Chương VII Luật điện lực 2004: Bảo vệ trang thiết bị, công trình điện lực và an toàn điện
Số hiệu: | 28/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 03/12/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2005 |
Ngày công báo: | 01/01/2005 | Số công báo: | Số 1 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời với đơn vị điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện các hiện tượng mất an toàn điện, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
1. Khi xây dựng, cải tạo và mở rộng công trình công cộng hoặc công trình khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện, chủ đầu tư phải phối hợp với đơn vị điện lực để giải quyết.
2. Khi tu sửa, cải tạo, xây dựng và lắp đặt trang thiết bị điện và công trình điện lực có khả năng ảnh hưởng đến công trình công cộng hoặc công trình khác thì đơn vị điện lực phải phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết.
3. Trường hợp các bên liên quan không thoả thuận được thì yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và triển khai thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Hành lang an toàn lưới điện cao áp là khoảng không gian giới hạn dọc theo đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện và được quy định cụ thể theo từng cấp điện áp.
2. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp bao gồm:
a) Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không;
b) Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm;
c) Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện.
3. Chính phủ quy định cụ thể về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
1. Chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không không được sử dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình vào những mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp và phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình.
2. Trước khi cấp phép cho tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, cơ quan cấp phép phải yêu cầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thoả thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng nhà ở, công trình này.
3. Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.
4. Cấm tiến hành mọi công việc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không nếu sử dụng thiết bị, dụng cụ, phương tiện có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu cấp bách của công tác quốc phòng, an ninh, phải có sự thoả thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết.
5. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường bộ, đường sắt, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 4,5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.
Trường hợp điểm cao nhất trên phương tiện vận chuyển có chiều cao lớn hơn 4,5 mét thì chủ phương tiện phải liên hệ với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp để thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết.
6. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường sắt dành cho tàu chạy điện, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 7,5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.
7. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thuỷ nội địa, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Phương tiện vận tải thuỷ khi đi qua điểm giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thuỷ nội địa phải bảo đảm chiều cao không vượt quá chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thuỷ nội địa đó.
Khoảng cách an toàn của đường dây dẫn điện trên không giao chéo với tuyến giao thông đường biển được quy định cho từng trường hợp cụ thể.
8. Khi tiến hành các công việc trên mặt đất, dưới lòng đất ở gần hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường dây hoặc có nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện thì đơn vị tiến hành những công việc đó phải có sự thoả thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết.
1. Cấm đào hố, chất hàng hoá, đóng cọc, trồng cây, xây dựng nhà ở và các công trình khác, thả neo tàu thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.
2. Cấm thải nước và các chất ăn mòn cáp, trang thiết bị vào hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.
3. Trường hợp thải nước và các chất khác ngoài hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm mà có khả năng xâm nhập, ăn mòn, làm hư hỏng cáp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng nhà ở, công trình có nước, chất thải phải có trách nhiệm xử lý để không làm ảnh hưởng tới cáp.
4. Khi thi công các công trình trong đất hoặc nạo vét lòng sông, hồ trong phạm vi hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm, bên thi công phải thông báo trước ít nhất mười ngày cho đơn vị quản lý công trình lưới điện và phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đường cáp điện ngầm
1. Nhà máy điện, trạm phát điện phải được bảo vệ nghiêm ngặt, xung quanh phải có tường rào bảo vệ, biển báo an toàn về điện, về phòng cháy, chữa cháy; những người không có nhiệm vụ không được phép vào nhà máy điện, trạm phát điện.
Hồ chứa nước phục vụ nhà máy thuỷ điện phải được bảo vệ an toàn để đáp ứng yêu cầu tích nước của nhà máy. Nghiêm cấm các hành vi lấn chiếm lòng hồ và làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến khả năng phát điện.
2. Phòng đặt trang thiết bị điện phải được bảo đảm an toàn về phòng, chống cháy nổ; có biển báo khu vực nguy hiểm, đường thoát hiểm, hệ thống chiếu sáng đầy đủ, hệ thống thông gió làm mát thiết bị, cửa thông gió phải có lưới bảo vệ chống sự xâm nhập của các loài động vật, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của môi trường.
3. Tuỳ theo đặc tính kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ của từng loại trang thiết bị điện, phải đặt lưới bảo vệ, vách ngăn và treo biển báo an toàn; phải bảo đảm khoảng cách an toàn từ lưới bảo vệ hoặc vách ngăn đến phần mang điện của trang thiết bị không được nhỏ hơn khoảng cách quy định và có các biện pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của môi trường đến hoạt động của trang thiết bị điện.
4. Tại các khu vực có chất dễ cháy, nổ, hệ thống điện phải được thiết kế, lắp đặt theo quy định về an toàn phòng, chống cháy nổ; chỉ được sử dụng loại thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy, nổ chuyên dùng.
5. Hệ thống cáp điện trong nhà máy điện, trạm phát điện phải đáp ứng các quy định về an toàn sau đây:
a) Cáp điện phải được sắp xếp trật tự theo chủng loại, tính năng kỹ thuật, cấp điện áp và được đặt trên các giá đỡ. Cáp điện đi qua khu vực có ảnh hưởng của nhiệt độ cao phải được cách nhiệt và đi trong ống bảo vệ;
b) Hầm cáp, mương cáp phải có nắp đậy kín, thoát nước tốt, bảo quản sạch sẽ, khô ráo. Không được để nước, dầu, hoá chất, tạp vật tích tụ trong hầm cáp, mương cáp. Hầm cáp phải có tường ngăn để tránh hỏa hoạn lan rộng; có hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng điện áp an toàn phù hợp với quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.
6. Các trang thiết bị và hệ thống chống sét, nối đất trong nhà máy điện, trạm phát điện, trạm phân phối điện phải được lắp đặt đúng thiết kế và được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ theo đúng quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.
1. Chủ công trình lưới điện phải chịu trách nhiệm:
a) Đặt biển báo an toàn về điện tại các trạm điện, cột điện;
b) Sơn màu và đặt đèn tín hiệu trên đỉnh cột tại các cột có độ cao và vị trí đặc biệt để bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
2. ở các vị trí giao chéo giữa đường dây dẫn điện cao áp trên không, đường cáp điện ngầm với đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa, việc đặt và quản lý biển báo, biển cấm vượt qua đối với phương tiện vận tải được thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Chủ đầu tư công trình xây dựng sau phải chịu chi phí cho việc đặt biển báo, biển cấm.
3. Khi bàn giao công trình lưới điện, chủ đầu tư công trình phải giao cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện đầy đủ các tài liệu kỹ thuật, biên bản nghiệm thu, quyết định giao đất, cho thuê đất và các tài liệu liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật.
4. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện phải định kỳ tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật và đại tu lưới điện, bảo đảm cho hệ thống vận hành an toàn theo quy định; thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định về an toàn điện, bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và phối hợp thực hiện các giải pháp kỹ thuật, vận hành tối ưu để giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải điện.
5. Khi sửa chữa, bảo dưỡng công trình lưới điện, đơn vị quản lý vận hành lưới điện và đơn vị thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng trình tự các biện pháp an toàn theo quy định của quy phạm kỹ thuật an toàn điện.
6. Đoạn đường dây cao áp vượt qua nhà ở, công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc phải sử dụng cột đỡ dây điện là loại cột thép hoặc cột bê tông cốt thép, dây điện không được phép có mối nối trong khoảng cột, trừ dây điện có tiết diện từ 240 milimét vuông trở lên thì cho phép không quá một mối nối cho một pha và phải bảo đảm các tiêu chuẩn khác của pháp luật về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện không được vận hành quá tải các đường dây này.
7. Các cáp điện đi ngầm trong đất, nằm trong kết cấu công trình khác hoặc đi chung với đường dây thông tin, phải bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định tại quy phạm trang bị điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Các thiết bị và hệ thống chống sét, nối đất của lưới điện truyền tải và phân phối phải được lắp đặt đúng thiết kế và được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ theo đúng quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.
1. Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và khách hàng sử dụng điện đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật và thực hiện các thủ tục về đấu nối theo quy định của Bộ Công nghiệp được đấu nối hệ thống điện của mình vào hệ thống điện quốc gia.
2. Lưới điện độc lập phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Công nghiệp mới được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất phải thực hiện các quy định về an toàn điện, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam.
2. Các thiết bị, hệ thống thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nối đất phải được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện. Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ cùng với các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.
3. Trạm điện, trang thiết bị điện cao áp và đường dây cao áp nội bộ phải được lắp đặt và quản lý vận hành theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.
4. Các thiết bị điện phải phù hợp với “Tiêu chuẩn Việt Nam - Thiết bị điện hạ áp - Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật” và “Tiêu chuẩn Việt Nam - Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện” để chống tai nạn điện giật.
5. Các đường dẫn điện, dây điện phải được thiết kế, lắp đặt bảo đảm mặt bằng sản xuất thông thoáng, tránh được các tác động cơ học, hoá học có thể gây hư hỏng. Không dùng các kết cấu kim loại của nhà xưởng, máy móc, đường ống kim loại để làm dây “trung tính làm việc”, trừ trường hợp đặc biệt phải có thiết kế riêng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6. Hệ thống điện tại các khu vực có chất dễ cháy, nổ phải được thiết kế, lắp đặt và sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 54 của Luật này.
7. Các thiết bị điện dùng trong khai thác khoáng sản, dụng cụ điện, thiết bị điện di động, máy hàn, điện phân, mạ điện phải phù hợp với quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn có liên quan.
1. Tổng công suất sử dụng của các trang thiết bị điện dùng trong văn phòng, phục vụ sinh hoạt và dịch vụ phải phù hợp với công suất thiết kế; dây dẫn điện phải có tiết diện và độ bền cách điện phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.
2. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt gần đồ vật dễ cháy, nổ.
3. Các trang thiết bị điện phải được kiểm tra, bảo trì theo quy định, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về điện và không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn hệ thống điện của mình, kịp thời phát hiện và ngăn ngừa nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện.
5. Lưới điện hạ áp chỉ được xây dựng sau khi thiết kế đã được duyệt.
6. Các nhánh đường dây dẫn điện vào nhà ở, công trình phải bảo đảm các điều kiện về an toàn điện, mỹ quan và không cản trở hoạt động của các phương tiện giao thông, cứu thương, chữa cháy.
7. Trong mạch điện ba pha bốn dây, áp-tô-mát, cầu dao, cầu chì và các thiết bị đóng cắt điện khác không được đấu vào dây trung tính.
8. Trong mạch điện một pha hai dây, cầu chì và công tắc phải đấu vào dây pha, không được đấu vào dây trung tính. Khuyến khích lắp đặt áp-tô-mát, cầu dao hai cực để đóng cắt đồng thời cả hai dây.
1. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vật che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực đó biết.
2. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình quy định khu vực được phép sử dụng hàng rào điện.
5. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quy định tiêu chuẩn và điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp
Chapter VII
PROTECTION OF ELECTRIC EQUIPMENT, ELECTRICITY WORKS AND ELECTRIC SAFETY
Article 48.- Responsibility to protect electric equipment, electricity works and electric safety
1. Organizations and individuals have the responsibility to observe the law provisions on protection of electric equipment, electricity works and electric safety.
2. Organizations and individuals have the responsibility to notify in time the electricity units or competent state agencies of electric-unsafety phenomena as well as acts of violating the regulations on protection of electric equipment, electricity works and electricity safety upon the detection thereof.
3. The ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, People's Committees at all levels have the responsibility to organize and direct the observance of law provisions on protection of electric equipment, electricity works and electric safety.
Article 49.- Responsibility for implementation coordination upon the construction or renovation of electricity works and other works
1. Upon the construction, renovation or expansion of public works or other works, which may affect the safety of electric equipment, electricity works and electric safety, investors must coordinate with electricity units for settlement.
2. Upon the repair, renovation or construction of electricity works and installation of equipment, which may affect public works or other works, electricity units must coordinate with the concerned organizations and/or individuals for settlement.
3. Where the involved parties cannot reach agreement, they can request competent state agencies to settle and abide by the decisions of competent State agencies.
Article 50.- High-voltage electricity grid safety protection corridors
1. A high-voltage electricity grid safety corridor is the delimited space along an electricity transmission line or around a transformer station and specified according to voltage level.
2. The high-voltage electricity grid safety protection corridor includes:
a) The overhead electricity transmission line safety protection corridor;
b) The underground electric cable safety protection corridor;
c) The transformer station safety protection corridor.
3. The Government shall specify the high-voltage electricity grid safety protection corridors.
Article 51.- Overhead electricity transmission line safety protection
1. Owners or users of dwelling houses or works, which are allowed to exist in the overhead electricity transmission line safety protection corridors must not use the roofs or any parts of such dwelling houses or works for purposes, which may encroach upon the electricity discharge safety distance according to the voltage grades and must comply with the regulations on protection of overhead electricity transmission line safety when repairing, renovating the dwelling houses or works.
2. Before granting permits to organizations or individuals for construction, expansion or renovation of dwelling houses or works in the overhead electricity transmission line safety protection corridors, the permit-granting agencies must request the investing owners of such dwelling houses or works to agree in writing with the high-voltage electricity grid-managing units on measures to protect the safety of the overhead electricity transmission lines and the safety in the course of construction, expansion, renovation and use of such dwelling; houses or works.
3. Dwelling houses and works where people regularly live or work must not be allowed to exist in the safety protection corridors of the overhead electricity transmission lines of 500 kV or higher, except for specialized works in service of operation of such electricity grids.
4. All activities, if involving the use of equipment, instruments or means which may encroach upon the electricity discharge safety distance according to voltage grade, shall be banned from being carried out in overhead electricity transmission line protection corridors. In special cases where it is due to urgent defense or security requirements, agreement must be reached with the electricity grid-managing units on necessary safety protection measures.
5. At a cross-section between an overhead electricity transmission line and a land road or railway, the minimum height of the electricity transmission line at the lowest point when the line is in the state of maximum sagging is 4.5 meters plus the voltage-based electricity discharge safety distance.
Where the highest points on the transport means are higher than the 4.5 meter-height, the means owners must contact the high-voltage electricity grid-managing unit for application of necessary safety measures.
6. At a cross-section between an overhead electricity transmission line and a railway reserved for electric trams, the minimum height of the transmission line at the lowest point when the line is in the state of maximum sagging is 7.5 meters plus the voltage-based electricity discharge safety distance.
7. At a cross-section between an overhead electricity transmission line and an inland waterway, the minimum height of the electricity transmission line at the lowest point when the transmission line is in the state of maximum sagging is equal to the overhead clearance height according to technical grade of the inland waterway plus the voltage-based electricity-discharge safety distance. The waterway transport means, when traveling through cross-sections between overhead electricity transmission lines and inland waterways must ensure that their heights shall not exceed the overhead clearance heights according to technical grades of such inland waterways.
The safety distance of the overhead electricity transmission lines cutting across sea routes shall be specified for each specific case.
8. When carrying out activities on land or underground near or in the overhead electricity transmission line safety protection corridors, which may affect the normal operation of the transmission lines or threaten to cause electric incidents or accidents, the units carrying out such activities must reach agreement with the electricity work-managing units on necessary safety protection measures.
Article 52.- Underground electric cable safety protection
1. It is forbidden to dig holes, pile goods, drive piles, plant trees, build houses and other works, anchor vessels in underground electric cable protection corridors.
2. It is forbidden to discharge cable-corroding water and substances, equipment into underground electric cable protection corridors.
3. In case of discharging water and other substances outside the underground electric cable protection corridors, which may infiltrate, corrode and damage the cables, the owners or managers, users of dwelling houses or works from which such water or substances are discharged, shall have to handle them so as not to affect the cables.
4. When building works on land or dredging rivers, lakes within the underground electric cable protection corridors, the builders must notify such to the electricity work-managing units at least ten days in advance and must apply measures to protect the safety of the underground electric cables.
Article 53.- Transformer station safety protection
1. Not to build dwelling houses, works or to plant trees of over two meters high in the transformer station safety protection corridors; not to encroach upon the walk-ins and walk-outs of transformer stations.
2. Dwelling houses or works built near transformer station protection corridors must ensure not to damage any parts of the stations.
Article 54.- Electricity generation safety
1. Power plants, electricity-generating stations must be strictly protected, surrounded by protection walls, signboards for electric safety, fire prevention and fighting; unauthorized persons are not allowed to enter power plants, electricity-generating stations.
Water reservoirs in service of hydro-electric power plants must be safely protected to meet the plants' water storing requirements. All acts of encroaching upon reservoir beds and polluting water sources, which affect the electricity-generating capacity are strictly forbidden.
2. The electric equipment rooms must be safely protected against fires and explosion; have signboards for danger areas, exits, adequate lighting system, electric equipment-air cooling system; air-ventilating holes must be net-protected against encroachment by animals, minimizing the adverse impacts on environment.
3. Depending on the technical properties and protection requirements of each type of electric equipment, protection nets, partitions and safety signboards must be put up; the safety distance from the protection nets or partitions to the electricity-carrying parts of equipment must not be shorter than the prescribed distance and measures must be worked out to minimize adverse environmental impacts on operation of electric equipment.
4. In areas where exist inflammables, explosion-prone substances, the electric systems must be designed and installed according regulations on fire and explosion prevention and fighting; only specialized fire- and explosion-preventing and -fighting equipment and tools shall be used.
5. The electric cable systems in power plants or electricity-generating stations must comply with the following regulations on safety:
a) Electric cables must be arranged tidily according to their types, technical properties, voltage levels and placed on wooden shelves. Electric cables running through areas affected with high heat must be heat- insulated and threaded through protection tubes;
b) Cable tunnels or ditches must be lidded, well drained, kept clean and dry. Not to let water, oil, chemicals, extraneous matters accumulate in cable tunnels and ditches. Cable tunnels must have walls to prevent fires from spreading widely; be furnished with automatic fire alarming and fighting system, lighting system at safe voltages suitable to electric safety regulations and technical standards.
6. Lightning-arresting and earthed equipment and systems in the power plants, electricity- generating stations, electricity-distributing stations must be installed strictly according to designs, pre-acceptance tested and periodically checked strictly according to electric safety regulations and technical standards.
Article 55.- Safety in electricity transmission, distribution
1. Electricity work owners shall have to:
a) Put up electric safety signboards at transformer stations, electric posts;
b) Color-paint and place signal lights on tops of posts of special heights and special positions in order to safely protect the high-voltage electricity grids.
2. At cross-sections between overhead high-voltage transmission lines, underground electric cables and railways, land roads, inland waterways, the placement and management of signboards and "no-cross" signboards for transport means shall comply with the regulations of the Transport Ministry. Owners of the subsequently built- works must bear the costs of placement of signboards and "no-cross" signboards.
3. When handing over electricity transmission works, the work investors must hand to the units managing the operation of the electricity grids all technical documents, pre-acceptance test records, land assignment or land lease decisions and documents related to compensations and ground clearance according to law provisions.
4. Units managing the operation of electricity grids must periodically organize the inspection, technical maintenance and overhaul of electricity grids, ensuring that the systems operate safely according to regulations on electric safety; conduct regular checks, detect and prevent acts of violating the regulations on electric safety, safely protect high-voltage electricity grids and coordinate for implementation of technical solutions and optimal operation in order to reduce electric energy loss in the course of electricity transmission.
5. When repairing or maintaining electricity transmission works, the units managing the operation of electricity grids and units performing the repair or maintenance must fully and strictly follow the order of safety measures prescribed by the regulations on electric safety techniques.
6. The high-voltage transmission line sections running over dwelling houses and/or works where people permanently live or work must be supported with steel or concrete poles, and the electric wires must not have joints in intervals between poles, except for electric wires of cross-section of 240 mm or over, which are permitted to have one joint for one eiectric phase and must meet other law-prescribed standards on protection of safety of high-voltage electricity grids. The units managing the operation of electricity grids must not overload such transmission lines.
7. Electric cables running underground or lying in the structure of other works or running together with communications lines must be guaranteed with safety distances prescribed by regulations on electric equipment and other relevant law provisions.
8. The lightning-arresting and earthed equipment and systems of the electricity transmission and distribution grids must be installed strictly according to designs, pre-acceptance tested and periodically checked strictly according to electric safety regulations and technical standards.
Article 56.- Safety in connection to national electric systems
1. The electricity-generating, -transmitting or -distributing units and electricity-using customers that meet the connection conditions, technical standards and procedures as provided for by the Industry Ministry shall be entitled to connect their own electric systems to national electric systems.
2. Only independent electricity grids, which satisfy all conditions and technical standards prescribed by the Industry Ministry, can be connected to national electric systems.
Article 57.- Safety in use of electricity for production
1. Organizations and individuals using electricity for production must comply with the regulations on electric safety, regulations and technical standards on electric safety must conform with Vietnamese standards.
2. Electric equipment, systems of electric equipment, lightning-arresting and earthed systems must be pre-acceptance tested, periodically and extraordinarily checked according to the electric safety regulations and technical standards. The diagrams of these systems must be compatible with actual positions and be archived together with inspection minutes throughout the course of operation.
3. The internal transformer stations, high-voltage equipment and transmission lines must be installed and managed according to electric safety regulations and technical standards.
4. Electric equipment must conform to "Vietnamese Standard - Low-Voltage Electric Equipment - General Requirements on Protection against Electric Shocks" and " Vietnamese Standard - Regulations on Earth-Connection and Air-Connection of Electric Equipment" to prevent electric shocks.
5. Electricity transmission lines, electric conductors must be designed and installed to ensure clear and airy production ground, thus avoiding mechanical or chemical impacts with may cause breakdowns. Metal structures of workshops, machinery, metal tubes must not be used as "neutral conductors," except for special cases where separate designs approved by competent state bodies are required.
6. The electric systems in areas where exist inflammables, explosion-prone substances must be designed, installed and used according to the provisions of Clause 4, Article 54 of this Law.
7. Electric equipment used in minerals exploitation, electric instruments, mobile electric equipment, welding machine, electrolysis, electroplating equipment must conform to the relevant electric safety regulations and technical standards.
Article 58.- Safety in use of electricity for daily-life and service activities
1. The total output of electric equipment used in offices, daily-life and service activities must conform to the designed capacity; the cross-sections and insulation durability of electric wires must conform to technical standards.
2. Heat-emitting electric equipment must not be placed near things easy to catch fire or to explode.
3. Electric equipment must be checked and maintained according to regulations, satisfy the electric safety technical standards and not cause dangers to users.
4. Electricity-using organizations and individuals shall have to organize the examination of safety of their respective electric systems, detecting and preventing in time dangers of electric incidents or accidents.
5. Low-voltage electricity grids shall be built only after their designs are approved.
6. Electric branch lines conducting electricity to dwelling houses, works must satisfy electric safety conditions, ensure beautiful look and not hinder activities of traffic means, ambulances, fire-fighting engines.
7. In three-phase four-wire electric circuits, automatic circuit breakers, switches, fuses and other circuit-breaking equipment must not be connected to the neutral wires.
8. In one-phase two-wire electric circuits, fuses and switches must be connected to the phase wire, but not to the neutral wire. Automatic circuit breakers and two-pole knife-switches are encouraged to be installed so as to simultaneously switch on/off of two wires.
Article 59.- Using electricity as direct protection means
1. Using electricity as a direct protection facility means the use of electric source with appropriate voltage for direct connection with fences, barriers or shields of protected areas (hereinafter referred collectively to as electric fences) in order to prevent the infiltration into the protected areas and to emit alarming signals to persons guarding such areas.
2. Electricity shall be used as a direct protection means only when other protection measures have been applied inefficiently, and such must be permitted by competent state agencies.
3. Electric fences must be designed and installed to avoid all accidental contacts with people and cattle, to have danger signboards, not to affect the operation of electric system and not to cause danger to vicinities and living environment. The electric fence managers and users must be professionally trained in electricity.
4. The Minister of Public Security, the Minister of Defense shall, within the ambit of their respective tasks and powers, prescribe areas permitted for use of electric fences.
5. The Industry Minister shall prescribe standards and conditions for using electricity as direct protection means.