Chương VIII Luật doanh nghiệp 2014: Nhóm công ty
Số hiệu: | 68/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 30/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1175 đến số 1176 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Một số điểm mới Luật Doanh Nghiệp 2014
Quốc hội vừa ban hành Luật Doanh nghiệp 2014, trong đó có nhiều điểm mới nổi bật, đáng chú ý như:
- Con dấu: Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu doanh nghiệp.
- Nguời đại diện theo pháp luật: Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần được quyền có nhiều người đại diện theo pháp luật; điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể số lượng, chức danh, quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện.
- Khi thành lập doanh nghiệp, người đăng ký thành lập phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp khi cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu.
Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
2. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
1. Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.
3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
4. Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.
5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
6. Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.
1. Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:
a) Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con;
c) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.
2. Người chịu trách nhiệm lập báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này chưa được lập và đệ trình các báo cáo đó nếu chưa nhận được đầy đủ báo cáo tài chính của các công ty con.
3. Khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, người đại diện theo pháp luật của công ty con phải cung cấp các báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết như quy định để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con.
4. Người quản lý công ty mẹ sử dụng các báo cáo đó để lập báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con nếu không có nghi ngờ về việc báo cáo do công ty con lập và đệ trình có thông tin sai lệch, không chính xác hoặc giả mạo.
5. Trong trường hợp người quản lý công ty mẹ đã áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi thẩm quyền mà vẫn không nhận được báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết như quy định từ công ty con thì người quản lý công ty mẹ vẫn lập và trình báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con. Báo cáo có thể gồm hoặc không gồm các thông tin từ công ty con đó, nhưng phải có giải trình cần thiết để tránh hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch.
6. Các báo cáo, tài liệu quyết toán tài chính hằng năm của công ty mẹ, của công ty con và các báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty mẹ. Bản sao của các báo cáo, tài liệu quy định tại khoản này phải có ở các chi nhánh của công ty mẹ trên lãnh thổ Việt Nam.
7. Đối với các công ty con, ngoài các báo cáo, tài liệu theo quy định của pháp luật, còn phải lập báo cáo tổng hợp về mua, bán và các giao dịch khác với công ty mẹ.
Article 188. Business corporations, general companies
1. Business corporations and general companies of various economic sectors are groups of companies that are related to each other through ownership of shares, stakes, or other kinds of connection. A business corporation or a general company is not a type of business entity, does not have a legal status, and is not required to apply for establishment registration as prescribed by this Law.
2. A business corporation or general company has a parent company, subsidiaries, and other affiliate companies The parent company, subsidiaries, and each of the associate companies of a business corporation or general companies have rights and obligations of independent enterprises as prescribed by law.
Article 189. Parent company and subsidiaries
1. A company is considered parent company of another company if the former company:
a) Owns more than 50% of charter capital or total ordinary shares of the other company;
b) Is entitle to directly or indirectly decide the designation of a majority of or all of Members of the Board of Directors, the Director/General Director of the other company;
c) Is entitled to decide amendments to the other company’s charter.
2. Subsidiaries must not contribute capital to or buy shares of the parent company. Subsidiaries of the same parent company must not contribute capital or buy shares of each other for the purpose of cross ownership.
3. Subsidiaries of the same parent company which has at least 65% state capital must not contribute capital to establish an enterprise as prescribed in this Law.
4. The Government shall elaborate Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 190. Rights and obligations of parent company to subsidiaries
1. Depending on the type of business of the subsidiary, the parent company shall perform its rights and obligations as a member/partner, owner, or shareholder of the subsidiary in accordance with corresponding regulations of this Law and relevant regulations of law.
2. The contracts, transactions, and other relationships between the parent company and the subsidiary must the established and executed independently and equitably under conditions applied to independent legal entities.
3. If the parent company makes intervention beyond the competence of the owner, member/partner, or shareholder and requires the subsidiary to do business against usual practice or engage in unprofitable activities without providing acceptable compensation in the fiscal year and, the parent company shall be responsibility for any damage to the subsidiary.
4. The manager of the parent company shall take responsibility for the intervention mentioned in Clause 3 of this Article and, together with the parent company, take joint responsibility for the damage.
5. If the parent company fails to provide compensation for the subsidiary as prescribed in Clause 3 of this Article, the creditor, member/partner, or shareholder that holds at least 1% of charter capital of the subsidiary is entitled to, whether single-handedly or on behalf of the subsidiary, request the parent company to pay compensation for the subsidiary.
6. If the business activities of a subsidiary mentioned in Clause 3 of this Article bring profits for another subsidiary of the same parent company, the subsidiary that receives such profit shall, together with the parent company, return the profit to the subsidiary that suffers the loss.
Article 191. Financial statements of parent company and subsidiaries
1. At the end of the fiscal years, apart from the reports and documents prescribed by law, the parent company shall make the following reports:
a) Consolidated financial statement of the parent company in accordance with regulations of law on accounting;
b) The report on summary of annual business outcome of the parent company and subsidiaries;
c) The report on summary of management and administration of the parent company and subsidiaries.
2. The persons in charge of making the reports mentioned in Clause 1 of this Article shall not make and submit such reports before receiving all financial statements of subsidiaries.
3. At the request of legal representative of the parent company, the legal representative of the subsidiary shall provide necessary reports, documents, and information as prescribed to make the consolidated financial statement and summary report of the parent company and subsidiaries.
4. The parent company’s manager shall use such reports to make the consolidated financial statement and summary report of the parent company and subsidiaries if the reports made and submitted by subsidiaries are not suspected to be contain incorrect, inaccurate, or false information.
5. In case the parent company’s manager does not receive necessary reports, documents, and information from a subsidiary after taking all necessary measures within his/her competence, the parent company’s manager shall still make and submit the consolidated financial statement and summary report of the parent company and subsidiaries. The report might or might not contain information from such subsidiary, but explanation must be provided to avoid misunderstanding.
6. Reports, annual financial statements of the parent company, subsidiaries, consolidated financial statements, and summary reports of the parent company and subsidiaries must be kept at the parent company’s headquarter. Copies of the reports and documents in this Clause must be available of the parent company’s branches in Vietnam’s territory.
7. Subsidiaries must make summary reports on purchase, sale, and other transactions with the parent company in addition to the reports and documents prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực