tourist spot, made by a competent State administrative agency in charge of tourism; and,
b/ An explanatory document on the tourist spot proposed for recognition.
3. A dossier for recognition as a tourist route shall consist of:
a/ A written statement, requesting recognition as a tourist route, made by a competent State administrative agency in charge of tourism; and,
b/ A map of the tourist route at a scale of 1/1,500,000 for a national tourist route, or a scale of 1/100,000 for a local tourist route, and an explanatory document on the proposed tourist route.
Article 27.- Competence to recognize tourist resorts, tourist spots, tourist routes
1. The Prime Minister shall decide on the recognition of national tourist resorts, national tourist spots, and national tourist routes at the proposal of the central-level State administrative agency in charge of tourism.
2. The presidents of provincial-level Peoples Committee shall decide on the recognition of local tourist resorts, local tourist spots, and local tourist routes at the proposal of provincial-level State administrative agencies in charge of tourism.
3. The central-level State administrative agency in charge of tourism shall announce national tourist resorts, national tourist spots, and national tourist routes upon receipt of the decisions of their recognition.
4. Provincial-level Peoples Committees shall announce local tourist resorts, local tourist spots, and local tourist routes upon receipt of the decisions of their recognition.
Article 28.- Management of tourist resorts
1. Scope of management of tourist resorts shall include:
a/ Management of development planning and investment work;
b/ Management of business service activities;
c/ Protection of tourism resources and assurance of environmental hygiene, social order and safety; and,
d/ Implementation of relevant provisions of law.
2. The management of tourist resorts is organized as follows:
a/ A Management Board must be established for a tourist resort, but where a tourist resort is assigned to an investor being an enterprise, the investor must manage the tourist resort in accordance with the scope specified in Clause 1 of this Article;
b/ The presidents of provincial-level Peoples Committees shall decide on the establishment of the Management Board of tourist resorts located within the administrative boundaries of their provinces.
Where a tourist resort lies within the administrative territories of two or more provinces or centrally-run cities, the president of the Peoples Committee of each province or centrally-run city shall decide on the establishment of the Management Board within the administrative boundary of his/her province or city. The Management Boards shall coordinate their activities according to the Regulation on management of tourist resorts issued by the central-level State administrative agency in charge of tourism and the master plan for development of the tourist resort already approved by a competent state agency.
Where a tourist resort is associated with an area endowed with natural tourism resources or historical and cultural relics for which a specialized management board has been established, its management board must include a representative from that specialized management board.
3. For a tourist resort with its tourism resources managed by another state agency through a specialized management board already established, the specialized management board shall have to coordinate with the tourist resorts management board in order to facilitate the rational exploitation and utilization of tourism resources in service of visitors and tourists.
Article 29.- Management of tourist spots
Depending on the scale and nature of tourist spots, ministries or agencies in charge of state administration of natural resources and provincial-level People Committees shall provide for the mode of management thereof, ensuring the following:
1. Protection and development of tourism resources and assurance of environmental sanitation;
2. Creation of favorable conditions for the sightseeing visits of tourists;
3. Assurance of the participation by local communities in tourism activities; and,
4. Maintenance of security, social order and safety and assurance of safety of tourists.
Article 30.- Management of tourist routes
Provincial-level Peoples Committees shall, within the scope of their duties and powers, coordinate with the Transport Ministry in managing local tourist routes and the portion of national tourist routes within the territories of their provincial or centrally-run cities, ensuring the following:
1. Protection of security, order, landscapes and environment along the tourist routes.
2. Creation of favorable conditions for the traffic circulation of the specialized means of transport of tourists.
3. Management of investment and construction of tourist service facilities along the tourist routes in line with the plans which have been approved and decided by competent state agencies.
Article 31.- Criteria for recognition as a tourist city
A city that fully meets the following criteria shall be recognized as a tourist city:
1. Having appealing tourism resources within its boundary or within the boundary of the city and its adjacent areas.
2. Having comprehensive infrastructure and tourist physical and technical facilities, meeting the diversified needs of tourists, and having a labor structure suitable to requirements of tourism development.
3. Tourism plays an important role in the economic structure, achieving a ratio between tourism revenue and the total revenues of services as stipulated by the Government.
Article 32.- Dossiers, procedures and competence for recognition of tourist cities
1. A dossiers for recognition as a tourist city shall consist of:
a/ A written statement requesting recognition as a tourist city, made by the provincial-level Peoples Committee and submitted to the Prime Minister;
b/ A copy of the provinces or centrally-run citys master plan on tourism development; and,
c/ A project proposal for recognition as a tourist city, made according to the provisions of Article 31 of this Law.
2. Provincial-level Peoples Committees shall submit the dossiers for recognition as tourist cities to the Prime Minister and send copies to the Ministry of Construction and central-level State administrative agency in charge of tourism.
The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the central-level State administrative agency in charge of tourism and relevant agencies in, evaluating these dossiers and submit their evaluations to the Prime Minister.
3. The Prime Minister shall consider and decide the recognition as tourist cities, and the central-level State administrative agency in charge of tourism shall make public the tourist-city status.
Article 33.- Management of tourist city development
1. The management of tourist city development must ensure the following:
a/ Management of the planning and construction of the tourist city in line with the tourism development orientations set forth by competent state agencies;
b/ Management of investment projects for tourism development in conformity with the approved plans;
c/ Protection of tourism resources, landscapes, and environment, and maintenance of security, social order and safety;
d/ Assurance of the quality of goods and services to be provided for tourists; and,
e/ Mobilization of all resources of the city for the sake of tourism development.
2. The Peoples Committees of provinces or centrally-run cities in which tourist cities are located shall formulate and submit regulations on the management of tourist cities to the Prime Minister for promulgation. These regulations must be in conformity with the requirements on protection of tourism resources, landscapes, environment and tourism development orientations of the cities.
1. Tourists include domestic and international visitors.
2. Domestic tourists are Vietnamese citizens and foreigners permanently residing in Vietnam who travel for tourist purposes within the territory of Vietnam.
3. International tourists are foreigners, overseas Vietnamese visiting Vietnam for tourist purposes and Vietnamese citizens and foreigners permanently residing in Vietnam making overseas trips for tourist purposes.
Article 35.- Rights of tourists
1. To choose the form of travel either by individual or group; to choose a part of or whole of a tour program or tourist services provided by organizations or individuals doing tourism business.
2. To request organizations or individuals doing tourism business to supply necessary information on tour programs and tourist services.
3. To be facilitated in the clearance of entry, exit, transit, customs and stay procedures; to be allowed to travel within the territory of Vietnam except in prohibited areas for the purpose of excursion and tourism.
4. To be provided with sufficient tourism services according to contracts between them and organizations or individuals doing tourism business; be covered with tourism insurance and other types of insurance according to the provisions of law;
5. To be treated equally, to request organizations or individuals doing tourism business to take measures to ensure the safety of their lives, health and property while using tourism services; to be provided with relief aid and rescued in case of emergency during their travel within the territory of Vietnam.
6. To be compensated for the damage caused by the fault of organizations or individuals doing tourism business in accordance with the provisions of law.
7. To complain, denounce or file lawsuits against acts of violation of tourism law.
Article 36.- Obligations of tourists
1. To observe the Vietnamese laws on security, social order and safety; to respect and preserve natural landscapes, places of scenic beauty, environment, tourism resources, cultural identity, and fine traditional habits and customs in places of tourist destination.
2. To abide by rules and regulations of tourist resorts, spots, cities and tourist accommodation establishments.
3. To pay tourist services charges as contracted and other fees and charges in accordance with the provisions of law.
To compensate for the damage caused by their fault to organizations and individuals doing tourism business.
Article 37.- Assurance of safety for tourists
1. State agencies shall, within the scope of their duties and powers, take necessary measures to prevent risks and ensure the safety of life, health and property of tourists and to stop acts of making illicit profits from tourists.
2. In cases of emergency, competent state agencies shall take timely and necessary salvage and rescue measures in order to minimize the damage to tourists.
3. Tourist resorts, tourist spots and tourist cities shall take preventive measures against risks and establish units to provide guard, rescue, salvage and emergency aid services for tourists.
4. Organizations and individuals doing tourism business must inform tourists of emergency cases, epidemics and dangers; and take necessary measures and collaborate with the related agencies in providing rescue, salvage and emergency aid for tourists.
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON TOURISM BUSINESS
Article 38.- Tourism business lines
Tourism business is a trade in services, including the following lines:
1. Travel business;
2. Tourist accommodation business;
3. Tourist transportation business;
4. Business in development of tourist resorts or tourist spots; and,
5. Business in other tourist services.
Article 39.- Rights of organizations or individuals doing tourism business
1. To select tourism business lines and register for one or more tourism business lines.
2. To be protected by the State in lawful tourism business activities.
3. To organize and take part in tourism promotion activities and be included in the common promotion list of the tourism industry.
4. To join domestic and international tourism associations and professional organizations.
Article 40.- Obligations of organizations or individuals doing tourism business
1. To set up a tourist enterprise and register for the tourism business in accordance with the provisions of law.
2. To run tourism business in line with the specifications stated in their business registration certificates or tourism business licenses for trades where licensing is required.
3. To notify competent tourism state agencies in writing of the time to start their business or of any changes in the content of their business registration certificates or tourism business licenses.
4. To publicize clearly and honestly the quantity, quality and price of services and goods to be supplied to tourists and to fulfil all of the obligations committed to tourists and to compensate for losses which they have caused to tourists.
5. To take measures to assure safety of life, health and property of tourists and to promptly inform competent agencies of accidents or dangers and risks which may occur to tourists.
6. To comply with regulations on reporting, statistics and record-keeping in accordance with the provisions of law.
Article 41.- Overseas branches and representative offices of Vietnamese tourist enterprises
The establishment of overseas branches and representative offices of Vietnamese tourist enterprises shall comply with the laws of Vietnam and host countries and with the treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Vietnamese tourist enterprises which have overseas branches and/or representative offices shall take responsibility for the operation of such branches and/or representative offices before the laws of Vietnam and host countries.
Article 42. - Vietnam-based branches and representative offices of foreign tourist enterprises
The establishment and operation of branches and representative offices of foreign tourist enterprises in Vietnam shall comply with regulations of the Government.
Article 43.- Travel enterprises
1. Any organizations or individuals wishing to do travel business must set up an enterprise.
2. Travel enterprises include domestic travel enterprises and international travel enterprises.
3. International travel enterprises may do domestic travel business. Domestic travel enterprise shall not be allowed to do international travel business.
Article 44.- Conditions for doing domestic travel business
1. Having domestic travel business registered at a competent business registry.
2. Having business plans for domestic tourist operations, offering tour programs for domestic tourists.
3. Operators of domestic travel business must have at least three years of experience in doing travel operations.
Article 45. - Rights and obligations of domestic travel enterprises
Apart from the rights and obligations of organizations or individuals doing tourism business provided for in Article 39 and Article 40 of this Law, domestic tourist enterprises shall have the following rights and obligations:
1. To develop, advertise, sell and conduct tour programs for domestic tourists.
2. To secure tourism insurance for domestic tourists during the tour at their requests.
3. To abide by, disseminate and guide tourists to observe State laws and regulations on security, social order and safety, and environment protection; preserve national identity, fine traditional habits and customs of the people; and observe rules at places of tourist destination.
4. To employ tourist guides to serve tourists at their requests; be responsible for tourist guides performance during the tour as contracted with the enterprises.
Article 46.- Conditions for doing international travel business
1. Having an international travel business license granted by the central-level State administrative agency in charge of tourism.
2. Having plans for travel business operations; having tour programs prepared for international tourists within the scope of travel business provided for in Clause 1, Article 47 of this Law.
3. Operators of international travel business must have at least four years of experience in travel operations.
4. Employing at least three tourist guides accredited as tourist guides for international tourists.
5. Having deposited capital as stipulated by the Government.
Article 47.- International travel business licenses
1. International travel business licenses shall be granted according to the scope of business, covering:
a/ Travel business for inbound tourists.
b/ Travel business for outbound tourists.
c/ Travel business for inbound and outbound tourists.
2. International travel business licenses shall not be granted to the following:
a/ Enterprises which have been administratively sanctioned for illegal travel business activities within 12 months before the date they apply for a license;
b/ Enterprises which have had their international travel business licenses withdrawn within 12 months before the date they apply for a renewed license.
3. International travel business licenses shall be withdrawn in the following cases:
a/ The enterprise stops its operations;
b/ The enterprise does not carry out any international travel business activities for consecutive 18 months;
c/ The enterprise seriously violates the provisions of this Law; or
d) The enterprise commits acts of violation which are subject to withdrawal of license according to law;
4. The collection and remittance of the fee for the grant of international travel business licenses shall comply with the provisions of law on fees and charges.
Article 48.- Dossiers and procedure for the grant of international travel business licenses
1. A dossier of application for an international travel business license shall consists of
a/ An application for an international travel business license;
b/ Copies of the international travel business registration certificate, plans for international travel business operations, papers evidencing the operators working experience in travel business, copies of the tourist guides cards and labor contracts between the tourist guides and the enterprise, and a certificate of deposited amount.
2. Procedures for the grant of an international travel business license are stipulated as follows:
a/ The enterprise submits the dossier of application for an international travel business license to the provincial-level state agency in charge of tourism in the place where the enterprise is headquartered;
b/ Within 10 working days after the receipt of the valid dossier, the provincial-level state agency in charge of tourism shall complete an evaluation thereof and forward a proposal document together with the dossier to the central-level State administrative agency in charge of tourism for consideration and grant of a license; in case of ineligibility for a license, the provincial-level state agency in charge of tourism shall issue a written notice to the enterprise, clearly stating the reason therefor.
c/ Within 10 working days after the receipt of the dossier and the proposal from the provincial-level state agency in charge of tourism, the central-level State administrative agency in charge of tourism shall consider the dossier and grant an international travel business license to the enterprise; in case of refusal, it shall have to issue a written notice to the provincial tourism administration and the enterprise, clearly stating the reason therefor.
Article 49.- Change of international travel business licenses
1. Change to an international travel business license can be made in the following cases:
a/ Change in the scope of international travel business;
b/ Change in the at-law representative of the enterprise;
c/ Change in the name, transaction name or abbreviated name of the enterprise; or,
d/ Change in the form of the enterprise.
2. A dossier of application for change of an international travel business license shall consist of:
a/ An application for change of the international travel business license;
b/ The granted international travel business license; and,
c/ Documents related to the changes stated in Clause 1 of this Article.
3. The procedure for changing an international travel business license is stipulated as follows:
a/ Within 30 days after the date on which there is a change in one of the contents mentioned in Clause 1 of this Article, the enterprise shall submit the dossier of application for a new international travel business license to the central-level State administrative agency in charge of tourism;
b/ Within 15 working days after the date of receiving the valid dossier as provided for in Clause 2 of this Article, the central-level State administrative agency in charge of tourism shall consider and change the license and inform the concerned provincial-level state administration agency in charge of tourism.
Article 50.- Rights and obligations of international travel enterprises
In addition to the rights and obligations of individuals and organizations doing tourism business specified in Articles 39 and 40 of this Law, international travel enterprises shall have the following rights and obligations:
1. Travel business for inbound tourists:
a/ To develop, advertise, sell and operate tours for inbound tourists and domestic tourists;
b/ To assist tourists in clearing entry, exit, transit and customs procedures;
c/ To abide by, disseminate and instruct tourists to observe the laws and regulations of the State of Vietnam on security and social order, to protect the environment and preserve Vietnamese cultural identity and fine customs and practices, and observe the rules of the places of tourist destination; and,
d/ To employ tourist guides to guide foreign tourists and take responsibility for their guiding operations during the time of their contracts with the enterprise.
2. Travel business for outbound tourists:
a/ To develop, advertise, sell and operate tours for outbound tourists and domestic tourists;
b/ To buy tourism insurance for Vietnamese tourists when they take outbound trips;
c/ To assist tourists in clearing entry, exit, transit and customs procedures;
d/ To abide by, disseminate and instruct tourists to observe laws and regulations of the visited country;
e/ To manage tourists in accordance with the tour program signed with them.
Article 51.- Foreign-invested travel enterprises
1. Foreign enterprise may do travel business in Vietnam in the form of a joint venture or other forms in accordance with the provisions of, and concrete roadmaps stipulated in, treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
In case of a joint venture with a Vietnamese enterprise, the Vietnamese enterprise must have international travel business licenses.
2. Foreign-invested travel enterprises must satisfy the conditions on international travel business specified in Clauses 2, 3, 4 and 5, Article 46 of this Law and shall have the rights and obligations specified in Articles 39, 40 and 50 of this Law and in accordance with the scope of international travel business stated in their investment licenses.
Article 52.- Contracts of travel
1. A contract of travel is an agreement between the travel enterprise and a tourist or his/her representative on the performance of a tour program.
2. Contracts of travel shall be made in writing.
3. Besides contents as provided by civil law, a contract of travel shall contain the following details:
a/ Description of the quantity, quality, time, and mode of provision of services during the tour;
b/ A provision on responsibility for default in the case of force majeure;
c/ Financial conditions and liability relating to the change, supplementation and cancellation of the contract; and,
d/ Provisions on insurance for the tourist.
4. When a tourist buys a tour program through a travel agent, the contract of travel shall be the one concluded between the tourist and the principal travel enterprise, in which the name and address of that authorized travel agent shall be also indicated.
Article 53.- Conditions on travel agency business
1. Travel agency business is a business whereby organizations or individuals sell for commissions tour programs designed by travel enterprises to tourists. Travel agents shall not be allowed to operate tours.
2. Organizations or individuals doing travel agency business must meet the following conditions:
a/ Having travel agency business registered at a competent registry; and,
b/ Having a contract of agency signed with the travel enterprise.
Article 54.- Contract of travel agency
1. A contract of travel agency shall be made in writing between a principal being a travel enterprise and a travel agent being an individual or organization that meets the condition specified at Point a, Clause 2, Article 53 of this Law.
2. A contract of travel agency shall contain the following principal details:
a/ The names and addresses of the principal and the agent;
b/ Tour programs and prices of tour programs to be handled by the agent;
c/ The rate of agency commission and timing of payment by the principal to the agent;
d/ The term of the contract.
Article 55.- Responsibilities of travel principals
1. To check and supervise the performance of the contract by the agent.
2. To conduct the tour programs that have been sold by its travel agent; to bear responsibility to tourists for tour programs sold by the travel agent;
3. To guide and provide the travel agent with information relating to the tour programs.
Article 56.- Responsibilities of travel agents
1. Not to copy tour programs designed by the principal in any form.
2. To file and keep records of the tours sold to tourists.
3. Not to sell tours higher than the price offered by the principal.
4. To display the travel agents signboard at an easy-to-notice position at its office.
5. To inform the provincial-level state agency in charge of tourism of the time to start their operation.
Section 3. TOURIST TRANSPORTATION BUSINESS
Article 57.- Tourist transportation business
1. Tourist transportation business is the provision of transportation services for tourists along tourist routes, according to tour programs and at tourist resorts, tourist spots and tourist cities.
2. Individuals and organizations doing tourist transportation business shall have to register and meet the conditions for doing business in the carriage of passengers according to the provisions of law.
Article 58.- Conditions on tourist transportation business
1. Having specialized means of transport for tourists up to standards and given a particular logo as provided in Article 59 of this Law.
2. Employing drivers and other staff on the specialized means of transport for tourists who have professional qualifications, are physically fit and have been trained in tourism services.
3. Taking measures to ensure tourists life, health and property during the process of transportation; and to buy passenger insurance for tourists on board the means of transport.
Article 59.- Issuance of logos for specialized means of transport of tourists
1. Specialized means of transport for tourists must meet standards of technical safety, environmental protection and service quality and display a particular logo in a uniform form issued by the Ministry of Transport after consulting the central-level State administrative agency in charge of tourism.
2. The Ministry of Transport shall organize the issuance of logos for specialized means of transport of tourists after obtaining the opinions of the central-level State administrative agency in charge of tourism.
3. Means of transport for tourists with their particular logos shall be prioritized to have places to stop and park for pickup and discharge of tourists at bus stations, railway stations, airports, seaports, tourist resorts, tourist spots and tourist accommodation establishments.
Article 60.- Rights and obligations of organizations and individuals doing tourist transportation business
Apart from the rights and obligations of organizations and individuals doing tourism business specified in Article 39 and Article 40 of this Law, organizations and individuals doing tourist transportation business shall have the following rights and obligations:
1. To select means of transport of tourists;
2. To transport tourists following tourist routes and under the contracts signed with tourists or travel enterprises;
3. To ensure the conditions specified in Article 58 of this Law in the process of doing business;
4. To purchase passenger insurance for tourists carried on means of transport;
5. To display the logos of specialized transportation of tourists in an easy-to-notice position on the means of transport.
Section 4. TOURIST ACCOMMODATION BUSINESS
Article 61.- Organizations, individuals doing tourist accommodation business
1. Individuals and organizations that fully meet the conditions specified in Article 64 of this Law may do tourist accommodation business.
2. Individuals and organizations may do tourist accommodation business at one or many tourist accommodation establishments simultaneously.
Article 62.- Types of tourist accommodation establishments
Types of tourist accommodation establishments include:
1. Hotel;
2. Tourist village;
3. Tourist villa;
4. Tourist apartment;
5. Tourist campsite;
6. Tourist guest house;
7. Houses with rooms for tourist rental; and,
8. Other tourist accommodation.
Article 63.- Classification of tourist accommodation establishments
1. Tourist accommodation establishment mentioned in Article 62 of this Law shall be classified according to quality standards, including:
a/ Hotels and tourist villages shall be classified in 5 categories which are 1 star, 2 stars, 3 stars, 4 stars and 5 stars;
b/ Tourist villas or tourist apartments shall be classified in two categories of standard and high standard; and,
c/ Tourist campsites, tourist guest houses, houses with rooms for tourist rent, and other tourist accommodation establishments shall be classified in one category which meets the standard of tourist accommodation business.
2. Criteria for classifying tourist accommodation establishments shall be issued by the central-level State administrative agency in charge of tourism and uniformly applicable nationwide.
3. The central-level State administrative agency in charge of tourism shall appraise and classify hotels and tourist villages of 3-, 4- and 5-star categories; and tourist villas and tourist apartments of high-standard category.
Provincial-level State agencies in charge of tourism shall appraise and classify hotels and tourist villages of 1 and 2-star categories; and tourist villas, tourist apartments of business standard category; campsites, tourist guest houses, houses with rooms for tourist rental and other tourist accommodation establishments of business standard category.
4. The collection, remittance and use of classification charges on tourist accommodation establishments shall comply with the provisions of law on fees and charges.
5. After every three years of operation, a graded tourist accommodation establishment shall be appraised to renew its grade in accordance with the current conditions of its physical facilities and services.
Article 64.- Conditions for doing tourist accommodation business
To do tourist accommodation business, organizations and individuals shall have to fully satisfy the following conditions:
1. General conditions:
a/ Having registered tourist accommodation business; and,
b/ Taking measures to ensure security and order, environmental sanitation, safety, fire prevention and extinguishing in compliance with the provisions of law on tourist accommodation establishments.
2. Specific conditions:
a/ Hotels and tourist villages must have construction, facilities and equipment, services, and professional and foreign language skills of managers and staff which meet the minimum standard as required for each type and grade of the establishment;
b/ Tourist villas and tourist apartments must have facilities, equipment and services which meet the minimum standard as required for each type and grade of the establishment;
c/ Tourist campsites, tourist guest houses, houses with rooms for tourist rental and other tourist accommodation establishments shall have facilities and equipment which meet the minimum standard as required for tourist accommodation business.
Article 65.- Registration of classes of tourist accommodation establishments
1. Within three months after commencement of operation, the owners of tourist accommodation establishments shall submit dossiers of registration of the class of tourist accommodation establishments to competent state agencies in charge of tourism for appraisal and classification of their establishments.
2. Dossiers and procedures for classification of tourist accommodation establishments shall be prescribed by the central-level State administrative agency in charge of tourism.
Article 66.- Rights and obligations of organizations and individuals doing tourist accommodation business
1. Besides the rights specified in Article 39 of this Law, organizations and individuals doing tourist accommodation business shall have the following rights:
a/ To hire foreign and domestic individuals or organizations to manage, execute and work in the tourist accommodation establishments;
b/ To issue internal rules and regulations of the tourist accommodation establishments;
c/ To refuse to receive tourists or cancel the accommodation contracts with tourists in cases where tourists commit illegal acts, acts of violation of internal rules of the establishments, or where the establishment is no longer capable of accommodating or the tourists needs are beyond the ability of the establishment; and,
d/ To select types of services and products not contrary to the provisions of law for sale at the establishments premises.
2. Besides the obligations specified in Article 40 of this Law, organizations and individuals doing tourist accommodation business shall have the following obligations:
a/ To abide by the provisions of law pertaining to tourist accommodation business activities and conduct business operations as registered;
b/ To display the name, type and class of the tourist accommodation establishment and advertise the type and class of the tourist accommodation establishment exactly as recognized by a competent state agency in charge of tourism;
c/ To publicly post the sale prices of goods and services and the internal rules and regulations of the tourist accommodation establishment in Vietnamese and foreign language; to inform tourists clearly of sale promotion campaigns to be launched in each period of time;
d/ To guarantee the quality of services and facilities in a stable manner and maintain the standards of the tourist accommodation establishment corresponding to its type and class already certified by a competent state agency in charge of tourism;
e/ To take measures to ensure environmental sanitation, food hygiene and safety, and equipment safety; to strictly observe regulations on fire prevention and extinguishing, ensuring the safety of tourists life, health and property;
f/ To adhere to the regulations of State administrative agencies in charge of health in case of discovering tourists infected with contagious disease;
g/ To declare a tourists temporary stay as provided for by law; and,
h/ To compensate tourists for losses caused by the fault of the tourist accommodation business.
3. For tourist accommodation establishments provided for in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 62 of this Law which have been classified to be of star class or high level, when dealing in conditional goods and services, they shall not be required to obtain business licenses for each type of such goods and services but must register with a competent state agency before doing so.
Section 5. BUSINESS IN DEVELOPMENT OF TOURIST RESORTS, TOURIST SPOTS
Article 67.- Business in development of tourist resorts and tourist spots
1. Business in development of tourist resorts and tourist spots shall include investment in conservation and upgrade of existing tourism resources; exploitation of potential tourism resources; development of new tourist resorts and sports facilities; construction and commercial operation of tourist infrastructure and tourist physical and technical facilities.
2. Organizations and individuals doing business in development of tourist resorts and tourist spots shall formulate projects in compliance with tourism development plans and submit them to competent state agencies for approval
3. Procedures for approval of projects shall comply with the provisions of law on investment and other relevant provisions of law.
Article 68.- Rights and obligations of organizations and individuals doing business in development of tourist resorts and tourist spots
Besides the rights and obligations specified in Article 39 and Article 40 of this Law, organizations and individuals doing business in development of tourist resorts and tourist spots shall have the following rights and obligations:
1. To be granted investment preferences and provided land with tourism resources which are suitable to the projects approved by competent state agencies according to the provisions of law;
2. To collect charges in accordance with the provisions of law on fees and charges;
3. To manage and protect tourism resources and environment, and ensure security, social order and safety; and,
4. To manage service business in accordance with this Law and other relevant provisions of law.
Section 6. BUSINESS IN TOURIST SERVICES IN TOURIST RESORTS, TOURIST SPOTS AND TOURIST CITIES
Article 69.- Business in tourist services in tourist resorts, tourist spots and tourist cities
Business in tourist services in tourist resorts, tourist spots and tourist cities shall include businesses in travel, tourist accommodation, tourist transportation, restaurant, shopping, sports, entertainment, information and other services provided for tourists.
Article 70.- Issuance of signboards of satisfaction of tourist service standards
1. The central-level State administrative agency in charge of tourism shall provide the criteria and form of the signboard of satisfaction of tourist service standards to be issued to establishments which provide tourist services in tourist resorts, tourist spots and tourist cities.
2. Provincial-level state agency in charge of tourism shall appraise and issue signboards of satisfaction of tourist service standards to establishments which provide tourist services in tourist resorts, tourist spots and tourist cities under their administration.
Article 71.- Rights and obligations of organizations and individuals doing tourist service business in tourist resorts, tourist spots and tourist cities
1. Organizations and individuals doing travel, tourist accommodation, and tourist transportation businesses shall have the rights and obligations specified in Articles 39 and 40 of this Law and relevant rights and obligations specified in Articles 45, 50, 60 and 66 of this Law.
2. Organizations and individuals doing tourism service business in tourist resorts, tourist spots and tourist cities, which are not regulated in Clause 1 of this Article, besides the rights and obligations specified in Articles 39 and 40 of this Law, shall have the following rights and obligations:
a/ To bear signboards of satisfaction of tourist service standards;
b/ To be chosen by travel enterprises as a partner to provide services and goods for their clients;
c/ To maintain tourist service standards throughout the course of doing business;
d/ To observe regulations at tourist resorts, tourist spots and tourist cities issued by competent agencies.
Article 72.- Tourist guides, tourist guides cards
1. Tourist guides include guides for domestic tourists and guides for international tourists.
International tourist guides may guide both international tourists and domestic tourists; domestic tourist guides may guide domestic tourists who are Vietnamese but not foreign tourists.
2. Tourist guides cards include domestic tourist guides cards and international tourist guides cards. Tourist guides cards shall be valid for three years and effective nationwide.
Article 73.- Conditions for practicing as a tourist guide and criteria for issuance of tourist guides cards
1. Tourist guides may practice once they have obtained a tourist guides card and signed a contract with a travel enterprise.
2. A person who fully meets the following criteria shall be issued a domestic tourist guides card:
a/ Having Vietnamese nationality, residing in Vietnam and having full civil act capacity;
b/ Having no contagious diseases and not using any addictive substances; and,
c/ Having a vocational secondary or higher degree in tourist guiding, or, if having a degree in another discipline, a certificate of a tourist guides professional skills issued by a competent training establishment is required.
3. A person who fully meets the following criteria shall be issued an international tourist guides card:
a/ Having Vietnamese nationality, residing in Vietnam and have full civil act capacity;
b/ Having no contagious diseases and not using any addictive substances;
c/ Having a bachelors or higher degree in tourist guiding, or, if having a bachelors degree in another discipline, a certificate of a tourist guides professional skills issued by a competent training establishment is required.
d/ Having a good command of at least one foreign language.
Article 74.- Issuance of tourist guides cards
1. A dossier of application for a tourist guides card shall consist of:
a/ An application for a tourist guides card;
b/ Curriculum vitae attested by the Peoples Committee of the commune, ward or township where the applicant resides or by the agency where he/she is working;
c/ Notarized copies of documents stated at Point c, Clause 2, Article 73 of this Law for those who apply for domestic tourist guides cards or Point c and d, Clause 3 of Article 73 of this Law for those who apply for international tourist guides cards;
d/ Health certificates issued by a competent health establishment within three months before the time of submission of the application; and,
e/ Two photos of 4 x 6 cm taken within three months before the time of submission of the application.
2. Within fifteen days after the date of receipt of a full and valid dossier, the provincial-level state agency in charge of tourism shall have to examine the dossier and issue a tourist guides card to the applicant; in case of refusal, it shall have to reply to the applicant in writing, clearly stating the reason therefor.
3. The provincial-level state agency in charge of tourism shall organize the issuance of international tourist guide and domestic tourist guides cards according to common forms set by the central-level state agency in charge of tourism.
Article 75.- Renewal, re-issuance and revocation of tourist guides cards
1. Renewal of tourist guides cards is stipulated as follows:
a/ At least 30 days before the card expires, the tourist guide shall have to complete procedures to renew it;
b/ A dossier of application for change of a tourist guides card shall consist of an application for changing the card; certificate of periodic refresher training in tour guiding skills issued by a competent state agency in charge of tourism; and a copy of the expired tourist guides card;
c/ The applicant for renewing the tourist guides card shall submit the dossier to the provincial-level state agency in charge of tourism.
2. The reissuance of tourist guides cards is stipulated as follows:
a/ Tourist guides cards shall be reissued in case of loss or damage;
b/ Applicants for the reissuance of tourist guides cards shall submit a dossier consisting of an application for reissuance of a card enclosed with 2 photos as stated in Clause 1, Article 74 of this Law, and the certification of the loss of the card or the damaged card to the provincial-level state agency in charge of tourism.
3. Within fifteen days after the date of receipt of full dossiers, the provincial-level state agency in charge of tourism shall have to examine the dossiers, and renew or re-issue the tourist guides cards for the applicants; in case of refusal, it shall have to reply to the applicant in writing, clearly stating the reason therefor.
4. Withdrawal of a tourist guides card is stipulated as follows:
a/ Tourist guides shall have their cards withdrawn if they violate any of the provisions of Article 77 of this Law.
b/ Tourist guides with their cards withdrawn shall be considered for reissuance of the cards only after the passage of six months following the date of withdrawal of their cards. In this case, dossiers and procedures for issuance of tourist guides cards shall be the same as in the case of issuance of new tourist guides cards.
Article 76.- Rights and obligations of tourist guides
1. Tourist guides shall have the following rights:
a/ To guide tourists under assigned duties or under a contract signed with a travel enterprise;
b/ To join occupational organizations and associations of tourist guiding;
c/ To receive wages or honoraria as contracted with travel enterprises;
d/ To sit for exams for recruitment of tourist guides and for accreditation of tourist guides professional ranks; and,
e/ In case of emergency or force majeure, tourist guides may adjust tour programs and standards of services provided for tourists, provided that they must inform the competent person thereof as soon as conditions permit, and be accountable for their decision.
2. Tourist guides shall have the following obligations:
a/ To abide by and instruct tourists to abide by laws, internal rules and regulations at visiting places and respect local customs and practices;
b/ To provide tourists with information about the tour program and itinerary and their lawful interests;
c/ To guide tourists in conformity with the tour program, be civilized, caring, and wholehearted to tourists; in case of a tourists request for detour, to report it to a competent person for decision;
d/ To be responsible for ensuring the safety of life, health and property of tourists;
e/ To act within the scope specified in Clause 1, Article 72 of this Law, to wear the tourist guides card when working as a tourist guide;
f/ To take part in periodical training courses for tourist guides organized by competent state agencies; and,
g/ To compensate for losses caused by their fault to tourists and travel enterprises.
Article 77.- Prohibited acts of tourist guides
1. Providing information detrimental to national sovereignty, security, defense, social order and safety.
2. Committing acts that cause negative effects to the image, tradition, morality and fine customs and habits of the nation; misrepresenting the historical and cultural values of Vietnam.
3. To take tourists to restricted areas.
4. To gain illicit profits from tourists or force tourists to buy goods and services.
5. To arbitrarily change tour programs, or provide tourists with services of lower standards than they are entitled to.
6. To discriminate against tourists.
7. To lend their tourist guides cards to others or use others cards or use expired tourist guides cards.
1. Narrators are persons who deliver on-site narration to tourists at tourist resorts or tourist spots.
2. Narrators must have good knowledge of tourist resorts and tourist spots, and skills of communication with tourists and cultured behavior.
3. Competent state agencies in charge of tourist resorts and tourist spots shall stipulate the training in professional knowledge and skills and criteria for narrators, as well as issuance and withdrawal of narrators certificates.
Article 79.- Content of tourism promotion
The State shall organize and guide tourism promotion activities with the following main contents:
1. To propagate and widely introduce the country and the people of Vietnam; beautiful landscapes; historical, revolutionary and cultural relics; man-made creative works; and national cultural identity to people in the country and in international communities.
2. To improve social awareness of tourism, and create a civilized, healthy and safe tourism environment, bringing into play the nations traditions of hospitality.
3. To mobilize various resources to invest in tourist cities, tourist resorts, and tourist spots in order to make them diversified, unique, high-quality and deeply imbued with national cultural identities in each locality and region and the whole country; develop infrastructure and physical-technical facilities for tourism; and diversify and improve the quality of tourist services.
4. Conduct research into tourist markets and develop tourist products which meet tourists needs; propagate and promote tourist products.
Article 80.- Tourism promotion policies
1. The State shall stipulate mechanisms for coordination between central and local State administrative agencies in charge of tourism and organizations and individuals doing tourism business in carrying out tourism information, publicity and promotion activities.
2. Ministries, branches and media agencies shall, within the scope of their respective duties and powers, coordinate with the central-level State administrative agency in charge of tourism in carrying out tourism information, publicity and promotion activities domestically and abroad.
3. The State shall create favorable conditions for the employment of foreign experts and mass media in tourism publicity and promotion activities to enhance the image of the people, country and tourism of Vietnam.
4. The State shall encourage and take measures to raise the awareness of tourism among all levels, branches and people.
Article 81.- Tourism promotion activities of State administrative agencies in charge of tourism
1. The central-level State administrative agency in charge of tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and branches in, formulating national strategies, plans and programs for tourism promotion, with provincial-level Peoples Committees and the involvement of tourist enterprises, in conducting tourism promotion activities domestically and abroad; and coordinate inter-regional and inter-provincial tourism promotion activities.
2. The central-level State administrative agency in charge of tourism shall establish overseas Vietnam tourist representative offices in key tourist markets to promote tourism in accordance with regulations of the Government.
3. The central-level State administrative agency in charge of tourism shall develop a national tourist database and organize the supply of tourist information at international border crossings.
4. Provincial-level Peoples Committees shall develop plans and programs for tourism promotion in their localities; organize the implementation of tourism promotion activities in their localities; coordinate with the central-level State administrative agency in charge of tourism and other local state administration agencies in charge of tourism in conducting tourism promotion activities.
Article 82.- Tourism promotion activities of tourist enterprises
Tourist enterprises may, on their own initiative or in cooperation with other organizations and individuals, conduct promotion activities domestically and abroad, and take part in the national tourism promotion programs. The costs of tourism promotion shall be accounted as enterprise business expenses.
INTERNATIONAL COOPERATION IN TOURISM
Article 83.- Policies of international cooperation in tourism
The State shall promote international cooperation in tourism with other countries and international organizations on the basis of equality and mutual benefit, in conformity with the laws of each party and international laws and customs so as to develop tourism, attach the Vietnamese tourist market to regional and international tourist markets, and contribute to enhancing the cooperative relationship, friendship and understanding between nations.
Article 84.- Relations with national tourism agencies of other countries and regional and international tourism organizations
1. The central-level State administrative agency in charge of tourism shall base itself on their functions and within the scope of decentralization exercise the rights and responsibilities of representing Vietnam in bilateral and multilateral cooperation in tourism with national tourism agencies of other countries, and with regional and international tourism organizations.
2. The establishment of representative offices in Vietnam of foreign national tourism agencies and regional and international tourism organizations shall be decided by the Prime Minister.
TOURISM INSPECTORATE, SETTLEMENT OF TOURIST CLAIMS AND PETITIONS
Article 85.- Tourism inspectorate
1. The tourism inspectorate shall perform the functions of specialized inspection in tourism.
2. The organization and operation of the specialized tourism inspectorate shall comply with the provisions of law.
Article 86.- Settlement of tourist claims and petitions
1. Tourist claims and petitions must be received and promptly settled in accordance with the provisions of law so as to protect the legitimate rights and interests of tourists.
2. In tourist cities and tourist resorts visited by large numbers of tourists, the provincial-level state agencies in charge of tourism shall organize the receipt of tourist claims and petitions.
3. Tourist claims and petitions shall be sent to organizations and individuals doing tourism business or the agencies responsible for receiving tourist claims and petitions specified Clause 2 of this Article for settlement or for reference to relevant competent state agencies for settlement. In cases where organizations or individuals doing tourism business or the agencies responsible for receiving tourist claims and petitions specified Clause 2 of this Article fail to settle tourist claims or petitions or the tourists do not agree with their settlement decisions, the tourists may lodge complaints or initiate lawsuits in accordance with the provisions of law.
Article 87.- Implementation provisions
1. This Law takes effect as of January 1, 2006.
2. The Tourism Ordinance of February 8, 1999, shall cease to be effective as of the date on which this Law takes effect.
3. National tourist zones and tourist cities which have been recognized; tourist accommodation establishments which have been classified; organizations and individuals doing tourism business which have been granted international travel business licenses; and tourist guides who have been granted tourist guides cards before this Law takes effect and not in contravention of the provisions of this Law shall continue to be valid; in cases of non-compliance with the provisions of this Law, adjustment must be made to ensure compliance.
Article 88.- Detailing and guidance of implementation
The Government shall detail and guide the implementation of this Law
This Law was passed on June 14, 2005 by the 11th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam.
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY
|
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực