Chương IX Luật doanh nghiệp 2014: Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp
Số hiệu: | 68/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 30/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1175 đến số 1176 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Một số điểm mới Luật Doanh Nghiệp 2014
Quốc hội vừa ban hành Luật Doanh nghiệp 2014, trong đó có nhiều điểm mới nổi bật, đáng chú ý như:
- Con dấu: Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu doanh nghiệp.
- Nguời đại diện theo pháp luật: Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần được quyền có nhiều người đại diện theo pháp luật; điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể số lượng, chức danh, quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện.
- Khi thành lập doanh nghiệp, người đăng ký thành lập phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp khi cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu.
Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây:
a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;
c) Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau:
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua nghị quyết chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết chia công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia; tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty. Nghị quyết chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết;
b) Thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết chia công ty quy định tại điểm a khoản này.
3. Số lượng thành viên, cổ đông và số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông và vốn điều lệ của các công ty mới sẽ được ghi tương ứng với cách thức phân chia, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần của công ty bị chia sang các công ty mới tương ứng với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.
5. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty mới. Trường hợp công ty mới có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty bị chia có trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty mới phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp công ty mới cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
2. Tách công ty có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới;
c) Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới.
4. Thủ tục tách công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được quy định như sau:
a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Nghị quyết tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo nghị quyết tách công ty quy định tại điểm a khoản này.
5. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.
1. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:
a) Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
3. Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
4. Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Hợp đồng hợp nhất;
b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất.
5. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp nhất. Trường hợp công ty bị hợp nhất có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty hợp nhất thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty hợp nhất phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị hợp nhất để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
c) Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
4. Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Hợp đồng sáp nhập;
b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
c) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
5. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị sáp nhập để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thì thực hiện theo quy định của pháp luật về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:
a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
d) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này; đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
1. Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo phương thức sau đây:
a) Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông còn lại;
b) Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;
c) Công ty chỉ còn lại một cổ đông trong thời gian vượt quá thời hạn yêu cầu số lượng tối thiểu công ty cổ phần theo quy định tại Điều 110 của Luật này.
2. Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần, phần vốn góp quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này và xảy ra trường hợp điểm c khoản 1 Điều này, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này; đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
1. Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo phương thức sau đây:
a) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
c) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần của toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
d) Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn kết hợp các phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này; đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
d) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
đ) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này; đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Việc giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 201 của Luật này được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).
5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác.
6. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
7. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
8. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
9. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Việc giải thể doanh nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 201 của Luật này được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh, phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực thi hành. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án;
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể. Quyết định giải thể và bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải đồng thời gửi kèm theo quyết định giải thể của doanh nghiệp phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
3. Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 202 của Luật này.
4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
5. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không nhận phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
6. Cá nhân người quản lý công ty có liên quan phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại Điều này.
1. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau đây:
a) Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
b) Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
c) Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
d) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
3. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 2 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
1. Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
c) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
d) Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.
2. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm khoản 1 Điều này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm:
a) Quyết định của doanh nghiệp về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
c) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
d) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
đ) Con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị giải thể liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện.
4. Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh quy định tại khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
RESTRUCTURING, DISSOLUTION, AND BANKRUPTCY OF ENTERPRISES
1. A limited liability company or joint-stock company may divide shareholders/members, and assets of the company (hereinafter referred to as transferor company) to establish two new companies or more (hereinafter referred to as transferee company) in one of the following cases:
a) Part of stakes/shares of members/shareholders and an amount of assets proportional to the value of stakes/shares are transferred to the transferee companies according to their holding in the transferor company and corresponding to the value of assets transferred to the transferee companies;
b) All of stakes/shares of one or some members/shareholders and an amount of assets proportional to the value of stakes/shares are transferred to the transferee enterprises;
c) A combination of both cases in Point a and Point b of this Clause.
2. Procedures for total division of a limited liability company or joint-stock company:
a) The Board of members, the owner, or the General Meeting of Shareholders of the transferor company shall ratify the Resolution on total division in accordance with this Law and the company’s charter. The Resolution on total division must contain basic information including the transferor company’s name, headquarter addresses, names of transferee companies; rules, method, and procedures for asset division; employment plan; method, time limit, and procedures for transferring the transferor company’s stakes, shares, bonds to transferee companies; rules for fulfillment of the transferor company’s obligations; time limit for division. The Resolution on total division shall be sent to all creditors and notified to all employees within 15 days from the ratification date;
b) Members, the owner, or shareholders of each of the transferee companies shall ratify its charter, elect or designate the Chairperson of the Board of members, the company's President, the Board of Directors, Director/General Director, and apply for business registration in accordance with this Law. In this case, the application for enterprise registration of the transferee companies must be enclosed with the Resolution on total division mentioned in Point a of this Clause.
3. The number of members, shareholders, their holding of stakes/shares, quantity of shareholders and charter capital of the transferee companies are corresponding to the method of dividing, transferring stakes/shares of the transferor company to the transferee companies in the cases mentioned in Clause 1 of this Article.
4. The transferor company shall cease to exist after the transferee companies are issued with their Certificates of Business registration. Transferee companies are jointly responsible for the unpaid debts, employment contracts, and other liabilities of the transferor company, or reach agreements with the creditors, customers, and employees to decide on one of the companies to settle such obligations.
5. The business registration authority shall update the legal status of the transferor company on the National Business Registration Database when issuing Certificates of Business registration to transferee companies. If the transferee company’s headquarter is outside the province in which the transferor company’s headquarter is situated, the business registration authority of the province in which the transferee company’s headquarter is situated shall notify the business registration of the transferee company to the business registration authority of the province in which the transferor company’s headquarter is situated in order to update the legal status of the transferor company on National Enterprise Registration Database.
1. A limited liability company or joint-stock company may be partially divided by transferring part of its existing assets, rights and obligations (hereinafter referred to as transferor company) to establish one or some new limited liability companies or joint-stock companies (hereinafter referred to as transferee companies) without terminating the existence of the transferor company.
2. Partial division may be carried out using one of the following methods:
a) Part of stakes/shares of members/shareholders and an amount of assets proportional to the value of stakes/shares are transferred to the transferee companies according to their holding in the transferor company and corresponding to the value of assets transferred to the transferee companies;
b) All of stakes/shares of one or some members/shareholders and an amount of assets proportional to the value of their stakes/shares are transferred to the transferee companies;
c) A combination of both cases in Point a and Point b of this Clause.
3. The transferor company shall register a change to charter capital and number of members, which are proportional to the decrease in stakes/shares and quantity of members, at the same time with business registration of transferee companies.
4. Procedures for partial division of a limited liability company or a joint-stock company:
a) The Board of members, the owner, or the General Meeting of Shareholders of the transferor company shall ratify the Resolution on partial division in accordance with this Law and the company’s charter. The Resolution on partial division must contain basic information including the transferor company’s name, headquarter addresses, names of transferee companies; employment plan; division method; value of assets, rights and obligations transferred from the transferor company to the transferee companies; time limit for division. The Resolution on partial division shall be sent to all creditors and notified to all employees within 15 days from the ratification date;
b) Members, the owner, or shareholders of each of the transferee companies shall ratify its charter, elect or designate Chairpersons of the Board of members, the company's President, the Board of Directors, Director/General Director, and apply for business registration in accordance with this Law. In this case, the application for enterprise registration must be enclosed with the Resolution on partial division mentioned in Point a of this Clause.
5. After business registration, the transferor company and transferee companies are jointly responsible for the unpaid debts, employment contracts, and other liabilities of the transferor company, unless otherwise agreed among the transferor company, transferee companies, the transferor company’s creditors, customers, and employees.
Article 194. Corporate amalgamation
1. Two or some companies (hereinafter referred to as consolidating companies) may consolidate into a new company (hereinafter referred to as consolidated company). After that, consolidating companies shall cease to exist.
2. Procedures for consolidation:
a) The consolidating companies prepare the consolidation contract. The consolidation contract must contain the consolidating companies’ names, headquarter addresses; the consolidated company’s name and headquarter address; procedures and conditions for consolidation; employment plan; time limit and procedures for transferring assets, stakes, shares, bonds of the consolidating companies to the consolidated company; time limit for consolidation; draft charter of the consolidated company;
b) Members, the owner, or shareholders of the consolidating companies shall ratify the consolidation contract, the consolidated company’s charter, elect or designate Chairpersons of the Board of members, the company's President, the Board of Directors, Director/General Director of the consolidated company, and apply for business registration in accordance with this Law. The consolidation contract shall be sent to all creditors and notified to all employees within 15 days from the ratification date;
3. If the consolidated company has 30% - 50% of the market share, legal representatives of consolidating companies shall notify the competition authority before initiating the consolidation process, unless otherwise prescribed by the Law on Competition.
Consolidation is prohibited if the consolidated company has more than 50% of the market share after consolidation, unless otherwise prescribed by the Law on Competition.
4. Documents and procedures for registration of the consolidated company shall comply with this Law. Copies of the following documents shall be enclosed:
a) The consolidation contract;
b) The Resolutions and meeting minutes that ratify the consolidation contract of the consolidating companies.
5. After business registration, the consolidating companies shall cease to exist; the consolidated company shall inherit the lawful rights and interests as well as unpaid debts, employment contract, and other liabilities of the consolidating companies.
6. The business registration authority shall update the legal status of the consolidating companies on the National Business Registration Database when issuing the Certificate of Business registration to the consolidated company. If the new company’s headquarter is outside the province in which the divided company’s headquarter is situated, the business registration authority of the province in which the new company’s headquarter is situated shall notify the business registration of the new company to the business registration authority of the province in which the divided company’s headquarter is situated in order to update the legal status of the divided company on National Enterprise Registration Database.
1. One or some companies (hereinafter referred to as acquired companies) may be merged into another company (hereinafter referred to as the acquirer) by transferring all assets, legitimate rights, obligations, and interests to the acquirer. After that, the acquired companies shall cease to exist.
2. Procedures for acquisition:
a) Relevant companies shall prepare the acquisition contract and draft the charter of the acquirer. The acquisition contract must contain the acquirer’s names, headquarter addresses; the acquired company’s name and headquarter address; procedures and conditions for acquisition; employment plan; time limit and procedures for transferring assets, stakes, shares, bonds of the consolidating companies to the acquirer; time limit for acquisition;
b) Members, the owners, or shareholders of each of relevant companies shall ratify the acquisition contract, charter of the acquirer, and apply for registration of the acquirer as prescribed by this Law. The acquisition contract shall be sent to all creditors and notified to all employees within 15 days from the ratification date;
c) After business registration, the acquired companies shall cease to exist; the acquirer shall inherit the lawful rights and interests as well as unpaid debts, employment contract, and other liabilities of the acquired companies.
3. If the acquirer has 30% - 50% of the market share, legal representatives of the companies shall notify the competition authority before initiating the acquisition process, unless otherwise prescribed by the Law on competition.
Acquisition is prohibited if the acquirer has more than 50% of the market share after acquisition, unless otherwise prescribed by the Law on Competition.
4. Documents and procedures for registration of the acquirer shall comply with this Law. Copies of the following documents shall be enclosed:
a) The acquisition contract;
b) The Resolutions and meeting minutes that ratify the acquisition contract of the acquirer.
c) The Resolution and meeting minutes that ratify the acquisition contract of the acquired companies, unless the acquirer is a member/partner or shareholder that holds more than 65% of charter capital or voting shares of the acquired company.
5. The business registration authority shall update the legal status of the acquired companies on the National Business Registration Database and adjust the Certificate of Business registration of the acquirer.
If the headquarter of an acquired company is outside the province in which the acquirer’s headquarter is situated, the business registration authority of the province in which the acquirer’s headquarter is situated shall notify the business registration authority of the province in which the acquired company’s headquarter is situated in order to update the legal status of the acquired company on National Enterprise Registration Database.
Article 196. Converting a limited liability company into a joint-stock company
1. When a state-owned company is converted into a joint-stock company, regulations of law on conversion of state-owned companies into joint-stock companies shall apply.
2. A limited liability company may be converted into a joint-stock company in one of the following manners:
a) Conversion into a joint-stock company without raising capital from other entities, without selling stakes to other entities;
b) Conversion into a joint-stock company by raising capital from other entities;
c) Conversion into a joint-stock company by selling part of or all of the stakes to one or some other entities;
d) Combination of the methods in Points a, b, and c of this Clause.
3. The company shall register the conversion with a business registration authority within 10 days from the day on which the conversion is completed. Within 05 working days from the receipt of the application, the business registration authority shall reissue the Certificate of Business registration.
4. The converted company obviously inherits all of the lawful rights and interests, debts including tax debts, employment contracts, and other obligations of the old company.
5. Within 07 working days from the day on which the Certificate of Business registration is issued, the business registration authority shall notify relevant regulatory bodies as prescribed in Clause 1 Article 34 of this Law, and update the company’s legal status on the National Business Registration Database.
Article 197. Converting a joint-stock company into a single-member limited liability company
1. A joint-stock company may be converted into a single-member limited liability company in one of the following manners:
a) A shareholder receives the transfer of all shares and stakes of all other shareholders;
b) A organization or individual other than a shareholder receives the transfer of all shares of all of the company’s shareholders;
c) The company has only one shareholder for a period of time exceeding the time limit prescribed in Article 110 of this Law.
2. The transfer or receipt of capital in the form of shares or stakes mentioned in Clause 1 of this Article shall comply with market prices. Prices are determined according to the asset method, discounted cash flow method, or other methods.
3. Within 15 days from the completion of share transfer prescribed in Point a and Point b Clause 1 of this Article, if the event mentioned in Point c Clause 1 of this Article occurs, the company shall send or submit the application for conversion to the business registration authority where the enterprise registered. Within 05 working days from the receipt of the application, the business registration authority shall issue the Certificate of Business registration.
4. The converted company obviously inherits all of the lawful rights and interests, debts including tax debts, employment contracts, and other obligations of the old company.
5. Within 07 working days from the day on which the Certificate of Business registration is issued, the business registration authority shall notify relevant regulatory bodies as prescribed in Clause 1 Article 34 of this Law, and update the company’s legal status on the National Business Registration Database.
Article 198. Converting a joint-stock company into a multi-member limited liability company
1. A joint-stock company may be converted into a multi-member limited liability company in one of the following manners:
a) Conversion into a limited liability company without raising additional capital or transferring shares to other entities;
b) Conversion into a limited liability company together with raising capital from other entities;
c) Conversion into a limited liability company together with transferring part of or all of shares to other organizations and individuals that contribute capital;
d) Combination of the methods in Points a, b, and c of this Clause.
2. The company shall register the conversion with a business registration authority within 10 days from the day on which the conversion is completed. Within 05 working days from the receipt of the application, the business registration authority shall issue the Certificate of Business registration.
3. The converted company obviously inherits all of the lawful rights and interests, debts including tax debts, employment contracts, and other obligations of the old company.
4. Within 07 working days from the day on which the Certificate of Business registration is issued, the business registration authority shall notify relevant regulatory bodies as prescribed in Clause 1 Article 34 of this Law, and update the company’s legal status on the National Business Registration Database.
Article 199. Converting a sole proprietorship into a limited liability company
1. A sole proprietorship may be converted into a limited liability company under a decision of the sole proprietorship’s owner if all of the following conditions are satisfied:
a) All conditions in Clause 1 Article 28 of this Law are satisfied;
b) The sole proprietorship’s owner is the owner (if the sole proprietorship is converted into single-member limited liability company under the ownership of an individual) or member (if the sole proprietorship is converted into a multi-member limited liability company) of the limited liability company;
c) The sole proprietorship’s owner makes a written commitment to take personal responsibility for all unpaid debts of the sole proprietorship with all of his/her property and to settle the debts when they are due;
d) The sole proprietorship’s owner has a written agreement with parties of unfinished contracts that the new limited liability company will take over such contracts;
dd) The sole proprietorship’s owner makes a written commitment or agreement with other capital contributors to employ the existing employees of the sole proprietorship.
2. Within 05 working days from the receipt of the application, the business registration authority shall consider issuing the Certificate of Business registration if all of the conditions in Clause 1 of this Article are satisfied.
3. Within 07 working days from the day on which the Certificate of Business registration is issued as prescribed in Clause 2 of this Article, the business registration authority shall notify relevant regulatory bodies as prescribed in Clause 1 Article 34 of this Law, and update the company’s legal status on the National Business Registration Database.
Article 200. Enterprise suspension
1. A enterprise may suspend its business as long as a written notification of the time and duration of suspension and time of resumption is sent to the business registration authority at least 15 days before the date of suspension or resumption. This regulation still applies in case the enterprise resumes its business before the notified date.
2. The business registration authority or competent authority shall request an enterprise to suspends the business lines subject to conditions if such conditions are not satisfied by the enterprise.
3. During the suspension period, the enterprise shall pay outstanding tax, keep paying its debts, executing contracts with customers and employers, unless otherwise agreed among the enterprise, its creditors, customers, and employees.
Article 201. Cases of and conditions for dissolution
1. A enterprise shall be dissolved in the following cases:
a) The operation period written in the company’s charter expires without a decision on extension;
b) The dissolution is decided by the owner of the sole proprietorship, by all general partners of the partnership, by the Board of members or owner of the limited liability company, or insurance the General Meeting of Shareholders of the joint-stock company;
c) The company fails to maintain the minimum number of members prescribed by this Law for 06 consecutive months without following procedures for business conversion;
d) The Certificate of Business registration is revoked.
2. The enterprise shall only be dissolved if all debts and liabilities can be settled and the enterprise is involved in any dispute at a court or arbitral tribunal. Relevant managers and enterprises mentioned in Point d Clause 1 of this Article are jointly responsible for the enterprise’s debts.
Article 202. Procedures for enterprise dissolution
The dissolution in the cases mentioned in Points a, b, and c Clause 1 Article 201 of this Law shall be carried out as follows:
1. Ratify the decision on dissolution. The decision on dissolution must contain:
a) The enterprise’s name and headquarter address;
b) Reasons for dissolution;
c) Procedures for finalizing contracts and settling debts of the enterprise; the deadline for settling debts and finalizing contracts must not exceed 06 months from the day on which the decision on dissolution is ratified;
b) Plans for settlement of obligations derived from employment contracts;
dd) Full name and signature of the enterprise's legal representative.
2. Sole proprietorship’s owner, the Board of members, owner, or the Board of Directors shall directly organize the enterprise’s asset liquidation, unless a separate liquidation organization must be established according to the company’s charter.
3. Within 07 working days from the approval date, the decision on dissolution meeting minutes must be sent to the business registration authority, tax authority, and employees of the enterprise; the decision on dissolution shall be posted on National Business Registration Portal, the enterprise’s headquarter, branches, and representative offices.
If there are unsettled financial obligations, the decision on dissolution shall be enclosed with the debt settlement plan and sent to the creditors, people with relevant rights, obligations, and interests. The plan must contain the creditors’ names and addresses; the amount of debts, deadline, location, and method of payment; method and deadline for settlement of creditors’ complaints.
4. The business registration authority shall post a notification of the status of every enterprise undergoing dissolution process on the National Business Registration Portal right after receiving the decision on dissolution from the enterprise. The notification must be posted together with the decision on dissolution and debt settlement plan (if any).
5. The enterprise’s debts shall be paid in the following order:
a) Unpaid salaries, severance pay, social insurance as prescribed by law, other benefits of employees according to collective bargaining agreement and signed employment contracts;
b) Tax debts;
c) Other debts.
6. After all debts and dissolution costs are paid, the remaining value shall be received by the sole proprietorship’s owner, members, shareholders, or owner of the company according to their holding of stakes or shares in the company.
7. The legal representative of the enterprise shall send the petition for dissolution to the business registration authority within 05 working days from the day on which all of the enterprise’s debts are settled.
8. The business registration authority shall update the enterprise’s legal status of National Enterprise Registration Database if no opinions or objections from relevant parties are received after 180 days from the day on which the decision on dissolution is receipt as prescribed in Clause 3 of this Article or within 05 working days from the receipt of the petition for dissolution.
9. Government shall elaborate the procedures for business dissolution.
Article 203. Enterprise dissolution upon revocation of Certificate of Business registration or under a Court’s decision
The enterprise dissolution mentioned in Point d Clause 1 Article 201 of this Law shall be carried out following the procedures below:
1. The business registration authority shall post a notification of the status of the enterprise undergoing dissolution process on the National Business Registration Portal concurrently with issuing a decision to revoke the Certificate of Business registration or as soon as receiving an effective decision on dissolution issued by a Court. The notification shall be posted together with the Court’s decision to revoke the Certificate of Business registration;
2. Within 10 days from the receipt of the decision to revoke the Certificate of Business registration or from the effective date of the Court’s decision, the enterprise shall convene a meeting to decide the dissolution. The decision on dissolution and copy of the decision to revoke the Certificate of Business registration or the effective Court’s decision shall be sent to the business registration authority, tax authority, and employees of the enterprise, and be posted at the enterprise’s headquarter and branches. If required by law, the decision shall be posted on at least 03 consecutive issues of a conventional newspaper or online newspapers.
If there are unsettled financial obligations, the decision on dissolution shall be enclosed with the debt settlement plan and sent to the creditors, people with relevant rights, obligations, and interests. The plan must contain the creditors’ names and addresses; the amount of debts, deadline, location, and method of payment; method and deadline for settlement of creditors’ complaints.
3. The enterprise’s debts shall be paid in accordance with Clause 5 Article 202 of this Law.
4. The legal representative of the enterprise shall send the petition for dissolution to the business registration authority within 05 working days from the day on which all of the enterprise’s debts are settled.
5. The business registration authority shall update the enterprise’s legal status of National Enterprise Registration Database if no opinions or objections from relevant parties are received after 180 days from the notification date prescribed in Clause 1 of this Article or within 05 working days from the receipt of the petition for dissolution.
6. The company manager is personally responsible for the damage cause by failure to comply with or to completely comply with regulations of this Article.
Article 204. Petition for enterprise dissolution
1. The petition for dissolution include the following documents:
a) A notification of the enterprise dissolution;
b) A report on liquidation of the enterprise’s assets; a list of creditors and paid debts, including tax debts, outstanding social insurance contributions, and debts owed to employees after deciding the dissolution (if any);
c) The seal and seal certificate (if any);
d) The Certificate of Business registration.
2. Members of the Board of Directors of the joint-stock company, members of the Board of members of the limited liability company, the company’s owner, the sole proprietorship’s owner, the Director/General Director, general partners, legal representative of the enterprise shall be responsible for the truthfulness and accuracy of the petition.
3. If the petition are not accurate or fraudulent, the persons mentioned in Clause 2 of this Article are jointly responsible for paying the unpaid debts, taxes, and unsettled employees’ benefits, and take personal responsibility for any consequence that ensue within 05 years from the day on which petition for dissolution is submitted to the business registration authority.
Article 205. Banned activities as from issuance of decision on dissolution
1. From the issuance of the decision on dissolution, the enterprise and its manager are prohibited to:
a) Hide, illegally liquidate assets;
b) Renounce or reduce the right to claim debts;
c) Convert unsecured debts into debts secured on the enterprise’s assets;
d) Sign new contracts, except for those serving the enterprise’s dissolution;
dd) Mortgage, pledge, give, lease out assets;
e) Terminate effective contracts;
g) Raise capital in any shape or form.
2. Depending on the nature and seriousness violations, the individual that commits the violations in Clause 1 of this Article shall face administrative violations or criminal prosecution, and pay compensation for any damage caused.
Article 206. Shut down of branches and representative offices
1. A branch or representative office of an enterprise shall be terminated under a decision of the enterprise or a decision to revoke the Certificate of registration of branch or representative office issued by a competent authority
2. Documents for Shut down of a branch or representative office includes:
a) The decision of the enterprise to shut down the branch or representative office, or the decision to revoke the Certificate of registration of branch or representative office issued by a competent authority;
b) The list of creditors and outstanding debts, including tax debts, of the branch and outstanding social insurance contributions;
c) The list of employees and their corresponding benefits;
d) The Certificate of registration of the branch or representative office;
dd) The seal of the branch or representative office (if any).
3. The enterprise’s legal representative and the head of the shut down branch or representative office are jointly responsible for the truthfulness and accuracy of the said documents.
4. The enterprise whose branch is shut down is responsible for execution of contracts, payment of debts, including tax debts, of the branch, keep employing the branch’s employees or provide them with adequate benefits.
5. Within 05 working days from the receipt of sufficient documents prescribed in Clause 2 of this Article, the business registration authority shall update the legal status of the branch or representative office on National Enterprise Registration Database.
Regulations of law on bankruptcy shall apply to bankruptcy of enterprises.