Chương VI Luật doanh nghiệp 2014: Công ty hợp danh
Số hiệu: | 68/2014/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 30/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1175 đến số 1176 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Một số điểm mới Luật Doanh Nghiệp 2014
Quốc hội vừa ban hành Luật Doanh nghiệp 2014, trong đó có nhiều điểm mới nổi bật, đáng chú ý như:
- Con dấu: Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức và nội dung con dấu doanh nghiệp.
- Nguời đại diện theo pháp luật: Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần được quyền có nhiều người đại diện theo pháp luật; điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể số lượng, chức danh, quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện.
- Khi thành lập doanh nghiệp, người đăng ký thành lập phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp khi cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu.
Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
1. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
2. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
3. Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên; loại thành viên;
d) Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;
g) Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.
5. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.
Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:
1. Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;
2. Tài sản tạo lập được mang tên công ty;
3. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;
4. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
1. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:
a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
b) Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
c) Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó;
đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty khi xét thấy cần thiết;
e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
i) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
2. Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;
b) Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
c) Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
d) Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;
đ) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;
e) Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;
g) Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
1. Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
2. Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.
3. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:
a) Phương hướng phát triển công ty;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
c) Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;
d) Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;
đ) Quyết định dự án đầu tư;
e) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
g) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
h) Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận, được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;
i) Quyết định giải thể công ty.
4. Quyết định về các vấn đề khác không quy định tại khoản 3 Điều này được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
5. Quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên.
2. Thông báo mời họp có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax hoặc phương tiện điện tử khác. Thông báo mời họp phải nêu rõ mục đích, yêu cầu và nội dung họp, chương trình và địa điểm họp, tên thành viên yêu cầu triệu tập họp.
Các tài liệu thảo luận được sử dụng để quyết định các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều 177 của Luật này phải được gửi trước đến tất cả thành viên; thời hạn gửi trước do Điều lệ công ty quy định.
3. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên yêu cầu triệu tập họp chủ tọa cuộc họp. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản của công ty. Nội dung biên bản phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;
b) Mục đích, chương trình và nội dung họp;
c) Thời gian, địa điểm họp;
d) Họ, tên chủ tọa, thành viên dự họp;
đ) Các ý kiến của thành viên dự họp;
e) Các nghị quyết được thông qua, số thành viên tán thành và nội dung cơ bản của các nghị quyết đó;
g) Họ, tên, chữ ký của các thành viên dự họp.
1. Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
2. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.
Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số.
Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận.
3. Công ty có thể mở một hoặc một số tài khoản tại ngân hàng. Hội đồng thành viên chỉ định thành viên được ủy quyền gửi và rút tiền từ các tài khoản đó.
4. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh;
b) Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
c) Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh;
d) Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;
đ) Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác;
e) Các nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
1. Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
b) Đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Bị khai trừ khỏi công ty;
d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
3. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:
a) Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
b) Vi phạm quy định tại Điều 175 của Luật này;
c) Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác;
d) Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
4. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.
5. Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
6. Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.
1. Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.
2. Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.
3. Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.
1. Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;
b) Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;
c) Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;
d) Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;
đ) Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty;
e) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;
g) Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;
h) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
2. Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;
b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;
c) Tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty và quyết định của Hội đồng thành viên;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
1. A partnership means an enterprise of which:
a) At least 02 partners are co-owner of the company who run business together in a common name (hereinafter referred to as general partner). Apart from general partners, the company may have contributing partners;
b) General partners are individuals who are responsible for the company’s obligations with all of their property;
c) Contributing partners are only liable for the company’s debts up to the value of capital contributed to the company.
2. A partnership has its own legal status from the issuance date of the Certificate of Business registration.
3. Partnerships must not issue any kind of shares.
Article 173. Contributing capital and issuing certificate of capital contribution
1. General partners and contributing partners shall fully and punctually contribute capital as committed.
2. The general partner who fails to fully and punctually contribute capital as committed shall pay compensation for any damage to the company.
3. If a contributing partner fails to fully and punctually contribute capital as committed, the deficit of capital is considered that partner’s debt to the company; in this case such contributing partner may be removed from the company under a decision of the Board of partners.
4. As soon as capital is fully contributed, the partner shall be issued with the certificate of capital contribution. The certificate of capital contribution must contain the following information:
a) The enterprise’s name, enterprise identification number, address of the headquarter;
b) The company’s charter capital;
c) Full name, permanent residence, nationality, ID/passport number of every partner; types of partners;
d) Value of stake and type of assets contributed as capital by partners;
dd) Numbers and dates of issue of certificates of capital contribution;
e) Rights and obligations of holders of certificates of capital contribution;
g) Full names, signatures of holders of certificates of capital contribution and general partners.
5. If the certificate of capital contribution is lost or damaged or otherwise destroyed, the partner shall have it reissued by the company.
Article 174. Assets of a partnership
Assets of a partnership include:
1. Contributed assets the ownership of which have been transferred to the company by members;
2. Created assets bearing the company’s name;
3. Assets derived from business activities carried out by general partners on behalf of the company and from the business activities single-handedly carried out by general partners;
4. Other assets prescribed by law.
Article 175. Restrictions on general partners
1. A general partner must not own a sole proprietorship or hold the position of general partner of another partnership, unless otherwise agreed by other general partners.
2. General partners must not do the same business lines of the company, whether single-handedly or on behalf of another person, for self-seeking purposes or serving the interest of other entities;
3. A general partner must transfer part of or all of his/her stake to another person, unless otherwise agreed by other general partners.
Article 176. Rights and obligations of general partners
1. Every general partner is entitled to:
a) Attend meetings, discuss, and vote on the company’s issues; each general partner has a vote (or a number of vote prescribed by the company’s charter);
b) Do the business lines of the company in the name of the company; negotiate, conclude contracts and agreements with the terms and conditions that are considered by the general partner most beneficial to the company;
c) Use the company’s seal and assets to do the company’s business lines. Any general partner who advances his/her own money to do the company’s business is entitled to request the company to return the money, including both principal and interest at the market rate;
d) Request the company to compensate for the damage caused by the business operation if such damage is not at the partner’s fault;
dd) Request the company or other general partner to provide information about the company’s performance; inspect the assets, accounting books, and other documents where necessary;
e) Receive distributed profits in proportion to the capital contribution or under agreement according to the company’s charter;
g) Receive part of remaining assets in proportion to their stake holding in case the company is dissolved or bankrupt, unless a specific ration is prescribed by the company’s charter;
h) If a general partner dies, his/her inheritor shall receive the value of the company’s assets minus (-) the debts owed by such partner. The inheritor may become a general partner if accepted by the Board of partners;
i) Perform other rights prescribed in this Law and the company’s charter.
2. General partners have responsibilities to:
a) Manage and run the business in a truthful, careful manner to ensure the company’s legitimate interests;
b) Manage and run the company’s business in accordance with law, the company’s charter, Resolutions of the Board of Partners; pay compensation for damage caused by failure to comply with regulations in this Point;
c) not use the company’s assets for self-seeking purposes or serving the interest of other entities;
d) Return the money, assets received, and pay compensation for damage to the company caused by receipt of money or assets from the company’s business operation instead of giving it to the company, whether single-handedly, on behalf of the company, or on behalf of other persons;
dd) Take joint responsibility for paying the remaining debts of the company if the company’s assets are not sufficient to pay all its debts;
e) Bear a loss in proportion to their stakes in the company or under an agreement according to the company’s charter in case the company suffers a loss;
g) Submit truthful and accurate monthly reports on his/her own performance; provide information about his/her owner performance to other partners at their request;
h) Perform other duties prescribed by this Law and the company’s charter.
Article 177. The Board of Partners
1. The Board of partners consists of all partners The Board of partners shall elect a general partner as the Chairperson of the Board of partner, who concurrently holds the position of Director/General Director of the company, unless otherwise prescribed by the company’s charter.
2. General partners are entitled to request a meeting of the Board of partners to discuss and decide the company’s business. The requesting partner shall prepare the meeting agenda and documents.
3. The Board of partners are entitled to decide every company’s business. Unless otherwise prescribed by the company’s charter, the following issues must be approved by at least three fourths (3/4) of general partners:
a) The company’s development orientation;
b) Amendments to the company’s charter;
c) Admission of a new general partner;
d) Approval for a withdrawal or removal of general partner from the company;
dd) Decision on a project of investment;
e) Decision to take loans and raise capital in other manners; give a loan with a value of ≥ 50% charter capital of the company, unless a higher rate is prescribed by the company’s charter;
g) Decision to buy, sell assets with a value of ≥ the company’s charter capital, unless a higher rate is prescribed by the company’s charter;
h) Decision to ratify annual financial statement, total profit, distributable profit, and amount of profit distributed to each;
i) Decision to dissolve the company.
4. Decide any issue that is not mentioned in Clause 3 of this Article if the decision is approved by at least two thirds of general partners; the specific ration shall be prescribed by the company’s charter.
5. The right to vote of contributing partners shall comply with this Law and the company’s charter.
Article 178. Convening meetings of Board of partners
1. The Chairperson of the Board of partners may convene a meeting of the Board of partners whenever it is deemed necessary or at the request of general partners. If the Chairperson of the Board of partners fails to convene a meeting at the request of a general partner, such partner shall convene the meeting.
2. The invitation to the meeting may be made in writing, by phone, fax, or another electronic medium. The invitation must specify the purposes, requirements, contents, agenda, location of the meeting, and name of the partner that request the meeting.
Documents serving discussion of the issues mentioned in Clause 3 Article 177 of this Law must be sent in advance to all partners by the deadline prescribed by the company’s charter.
3. The Chairperson of the Board of convening partner shall chair the meeting. Every meeting of the Board of partners must be recorded into the minutes. The minutes must contain:
a) The enterprise’s name, enterprise identification number, address of the headquarter;
b) Purposes, agenda, and contents of the meeting;
c) Time and location of the meeting;
d) Full names of the chair and attending partners;
dd) Opinions of attending partners;
e) The Resolutions ratified, number of partners that cast affirmative votes, and basic contents of such Resolutions;
g) Full names and signatures of attending partners.
Article 179. Running a partnership’s business
1. General partners are entitled to act as the company’s legal representatives and run the company’s everyday business. All restrictions on general partners’ running the company’s everyday business are only effective to a third party if such person knows such restrictions.
2. While running the company’s business, general partners shall hold various positions of managers and controllers.
When some or all general partners doe certain business works, decisions shall be ratified under the majority rule.
The company is not responsible for any work done by a general partner beyond the company’s scope of business, unless such work is accepted by other partners.
3. The company may open one or some bank accounts. The Board of partners shall authorize a partner to deposit and withdraw money from such accounts.
4. The Chairperson of the Board of partners, the Director/General Director has the duties:
a) Run the company’s everyday business as general partners;
b) Convene and organize meetings of the Board of partners; sign Resolutions of the Board of partners;
c) Give tasks and cooperate with other general partners in doing business;
d) Arrange and keep accounting books, invoices, and other documents of the company in accordance with law;
dd) Represent the company in the relationship with regulatory bodies; represent the company as defendant or plaintiff in lawsuits, commercial disputes, or other disputes;
e) Perform other duties prescribed by the company’s charter.
Article 180. Termination of general partner’s status
1. The general partner’s status shall be terminated if the general partner:
a) Voluntarily withdraws capital from the company;
b) Dies, is declared missing, or legally incompetent by the court;
c) Is removed from the company;
d) Other cases prescribed by the company’s charter.
2. A general partner is entitled to withdraw capital from the company if the withdrawal is accepted by the Board of partners. In this case, the partner that wishes to withdraw capital shall submit a notification at least 06 months before the withdrawal date and may only withdraw capital at the end of the fiscal year and after the financial statement of such fiscal year is ratified.
3. A general partner shall be removed from the company if such partner:
a) is not able to contribute capital or fails to contribute capital as committed after the company has made the second request;
b) commit violations against Article 175 of this Law;
c) fails to run the business in a truthful and prudent manner; commit inappropriate acts that cause serious damage to the interests of the company and other partners;
d) fails to fulfill duties of a general partner.
4. When the partner’s status of a general partner who is legally incompetent is terminated, such partner’s stake shall be returned fairly and reasonably.
5. Within 02 years from the date of status termination prescribed in Point a and Point c Clause 1 of this Article, that person is still jointly responsible for the company's debts incurred before the date of status termination with all of his/her property.
6. After the general partner’s status is terminated, if the name of such partner is used as part of or all of the company’s name, the partner or his/her inheritor or legal representative is entitled to request the company to stop using such name.
Article 181. Admission of new general partners
1. The company may admit new general partners or contributing partners; the admission of a new partner is subject to approval by the Board of partners.
2. General partners or contributing partners shall fully contribute capital to the company as promised within 15 days from the approval date, unless another time limit is decided by the Board of partners.
3. The new general partner shall take joint responsibility for the companies’ debts and liabilities with all of his/her property, unless otherwise agreed between such partner and other partners.
Article 182. Rights and obligations of contributing partners
1. Contributing partners are entitled to:
a) Attend meetings, discuss and vote at the Board of partners on amendments to the company’s charter, adjustments to rights and obligations of contributing partner, restructuring or dissolution of the company, and other contents of the company’s charter that directly affect their rights and obligations;
b) Receive annual distributed profits in proportion to the ratio of capital contribution to the company’s charter capital;
c) Be provided with the company’s annual financial statements; request the Chairperson of the Board of partners and general partners to provide sufficient and accurate information about the company’s performance; examine accounting books, records, contracts, transactions and other documents of the company;
d) Transfer their stakes to other persons;
dd) Do the company’s business lines, whether single-handedly or on behalf of other persons;
e) Settle their stakes by bequeathing, giving, mortgaging, pawning or in other manners in accordance with law and the company’s charter; in case a contributing partner dies, his/her inheritor shall become the company’s contributing partner;
g) Receive part of remaining assets according to the proportion of their stakes to the company’s charter capital in case the company is dissolved or bankrupt;
h) Exercise other rights prescribed in this Law and the company’s charter.
2. Contributing partners are obliged to:
a) Take liability for the company’s debts and other liabilities up to the value of promised capital contribution;
b) Not participate in business administration, not do business on behalf of the company;
c) Comply with the company’s charter, rules and regulations, and decisions of the Board of partners;
d) Perform other duties prescribed by this Law and the company’s charter.