Chương 1 Luật Du lịch 2005: Những quy định chung
Số hiệu: | 44/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 16/08/2005 | Số công báo: | Số 14 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật du lịch quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch.
1. Các chủ thể quy định tại Điều 2 của Luật này thực hiện quy định của Luật này và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên không quy định thì các bên tham gia hoạt động du lịch được thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
3. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.
4. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
5. Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch.
6. Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị.
7. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
8. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
9. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
10. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
11. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
12. Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.
13. Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.
14. Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
15. Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch.
Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch.
16. Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch là phương tiện bảo đảm các điều kiện phục vụ khách du lịch, được sử dụng để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.
17. Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.
18. Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
19. Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
20. Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
21. Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
1. Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.
2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
4. Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch.
5. Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
6. Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.
1. Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sau đây:
a) Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch;
b) Tuyên truyền, quảng bá du lịch;
c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch;
d) Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới;
đ) Hiện đại hoá hoạt động du lịch;
e) Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, nhập khẩu phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia;
g) Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo.
3. Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
4. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
5. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế.
6. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Chính phủ quy định cụ thể chính sách phát triển du lịch quy định tại Điều này.
1. Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch.
2. Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
1. Hiệp hội du lịch được thành lập trên cơ sở tự nguyện của tổ chức, cá nhân có hoạt động du lịch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành viên.
2. Hiệp hội du lịch tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về du lịch.
3. Tổ chức và hoạt động của hiệp hội du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về hội.
1. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình.
5. Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.
4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.
7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lýý nhà nước về du lịch.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
1. Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Xây dựng công trình du lịch không theo quy hoạch đã được công bố.
3. Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.
4. Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất chính từ khách du lịch.
5. Tranh giành khách, nài ép khách mua hàng hóa, dịch vụ.
6. Kinh doanh du lịch không có giấy phép kinh doanh, không có đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng ngành, nghề, phạm vi kinh doanh.
7. Sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác hoặc cho người khác sử dụng tư cách pháp nhân của mình để hoạt động kinh doanh trái pháp luật.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ, sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch.
Article 1.- Scope of application
This Law provides for tourism resources and activities; rights and obligations of tourists, organizations and individuals doing tourism business and other organizations and individuals engaged in tourism-related activities.
Article 2.- Subjects of application
1. Vietnamese and foreign organizations and individuals engaged in tourism activities in the territory of Vietnam;
2. Agencies, organizations, individuals and local communities engaged in tourism-related activities.
Article 3.- Application of the law on tourism
1. The subjects stipulated in Article 2 of this Law shall abide by the provisions of this Law and other relevant provisions of Vietnamese law.
2. Where the treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Law, the provisions of such treaties shall apply. In cases where the Vietnam laws or treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party do not stipulate, parties engaged in tourism activities may agree to apply international customs provided that as they are not against the fundamental principles of Vietnamese law.
Article 4.- Interpretation of terms
In this Law, the following terms are construed as follows:
1. Tourism means activities connected with trips taken by people outside their habitual residences aimed at satisfying their needs for sightseeing, study, leisure or recreation in a certain period of time.
2. Tourist means a person who travels for either tourism or for other purposes combined with tourism, except for those who go to study, work or practice their professions to get paid at the places of destination.
3. Tourism activity means activities of tourists, organizations and individuals doing tourism business, local communities, agencies, organizations and individuals engaged in tourism-related activities.
4. Tourism resources mean natural landscapes, natural elements, historical or cultural relics, works of creative human labor or humanity value which can be utilized to meet tourist needs and constitute a fundamental factor to form tourist resorts, tourist spots, tourist routes or tourist cities.
5. Sightseeing means activities of a tourist during a day at a tourism-resourced area in order to experience and appreciate the values of tourism resources.
6. Tourist city is a city having advantages to develop tourism and in which tourism plays an important part in its activities.
7. Tourist resort is an area which has attractive tourism resources, with natural tourism resources as its advantage, and has been properly planned and invested for development with the aim of meeting the various demands of tourists and bringing about socio-economic and environmental benefits.
8. Tourist spot means a place having attractive tourism resources that satisfy the sightseeing demand of tourists.
9. Tourist route means an itinerary which links various tourist resorts, tourist spots and tourist service-providing establishments associated with land, rail, waterway and air transport routes.
10. Tourist product means a combination of necessary services provided in order to meet the needs of tourists during a trip.
11. Tourist service means the provision of services in travel, transportation, accommodation, meals and drinks, entertainment, information, guidance and other services to satisfy the needs of tourists.
12. Tourist accommodation establishment means an establishment which rents rooms and beds and provides other related services for guests, of which hotels constitute a major form.
13. Tour program comprises an itinerary and services at tour price which has been fixed in advance for a tourists trip from its beginning to end.
14. Travel business means the formulation, sale and organization of a part or the whole of a tour program for tourists.
15. Tourist guiding means an activity of guiding tourists under a tour program.
A person who conducts the guiding activity is called a tourist guide and is paid for the tour guiding service.
16. Specialized means of transport of tourists is a means with sufficient conditions to cater tourist services, which is used to carry tourists under a tour program.
17. Tourism promotion means an activity of public information, publicity and marketing aimed at seeking and stimulating opportunities for tourism development.
18. Sustainable tourism means development of tourism that meets the needs of the present without harming the ability of the future to meet tourism needs.
19. Eco-tourism means a type of tourism that is based on nature, connected with the local cultural identity and with the participation of local communities for the sake of sustainable development.
20. Cultural tourism means a type of tourism that is based on the national cultural identity with the participation of local communities in order to preserve and bring into full play their traditional cultural values.
21. Tourist environment consists of natural and social ones where tourist activities take place.
Article 5.- Principles of tourism development
1. To develop sustainable tourism in line with master plans and plans, ensuring harmony between socio-economic development and environmental protection; develop cultural and historical tourism and eco-tourism in priority and key regions; and conserve, embellish and promote the values of tourism resources.
2. To ensure national sovereignty, national defense, security, social order and safety.
3. To ensure national and community interests, legitimate interests, security and safety of tourists, and the lawful rights and interests of organizations and individuals doing tourism business.
4. To ensure the participation of all economic sectors and people of all strata in the cause of tourism development.
5. To contribute to expanding foreign relations and international exchanges in order to promote the image of the country and people of Vietnam.
6. To develop both domestic and international tourism with a view to attracting increasing numbers of foreign tourists to Vietnam.
Article 6.- Tourism development policies
1. The State shall create mechanisms and adopt policies to mobilize every resource for increased investment in tourism development to ensure tourism is a national spearhead industry.
2. The State shall implement incentive and preferential policies on land, finance and credit for foreign and domestic individuals and organizations investing in the following fields:
a/ Protection and embellishment of tourism resources and environment;
b/ Tourism publicity and promotion;
c/ Training and development of human resources in tourism;
d/ Research into, and investment and development of, new tourism products;
e/ Modernization of tourism activities;
f/ Construction of tourism infrastructure, physical and technical facilities, importation of high-quality means for transportation of tourists and modern equipment exclusively used for high-graded tourist accommodation establishments and national tourist resorts.
g/ Development of tourism in remote and isolated areas and in areas with socio-economic difficulties where there are tourism potentials so as to make use of the labor force, goods and services in the spot, contributing to raising the peoples intellectual level and to hunger elimination and poverty reduction.
3. The State shall allocate budget for planning work; support investment in building infrastructures in tourist cities, tourist resorts and tourist spots and support tourism publicity and promotion, protection and embellishment of tourism resources and environment, research and application of science and technology, and training and development of human resources in tourism.
4. The State shall create favorable conditions for foreigners and overseas Vietnamese to visit Vietnam for tourist purposes, for Vietnamese citizens and foreigners living in Vietnam to travel in and out of the country for tourist purposes, respecting and protecting the lawful rights and interests of tourists.
5. The State shall create favorable conditions for organizations and individuals of all economic sectors and people of all strata to take part in tourism activities and enhance international exchanges and cooperation in tourism between Vietnam and other countries in the region and the world.
6. The State shall encourage and create favorable conditions for the establishment of a Tourism Development Assistance Fund from the source of contributions of those who benefit from tourism activities as well as voluntary contributions of organizations and individuals at home and abroad.
The State shall specify tourism development policies provided for in this Article.
Article 7.- Participation of local communities in tourism development
1. Local communities shall have the rights to participate in and enjoy lawful benefits from tourism activities; be responsible for preserving tourism resources and nurturing the local cultural identity; and maintaining security, safety, social order and environmental sanitation to generate the attractiveness of tourism.
2. Local communities shall be provided with conditions to invest in tourism development, restoration and promotion of various traditional cultures, folklore arts, crafts, and production of local goods in service of tourists, contributing to raising the material and spiritual life of local inhabitants.
Article 8.- Tourism association
1. The tourism association shall be established on the basis of voluntary participation of individuals and organizations engaged in tourism-related activities, protecting the lawful rights and interests and contributing to the development of its members.
2. The tourism association shall take part in organizing tourism publicity and promotion activities and in formulating and disseminating the provisions of law on tourism.
3. The organization and operation of the tourism association shall comply with the provisions of law on associations.
Article 9.- Protection of the tourism environment
1. The natural and social humanity environment shall be protected, enhanced and developed with the aim of ensuring a green, clean, sound, safe, secure, wholesome and civilized tourism environment.
2. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their duties and powers, issue regulations in order to protect, enhance and develop the tourism environment.
3. Peoples Committees at all levels shall take measures to protect, enhance and develop the tourism environment in conformity with local conditions.
4. Organizations and individuals doing tourism business must collect and treat wastes discharged during their business operations; remedy negative impacts on the environment caused by their business operations; and take measures to prevent and fight against social evils in their business establishments.
5. Tourists, local communities and other organizations and individuals must protect and preserve landscapes, the environment, national cultural identity and fine national customs and practices, and behave in polite and civilized manners in order to promote the image of the country, people and tourism of Vietnam.
Article 10.- Scope of State administration of tourism
1. To formulate, and direct the implementation of, tourism strategies, master plans, plans and policies on tourism development;
2. To formulate, issue and direct the implementation of, legal documents, economic and technical norms and standards in tourism activities;
3. To propagate, disseminate and educate laws and regulations, and provide information on tourism;
4. To organize and manage the training of human resources, research into and application of sciences and technology.
5. To conduct surveys and evaluation of tourism resources in order to formulate tourism master plans and identify tourist resorts, tourist spots, tourist routes and tourist cities;
6. To undertake international cooperation in tourism and tourism promotion activities inside and outside Vietnam;
7. To provide for the apparatus of state administration of tourism and coordination among relevant state agencies in state administration of tourism;
8. To issue and withdraw licenses and certificates of tourism;
9. To monitor, inspect and settle complaints and denunciations and handle violations of tourism law.
Article 11.- Responsibility for State administration of tourism
1. The Government shall perform uniform State administration of tourism.
2. The State administrative agency in charge of tourism at the central level shall be responsible for assisting the Government in performing State administration of tourism and organizing and coordinating with other state agencies in performing State administration of tourism.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their duties and powers, and under the assignment of the Government, be responsible for coordinating with the central-level State administrative agency in charge of tourism in performing State administration of tourism.
4. Peoples Committees of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as provincial-level Peoples Committees) must, within the scope of their duties and powers and under decentralization of the Government, perform State administration of tourism in their localities; formalize tourism development strategies, master plans, plans, mechanisms and policies in conformity with local conditions; and take measures to ensure security, social order and safety, and environmental sanitation at tourist resorts, tourist spots, tourist routes and tourist cities.
1. Causing harm to national sovereignty, national interests, defense, security, social order and safety, cultural traditions, ethics and fine national customs and practices.
2. Constructing tourism projects which are not in compliance with approved tourism plans.
3. Damaging tourism resources and environment;
4. Discriminating against tourists and making illicit profits from tourists.
5. Scrambling for customers or insisting on or forcing customers to purchase goods or services.
6. Running a tourism business without license and registration or out of their registered business line or scope.
7. Abusing the legal status of other organizations or allowing other persons to use their legal status to do illegal business.
8. Abusing ones position and powers to take bribes from, harass or trouble organizations or individuals doing tourism business or tourists.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực